10 phương pháp rèn luyện trí nhớ chống lại chứng hay quên
Ngày nay, chứng hay quên dần trở nên phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Những thắc mắc của mọi người chủ yếu tập trung vào vấn đề: Phương pháp rèn luyện nào giúp tăng cường trí nhớ và đẩy lùi chứng hay quên một cách hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể những băn khoăn đó:
Mục lục
- 1, Hiểu rõ nội dung cần ghi nhớ
- 2, Liên tưởng tới vấn đề
- 3, Đặt câu hỏi khi tiếp nhận vấn đề
- 4, Giữ thái độ tự tin, lạc quan khi rèn luyện trí nhớ
- 5, Ghi chú là một điều cần thiết nếu muốn nhớ lâu
- 6, Lặp đi lặp lại điều cần nhớ
- 7, Trau dồi thêm kiến thức mới
- 8, Rèn luyện trí nhớ bằng cách đi sâu hơn vào thực tế
- 9, Đọc sách thường xuyên
- 10, Sắp xếp mọi thứ khoa học, có tổ chức
- Tác dụng của Lohha Trí não cũng đã được các PGS.TS Đại học Dược Hà Nội kiểm chứng bằng cách thực hiện nghiên cứu tiền lâm sàng.
- CHI PHÍ VÀ LIỆU TRÌNH KHUYÊN DÙNG LOHHA TRÍ NÃO
1, Hiểu rõ nội dung cần ghi nhớ
Trước khi muốn nhớ một điều gì, chúng ta phải hiểu được vấn đề đó là gì. Có thể không nhớ 100% vấn đề đó từng câu chữ, nhưng việc nắm bắt và hiểu vấn đề sẽ giúp cho chúng ta định hình được trong đầu của mình nó như thế nào. Đừng cố gắng nhồi nhét kiến thức vì ngay lúc đó có thể nhớ nhưng chẳng ai dám đảm bảo ngày mai chúng ta còn nhớ hay đã quên. Đồng thời lại làm tốn thời gian, khiến chúng ta nặng đầu và nhiều áp lực.
2, Liên tưởng tới vấn đề
Một phương pháp rất hữu ích có thể giúp chúng ta rèn luyện trí nhớ đó là sự liên tưởng. Bằng cách kết nối các hình ảnh có mối liên hệ với nhau nhằm xâu chuỗi chúng giúp ghi nhớ liên hoàn. Từ đó giúp chúng ta xâu chuỗi thông tin và ghi nhớ dễ dàng mà không bỏ sót khi gặp bất cứ một vấn đề gì. Việc liên tưởng không chỉ giúp chúng ta rèn luyện trí nhớ mà còn góp phần làm cho cách tư duy sự việc trở nên phong phú, đa dạng hơn rất nhiều.
3, Đặt câu hỏi khi tiếp nhận vấn đề
Hãy đặt câu hỏi cho những vấn đề được tiếp nhận, khi bản thân luôn tò mò về mọi thứ, chúng ta sẽ bắt trí não hoạt động liên tục. Chúng ta cũng có thể tự sáng tạo bằng cách đặt ra những câu hỏi cho từng vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó. Việc giải quyết vấn đề giúp chúng ta phải suy nghĩ, lục lại kiến thức, trí nhớ của mình xem câu trả lời nằm ở đâu, khiến chúng ta luôn năng động và sẵn sàng cho mọi tình huống. Vì vậy hãy thường xuyên học hỏi, tìm tòi những điều mới lạ, vì điều này là một liều thuốc quý giá cho não bộ của chúng ta.
4, Giữ thái độ tự tin, lạc quan khi rèn luyện trí nhớ
Để rèn luyện trí nhớ tốt, chúng ta phải tự tin mình có khả năng làm được, và hãy coi việc nhớ kiến thức là niềm vui chứ không phải là một nhiệm vụ. Vì chỉ có như vậy khả năng rèn luyện trí nhớ mới được cải thiện và tốt hơn. Hãy giữ cho tinh thần luôn lạc quan, thoải mái nhất dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào bởi chúng ta sẽ không thể nhớ nổi được vấn đề gì nếu cứ suốt ngày lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Vì thế trước khi muốn rèn luyện khả năng nhớ lâu của mình thì hãy giữ một tinh thần thoải mái và lạc quan lên nhé.
Xem thêm: Vì sao cần chữa bệnh đãng trí?
5, Ghi chú là một điều cần thiết nếu muốn nhớ lâu
Khi muốn nhớ một cái gì đó chúng ta cần chuẩn bị một quyển sổ nhỏ để tóm tắt lại những công việc cần làm. Nó là công cụ ép buộc não bộ “nhập tâm” và giúp chúng ta có thể kiểm soát, bao quát công việc tốt nhất. Hãy ghi ra giấy từng công việc cụ thể, thời gian, địa điểm thực hiện, và xếp thứ tự ưu tiên, chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết và không bỏ sót chúng. Với phương pháp này, hiệu quả ghi nhớ đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều.
6, Lặp đi lặp lại điều cần nhớ
Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần có lẽ là cách hiệu quả nhất giúp chúng ta ghi nhớ. Đó vừa là cách giúp chúng ta ôn lại những kiến thức cũ vừa là cách rèn luyện trí nhớ của mình hiệu quả. Một việc khi được nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian dài sẽ giúp não ghi nhớ một cách chính xác nhất. Tuy nhiên chúng ta phải hiểu được nội dung của vấn đề, đừng chỉ lặp đi, lặp lại như một cái máy nhưng lại không hiểu sâu về nó.
