Alzheimer

Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và chăm sóc

   Bệnh Alzheimer là căn bệnh thường gặp ở đối tượng người cao tuổi, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về thần kinh. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, chăm sóc người bệnh là những vấn đề được nhiều người quan tâm hàng đầu hiện nay. Hiểu được điều này, chuyên trang chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp chi tiết những thông tin liên quan đến bệnh Alzheimer trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo.  (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lục? Bệnh Alzheimer là gì?? Bệnh Alzheimer ở người già? Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi? Các giai đoạn của bệnh Alzheimer ? Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng bệnh Alzheimer? Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer? Điều trị bệnh Alzheimer? Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer? Bệnh Alzheimer có di truyền không?? Bệnh Alzheimer sống được bao lâu?? Các vấn đề chẩn đoán và tiên lượng? Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer ? Bệnh Alzheimer là gì?   Alzheimer là loại bệnh mất trí nhớ phổ biến, tiến triển từ mất trí nhớ nhẹ cho đến nặng, cuối cùng mất khả năng trò chuyện và phản ứng với môi trường xung quanh. Đây là biểu hiện của việc các tế bào thần kinh bị tổn thương, nhiều phần não bị teo đi và làm mất đi khả năng lưu giữ ký ức.  Não người bệnh Alzheimer và người bình thường    Nếu như trước đây, Alzheimer được ví như là căn bệnh tuổi già do chỉ xuất hiện ở đối tượng người cao tuổi (trên 65 tuổi). Thì nhiều năm trở lại đây, đối tượng bệnh đang có xu hướng bị trẻ hóa, độ tuổi đang được mở rộng hơn.  ? Bệnh Alzheimer ở người già    Đây là đối tượng chính mắc bệnh Alzheimer. Thông thường, khi bệnh phát hiện ở độ tuổi này thì bệnh đã ở trong giai đoạn tương đối nặng. Thường người bệnh chỉ sống được khoảng 8 – 10 năm sau khi phát hiện.  ? Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi    Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi thường không có nhiều biểu hiện rõ ràng và chỉ xác định được khi thăm khám và có biện pháp can thiệp để tìm ra nguyên nhân. Tuổi thọ ở người trẻ mắc bệnh này thường cao hơn do bệnh chưa có nhiều tiến triển nặng.  Bệnh Alzheimer khởi phát sớm – Alzheimer ở người trẻ ? Các giai đoạn của bệnh Alzheimer     Bệnh Alzheimer được chia thành các giai đoạn cụ thể:  Chưa có sự bất thường về hành vi bên ngoài. Biểu hiện nhẹ nhưng rất khó nắm bắt được và chưa gây ra những ảnh hưởng về cuộc sống cũng như công việc.  Suy giảm nhận thức nhẹ: Các biểu hiện như hay quên, khó khăn trong việc lập kế hoạch,… là biểu hiện của bệnh Alzheimer.  Suy giảm nhận thức khá nghiêm trọng: Người bệnh bắt đầu cảm thấy bối rối về chứng mất trí nhớ của mình bởi có dấu hiệu chuyển nặng hơn.  Suy giảm chức năng ghi nhớ nghiêm trọng: Đây là triệu chứng bệnh Alzheimer giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp, nhận thức chung. Thậm chí, ở nhiều người khi không có biện pháp can thiệp khiến cho bệnh diễn biến nhanh chóng còn có thể bị mất trí nhớ hoàn toàn hoặc bại liệt do những biến chứng của bệnh gây ra.  Các giai đoạn phát triển của bệnh Alzheimer ? Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng bệnh Alzheimer    Các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh Alzheimer bao gồm:  Sa sút trí nhớ và khả năng nhận thức.  Khó khăn trong quá trình giao tiếp: biểu đạt ngôn ngữ, khó đọc và viết.  