Bệnh Alzheimer có di truyền không? Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer có di truyền không là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất từ phía những người mắc bệnh. Hiểu được nỗi băn khoăn này, trong bài viết dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ thông tin trả lời cho câu hỏi trên, đồng thời đưa ra các cách phòng ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!
(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
Mục lục
? Bệnh Alzheimer có di truyền không?
Bệnh alzheimer xuất hiện chủ yếu ở đối tượng là người cao tuổi. Bệnh lý này xảy ra khi hệ thần kinh có biểu hiện bị thoái hóa, các tế bào não bị chết dần và không có khả năng tự phục hồi trở lại. Biểu hiện của bệnh là tình trạng mất trí nhớ, khả năng tư duy bị suy giảm, rối loạn ngôn ngữ. Đây là căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.
Về câu hỏi bệnh alzheimer có di truyền không, hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác khẳng định 100% vấn đề này. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu sau đây sẽ giúp bạn phần nào giải đáp được thắc mắc của mình.
Theo phân tích, đánh giá từ giới chuyên môn, có hai quan điểm như sau:
? Dự đoán Alzheimer có thể do di truyền
Theo nghiên cứu, những người có cha mẹ hoặc anh chị em bị Alzheimer sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác từ 4-10 lần. Gia đình có càng nhiều người mắc bệnh thì nguy cơ càng tăng lên. Bệnh Alzheimer có thể di truyền qua các thế hệ, nếu người mắc bệnh có 1 trong 2 loại gen sau: gen nguy cơ hoặc gen xác định.
1. Nhóm gen nguy cơ
Đây là nhóm gen có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, không có nghĩa là những ai có gen này đều sẽ mắc bệnh. Nhóm gen này bao gồm: APOE-e4, APOE-e3, APOE-e2. Trong đó, APOE-e4 là mã gen phổ biến thường thấy nhất ở người mắc Alzheimer, chiếm từ 40 – 65%. Đồng thời những người có gen này thì biểu hiện của bệnh Alzheimer cũng xuất hiện sớm hơn, ở độ tuổi trẻ hơn.
2. Nhóm gen xác định
Nhóm gen này chiếm tỷ lệ rất nhỏ (chỉ dưới 1%). Nhưng những ai mang gen này thì gần như chắc chắn sẽ mắc bệnh Alzheimer. Người có nhóm gen này thường xuất hiện các triệu chứng của bệnh khá sớm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất ra beta amyloid – nguyên nhân chính làm các tế bào não bị suy giảm và chết.
? Quan điểm Alzheimer không do di truyền
Thực tế cho thấy, có nhiều gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh Alzheimer nhưng những thành viên khác không mắc. Và cũng có những trường hợp tiền sử gia đình không có ai mắc bệnh nhưng vẫn bị Alzheimer. Yếu tố di truyền chỉ giải thích được chưa đến 5% tổng số trường hợp mắc bệnh Alzheimer trên toàn thế giới.
Bên cạnh yếu tố di truyền, bệnh Alzheimer còn có thể khởi phát qua nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh được các chuyên gia chỉ ra như: tuổi tác, giới tính (phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới), các chấn thương não, lối sống không lành mạnh,.. Về quan điểm này, cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay bên dưới đây.
? Có thể bạn quan tâm:
- Nhận biết các giai đoạn của bệnh Alzheimer thông qua triệu chứng
- Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh Alzheimer ở người trẻ
? Những ai có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?
Thực tế, căn bệnh Alzheimer đang ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa. Vì vậy, bất cứ ai cũng đều có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu của các chuyên gia đã đưa ra kết luận, những nhóm đối tượng dưới đây là những người có nguy cơ cao mắc Alzheimer:
- Người cao tuổi: Tuổi cao là một trong những yếu tố phổ biến dẫn đến bệnh Alzheimer, đây cũng chính là lý do cho thấy vì sao người cao tuổi thường mắc bệnh này. Các tế bào thần kinh của người cao tuổi thường bị lão hóa nhanh hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn này người già thường xuất hiện nhiều bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu,…
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh Alzheimer: Như đã phân tích ở trên, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh Alzheimer thì sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người khác.
