Alzheimer

Bệnh alzheimer giai đoạn cuối| Triệu chứng và điều trị

Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer’s ở các giai đoạn khác nhau có những triệu chứng và mức độ tiến triển khác nhau. Nhưng nói chung một điều chắc chắn là tình trạng của những người mắc bệnh Alzheimer hay các hình thức bệnh mất trí nhớ khác đều ngày càng tệ hơn. Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối là giai đoạn quan trọng nhất, cần được chăm sóc cẩn thận nhất. (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Các giai đoạn phát triển của bệnh Alzheimer Mục lục? Tổng quan về bệnh Alzheimer? Các giai đoạn phát triển của bệnh? Giai đoạn 1: Không có triệu chứng nào rõ ràng? Giai đoạn 2: Biểu hiện rất nhẹ? Giai đoạn 3: Bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nhận thức? Giai đoạn 4: Suy giảm nhận thức ở mức độ vừa phải? Giai đoạn 5: Giai đoạn giữa – Suy giảm nhận thức khá trầm trọng? Giai đoạn 6: Thay đổi lớn về tính cách, suy giảm nhận thức trầm trọng? Giai đoạn 7: Rất nghiêm trọng – Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối? Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer ? Tổng quan về bệnh Alzheimer Bệnh Alzheimer là gì?  Alzheimer là một dạng bệnh thoái hóa các tế bào thần kinh thuộc não bộ. Bệnh gây hiện tượng suy giảm trí nhớ, khả năng phán đoán, nhận thức và các rối loạn về tác phong. Cho tới nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ. Rất có thể bệnh không phải do một nguyên nhân gây ra mà có thể do nhiều yếu tố tác động tới con người khiến họ mắc bệnh ví dụ như tuổi tác, tiền sử gia đình, chế độ dinh dưỡng, môi trường, sự bất thường của hệ miễn dịch… ? Các giai đoạn phát triển của bệnh  Các giai đoạn của bệnh Alzheimer bao gồm: Giai đoạn 1: Không có triệu chứng nào rõ ràng Giai đoạn 2: Biểu hiện rất nhẹ Giai đoạn 3: Bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nhận thức Giai đoạn 4: Suy giảm nhận thức ở mức độ vừa phải Giai đoạn 5: Suy giảm nhận thức khá trầm trọng Giai đoạn 6: Suy giảm nhận thức trầm trọng, thay đổi tính cách Giai đoạn 7: Giai đoạn rất nghiêm trọng (Giai đoạn cuối)    Cơ cấu 7 giai đoạn này được phát triển bởi Tiến sĩ Y khoa Barry Reisberg – Giám đốc lâm sàng tại New York. Sau đây là những biểu hiện của bệnh nhân bị bệnh Alzheimer’s ở các mức độ khác nhau và các chứng mất trí nhớ khác. Không phải bệnh nhân nào cũng có những triệu chứng đề cập dưới đây. Ngoài ra, không phải ở bệnh nhân nào bệnh cũng tiến triển theo từng giai đoạn như vậy. ? Giai đoạn 1: Không có triệu chứng nào rõ ràng    Ở giai đoạn đầu này, không có một triệu chứng nào ở người bệnh. Bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh cũng như không có dấu hiệu suy giảm trí nhớ.  ? Giai đoạn 2: Biểu hiện rất nhẹ    Trí nhớ ở giai đoạn này có thể suy giảm đôi chút. Một số biểu hiện nhẹ thường gặp bao gồm quên chìa khóa, quên một số từ ngữ… Các  triệu chứng “tinh tế” này không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, đây không phải hoàn toàn là triệu chứng của Alzhimer. Có thể đó là những biểu hiện bình thường trong quá trình lão hóa.  ? Giai đoạn 3: Bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nhận thức    Ở giai đoạn 3, bệnh nhân có nhiều dấu hiệu để người thân có thể dễ dàng nhận biết hơn như:  Làm việc kém tập trung Ghi nhớ được rất ít thông tin  Hay làm mất đồ đạc  Không thể nhớ tên của người lạ  Gặp khó khăn khi bày tỏ suy nghĩ, thiếu vốn từ ngữ Hỏi lại nhiều lần cùng một câu hỏi…     Khi có những dấu hiệu nói trên, người thân có thể đưa ngay bệnh nhận đến xét nghiệm lâm sàng để được bác sĩ thăm khám tổng quát và cụ thể nhất. ? Giai đoạn 4: Suy giảm nhận thức ở mức độ vừa phải    Khi bước đến giai đoạn 4, những dấu hiệu ở giai đoạn 3 sẽ trở nên rõ ràng hơn. Đồng thời, sẽ có thêm nhiều dấu hiệu mới. Cụ thể, người bệnh sẽ:  Không thể nhớ toàn bộ thông tin về bản thân Tỏ ra lãnh cảm với mọi thứ xung quanh  Gặp khó khăn trong quá trình tư duy, tính toán  Không thể nhớ các sự kiện gần đây đã diễn ra    Rơi vào trường hợp này, người thân nên có cách biện pháp để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Một số hành động có thể làm như không để họ một mình lái xe, không để họ quản lý tài sản vì dễ bị lợi dụng…  ? Giai đoạn 5: Giai đoạn giữa – Suy giảm nhận thức khá trầm trọng    Bước vào giai đoạn 5, người nhà cần thực sự kiên nhẫn. Người bệnh rất cần sự giúp đỡ trong sinh hoạt hằng ngày. Bởi, giai đoạn này, họ sẽ có biểu hiện như:  Không nhớ thông tin quan trọng như trường từng học, số điện thoại, địa chỉ nơi ở hiện tại… Nhầm lẫn về các thứ trong ngày, các mùa trong năm.  Khó khăn trong việc lựa chọn trang phục… ? Giai đoạn 6: Thay đổi lớn về tính cách, suy giảm nhận thức trầm trọng    Ảo tưởng là biểu hiện rõ ràng nhất khi bệnh nhân đang ở giai đoạn này. Do đó, người nhà cần rất kiên nhẫn và nhẹ nhàng khi nói chuyện với bệnh nhân. Họ có thể có các biểu hiện như:  Dễ đi lạc, đi lang thang Đôi lúc quên tên vợ/chồng, người thân Có thể nhận ra mặt nhưng quên tên người  Hay lặp đi lặp lại các hành động như xé giấy, bứt tai… ? Giai đoạn 7: Rất nghiêm trọng – Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối Đây là giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer và đưa đến tử vong. