Hướng dẫn chăm sóc người bệnh Alzheimer tại nhà đúng cách

   Bệnh Alzheimer mang đến cho bệnh nhân nhiều bất cập, khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Vì vậy, việc chăm sóc của người thân là hết sức cần thiết. Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi trong quá trình chăm sóc, có thể có rất nhiều vấn đề xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin chi tiết về cách chăm sóc người bệnh Alzheimer. Mời các bạn cùng theo dõi!

(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)

? Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer – Hướng dẫn chung

   Trước khi đi vào chi tiết, hãy cùng tìm hiểu và nắm bắt về quy trình chung trước khi chăm sóc người bệnh Alzheimer dưới đây để có cái nhìn tổng quan trước nhé. Bạn sẽ cần phải thực hiện những điều sau: 

Chăm sóc người bệnh Alzheimer
Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân Alzheimer

✔️ Tìm hiểu kỹ các thông tin về căn bệnh Alzheimer

   Tìm hiểu về căn bệnh Alzheimer là một trong những cách tốt nhất giúp để bạn có thể làm quen và bắt nhịp tốt hơn khi chăm sóc bệnh nhân Alzheimer. Bạn có thể tìm hiểu về bệnh Alzheimer thông qua một số hình thức như sau: 

  • Trao đổi với bác sĩ: Thông qua những gì bác sĩ nói, nắm bắt chi tiết quá trình thay đổi của người thân kể từ khi mắc bệnh về tình trạng suy giảm trí nhớ, hành vi hoặc tinh thần. 
  • Theo học các khóa chăm sóc người bệnh: Hiện nay, có rất nhiều khóa dạy học chăm sóc người bệnh được mở ra. Tại đây, thường sẽ có các chuyên gia ngồi chia sẻ về kinh nghiệm cũng như hướng dẫn cách bạn chuẩn bị tinh thần tốt hơn khi phải đối diện và chăm sóc người bệnh Alzheimer có nhiều thay đổi về tính cách, tinh thần. 
  • Tham khảo tài liệu nghiên cứu về bệnh Alzheimer: Các chuyên gia hiện nay vẫn đang có rất nhiều nghiên cứu về bệnh Alzheimer và có nhiều cập nhật mới liên tục. Để nắm bắt tốt nhất, bạn có thể tìm kiếm các tài liệu tham khảo để hiểu hơn về bệnh. 

   Nhìn chung, bệnh alzheimer càng tiến triển về các giai đoạn sau thì người bệnh càng cần được giúp đỡ, chăm sóc nhiều hơn. Đặc biệt, ở giai đoạn cuối, trí nhớ nhiều người bị suy giảm rõ rệt, thậm chí rất nhiều trường hợp mất sạch ký ức, không nhớ tên tuổi, đường về nhà, hay nóng giận mất kiểm soát nên cần có người theo dõi và chăm sóc tận tình.

✔️ Lên lịch hẹn, gặp gỡ bác sĩ thường xuyên

   Thông thường, trong những buổi khám định kỳ của người bệnh đều cần có người thân đi cùng. Nhân tiện lúc này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nắm bắt rõ tình hình thời điểm bấy giờ. Để có buổi hẹn và thăm khám tốt nhất, bạn cần chuẩn bị: 

  • Các loại giấy tờ, thủ tục của người bệnh gửi cho nhân viên tại phòng khám, bệnh viện. 
  • Chuẩn bị tâm lý cho  người bệnh, tránh tình trạng bị căng thẳng, lo lắng. 
  • Chuẩn bị trước một số câu hỏi cho bác sĩ về quá trình chăm sóc. Đồng thời, ghi nhớ chính xác câu trả lời và những hướng dẫn của bác sĩ. 

✔️ Để người bệnh tự lập càng nhiều càng tốt

   Bản chất là chăm sóc người bệnh Alzheimer nhưng trong quá trình này, bạn vẫn cần lưu tâm và ưu tiên để bản thân người bệnh tự lập. Tình trạng bệnh nếu chưa quá nặng và vẫn có khả năng tự vận động được thì không nên can thiệp quá sâu. Bởi điều này có thể khiến người bệnh trở nên phụ thuộc. 