- Phụ nữ thời kỳ mãn kinh: Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cao hơn nam giới. Sở dĩ vậy bởi nữ giới bước vào thời kỳ tiền mãn kinh thường bị sụt giảm hormone estrogen khiến cho chức năng bảo vệ não khỏi chất độc hại bị suy giảm, khiến não dễ bị tổn thương hơn.
- Người từng bị chấn thương sọ não: Đối với những trường hợp người từng bị chấn thương sọ não, não sẽ tiết ra một lượng lớn hoạt chất beta amyloid. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
- Người có lối sống không lành mạnh: Việc sử dụng quá nhiều thuốc, các chất kích thích có hại như rượu bia và chế độ sinh hoạt không khoa học, điều độ như ăn nhiều đồ ăn nhanh, ngủ không đủ giấc, hay lo lắng, stress… là những yếu tố khiến cho não bị căng thẳng, thiếu máu não. Do đó, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn gấp nhiều lần so với những người có lối sống lành mạnh.
? Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer
Hiện nay, có nhiều cách phòng chống bệnh Alzheimer được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Bạn đọc có thể tham khảo một số cách điển hình dưới đây:
? Kích thích não bộ hoạt động thường xuyên
Nghiên cứu cho thấy, não bộ không được hoạt động thường xuyên có thể khiến cho các tế bào não bị chết và teo lại, dẫn đến hiện tượng trí nhớ bị suy giảm. Do đó, bạn nên rèn luyện những thói quen tốt cho não được vận động, góp phần đẩy lùi bệnh Alzheimer:
- Thường xuyên đọc sách, báo
- Học thêm ngoại ngữ
- Chơi các trò chơi mang tính trí tuệ cao như đố chữ, cờ vua, cờ tướng,…
- Nhớ lại và ghi chép lại các hoạt động trong 1 ngày
? Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến việc hình thành bệnh Alzheimer. Để phòng bệnh Alzheimer, bạn nên xây dựng 1 chế độ ăn uống phù hợp như sau:
- Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, các cây họ đậu
- Uống nhiều ngũ cốc nguyên hạt
- Bổ sung thêm cá, thịt gà
- Giảm chất béo, hạn chế rượu bia, cà phê, hút thuốc lá
- Hạn chế nạp đường vào cơ thể
? Tập thể dục hàng ngày
Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga rất tốt cho quá trình vận động, hỗ trợ máu được lưu thông lên não. Nhờ vậy, các tế bào não sẽ được cung cấp đủ oxy cũng như chất dinh dưỡng, tăng khả năng kết nối với nhau.
? Hạn chế căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress sẽ khiến cơ thể bài tiết nhiều cortisol làm teo vùng hải mã của não. Đây là nơi đảm nhận việc xử lí trí nhớ và giúp não bộ phát triển. Do đó, việc thường xuyên căng thẳng, stress sẽ khiến não trở nên rối loạn và làm giảm trí nhớ.
? Thường xuyên giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội
- Tham gia 1 lớp học về 1 chủ đề nào đó mà bạn yêu thích hoặc 1 group xã hội mà bạn quan tâm
- Tham gia vào các hoạt động tình nguyện, tổ chức từ thiện.
- Gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện với bạn bè, hàng xóm.
- Thường xuyên ra ngoài đi xem phim, đi dạo công viên hoặc thưởng thức cà phê.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp và cập nhật chi tiết nhất cho quý vị bạn đọc để giải đáp cho câu hỏi bệnh alzheimer có di truyền không và cách thức phòng ngừa bệnh Alzheimer. Qua đó, mọi người cần có kế hoạch phòng, chống bệnh để bảo vệ sức khỏe.
Bài viêt liên quan
- Bệnh alzheimer giai đoạn cuối| Triệu chứng và điều trị
- Hướng dẫn chăm sóc người bệnh Alzheimer tại nhà đúng cách
- Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi - Nguyên nhân, cách điều trị
- Triệu chứng bệnh Alzheimer - Những dấu hiệu cảnh báo sớm
- Alzheimer có chữa được không? Cách điều trị bệnh theo phương pháp mới
- Bệnh Alzheimer sống được bao lâu kể từ khi phát hiện bệnh
- Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối - Những vấn đề cần lưu ý