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 năm trở lên. Trong giai đoạn này, bệnh nhân trở nên bất lực trầm trọng và hoàn toàn dựa vào sự chăm sóc của người khác. Bệnh nhân Alzheimer giai đoạn cuối Bệnh nhân có thể có những triệu chứng như sau: Không nhớ được việc vừa xảy ra dù chỉ trong vòng vài phút ví dụ như vừa mới ăn xong là quên ngay. Không còn hiểu được hay diễn đạt được bằng lời nói. Không kiểm soát được việc tiêu tiểu. Không nhận ra bạn bè hay người thân. Cần người đút ăn, tắm rửa, tiêu tiểu, bận quần áo. Cởi quần áo không đúng lúc. Không nhận ra những đồ vật thường dùng hàng ngày. Đêm ngủ không yên giấc. Thái độ bồn chồn có thể do cố gắng tìm kiếm một người thân nào đó đã qua đời từ lâu. Có thái độ hung hăng nhất là khi cảm thấy bị đe dọa hay tù túng. Đi lại khó khăn và cuối cùng có thể phải ngồi xe lăn. Không kiểm soát được cử động. Cuối cùng bệnh nhân vĩnh viễn không thể cử động được và trong những tuần cuối hay trong vòng vài tháng cuối bệnh nhân phải nằm liệt giường. Cuối cùng bệnh nhân bất tỉnh, có thể lúc đầu bệnh nhân ở trong tình trạng bất tỉnh nhẹ nhưng sau đó thì hôn mê sâu. ? Có thể bạn quan tâm: Bệnh Alzheimer có di truyền không? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả Bệnh Alzheimer có chết không? Người bị bệnh Alzheimer sống được bao lâu? ✔️ Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối:  Một số công việc cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối, bao gồm: Chia nhỏ bữa ăn, làm thức ăn dễ nuốt (cắt nhỏ, nghiền nát)… Không bật ti vi hay thiết bị điện tử có phát ra âm thanh khi ăn để bệnh nhân có không gian ăn uống yên tĩnh. Tránh để vật dụng nguy hiểm gần người bệnh Động viên người bệnh Báo ngay bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.    Bên cạnh việc người thân chăm sóc tại nhà, hiện nay nhiều gia đình chọn đưa người bệnh vào các cơ sở y tế để có người chăm sóc chuyên nghiệp. Đây cũng là một giải pháp phù hợp giúp giảm đau đớn cho người bệnh và giảm gánh nặng cho người thân. ✔️ Chuẩn bị các vấn đề giai đoạn cuối đời Khi bệnh nhân bước vào giai đoạn cuối thì khả năng hiểu biết và đánh giá cũng bị suy giảm, vì thế cần có một thành viên trong gia đình, người giám hộ hoặc luật sư để giám sát tài chính. Nếu lập di chúc trong giai đoạn này thì đó cũng không phải là tài liệu hợp lệ. Vì thế, mọi tài sản hiện có, các thành viên trong gia đình hưởng thế nào đều do pháp luật quy định. ? Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer Phòng ngừa và “chặn đứng” các biểu hiện suy giảm trí nhớ ngay từ sớm là yếu tố tiên quyết để dự phòng và tránh các diễn tiến xấu, biến chứng nguy hiểm của bệnh Alzheimer sau này. Các chuyên gia khuyên chúng ta nên sử dụng các sản phẩm có công dụng giúp tăng cường tuần hoàn não, hạn chế lão hóa và bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh. Lohha trí não – Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer Lohha Trí Não là thực phẩm chức năng giúp tăng cường hoạt động của trí não, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược như thông đất, thành ngạnh,… nên rất an toàn và lành tính. Tóm lại, bệnh Alzheimer nếu không điều trị sớm và kịp thời, bệnh tiến triển nhanh và gây ra những hậy quả nặng nề. Bệnh nhân không thể thực hiện ngay cả những công việc đơn giản nhất mà không cần trợ giúp. Việc thoái hóa các khối cơ và cử động dẫn đến việc người bệnh phải nằm liệt giường và mất khả năng tự ăn uống. Người bệnh Alzheimer sau đó thường sẽ chết bởi các tác nhân bên ngoài như nhiễm trùng các vết loét do nằm lâu ngày, viêm phổi… chứ không phải do bản thân bệnh. Bài viết trên đây cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về bệnh Alzheimer để có cách phòng tránh kịp thời và chính xác. Hy vọng trong tương lai, công nghệ khoa học kỹ thuật phát triển, căn bệnh Alzheimer sẽ có thuốc chữa và không còn là nỗi lo cho bản thân người bệnh, gia đình và toàn xã hội. Chia sẻ

Hướng dẫn chăm sóc người bệnh Alzheimer tại nhà đúng cách

   Bệnh Alzheimer mang đến cho bệnh nhân nhiều bất cập, khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Vì vậy, việc chăm sóc của người thân là hết sức cần thiết. Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi trong quá trình chăm sóc, có thể có rất nhiều vấn đề xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin chi tiết về cách chăm sóc người bệnh Alzheimer. Mời các bạn cùng theo dõi! (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lục? Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer – Hướng dẫn chung✔️ Tìm hiểu kỹ các thông tin về căn bệnh Alzheimer✔️ Lên lịch hẹn, gặp gỡ bác sĩ thường xuyên✔️ Để người bệnh tự lập càng nhiều càng tốt✔️ Lên kế hoạch hoạt động cho người bệnh✔️ Chú ý vấn đề ăn uống khi chăm sóc người bệnh Alzheimer✔️ Đảm bảo an toàn cho người bệnh trong đại dịch covid-19✔️ Giúp người bệnh Alzheimer giữ gìn vệ sinh✔️ Chú ý chăm sóc chính bản thân✔️ Lên kế hoạch chăm sóc người bệnh hàng ngày✔️ Tạo không gian sống an toàn cho người bệnh Alzheimer✔️ Lên kế hoạch chăm sóc dài hạn trong tương lai? Cách chăm sóc bệnh nhân Alzheimer theo từng giai đoạn bệnh✔️ Chăm sóc giai đoạn đầu✔️ Chăm sóc giai đoạn giữa✔️ Chăm sóc giai đoạn cuối ? Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer – Hướng dẫn chung    Trước khi đi vào chi tiết, hãy cùng tìm hiểu và nắm bắt về quy trình chung trước khi chăm sóc người bệnh Alzheimer dưới đây để có cái nhìn tổng quan trước nhé. Bạn sẽ cần phải thực hiện những điều sau:  Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân Alzheimer ✔️ Tìm hiểu kỹ các thông tin về căn bệnh Alzheimer    Tìm hiểu về căn bệnh Alzheimer là một trong những cách tốt nhất giúp để bạn có thể làm quen và bắt nhịp tốt hơn khi chăm sóc bệnh nhân Alzheimer. Bạn có thể tìm hiểu về bệnh Alzheimer thông qua một số hình thức như sau:  Trao đổi với bác sĩ: Thông qua những gì bác sĩ nói, nắm bắt chi tiết quá trình thay đổi của người thân kể từ khi mắc bệnh về tình trạng suy giảm trí nhớ, hành vi hoặc tinh thần.  Theo học các khóa chăm sóc người bệnh: Hiện nay, có rất nhiều khóa dạy học chăm sóc người bệnh được mở ra. Tại đây, thường sẽ có các chuyên gia ngồi chia sẻ về kinh nghiệm cũng như hướng dẫn cách bạn chuẩn bị tinh thần tốt hơn khi phải đối diện và chăm sóc người bệnh Alzheimer có nhiều thay đổi về tính cách, tinh thần.  