Thay đổi hành vi, tâm trạng và tính cách.  ….  Những triệu chứng phổ biến của bệnh Alzheimer >> Xem chi tiêt: Tổng hợp 8 dấu hiệu bệnh Alzheimer cảnh báo nguy hiểm không nên chủ quan ? Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer    Bệnh Alzheimer khởi phát bởi một số nguyên nhân dưới đây: Xuất phát từ sự tích tụ của một loại protein ở trong não khiến các tế bào não chết dần.  Quá trình lão hóa của tuổi tác khiến cho các myelin giảm khả năng truyền dẫn thần kinh, làm chết các tế bào thần kinh. Các chất oxy hóa trong cơ thể bị rối loạn quá trình sản xuất và hoạt động. Sự tích tụ của các Amyloid là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer   Ngoài ra, các đối tượng sau đây cũng là những người có nguy cơ cao mắc bệnh: Người trên 65 tuổi Người có tiền sử gia đình mắc bệnh Alzheimer Người bị tiểu đường. Người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, stress Người có lượng cholesterol cao Người bị trầm cảm hoặc có vấn đề về tâm thần.  ? Xem chi tiết: Tổng hợp các nguyên nhân bệnh Alzheimer phổ biến và cách phòng tránh ? Điều trị bệnh Alzheimer    Để điều trị bệnh Alzheimer, trước hết người bệnh cần biết rằng: Alzheimer là căn bệnh hiện tại chưa có cách chữa khỏi triệt để. Mọi biện pháp điều trị chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng để hỗ trợ bệnh nhân cũng như kéo dài tuổi thọ. ❖ Các biện pháp điều trị bao gồm: Điều trị các triệu chứng liên quan đến hành vi: Sử dụng thuốc hoặc thay đổi môi trường chăm sóc để loại bỏ các khó khăn, trở ngại. Điều trị các triệu chứng liên quan đến nhận thức: Có 2 loại thuốc điều trị phổ biến được Hiệp hội Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ phê chuẩn lưu hành là Chất ức chế Cholinesterase (KOH-luh-NES-ter-ays) và Memantine (Namenda) Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược an toàn, lành tính    Mặc dù không chữa được tận gốc nhưng người bệnh Alzheimer hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ của mình bằng cách tìm hiểu và sử dụng các loại thực phẩm chức năng và kết hợp xây dựng chế độ sống lành mạnh. Đây là giải pháp giúp ức chế sự lão hóa của não bộ, ngăn ngừa tình trạng sa sút trí tuệ rất tốt.     Nếu bạn đọc quan tâm về cách điều trị bệnh Alzheimer có thể tìm hiểu và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lohha Trí Não. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và hoàn thiện từ 100% thảo dược tự nhiên. Trong đó, thành phần chính là cây Thông đất và Thành Ngạnh, cho tác dụng tăng cường hoạt động của trí não. Đồng thời, làm giảm tình trạng các tế bào thần kinh bị lão hóa và ngăn ngừa, cải thiện các hội chứng teo não, sa sút trí tuệ.  Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer >> Xem thêm: Phác đồ điều trị bệnh Alzheimer và các loại thuốc sử dụng ? Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer    Nếu bạn đang có người thân mắc bệnh Alzheimer và cần phải chăm sóc họ, hãy tìm hiểu thông tin về cách chăm sóc bệnh nhân Alzheimer dưới đây: Tìm hiểu về bệnh Lên kế hoạch cho các cuộc hẹn với bác sĩ để nắm được tình hình bệnh cũng như học hỏi thêm về kiến thức bệnh lý.  Ưu tiên việc để người bệnh được tự lập làm những công việc thường ngày khi họ vẫn còn có thể làm.  Quản lý hành vi ăn uống của người bệnh.  Chăm sóc bản thân tránh ốm đau, bệnh tật để duy trì được việc chăm sóc người bệnh Alzheimer một cách tốt nhất.  …. 