7, Trau dồi thêm kiến thức mới
Nếu chúng ta không chịu khám phá, tìm tòi, sáng tạo đồng nghĩa với việc trí nhớ trở nên lười biếng, chậm chạp và những kiến thức đã tích luỹ được trước đó sẽ mất dần theo thời gian. Vì vậy, chúng ta nên trau dồi thêm những cái mới như: học ngoại ngữ, chơi nhạc cụ hoặc một môn phụ đạo mà mình yêu thích. Việc học những thứ mới sẽ kích thích vào não bộ, làm cho não bộ trở nên linh hoạt và năng động hơn.
8, Rèn luyện trí nhớ bằng cách đi sâu hơn vào thực tế
Hoạt động thực tế sẽ giúp bộ não hoạt động mạnh mẽ hơn. Những thông tin đó sẽ được thu hồi về não, phân tích, xử lý và ghi nhớ lại. Vì vậy, những hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Chỉ cần tích cực và độc lập, chúng ta sẽ thấy mình nhớ tốt hơn những người xung quanh. Đồng thời hoạt động thực tế nhiều còn giúp chúng ta có thời gian cho đầu óc nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng và mệt mỏi.
9, Đọc sách thường xuyên
Việc đọc sách thường xuyên sẽ rất có lợi cho trí não của chúng ta. Thử tưởng tượng xem, việc đọc sách mỗi ngày không chỉ giúp chúng ta tăng cường kỹ năng tư duy phân tích, cải thiện trí nhớ, vốn từ được mở rộng… mà còn xóa tan căng thẳng, đẩy lùi stress, giúp tinh thần chúng ta trở nên lạc quan, thoải mái và cực kỳ sáng suốt.
10, Sắp xếp mọi thứ khoa học, có tổ chức
Sắp đặt mọi thứ đúng vị trí của đồ vật, giấy tờ không chỉ giúp chúng ta bớt được thời gian tìm kiếm khi cần mà còn tránh trường hợp chúng bị rối tung, mất mát. Hãy luôn có giấy ghi nhớ, có kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần rõ ràng, cụ thể để thực hiện và đánh giá, tổng kết cuối ngày, cuối tuần không chỉ khiến bạn làm việc khoa học hơn mà còn giúp bạn tránh bỏ sót công việc đã được giao phó. Cũng tránh ôm đồm nhiều việc cùng lúc, hãy cố gắng làm hết từng việc, từ việc nhỏ đến việc lớn cho đến lúc hoàn thành thì thôi.
Trên đây là 10 cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả nhất để chống lại bệnh hay quên. Chúng ta hãy dành thời gian cho việc rèn luyện trí nhớ mỗi ngày, nó không chỉ giúp cho công việc được thuận lợi mà còn là cách làm cho cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn. Vì vậy, đừng để bộ não già đi, trí nhớ mất dần do sự lười biếng của chính mình bạn nhé.
Xem thêm: Bệnh hay quên: Nguyên nhân và cách điều trị
Tác dụng của Lohha Trí não cũng đã được các PGS.TS Đại học Dược Hà Nội kiểm chứng bằng cách thực hiện nghiên cứu tiền lâm sàng.
Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng liên quan đến tác dụng chống sa sút trí nhớ của Lohha Trí Não. Sản phẩm dùng được cho cả bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí dược học – Tạp chí đầu ngành, thuộc Bộ y tế và đăng tải lại trên Báo Dân trí vào tháng 8/2019
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn – Nguyên Trưởng khoa Đông y – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đánh giá cao tác dụng cải thiện trí nhớ của Thông đất và Thành ngạnh trong Lohha Trí Não
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để làm trắc nghiệm đánh giá tình trạng bệnh nhé!
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Lohha Trí Não, bạn XEM TẠI ĐÂY
Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1265 để được các Dược sĩ tư vấn
CHI PHÍ VÀ LIỆU TRÌNH KHUYÊN DÙNG LOHHA TRÍ NÃO
Hiện tại chi phí sử dụng mỗi tháng của Lohha Trí Não là 855.000đ/ tháng. Cụ thể:
- Lohha Trí Não có giá: 250.000đ / hộp 30 viên (Mỗi tháng hết 4 hộp – liều 4 viên/ ngày)
- Áp dụng thêm chương trình mua 6 tặng 1 (bằng cách thức nhắn tin): Mỗi hộp tích được 1 điểm –> Đến khi đủ 6 điểm sẽ được tặng 1 hộp cùng loại => Do đó chi phí thực tế là 855.000đ/ tháng
- Nếu sau khi bệnh đã ổn định, muốn sử dụng duy trì với liều 2 viên/ ngày thì mỗi tháng chỉ hết 427.000đ/ tháng
Sau khoảng 3 tuần, người bệnh sẽ bắt đầu thấy cải thiện. Cụ thể: ngủ ngon giấc hơn, đầu óc tỉnh táo hơn, không còn tình trạng đau đầu, mất ngủ, khả năng tập trung và ghi nhớ tốt hơn. Các tác dụng khác sẽ tiếp tục đạt được sau đó. Để đạt được hiểu quả cao nhất, người bệnh cần dùng liên tục đủ liệu trình từ 3-6 tháng.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Lohha Trí Não, bạn XEM TẠI ĐÂY
Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1265 để được các Dược sĩ tư vấn
Theo teonao.vn
Bài viêt liên quan
- Top 12 thực phẩm bổ não tăng cường trí nhớ bạn nên ăn
- Tổng hợp 6 cách tăng cường trí nhớ đơn giản, dễ thực hiện
- Cảnh báo: Có nên uống thuốc bổ não tăng cường trí nhớ?
- Suy giảm trí nhớ sau sinh – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Cách khắc phục, điều trị suy giảm trí nhớ
- Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và cách phòng tránh
- Suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện và điều trị