   Những công việc như mặc quần áo, các hoạt động vận động khác hoặc khi quyết định ăn gì, chơi gì,… nên để họ tự quyết. Việc thỏa mãn được những công việc này cũng góp phần rất lớn trong việc giữ tinh thần người bệnh một cách thoải mái nhất, hạn chế tối đa việc phát sinh tình trạng mất kiểm soát hành vi. 

Chăm sóc bệnh nhân Alzheimer
Nên để người bệnh tự lập càng nhiều càng tốt

✔️ Lên kế hoạch hoạt động cho người bệnh

   Bên cạnh việc để người bệnh tự lập, khi chăm sóc bệnh nhân Alzheimer, bạn cũng cần chủ động lên kế hoạch cho họ tham gia các hoạt động bổ ích, tốt cho sức khỏe như định hướng những hoạt động có thể khiến họ vui vẻ, tránh căng thẳng như vui chơi giải trí. 

✔️ Chú ý vấn đề ăn uống khi chăm sóc người bệnh Alzheimer

   Người bệnh Alzheimer thường gặp tình trạng khó ăn uống. Vì vậy, đối tượng này thường bị mất nước, suy nhược cơ thể. Bên cạnh việc lên kế hoạch và thực đơn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, người chăm sóc có thể thử một số cách sau để giúp người bệnh ăn ngon và ăn được nhiều hơn: 

  • Kiên nhẫn: Khi người bệnh không muốn ăn, cần giữ vững tinh thần và kiên nhẫn chờ đến khi họ bình tĩnh trở lại. 
  • Hạn chế tiếng ồn: Tắt các thiết bị tạo ra âm thanh như tivi, điện thoại sẽ giúp người bệnh bị mất tập trung, xao nhãng khỏi việc ăn uống để họ tập trung hơn. 
  • Ăn cùng nhau: Thay vì để họ ăn một mình, hãy cùng ngồi vào mâm cơm và ăn cùng nhau. 

✔️ Đảm bảo an toàn cho người bệnh trong đại dịch covid-19

   Trong thời điểm đại dịch Covid đang hoành hành như hiện nay, việc giữ gìn an toàn cho người bệnh là rất cần thiết: 

  • Hạn chế đến bệnh viện thăm khám bằng cách yêu cầu bác sĩ lên đơn thuốc dài hơn. 
  • Sắp xếp người chăm sóc dự phòng trong trường hợp bạn bị nhiễm covid hoặc bị ốm. 
  • Trong trường hợp người bệnh Alzheimer mắc covid, cần trao đổi rõ tình trạng bệnh của họ với nhân viên y tế để được hỗ trợ tốt nhất. 

✔️ Giúp người bệnh Alzheimer giữ gìn vệ sinh

   Như chúng ta đã biết, bệnh Alzheimer ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ. Những người mắc bệnh này thường rất hay quên, ở tình trạng nặng, việc vệ sinh cá nhân cũng vô cùng khó khăn và họ không nhớ các bước thực hiện. Do đó, người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer cần chú ý nhắc nhở người bệnh giữ gìn vệ sinh bằng một số cách như: Dán các biển báo trong khu vực sinh hoạt quanh nhà để nhắc nhở họ cách vệ sinh cá nhân cũng như hướng dẫn họ các bước thực hiện.

✔️ Chú ý chăm sóc chính bản thân

   Thực tế, công việc chăm sóc người bệnh Alzheimer vô cùng áp lực và khó khăn, thậm chí người chăm sóc có xu hướng phải lo lắng, stress và trầm cảm nhiều hơn người bệnh. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị tinh thần và chăm sóc bản thân thật tốt bằng những cách như: 

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc người lớn để hỗ trợ chăm sóc thay phiên nhau. 
  • Tham gia các nhóm hỗ trợ để tìm hiểu thêm tài liệu để hiểu hơn về căn bệnh này.
  • Trò chuyện cùng những người có kinh nghiệm để chia sẻ cảm xúc cũng như học hỏi cách chăm sóc. 