11 điều cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh Alzheimer    Nói chung, việc chăm sóc người bệnh Alzheimer là vô cùng khó khăn và mở ra nhiều thách thức đối với người chăm sóc. Sự kiên trì và cẩn thận là những yếu tố hàng đầu mà bạn cần có để có thể làm tốt công việc này.  ? Bệnh Alzheimer có di truyền không?    Hiện nay, chưa có bất kỳ kết luận chính xác nào đối với câu hỏi bệnh Alzheimer có di truyền không. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, những gia đình có bố/mẹ/anh/chị mắc bệnh Alzheimer thì nguy cơ con/cháu mắc bệnh cũng cao hơn.     Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất khiến một cá nhân nào đó mắc bệnh Alzheimer. Những yếu tố bên ngoài như tai nạn gây chấn thương, lối sống không lành mạnh, tuổi tác và giới tính,… cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.  Dự đoán yếu tố di truyền ở bệnh Alzheimer ? Bệnh Alzheimer sống được bao lâu?    Người mắc bệnh Alzheimer sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh cũng như cách mọi người phòng, chống bệnh. Tuy nhiên, vì đây là căn bệnh chưa có giải pháp điều trị tận gốc nên thông thường, người bệnh có thể sống được khoảng 8 – 10 năm sau khi phát hiện bệnh. Một số trường hợp sử dụng biện pháp hỗ trợ tốt, sống điều độ có thể kéo dài tuổi thọ lên đến 15  – 20 năm.  Thông thường người bệnh Alzheimer có thể sống được từ 8-10 năm ? Các vấn đề chẩn đoán và tiên lượng    Về việc chẩn đoán bệnh Alzheimer cũng tương tự như các bệnh khác. Cụ thể, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp chiếu não, cắt lớp MRI để phát hiện sự bất thường ở não của người bệnh.  Theo đánh giá, việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh Alzheimer hiện nay chính xác khoảng 85%. ? Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer    Để phòng ngừa bệnh Alzheimer, mọi người có thể áp dụng một số cách sau đây: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên Tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tình nguyện, gặp gỡ bạn bè, hàng xóm, đi ra ngoài nhiều hơn.  Cải thiện chế độ ăn uống: Giảm đường, tránh các loại dầu hydro hóa và tăng cường tiêu thụ omega 3, vitamin B12 và axit folic.  Hạn chế căng thẳng, stress.  Đọc sách là 1 trong những cách giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer    Như vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi đã đưa ra đầy đủ và chi tiết những thông tin liên quan đến bệnh Alzheimer. Căn bệnh này đang ngày càng bị trẻ hóa và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên mọi người tuyệt đối không được chủ quan.  Chia sẻ

Chế độ dinh dưỡng tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Ngày nay, những người trẻ cũng có thể rơi vào tình trạng lúc quên lúc nhớ – theo các nhà nghiên cứu thì khẩu phần ăn nhiều tinh bột, đồ chay, đồ nướng… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer. 1, Ăn nhiều tinh bột Alzheimer (bệnh suy giảm trí nhớ – đãng trí) là một chứng mất trí phổ biến nhất ở người cao tuổi và trên thế giới hiện nay chưa có phương pháp hay loại thuốc nào chữa được. Những người lớn tuổi có chế độ ăn uống với hàm lượng tinh bột cao có nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ – tiền thân của bệnh Alzheimer – cao gấp 4 lần so với những người khác. Nghiên cứu mới đây của bệnh viện Mayo uy tín bậc nhất nước Mỹ cũng phát hiện ra mối liên hệ giữa việc ăn nhiều tình bột với nguy cơ mắc bệnh đãng trí cao. Trong khi đó, protein và chất béo lại có khả năng bảo vệ cơ thể người trước triệu chứng suy giảm nhận thức này. Tác giả của