Tham khảo tài liệu nghiên cứu về bệnh Alzheimer: Các chuyên gia hiện nay vẫn đang có rất nhiều nghiên cứu về bệnh Alzheimer và có nhiều cập nhật mới liên tục. Để nắm bắt tốt nhất, bạn có thể tìm kiếm các tài liệu tham khảo để hiểu hơn về bệnh.     Nhìn chung, bệnh alzheimer càng tiến triển về các giai đoạn sau thì người bệnh càng cần được giúp đỡ, chăm sóc nhiều hơn. Đặc biệt, ở giai đoạn cuối, trí nhớ nhiều người bị suy giảm rõ rệt, thậm chí rất nhiều trường hợp mất sạch ký ức, không nhớ tên tuổi, đường về nhà, hay nóng giận mất kiểm soát nên cần có người theo dõi và chăm sóc tận tình. ✔️ Lên lịch hẹn, gặp gỡ bác sĩ thường xuyên    Thông thường, trong những buổi khám định kỳ của người bệnh đều cần có người thân đi cùng. Nhân tiện lúc này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nắm bắt rõ tình hình thời điểm bấy giờ. Để có buổi hẹn và thăm khám tốt nhất, bạn cần chuẩn bị:  Các loại giấy tờ, thủ tục của người bệnh gửi cho nhân viên tại phòng khám, bệnh viện.  Chuẩn bị tâm lý cho  người bệnh, tránh tình trạng bị căng thẳng, lo lắng.  Chuẩn bị trước một số câu hỏi cho bác sĩ về quá trình chăm sóc. Đồng thời, ghi nhớ chính xác câu trả lời và những hướng dẫn của bác sĩ.  ✔️ Để người bệnh tự lập càng nhiều càng tốt    Bản chất là chăm sóc người bệnh Alzheimer nhưng trong quá trình này, bạn vẫn cần lưu tâm và ưu tiên để bản thân người bệnh tự lập. Tình trạng bệnh nếu chưa quá nặng và vẫn có khả năng tự vận động được thì không nên can thiệp quá sâu. Bởi điều này có thể khiến người bệnh trở nên phụ thuộc.     Những công việc như mặc quần áo, các hoạt động vận động khác hoặc khi quyết định ăn gì, chơi gì,… nên để họ tự quyết. Việc thỏa mãn được những công việc này cũng góp phần rất lớn trong việc giữ tinh thần người bệnh một cách thoải mái nhất, hạn chế tối đa việc phát sinh tình trạng mất kiểm soát hành vi.  Nên để người bệnh tự lập càng nhiều càng tốt ✔️ Lên kế hoạch hoạt động cho người bệnh    Bên cạnh việc để người bệnh tự lập, khi chăm sóc bệnh nhân Alzheimer, bạn cũng cần chủ động lên kế hoạch cho họ tham gia các hoạt động bổ ích, tốt cho sức khỏe như định hướng những hoạt động có thể khiến họ vui vẻ, tránh căng thẳng như vui chơi giải trí.  ✔️ Chú ý vấn đề ăn uống khi chăm sóc người bệnh Alzheimer    Người bệnh Alzheimer thường gặp tình trạng khó ăn uống. Vì vậy, đối tượng này thường bị mất nước, suy nhược cơ thể. Bên cạnh việc lên kế hoạch và thực đơn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, người chăm sóc có thể thử một số cách sau để giúp người bệnh ăn ngon và ăn được nhiều hơn:  Kiên nhẫn: Khi người bệnh không muốn ăn, cần giữ vững tinh thần và kiên nhẫn chờ đến khi họ bình tĩnh trở lại.  Hạn chế tiếng ồn: Tắt các thiết bị tạo ra âm thanh như tivi, điện thoại sẽ giúp người bệnh bị mất tập trung, xao nhãng khỏi việc ăn uống để họ tập trung hơn.  Ăn cùng nhau: Thay vì để họ ăn một mình, hãy cùng ngồi vào mâm cơm và ăn cùng nhau.  ✔️ Đảm bảo an toàn cho người bệnh trong đại dịch covid-19    Trong thời điểm đại dịch Covid đang hoành hành như hiện nay, việc giữ gìn an toàn cho người bệnh là rất cần thiết:  Hạn chế đến bệnh viện thăm khám bằng cách yêu cầu bác sĩ lên đơn thuốc dài hơn.  Sắp xếp người chăm sóc dự phòng trong trường hợp bạn bị nhiễm covid hoặc bị ốm.  Trong trường hợp người bệnh Alzheimer mắc covid, cần trao đổi rõ tình trạng bệnh của họ với nhân viên y tế để được hỗ trợ tốt nhất.  ✔️ Giúp người bệnh Alzheimer giữ gìn vệ sinh    Như chúng ta đã biết, bệnh Alzheimer ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ. Những người mắc bệnh này thường rất hay quên, ở tình trạng nặng, việc vệ sinh cá nhân cũng vô cùng khó khăn và họ không nhớ các bước thực hiện. Do đó, người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer cần chú ý nhắc nhở người bệnh giữ gìn vệ sinh bằng một số cách như: Dán các biển báo trong khu vực sinh hoạt quanh nhà để nhắc nhở họ cách vệ sinh cá nhân cũng như hướng dẫn họ các bước thực hiện. ✔️ Chú ý chăm sóc chính bản thân    Thực tế, công việc chăm sóc người bệnh Alzheimer vô cùng áp lực và khó khăn, thậm chí người chăm sóc có xu hướng phải lo lắng, stress và trầm cảm nhiều hơn người bệnh. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị tinh thần và chăm sóc bản thân thật tốt bằng những cách như:  Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc người lớn để hỗ trợ chăm sóc thay phiên nhau.  Tham gia các nhóm hỗ trợ để tìm hiểu thêm tài liệu để hiểu hơn về căn bệnh này. Trò chuyện cùng những người có kinh nghiệm để chia sẻ cảm xúc cũng như học hỏi cách chăm sóc.  ✔️ Lên kế hoạch chăm sóc người bệnh hàng ngày    Lên một thời gian biểu cố định về những việc bắt buộc phải làm hàng ngày khi chăm sóc người bệnh sẽ giúp bạn tránh được áp lực, căng thẳng hơn. Ví dụ như giờ đi về sinh, tắm rửa, thời gian ăn uống,… Đồng thời, tìm hiểu về những sở thích, sở ghét của người bệnh để tổ chức vui chơi, giải trí cho phù hợp.  ✔️ Tạo không gian sống an toàn cho người bệnh Alzheimer    Người bị bệnh rất khó kiểm soát hành vi nên cần thiết phải tạo một không gian sống an toàn. Hạn chế tối đa việc người bệnh bị té ngã bằng cách lắp tay vịn hoặc thanh vịn ở những vị trí cao như cầu thang, hành lang, ban công. Sử dụng ổ khóa cho những nơi chứa đồ nguy hiểm như dụng cụ nhà bếp, thuốc thang,… ✔️ Lên kế hoạch chăm sóc dài hạn trong tương lai    Tương lai bệnh Alzheimer thường có xu hướng tiến triển nặng nên việc lập kế hoạch cho tương lai là rất quan trọng. Bạn cần hỗ trợ bệnh nhân xác định được các công việc quan trọng như nên chăm sóc tại nhà hay đến trại dưỡng lão, những giấy tờ liên quan đến pháp lý như giấy ủy quyền, bản sao kê các khoản chi trả, di chúc,… ? Cách chăm sóc bệnh nhân Alzheimer theo từng giai đoạn bệnh    Trong mỗi giai đoạn bệnh, biểu hiện bệnh không giống nhau nên phải áp dụng cách chăm sóc sao cho phù hợp.  ✔️ Chăm sóc giai đoạn đầu    Giai đoạn này tình trạng bệnh chưa quá nặng, người bệnh vẫn nhận thức được nhưng thường có xu hướng cáu gắt, sợ hãi, giận dỗi, xấu hổ,… do mới phát hiện bệnh. Do đó, người nhà cần an ủi, chia sẻ tình cảm và nhẹ nhàng hết sức với bệnh nhân để xốc lại tinh thần cho họ.     Ở giai đoạn này, chỉ cần chú trọng giám sát họ, tránh những tai nạn không đáng có xảy ra là được, không cần thiết phải làm giúp toàn bộ.  ✔️ Chăm sóc giai đoạn giữa    Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có biểu hiện mất trí nhớ nặng hơn nên bắt đầu cần đến sự hỗ trợ từ người chăm sóc trong nhiều hoạt động khác nhau. Đồng thời, rất cần sự thông cảm từ phía người nhà và những người thân ở xung quanh.     Thực tế, chắc chắn bạn khó tránh khỏi được cảm giác mệt mỏi, sa sút tinh thần khi phải chăm sóc người bệnh gặp về vấn đề tâm lý nên cần chăm sóc bản thân và tạo một nền tảng sức khỏe thật tốt.  ✔️ Chăm sóc giai đoạn cuối    Giai đoạn này đòi hỏi người chăm sóc phải có sự kiên trì và cố gắng. Lúc này, người bệnh gần như không thể tự chủ được nhiều vấn đề nên cần sự hỗ trợ tốt. Nếu gia đình bạn có điều kiện, khi bệnh tiến triển nặng có thể chuyển người bệnh đến các trung tâm y tế hỗ trợ chăm sóc người bị Alzheimer để được chăm sóc tốt nhất.     Trên đây là những kiến thức tổng quát về cách chăm sóc người bệnh Alzheimer. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc người thân đang gặp phải chứng bệnh này.  ? Xem thêm: Bệnh Alzheimer có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị Tin vui: Đã có phương pháp mới điều trị bệnh Alzheimer Chia sẻ

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi - Nguyên nhân, cách điều trị

   Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi đang ngày càng có xu hướng tăng cao, cho thấy căn bệnh này đang ngày càng được trẻ hóa. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đối với người trẻ, cần có biện pháp can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng bệnh Alzheimer xuất hiện ở người trẻ? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.  (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lục? Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở người trẻ là gì?? Dấu hiệu nhận biết Alzheimer ở người trẻ? Chẩn đoán bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi? Điều trị bệnh Alzheimer ở người trẻ? Khi bị bệnh Alzheimer lúc còn trẻ bạn nên làm gì?? Tại nơi làm việc? Đối với bạn đời? Đối với con trẻ? Các vấn đề tài chính của người bị bệnh Alzheimer khởi phát sớm? Các nguồn hỗ trợ cho người bệnh Alzheimer khởi phát sớm ? Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi (còn gọi là Alzheimer khởi phát sớm) là một dạng mất trí nhớ không phổ biến, xảy ra ở những người dưới 65 tuổi. Có khoảng 5 – 6% những người bị bệnh Alzheimer phát triển các triệu chứng trước 65 tuổi.    Khi bị bệnh Alzheimer khởi phát sớm, các tế bào thần kinh bị ảnh hưởng, khiến cho khả năng ghi nhớ của người bệnh dần mất đi. Nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời có thể khiến bệnh nhanh tiến triển nặng và rút ngắn tuổi thọ. Bệnh Alzheimer khởi phát sớm ở người dưới 65 tuổi ? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở người trẻ là gì? Hiện các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp mắc chứng bệnh Alzheimer khi còn trẻ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh Alzheimer khởi phát khi còn trẻ có thể do đột biến ở một trong ba gen (APP, PSEN1 hoặc PSEN2), có khả năng di truyền cho các thành viên khác trong gia đình. Những người mang trong mình gen đột biến liên quan đến Alzheimer như APP – PSEN1 hoặc PSEN2 đều có nguy cơ mắc bệnh trước tuổi 65. Theo thống kê, 3 gen này hiện diện ở ít hơn 1% tổng số người bị bệnh Alzheimer nhưng ở khoảng 11% số người mắc bệnh Alzheimer khi còn trẻ. Đột biến gen có thể là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer ở người trẻ ? Dấu hiệu nhận biết Alzheimer ở người trẻ    Ở người trẻ, các dấu hiệu của bệnh Alzheimer thường khá mơ hồ, không được thể hiện một cách rõ rệt như ở người cao tuổi.Những biểu hiện thường gặp ở đối tượng này thường gồm:  Hay quên nơi cất đồ vật, quên các sự kiện gần.  Khả năng tập trung bị suy giảm.  Khó khăn trong việc tiếp cận và tiếp thu những kiến thức mới.  Mất khả năng lập luận và nhận thức.  Một số người có nguy cơ mất khả năng giao tiếp: rối loạn ngôn ngữ, khả năng đọc – hiểu – phán đoán bị sa sút.  Thường xuyên lo lắng, căng thẳng và dễ cáu gắt, nổi nóng.  Hay đi lang thang.  Mất dần khả năng vận động, sinh hoạt thường ngày nếu bệnh trở nặng.     Mỗi người sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau. Nhưng nếu bạn hoặc người thân gặp bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ mắc Alzheimer nêu trên cần thiết phải đi đến các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám kịp thời.  >> 5 thói quen tốt giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả >> Bệnh Alzheimer nguyên nhân do đâu? Ai có nguy cơ cao mắc bệnh? ? Chẩn đoán bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi    Alzheimer ở người trẻ hiện chưa có biện pháp chẩn đoán hay xét nghiệm nào có thể đưa ra được kết luận chính xác về bệnh. Các chuyên gia chỉ có thể đưa ra phán đoán, kết luận dựa trên những triệu chứng điển hình mà người bệnh gặp phải.     Hiện kỹ thuật chẩn đoán được sử dụng nhiều nhất là cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ. Thông qua hình ảnh sẽ giúp các bác sĩ xác định được nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng vừa kể phía trên. Chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán Alzheimer ở người trẻ ? Điều trị bệnh Alzheimer ở người trẻ    Alzheimer được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm bởi cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ biện pháp trị bệnh tận gốc nào. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc duy trì hoàn toàn có khả năng ức chế và giảm áp lực cho bệnh nhân và người chăm sóc bệnh.     Bên cạnh đó, việc chăm sóc và động viên người mắc bệnh từ người thân cũng đóng vai trò rất quan trọng. Không chỉ dễ thay đổi tính tình mà người bệnh còn hay cảm thấy tủi thân, tuyệt vọng nên cảm giác tiêu cực sẽ thường xuyên xuất hiện. Vì vậy, sự đồng cảm từ mọi người là rất cần thiết đối với họ.  ? Khi bị bệnh Alzheimer lúc còn trẻ bạn nên làm gì?    Trước tình trạng nhiều người trẻ mắc bệnh Alzheimer, việc xác định được hành vi của mình trong cuộc sống là rất cần thiết. Nếu bạn chẳng may mắc phải căn bệnh này, hãy thử sắp xếp và áp dụng những biện pháp trị bệnh dưới đây:  ? Tại nơi làm việc    Chắc chắn rằng, khi chức năng ghi nhớ bị suy giảm sẽ kéo theo công việc của bạn bị ảnh hưởng ít nhiều. Do đó, hãy thẳng thắn và nói chuyện với quản lý/cấp trên để có các phương án:  Chuyển sang vị trí phù hợp hơn với tình hình sức khỏe hiện tại. Làm quen với bản thân mình khi mắc bệnh cũng như tìm hiểu về các chương trình hỗ trợ sức khỏe từ nhan viên y tế.  Tìm hiểu về quyền lợi của mình tại nơi làm việc khi mắc bệnh. Cân nhắc giảm giờ làm để đảm bảo đầu óc luôn được nghỉ ngơi, thư giãn. ? Đối với bạn đời    Dù là người mắc bệnh hay người thân của họ, khi phát hiện bệnh chắc hẳn tâm trạng của ai cũng đều không được tốt. Cảm giác mất mát, cô đơn xuất hiện. Kéo theo đó là nhiều thay đổi trong cuộc sống, từ người bạn đời chia sẻ hạnh phúc, giờ áp lực sẽ tăng cao khi phải chuyển sang giai đoạn chăm sóc. Lúc này, bạn cần cố gắng:  Nói về nhu cầu cần được giúp đỡ từ bạn đời: thông báo tình trạng bệnh và đưa ra những cách ứng phó cụ thể.  Tham gia nhiều hoạt động mà bản thân và bạn đời yêu thích. Liên hệ cố vấn làm việc để gỡ rối những nút thắt mà các cặp đôi thường gặp phải như tình dục, sự thay đổi vai trò ở trong các mối quan hệ.  ? Đối với con trẻ    Đối với trẻ em, nhiều bạn chưa thật sự nhận thức được chuyện gì đang diễn ra khi bố, mẹ mắc bệnh. Trẻ có thể trở nên cáu gắt, tức giận hoặc có những phản ứng thái quá. Trong lúc này, bạn cần phải:  Tìm các hoạt động giúp bạn và trẻ có thể cùng nhau tham gia và gắn kết.  Tương tác và trò chuyện một cách trung thực với trẻ về tình hình sức khỏe của bạn.  Liên hệ chuyên gia hỗ trợ tư vấn cho con trẻ.  ? Các vấn đề tài chính của người bị bệnh Alzheimer khởi phát sớm    Sa sút trí tuệ thường khiến cho người bệnh phải nghỉ việc sớm và mất thu nhập. Cùng với đó, rất nhiều khoản chi phí như khám chữa bệnh, sinh hoạt phí phát sinh dẫn đến mối lo ngại về tài chính. Vì vậy, mọi người có thể nghiên cứu và tìm hiểu một số phúc lợi y tế cũng như nhiều chương trình khác dành cho người bệnh Alzheimer.     Cụ thể, bạn có thể thử một số cách:  Lập kế hoạch nhu cầu tài chính trong tương lai.  Cân nhắc về việc nghỉ hưu sớm. Sắp xếp tài liệu tài chính và đảm bảo bạn đời có thể quản lý tài chính của cả gia đình. ? Các nguồn hỗ trợ cho người bệnh Alzheimer khởi phát sớm    Bệnh Alzheimer khởi phát sớm mang lại nhiều thách thức cho người bệnh và người thân. Việc kết nối với các dịch vụ hỗ trợ có thể giúp bạn xác định được các nguồn hỗ trợ. Cụ thể, tìm hiểu sâu hơn về bệnh cũng như học được cách để thích nghi và “sống chung” với nó.     Việc bám sát và theo dõi tiến triển bệnh ở mọi giai đoạn là rất cần thiết. Từ đó, bạn lên được kế hoạch và xác định các nguồn hỗ trợ cụ thể để giúp ích cho cuộc sống trong tương lai.     Nhìn chung, bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi là căn bệnh nguy hiểm. Đối với những ai không may mắc phải cần thiết phải được can thiệp điều trị kịp thời để tránh tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Hy vọng những thông tin nêu trên có thể giúp ích cho bạn đọc.  Chia sẻ

Triệu chứng bệnh Alzheimer - Những dấu hiệu cảnh báo sớm

   Bệnh Alzheimer nếu không phát hiện sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vì vậy, việc tìm hiểu triệu chứng bệnh Alzheimer để kịp thời phát hiện bệnh là vô cùng cần thiết. Nếu bạn hoặc người thân đang có dấu hiệu bị sa sút trí tuệ, hãy đọc ngay bài viết này để nắm được triệu chứng của căn bệnh này và có biện pháp can thiệp sớm, ngăn chặn bệnh diễn tiến xấu. (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Các triệu chứng bệnh Alzheimer phổ biến nhấtI.1 – Triệu chứng chung thường gặp của người bệnh AlzheimerI.2 – Triệu chứng Alzheimer theo từng giai đoạnII – Các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Alzheimer I – Các triệu chứng bệnh Alzheimer phổ biến nhất    Bệnh Alzheimer hay còn được gọi là chứng sa sút trí tuệ, suy giảm chức năng nhận thức. Căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, đối tượng mắc bệnh đang có xu hướng bị trẻ hóa nhiều.     Vậy triệu chứng Alzheimer gồm những gì? Cùng chúng tôi khám phá ngay bây giờ nhé:  I.1 – Triệu chứng chung thường gặp của người bệnh Alzheimer    Dấu hiệu bệnh Alzheimer được thể hiện qua rất nhiều cách khác nhau thông qua các triệu chứng. Bệnh này thường có những biểu hiện chung mà hầu hết người nào mắc phải đều có như:  Sa sút trí tuệ và khả năng nhận thức: Trí nhớ của người bệnh kém dần theo thời gian, tuổi tác. Các phản ứng cơ thể cũng bị suy giảm, không còn được linh hoạt trước các tình huống.  Khó khăn trong việc giao tiếp: Khó phát âm, khó diễn đạt được ý nghĩ của mình cũng là những biểu hiện cho thấy bạn đang mắc phải căn bệnh Alzheimer.  Thay đổi hành vi, tính cách và tâm thần: Biểu hiện bệnh Alzheimer còn có thể nhận biết qua những thay đổi hành vi của người bệnh, họ thường mất kiểm soát, không làm chủ được hành vi. Từ đó, dẫn đến tâm trạng mất cân bằng, dễ cáu gắt và nhạy cảm.  I.2 – Triệu chứng Alzheimer theo từng giai đoạn    Bên trên là những triệu chứng chung của bệnh Alzheimer. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này, việc nhận biết dấu hiệu ở các giai đoạn cụ thể của bệnh là rất cần thiết. Điều này giúp phát hiện bệnh sớm và kịp thời can thiệp, hạn chế tối đa những di chứng có thể xuất hiện.  I.2.1 – Triệu chứng giai đoạn rất nhẹ – Trước khi mất trí nhớ    Có thể gọi đây là giai đoạn khởi phát của bệnh. Lúc này, triệu chứng điển hình nhất của Alzheimer là mất trí nhớ sẽ chưa được thể hiện. Vì vậy, mọi người có thể nghiên cứu và nhận biết thông qua một số những biểu hiện như:  Hay quên các sự kiện gần và khả năng tiếp thu thông tin mới bị suy giảm.  Thường mất tập trung với mọi sự kiện xung quanh cuộc sống thường ngày.  Khả năng lập kế hoạch và tư duy trừu tượng Khả năng nhận thức cũng có dấu hiệu bị suy giảm.  I.2.2 – Triệu chứng giai đoạn nhẹ    Giai đoạn này biểu hiện bệnh Alzheimer có xu hướng thể hiện rõ hơn đôi chút so với lúc bệnh mới bắt đầu khởi phát. Với những người để ý, hoàn toàn có thể thấy được sự thay đổi của bản thân mình.  Trí nhớ và khả năng học hỏi giảm sút hơn Một số người sẽ xuất hiện biểu hiện suy giảm chức năng ngôn ngữ như gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn từ để biểu đạt suy nghĩ. Cách nói chuyện cũng không được lưu loát. Thậm chí, cả việc viết cũng gặp nhiều trở ngại.  Một số việc mới xảy ra trong quá khứ bị quên lãng. Đôi khi quên cách sử dụng một món đồ nào đó thông dụng.  I.2.3 – Triệu chứng giai đoạn khá nặng    Alzheimer triệu chứng thuộc giai đoạn khá nặng có nhiều biểu hiện rõ rệt hơn. Điều này cũng đưa ra nhiều cảnh báo cho cả người mắc bệnh và người thân xung quanh cần có biện pháp kịp thời can thiệp để phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng. Các triệu chứng thường xuất hiện ở giai đoạn này gồm:  Mất khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp hơn: quên từ vựng, dùng sai từ, khả năng đọc viết cũng dần giảm sút.  Khả năng vận động suy giảm, mất cân bằng và dễ bị ngã.  Trí nhớ sa sút nghiêm trọng hơn, quên nhiều điều, thậm chí là người thân xung quanh cũng có thể bị căn bệnh này khiến người mắc bệnh quên lãng.  Ta thường thấy người mắc bệnh Alzheimer hay đi lang thang, đây là dấu hiệu cho thấy họ bị thay đổi hành vi do bệnh. Đồng thời, tính khí cũng trở nên khó chịu, dễ cáu gắt hơn.  Một số trường hợp có thể xuất hiện hiện tượng bị ảo giác.  I.2.4 – Triệu chứng của bệnh Alzheimer giai đoạn nặng    Đây có thể gọi là giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, những biểu hiện bệnh được thể hiện rõ ra bên ngoài:  Người bệnh mất hoàn toàn khả năng nhận thức, nhớ nhớ quên quên.  Suy giảm chức năng vận động, một số trường hợp có thể bị bại liệt phải nhờ đến sự chăm sóc của người thân.  Tính cách thay đổi, thường xuất hiện nhiều hành vi nguy hiểm như tấn công người đối diện, tự tử,…  Dễ dẫn đến nhiều biến chứng bệnh khác như viêm phổi, tiểu đường,…  II – Các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Alzheimer    Đối với một số người, bệnh Alzheimer có xuất hiện nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm. Nếu bạn là người quan tâm đến sức khỏe, hoàn toàn có thể nhận thấy được điều bất thường. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer:  Tình trạng suy giảm trí nhớ xảy ra, khiến cho cuộc sống thường ngày của người bệnh bắt đầu bị xáo trộn.  Lú lẫn về thời gian hoặc địa điểm.  Gặp khó khăn trong việc tư duy hình ảnh, không gian.  Phát sinh khó khăn về ngôn ngữ trong cả khi nói và viết.  Khả năng phán đoán bị suy giảm.  Thay đổi tính khí, dễ cáu gắt và khó chịu với mọi thứ xung quanh.  …    Bệnh Alzheimer nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp, ngăn chặn sự phát triển của bệnh có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Do đó, nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bệnh Alzheimer nào, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Tuyệt đối không được chủ quan bởi nó ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi thọ.  Chia sẻ

Alzheimer có chữa được không? Cách điều trị bệnh theo phương pháp mới

   Bệnh Alzheimer là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Hiện nay, chưa có cách chữa bệnh Alzheimer tận gốc nhưng có nhiều liệu pháp điều trị và thuốc hỗ trợ nhằm làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh, góp phần nâng cao tuổi thọ cho bệnh nhân.  (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lục? Bệnh Alzheimer có chữa được không?? Cách điều trị bệnh Alzheimer? Các biện pháp điều trị? Phương pháp mới điều trị bệnh Alzheimer? Thuốc chữa bệnh Alzheimer loại nào an toàn, hiệu quả ? Bệnh Alzheimer có chữa được không? Hiện tại, bệnh mất trí Alzheimer là căn bệnh không thể chữa khỏi được. Các biện pháp điều trị hiện nay chủ yếu tập trung làm giảm các triệu chứng liên quan đến nhận thức và hành vi mà bệnh gây ra. Alzheimer là căn bệnh hiện không thể chữa khỏi    Nhiều năm qua, hàng trăm cuộc thí nghiệm, nghiên cứu giải pháp để điều trị bệnh Alzheimer được các chuyên gia hàng đầu thế giới thực hiện nhưng cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cách chữa bệnh Alzheimer nào cho hiệu quả tận gốc. Thay vào đó, có nhiều loại thuốc có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng bệnh được nghiên cứu thành công và đưa vào ứng dụng, cho hiệu quả rất tích cực.  ? Cách điều trị bệnh Alzheimer    Nhìn chung sẽ được chia thành hai cách là có sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc. Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay sau đây:  ? Các biện pháp điều trị Như chúng ta đã biết ở trên, bệnh Alzheimer hiện không có cách chữa khỏi, chủ yếu chỉ điều trị làm giảm triệu chứng. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những triệu chứng khác nhau. Vì thế cách điều trị bệnh Alzheimer cũng được chia thành nhiều liệu pháp phù hợp với từng triệu chứng của bệnh. ✔️ Điều trị triệu chứng liên quan đến nhận thức Để điều trị các triệu chứng liên quan đến nhận thức (VD: trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, óc phán đoán,…) hiệp hội Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã phê chuẩn lưu hành hai loại thuốc sau đây: Chất ức chế Cholinesterase (KOH-luh-NES-ter-ays) giúp ngăn ngừa sự suy giảm hàm lượng acetylcholine (a-SEA-til-KOHlean). Đây là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, cần thiết cho quá trình ghi nhớ và học hỏi. Memantine (Namenda) là chất giúp điều hòa hoạt động của glutamate. Đây cũng là một loại chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến quá trình ghi nhớ và học hỏi. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị Alzheimer trong giai đoạn vừa và nặng. Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh Alzheimer ✔️ Điều trị triệu chứng liên quan đến hành vi Các triệu chứng liên quan đến hành vi thường rất nguy hiểm (VD: bối rối, lo âu, gây hấn hay xáo trộn giấc ngủ). Để điều trị các triệu chứng này có 2 biện pháp: Sử dụng thuốc hoặc không sử dụng thuốc. Biện pháp không sử dụng thuốc nên được ưu tiên áp dụng trước. Để điều trị không dùng thuốc cần tuân theo các bước sau: Xác định triệu trứng -> tìm hiểu nguyên nhân -> Thay đổi môi trường chăm sóc người bệnh để hạn chế các khó khăn, trở ngại. Nếu điều trị dùng thuốc thì phải chú ý uống theo đơn và kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc để cho hiệu quả điều trị tốt nhất. ? Phương pháp mới điều trị bệnh Alzheimer    Phương pháp mới điều trị bệnh Alzheimer là tiêm thuốc Aducanumab qua đường tĩnh mạch hằng tháng nhằm làm chậm lại tình trạng suy giảm nhận thức và trí nhớ ở người bệnh Alzheimer. Loại thuốc này mới được hiệp hội Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ phê duyệt cấp tốc gần đây. Thuốc hỗ trợ điều trị bệnh bằng cách hoạt động nhắm vào amyloid beta trong não. Theo một số giả thiết, amyloid beta khi được tích tụ nhiều trong não sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm và não bộ bị lão hóa nhanh hơn. Từ đó, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Vì vậy, phương pháp mới này cho hiệu quả cao trong điều trị, làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh Alzheimer. Phương pháp mới điều trị bệnh alzheimer – Tiêm qua đường tĩnh mạch ? Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân alzheimer tại nhà đúng cách Tổng hợp các triệu chứng alzheimer phổ biến nhất ? Thuốc chữa bệnh Alzheimer loại nào an toàn, hiệu quả    Thuốc chữa bệnh Alzheimer muốn sử dụng cần phải được các chuyên gia và bác sĩ có chuyên môn về bệnh Alzheimer lên đơn. Tuyệt đối người bệnh không được tự ý tìm hiểu và sử dụng. Nếu không cẩn thận, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.     Dưới đây là một số loại thuốc có khả năng ức chế và làm chậm tiến triển bệnh:  Thuốc ức chế men Cholinesterase: Những thuốc thuộc nhóm này thường được dùng là donepezil, rivastigmine và galantamine. Thuốc này thường được dùng cho trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ cho đến trung bình có tác dụng dẫn truyền thần kinh, duy trì trí nhớ và khả năng nhận thức  của não bộ.  Thuốc Memantine: Thuốc này đã được FDA cấp giấy phép sử dụng để điều trị Alzheimer ở giai đoạn trung bình đến nặng. Thuốc tác động vào cơ thể người bệnh bằng cách ức chế thụ thể NMDA, từ đó giúp ngăn chặn glutamate hoạt động kích thích ở não. Thuốc Aducanumab: Đây là dạng thuốc dạng tiêm, các bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch theo chu kỳ mỗi tháng một lần với tác dụng làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ và nhận thức ở người bệnh Alzheimer. Đây được biết đến là liệu pháp đầu tiên có khả năng chứng minh được việc loại bỏ amyloid beta ra khỏi cơ thể giúp tình trạng bệnh Alzheimer được cải thiện tốt hơn.  Một số loại thuốc khác: Ngoài những loại thuốc được phê duyệt và cấp phép nêu trên, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số loại thuốc có khả năng hỗ trợ hệ thần kinh khác, điển hình có thể kể đến như ginko biloba. Thuốc cho tác dụng cải thiện chức năng nhận thức và hành vi của người bệnh.     Trên đây là một số loại thuốc có thể sử dụng trong điều trị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng ngăn ngừa tiến triển của bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đồng thời khi dùng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ, mọi người không nên tự ý sử dụng.    Ngoài ra, bên cạnh việc sử dụng thuốc, mọi người có thể tham khảo thêm về các loại thực phẩm chức năng khác có tác dụng hỗ trợ cải thiện hệ thần kinh và trí não của người bệnh. Điển hình nhất hiện nay có thể kể đến thực phẩm chức năng Lohha Trí Não – thực phẩm bảo vệ sức khỏe.  Lohha trí não – Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer    Lohha Trí Não được nghiên cứu bởi Bác sĩ Hoàng Sầm – Viện trưởng Viện Y học bản địa Việt Nam. Từ khi được hoàn thiện và ứng dụng trên người bệnh Alzheimer, hiệu quả thu về rất tích cực, có tác dụng hỗ trợ bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn. Cụ thể:  Hỗ trợ tăng cường các hoạt động của trí não, từ đó chống suy giảm trí nhớ hiệu quả.  Đẩy lùi các triệu chứng của bệnh Alzheimer, tăng cường trí nhớ.  Ngăn chặn quá trình thoái hóa não diễn ra bằng cách bảo vệ các tế bào thần kinh do tuổi tác hoặc bệnh Alzheimer tác động.    Lohha Trí Não được đánh giá là thực phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn hàng đầu đối với người sử dụng. Sở dĩ vậy bởi thành phần của sản phẩm có nguồn gốc 100% là thuốc nam quý hiếm như Cao Thành Ngạnh (Chứa cao Lycoprin), Cây Thông đất (Chứa Huperzine A), Bạch Phục Linh, Kỷ Tử, Trạch tả, Hoài Sơn, Lá dâu,…  Nhờ vậy, mọi đối tượng có vấn đề về trí não, sa sút trí tuệ đều có thể an tâm sử dụng Lohha Trí Não, hoàn toàn nói không với tác dụng phụ.     Với những biện pháp điều trị bệnh Alzheimer nêu trên, nếu áp dụng đúng, việc làm chậm tiến triển của bệnh và kéo dài tuổi thọ là điều hoàn toàn khả thi. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp quý vị duy trì sức khỏe một cách tốt nhất!  Chia sẻ