✔️ Lên kế hoạch chăm sóc người bệnh hàng ngày

   Lên một thời gian biểu cố định về những việc bắt buộc phải làm hàng ngày khi chăm sóc người bệnh sẽ giúp bạn tránh được áp lực, căng thẳng hơn. Ví dụ như giờ đi về sinh, tắm rửa, thời gian ăn uống,… Đồng thời, tìm hiểu về những sở thích, sở ghét của người bệnh để tổ chức vui chơi, giải trí cho phù hợp. 

✔️ Tạo không gian sống an toàn cho người bệnh Alzheimer

   Người bị bệnh rất khó kiểm soát hành vi nên cần thiết phải tạo một không gian sống an toàn. Hạn chế tối đa việc người bệnh bị té ngã bằng cách lắp tay vịn hoặc thanh vịn ở những vị trí cao như cầu thang, hành lang, ban công. Sử dụng ổ khóa cho những nơi chứa đồ nguy hiểm như dụng cụ nhà bếp, thuốc thang,…

✔️ Lên kế hoạch chăm sóc dài hạn trong tương lai

   Tương lai bệnh Alzheimer thường có xu hướng tiến triển nặng nên việc lập kế hoạch cho tương lai là rất quan trọng. Bạn cần hỗ trợ bệnh nhân xác định được các công việc quan trọng như nên chăm sóc tại nhà hay đến trại dưỡng lão, những giấy tờ liên quan đến pháp lý như giấy ủy quyền, bản sao kê các khoản chi trả, di chúc,…

? Cách chăm sóc bệnh nhân Alzheimer theo từng giai đoạn bệnh

   Trong mỗi giai đoạn bệnh, biểu hiện bệnh không giống nhau nên phải áp dụng cách chăm sóc sao cho phù hợp. 

✔️ Chăm sóc giai đoạn đầu

   Giai đoạn này tình trạng bệnh chưa quá nặng, người bệnh vẫn nhận thức được nhưng thường có xu hướng cáu gắt, sợ hãi, giận dỗi, xấu hổ,… do mới phát hiện bệnh. Do đó, người nhà cần an ủi, chia sẻ tình cảm và nhẹ nhàng hết sức với bệnh nhân để xốc lại tinh thần cho họ. 

   Ở giai đoạn này, chỉ cần chú trọng giám sát họ, tránh những tai nạn không đáng có xảy ra là được, không cần thiết phải làm giúp toàn bộ. 

✔️ Chăm sóc giai đoạn giữa

   Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có biểu hiện mất trí nhớ nặng hơn nên bắt đầu cần đến sự hỗ trợ từ người chăm sóc trong nhiều hoạt động khác nhau. Đồng thời, rất cần sự thông cảm từ phía người nhà và những người thân ở xung quanh. 

   Thực tế, chắc chắn bạn khó tránh khỏi được cảm giác mệt mỏi, sa sút tinh thần khi phải chăm sóc người bệnh gặp về vấn đề tâm lý nên cần chăm sóc bản thân và tạo một nền tảng sức khỏe thật tốt. 

✔️ Chăm sóc giai đoạn cuối

   Giai đoạn này đòi hỏi người chăm sóc phải có sự kiên trì và cố gắng. Lúc này, người bệnh gần như không thể tự chủ được nhiều vấn đề nên cần sự hỗ trợ tốt. Nếu gia đình bạn có điều kiện, khi bệnh tiến triển nặng có thể chuyển người bệnh đến các trung tâm y tế hỗ trợ chăm sóc người bị Alzheimer để được chăm sóc tốt nhất. 

✔️ Chăm sóc giai đoạn cuối 1

   Trên đây là những kiến thức tổng quát về cách chăm sóc người bệnh Alzheimer. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc người thân đang gặp phải chứng bệnh này. 

? Xem thêm:

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...