nghiên cứu, giáo sư Rosebud Roberts thuộc Khoa Dịch tễ học – Bệnh viện Mayo cho biết: đa số những người đã mắc phải triệu chứng suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) sẽ tiến triển thành bệnh Alzheimer. MCI là triệu chứng mất trí nhớ về bản thân và những người xung quanh nhưng không có sự thay đổi trong tính cách và tâm trạng. Ở Anh hiện nay có khoảng 800.000 người sút giảm trí tuệ, trong số đó mỗi năm có 60.000 ca tử vong. Người ta ước tính rằng: trong chúng ta, cứ 100 người thì sẽ có 6 người phát triển các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Các nghiên cứu trước đây cho thấy cứ mỗi năm lại có 10-15% trong số người mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ sẽ tiếp tục phát triển đến giai đoạn sút giảm trí tuệ. Giáo sư Roberts nhận định: “Lượng tinh bột quá lớn sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể của bạn bởi chúng tác động đến quá trình trao đổi chất glucose và insulin. Chất đường tiếp ‘nhiên liệu’ cho bộ não hoạt động, nhưng nó chỉ tốt cho bạn nếu được hấp thu với một lượng vừa phải. Lượng đường quá nhiều sẽ làm cho não bộ quá tải trong việc xử lý, từ đó ảnh hưởng đến chức năng của não, nao gồm cả chức năng ghi nhớ”. Bà cũng nói thêm rằng lượng đường quá cao có thể ảnh hưởng đến các mạch máu não đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các mảng amyloid beta – protein độc hại đối với não bộ được tìm thấy ở các bệnh nhân Alzheimer. Người ta tin rằng đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng bệnh này.  Những người có chế độ ăn uống bao gồm các chất béo hữu ích có trong các loại hạt và dầu ăn tốt cho sức khỏe giảm 42% khả năng mắc chứng suy giảm nhận thức, còn với những người hấp thu nhiều chất đạm trong thịt, cá giảm 21% nguy cơ nói trên. 2, Ăn chay Những người ăn chay dễ có nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan tới trí não như bị suy giảm trí nhớ hoặc mắc bệnh Alzheimer. Theo Praveen Gupta – một chuyên gia về thần kinh học thuộc Viện Y tế Artemis (Ấn Độ), đó là do những người ăn chay dễ bị thiếu vitamin B12, một loại vitamin có tác dụng cải thiện trí nhớ. Theo nghiên cứu tại Anh, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B12, não có thể bị teo. Lượng vitamin B12 càng thấp thì thể tích não càng giảm. Những người có mức vitamin B12 thấp nhất thì cũng bị giảm tới 1/6 thể tích não so với những người có nồng độ vitamin B12 trong cơ thể cao nhất. Cá, hải sản, thịt, trứng là những thực phẩm có hàm lượng vitamin B12 cao. Trong khi những người ăn chay lại không dùng các loại thực phẩm này. “Thiếu vitamin B12 có thể làm suy giảm khả năng làm việc tối ưu của não bộ và từ đó, dẫn đến suy giảm trí nhớ”, hãng tin New Kerala dẫn lời Gupta cho biết. Hay quên các hoạt động diễn ra trong ngày, quên tên người quen, thường xuyên giận dữ, trầm cảm là một số triệu chứng phổ biến của chứng rối loạn trí não. 3, Ăn nhiều đồ nướng Nướng thịt bằng lò nướng, vỉ nướng hay trực tiếp đun trên chảo có thể sản xuất ra các chất hóa học làm tăng nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ, dựa theo báo cáo của một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Mỹ. Các sản phẩm glycat hóa bền vững (viết tắt AGEs) được tạo ra trong quá trình đun cháy hay nướng thịt có liên quan đến các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, Alzheimer – bệnh mất trí tuổi già. AGEs được hình thành khi protein hoặc chất béo phản ứng với đường. Điều này dễ dàng xảy ra trong mọi quá trình