Bệnh Alzheimer sống được bao lâu kể từ khi phát hiện bệnh

   Bệnh Alzheimer sống được bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi căn bệnh này đang ngày càng trở nên phổ biến. Hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây chuyên trang chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ nhất về câu trả lời cho câu hỏi trên. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu!  (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lục? Bệnh Alzheimer có nguy hiểm không?? Bệnh Alzheimer có chết không?? Bệnh Alzheimer sống được bao lâu tính từ lúc biết bệnh?? Thời điểm phát hiện bệnh? Các triệu chứng ban đầu? Độ tuổi khi phát hiện bệnh? Các yếu tố khác? Kết luận  ? Bệnh Alzheimer có nguy hiểm không? Alzheimer là căn bệnh nguy hiểm, không thể chữa khỏi. Bệnh làm suy giảm trí nhớ dần dần, cuối cùng mất trí nhớ, mất khả năng tự chăm sóc bản thân và tử vong vì các biến chứng của bệnh. Alzheimer là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao    Alzheimer là bệnh lý có biểu hiện chính là sa sút trí tuệ, mất các chức năng nhận thức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể tác động đến quá trình lão hóa não. Các tế bào thần kinh bị lão hóa, các mô não dần bị suy giảm chức năng, co lại dẫn đến những nguy hiểm như:  Suy giảm trí nhớ theo thời gian  Khả năng nhận thức bị suy giảm  Diễn đạt ngôn ngữ một cách khó khăn Lâu dần, có thể dẫn đến mất trí nhớ hoàn toàn, không phân biệt được thời gian, địa điểm, tên tuổi, đường về nhà…  Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: bị viêm phổi, mất kiểm soát vận động dẫn đến tai nạn và chấn thương, gặp các bệnh về tim mạch, huyết áp… ? Bệnh Alzheimer có chết không?    Theo thống kê, bệnh mất trí nhớ Alzheimer là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 6 tại Hoa Kỳ. Bệnh làm rút ngắn tuổi thọ. Đa số người bệnh Alzheimer không chết vì bệnh chính mà chết vì các biến chứng của bệnh.    Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp tử vong do các triệu chứng của bệnh, ví dụ như khó thở hoặc mất kiểm soát bàng quang, nhu động ruột, viêm phổi, đi lại không vững,…  Người bệnh Alzheimer chủ yếu chết vì các biến chứng của bệnh ? Bệnh Alzheimer sống được bao lâu tính từ lúc biết bệnh?    Với những biểu hiện và tác động của căn bệnh Alzheimer, nó có thể làm rút ngắn tuổi thọ của người mắc bệnh. Trung bình, một người có thể sống được thêm khoảng trên dưới 10 năm kể từ khi bệnh hình thành bên trong. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, thời gian có thể kéo dài lên đến 20 năm.  Trung bình người bệnh Alzheimer sống được từ 8-10 năm    Nói chung, về câu hỏi bệnh Alzheimer sống được bao lâu, ở mỗi cá nhân người bệnh sẽ có tuổi thọ bệnh khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động:  ? Thời điểm phát hiện bệnh    Đối với bệnh Alzheimer nói riêng hay bất cứ căn bệnh nào khác nói chung, việc phát hiện bệnh sớm đều mang lại nhiều lợi thế, hỗ trợ nhiều trong việc kéo dài tuổi thọ. Sở dĩ vậy bởi khi kịp thời nhận biết bệnh, lúc này tình trạng suy giảm trí nhớ diễn ra chưa quá nặng nên khả năng tác động điều trị, ngăn chặn di chứng xuất hiện sẽ cao hơn.    Với những trường hợp phát hiện bệnh nặng hoặc ở giai đoạn cuối, thường đã xuất hiện những biến chứng như viêm phổi, suy dinh dưỡng,… nên rất khó can thiệp để kéo dài tuổi thọ.  ? Các triệu chứng ban đầu    Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, việc phát hiện các triệu chứng ban đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến việc người bệnh Alzheimer sống được bao lâu. Theo đánh giá, các triệu chứng của bệnh như đứng không vững, mất trí nhớ, các bất thường ở não bộ và tủy sống,… đều khiến cho tuổi thọ của người bệnh bị rút ngắn đáng kể.  ? Độ tuổi khi phát hiện bệnh    Như đã biết, bệnh Alzheimer thường được phát hiện ở người cao tuổi, đồng nghĩa với việc bệnh đã tiến triển đến những giai đoạn nặng hơn, dễ nhiễm trùng hoặc mắc thêm các bệnh mạn tính khác. Chính vì vậy, độ tuổi phát hiện bệnh càng cao thì nguy cơ dẫn đến tử vong cũng càng cao.  ? Các yếu tố khác    Ngoài những tiêu chí nêu trên, người bệnh alzheimer sống được bao lâu còn phụ thuộc nhiều vào một số yếu tố khác như mạch máu, huyết áp cao, sa sút trí tuệ, lão hóa,… đều có thể tác động và khiến cho tuổi thọ của người mắc bệnh bị rút ngắn.     Đồng thời, nếu khi có bệnh trong người, bệnh nhân vẫn giữ  chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh hoặc không có điều kiện ổn định để áp dụng các phương pháp điều trị, ngăn chặn bệnh tiến triển cũng là nguyên nhân khiến Alzheimer trở nặng hơn.  ? Có thể bạn quan tâm: Nhận biết giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer >> Cách chăm sóc giúp người bệnh vượt qua nhẹ nhàng Hướng dẫn chăm sóc người bệnh Alzheimer từ A đến Z ? Kết luận     Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh Alzheimer. Nhưng nếu người bệnh có lối sống lạc quan, lành mạnh và chăm sóc sức khỏe não bộ, hệ thần kinh tốt thì hoàn toàn có thể đẩy lùi và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng. Từ đó, câu trả lời cho câu hỏi bệnh Alzheimer sống được bao lâu sẽ khác hiện tại là trung bình 8 – 10 năm và thay vào đó là 15 năm, 20 năm,…     Với những thông tin nêu trên, hy vọng có thể giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh và nắm được bệnh Alzheimer sống được bao lâu. Sức khỏe là vốn quý, hãy luôn chăm sóc và thường xuyên thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh cũng như có cách phòng ngừa, điều trị phù hợp nhất. Chia sẻ

Loading...