nấu nướng, đặc biệt là khi thịt được nướng hay làm cháy. Một nghiên cứu khác từ Đại học Y khoa Icahn, New York cũng đã thử nghiệm trên người và chuột. Báo cáo mới nhất trong Viện hàn lâm khoa học chỉ ra rằng, chế độ ăn giàu AGEs có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tính chất hóa học của não bộ trong việc ghi nhớ cũng như thực hành các yêu cầu về trí tuệ. Nó dẫn đến sự tích tụ một lượng protein beta amyloid độc – một dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Những con chuột được cho ăn một lượng ít AGEs có khả năng ngăn chặn tốt hơn những protein nguy hiểm này. Những con chuột thí nghiệm tỏ ra chậm chạp hơn trong các bài kiểm tra về thể chất cũng như thể hiện trạng thái trí tuệ. Cũng theo đó, một phân tích ngắn ở những người trên 60 tuổi cho thấy, một mối liên hệ giữa mức độ cao AGEs trong máu với sự suy giảm nhận thức của họ. Hiện nay, phương pháp chữa trị cho bệnh Alzheimer vẫn còn là một hy vọng xa xôi, cho nên những biện pháp để ngăn chặn nó là rất quan trọng. Những kết quả nghiên cứu trên tuy mới chỉ mang tính chất khuyến khích chứ chưa phải là giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên đó cũng chính là những cơ sở để lạc quan với những nghiên cứu khác. Vì vậy việc sử dụng các chiến lược phòng ngừa như hạn chế ăn đồ nướng, ăn chay, ăn nhiều tinh bột…có thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer và một số bệnh suy giảm trí tuệ khác trong xã hội, thậm chí còn có cả những ảnh hưởng tích cực trên chính bản thân chúng ta. Chia sẻ

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa não nguyên phát, căn nguyên chưa rõ ràng, biểu hiện lâm sàn của bệnh là trạng thái mất trí tiến triển, không có khả năng hồi phục, sụt cân không giải thích được, khó khăn trong việc đi đứng. Bệnh Alzheimer là một loại bệnh đe dọa tuổi già khó chữa nhất, thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi. Các triệu chứng về dinh dưỡng trong thời kỳ đầu của người bệnh đó là thường cảm thấy thức ăn quá nhạt, thích đồ ăn ngọt và mặn, ăn không biết ngon hay ăn những loại thực phẩm không thường dùng hàng ngày. 1, Liệu pháp dinh dưỡng Người bị bệnh Alzheimer cần có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên nên cho người bị bệnh Alzheimer ăn nhiều rau và hoa quả tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất, hạn chế ăn các thực ăn chế biến sẵn và chất béo. Nên cho người bệnh ăn nhiều bữa nhỏ và ăn xen kẽ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều vào buổi sáng và trưa để cung cấp thức ăn và nguồn dinh dưỡng trong ngày, nên hạn chế ăn vào buổi tối. Ngoài ra người bị bệnh Alzheimer cũng cần chú ý uống nước đầy đủ và có chế độ luyện tập thể dục nhẹ nhàng. Khi cho người bệnh uống nước, không nên để người bệnh cầm cốc nước đầy vì rất dễ bị đổ, nên luyện tập giúp người bệnh cầm dụng cụ như thìa để lấy thức ăn, hoặc có thể giúp họ cầm mẩu bánh mỳ, trứng hoặc chuối để tự ăn. 2, Chế độ ăn uống cần chú ý Đối với những người bị bệnh Alzheimer cần hạn chế tối đa nồng độ cholesterol trong máu. Chính vì vậy người bệnh không nên ăn mỡ động vật, các phủ tạng. Người bệnh nên ăn nhiều cá đặc biệt là các loại cá giàu omega-3 có tác dụng chống lão hóa cho tế bào não. Tăng cường ăn rau và hoa quả tười đặc biệt là các loại sẫm màu để bảo vệ não chống lại sự lão hóa.Bênh cạnh đó cơ thể  bệnh nhân cũng cần phải được cung cấp  lượng nước đầy đủ. Không nên uống các loại nước có ga, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê…Trong các nghiên cứu cho thấy đậu nành là thực phẩm có nhiều isoflavone, có tác dụng như estrogen thực vật giúp ngăn ngừa sự lão hóa đồng thời giảm nguy cơ loãng xương cũng như chống lại sự tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, giảm thiểu những dấu hiệu tiền mãn kinh. Theo nghiên cứu thì đậu nành là thực phẩm có tác dụng chống lại bệnh Alzheimer rất tốt. Các loại ngũ cốc: Cùng với các loại trái cây, rau, các loại hạt, dầu ô liu và rượu vang, ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn Địa Trung Hải. Nghiên cứu của Đại học Columbia ở New York cho thấy chế độ ăn uống này có tác dụng tích cực trong việc làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ, có thể phát triển thành bệnh Alzheimer. Nikolaos Scarmeas, giáo sư thần kinh học tại Đại học Columbia, người tiến hành nghiên cứu trên cho biết thêm, đây là chế độ ăn có thể làm giảm viêm nhiễm, stress và các yếu tố liên quan đến tim mạch như cao huyết áp – những điều kiện này đều đóng vai trò trong việc gia tăng nguy cơ bệnh não và tim. Rượu: Uống quá nhiều rượu sẽ rất có hại cho cơ thể.Tuy nhiên nếu dùng lượng vừa phải (1 đến 2 ly mỗi ngày) sẽ có tác dụng bảo vệ não do kích thích phóng acetylchotine (chất dẫn truyền thần kinh bị khiếm khuyết trong bệnh Alzheimer). Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai không được uống rượu bởi các chất trong rượu sẽ gây nguy hại cho thai nhi. Folate và vitamin B12: Việc bổ sung folate và vitamin B12sẽ giúp cho cơ thể giảm nguy cơ bị thiếu máu đồng thời sẽ làm giảm hemocysteine (chất làm tăng nguy cơ Alzheimer và bệnh tim mạch). Vitamin chống oxy hóa: Như chúng ta đã biết vitamin E và C là hai loại vitamin có tác dụng chống lão hóa tốt nhất.Vì vậy người bệnh cần được bổ sung các loại vitamin này thông qua việc ăn uống hoặc cũng có thể bổ sung thông qua việc sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa vitamin E và C. Một số lưu ý khi chế biến đồ ăn đó là: không nên nấu ăn và đựng thực phẩm trong nồi, dụng cụ bằng nhôm. Không ăn các thực phẩm ướp gia vị có chất nhôm như aluminum sulfate hay aluminum potassium sulfate. Những người cao tuổi thường gặp khó khăn trong vẫn đề đi đứng. Tuy nhiên họ cần phải tập thể dục hàng ngày, vận động nhẹ nhàng để làm giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer ở người cao tuổi. Việc vận động trí óc cũng sẽ giúp cho người cao tuổi luyện trí nhớ. Bằng cách làm các phép tính đơn giản, tập nhớ tên người mới gặp, mới quen, kiếm công việc liên quan đến sử dụng trí nhớ để làm cũng giúp cho họ giảm nguy cơ mất trí nhớ.   Chia sẻ

Các đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm của bệnh Alzheimer

Khởi phát của bệnh thường sau tuổi 60, rất hiếm trường hợp khởi phát ở trước tuổi 40. Nữ giới thường mắc bệnh nhiều hơn nam giới (tỷ lệ 2 hoặc 3:1). Sự bắt đầu của bệnh thường rất từ từ nên thường khó có thể ghi nhận được chính xác thời gian khơỉ bệnh. Tiến triển chậm do vậy bệnh nhân vẫn duy trì được các năng lực xã hội cho đến giai đoạn toàn phát. Thường là bệnh nhân không nhận biết được những thay đổi bệnh lý của mình ở giai đoạn này. I, Các giai đoạn của bệnh Alzheimer Bệnh cảnh lâm sàng là một hội chứng sa sút trí tuệ điển hình và tiến triển của bệnh có thể được chia thành 3 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn 1: Thường kéo dài 2-3 năm, được đặc trưng bởi các triệu chứng: Suy giảm trí nhớ. Giảm hiệu suất trong giải quyết các công việc thường ngày. Rối loạn định hướng không gian. Có thể có các rối loạn khí sắc rõ rệt dẫn đến trạng thái bất an, bồn chồn, đứng ngồi không yên, dễ bị kích thích, hoặc ngược lại dẫn đến bàng quan, sững sờ, trầm cảm từ giai đoạn sớm của bệnh. Giai đoạn 2: Suy giảm trí tuệ diễn ra nhanh chóng, rõ rệt. Nhân cách cũng bắt đầu biến đổi. Thường gặp các triệu chứng biểu hiện tổn thương: vong ngôn, vong tri, vong hành, vong tính… Các rối loạn ngoại tháp đặc trưng là rối loạn tư thế, dáng điệu, tăng trương lực cơ và đặc biệt các triệu chứng giống pakinson thấy có ở gần 2/3 các bệnh nhân Alzheimer. Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối cùng. Bệnh nhân có thể nằm liệt giường, rối loạn đại tiểu tiện, các triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác …) thường xuất hiện rõ rệt trong bệnh cảnh lâm sàng. Có thể xuất hiện các rối loạn thần kinh như liệt nhẹ nửa người co cứng, bệnh nhân nằm co quắp, run, có các phản xạ nắm, mút… Các cơn động kinh cơn lớn cũng không phải là hiếm gặp. Sút cân nhanh chóng mặc dù vẫn duy trì sự ngon miệng… II, Các triệu chứng lâm sàng phân biệt bệnh Alzheimer với sa sút trí tuệ Các triệu chứng lâm sàng được nhấn mạnh để phân biệt bệnh Alzheimer với sa sút trí tuệ do các căn nguyên khác: Rối loạn trí nhớ: Là triệu chứng sớm nhất và thường gặp hơn so với quá trình sa sút trí tuệ liền lão khác. Tiến triển của rối loạn trí nhớ trong bệnh Alzheimer thường theo quy luật Ribot, các thông tin mới thu nhận được bị quên trước các thông tin đã thu nhận được từ qúa khứ.Bệnh nhân có thể nhớ rõ các sự kiện từ nhiều năm trước xong không nhớ nổi các sự kiện xảy ra 5 phút trước đó…Ở giai đoạn nặng mất cả trí nhớ xa: quên các kỷ niệm thời thơ ấu, quên cả tên vợ, chồng. Rối loạn trí nhớ địa hình thường kết hợp với rối loạn định hướng không gian từ giai đoạn rất sớm của bệnh, bệnh nhân dễ bị lạc vì không nhớ đường về nhà, về giường… Trong tiến triển, suy giảm trí nhớ thường được che lấp bằng hiện tượng bịa chuyện.Rối loạn trí nhớ được thấy là có trước các thay đổi về cảm xúc, tác phong. Vong ngôn, vong tri, vong hành: Là những triệu chứng rất thường gặp trong tiến triển của bệnh Alzheimer. Nhiều bệnh nhân còn có vong tính, vong đọc. Một số bệnh nhân có rối loạn định hướng phải trái, vong tri các ngón tay… Các triệu chứng của hội chứng Gerstman. Vong ngôn có thể xuất hiện sớm bằng các biểu hiện mất tính trôi chảy, lưu loát khi nói chuyện, hiện tượng nói lặp từ, nói dị ngữ, ngập ngừng khi nói chuyện… Các thay đổi cảm xúc: Có thể có các biểu hiện đờ đẫn hoặc lo âu, dễ bị kích thích, các triệu chứng này được thấy ở hầu hết các bệnh nhân dưới 59 tuổi. Các triệu chứng bàng quan, trầm cảm, vô cảm cũng đựơc quan sát thấy ở 3/4 bệnh nhân Alzheimer. Các triệu chứng hưng cảm ít gặp hơn. Có quan niệm cho rằng trầm cảm là triệu chứng phổ biến và xuất hiện sớm trong bệnh Alzheimer – khi mà bệnh nhân vẫn còn duy trì được khả năng tự nhận thức về bệnh của mình. Sự phản ứng tự nhiên trước bệnh tật cùng với biểu hiện mất trí nhớ ngày càng rõ rệt có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bịa chuyện ở nhiều bệnh nhân (…) Mất tri giác về bệnh (Anosognosia): Thường xuất hiện ở giai đoạn về sau của bệnh và thường được coi là có liên quan trực tiếp với các tổn thương vùng thái dương – đỉnh. Có lẽ đó là biểu hiện của cơ chế bảo vệ tâm thần. Bệnh nhân mất toàn bộ khả năng tự đánh giá về bệnh tật của mình và thường kết hợp với vong ngôn nặng dần dẫn đến rất khó khăn trong giao tiếp. Tuy nhiên có bệnh nhân vẫn còn nhạy cảm với các bất toại của mình. Các biểu hiện hội chứng Paranoid: Hoang tưởng: được thấy với tỷ lệ 16-37% các bệnh nhân bị bệnh Alzheimer. Mọi loại hoang tưởng đều có thể gặp, xong thường thấy nhất là hoang tưởng bị thiệt hại (bị trộm cắp tài sản, tiền bạc), bị theo dõi, hoặc hoang tưởng ghen tuông(cho rằng vợ, chồng mình đã phản bội…). Các hoang tưởng thường không hệ thống mà là các hoang tưởng lẻ tẻ, nhất thời. Đôi khi trên lâm sàng khó phân biệt các rối loạn hoang tưởng và hiện tượng bịa chuyện. Ảo giác: ảo thanh và ảo thị được thấy ở 16-20% các bệnh nhân , tuy việc đánh giá các triệu chứng ảo giác này là rất khó khăn trên các bệnh nhân bị suy giảm nhận thức. Xong các ảo giác được coi là biểu hiện của một giai đoạn suy giảm trí tuệ nặng thường là ở giai đoạn khoảng 1 năm sau khi bệnh khởi phát. Các ảo giác thị giác cũng cần được lưu ý là có thể gặp khi có các bệnh lý thực tổn, bệnh cơ thể cấp hoặc bán cấp xuất hiện thêm trong tiến triển của bệnh Alzheimer. Tri giác sai thực tại (misidentification) trong bệnh Alzheimer được chia làm 3 dạng: bệnh nhân tưởng tượng như có người lạ nào đó trong nhà mình, không nhận ra mình ở trong gương; và đối xử với các nhân vật, các sự kiện trong ti vi như thể là những con người và sự kiện thật trong cuộc sống thực tại. Thực tế lâm sàng 23% các bệnh nhân có biểu hiện rõ rệt ít nhất 1 trong 3 triệu chứng trên. Loại triệu chứng nữa cũng có thể gặp giai đoạn sau của bệnh là bệnh nhân nhận nhầm vợ mình là con gái hoặc là 1 người bạn, hoặc bệnh nhân cho là có người đóng giả, thay thế cho người thân của mình… Đó chính là biểu hiện của hội chứng Capgras.Lưu ý cần phân biệt triệu chứng tri giác sau thực tại với các biểu hiện hoang tưởng, vong ngôn, vong tri. Các rối loạn tác phong gợi ý rối loạn chức năng thùy thái dương trong bệnh Alzheimer, đặc biệt các triệu chứng giống hội chứng Kluver – Bucy ở động vật bị phẫu thuật rạch thùy thái dương 2 bên: Vong tri thị giác thường là triệu chứng đầu tiên được chú ý, đặc biệt bệnh nhân không thể nhận được khuôn mặt một người quen hoặc chính mình trong gương. Hiện tượng này thường dẫn đến khuynh hướng kiểm tra và đụng chạm vào đối tượng bằng mồm ” Hyperorality” hoặc sờ vào mọi đồ vật mà bệnh nhân nhìn thấy (Hypermetamorphosis). Còn có thể thấy hiện tượng bệnh nhân ăn không phân biệt mọi thứ có được (Hmperphagia). Các biến đổi về nhân cách: Các biến đổi về nhân cách của bệnh nhân là những triệu chứng gây khó khăn rất lớn cho gia đình trong việc chăm sóc và chịu đựng đối với người bệnh. Có thể là các nét nhân cách tiền bệnh lý được nhấn mạnh lên trong quá trình phát triển bệnh. Bệnh nhân trở nên thu mình lại, ít hoặc không quan tâm đến hậu quả của các hành vi mà họ gây ra đối với người khác, mất dần các ham thích hứng thú cũ, trở nên cáu kỉnh, độc đoán. có bệnh nhân trở nên bủn xỉn, hoài nghi, ghen tuông vô lý, trẻ con hoá. Tác phong ăn mặc cẩu thả, có khuynh hướng cóp nhặt bẩn thỉu: thường thù địch với các thành viên trong gia đình và ngươi chăm sóc họ. Động kinh: Đôi khi được dùng để chẩn đoán phân biệt và được ghi nhận ở 75% các trường hợp bệnh Alzheimer. Các cơn co giật nhẹ ở giai đoạn sớm. Các cơn lớn chủ yếu thấy ở giai đoạn phát triển về sau của bệnh. Các cơn co giật thường có nguồn gốc từ thuz thái dương với các đặc tính: nhai, chép môi, liếm môi… Các rối loạn về tư thế, dáng điệu: ở các giai đoạn về sau của bệnh. Các rối loạn ngoại tháp như Pakinson, co cứng, tăng trương lực cơ… được thấy ở các thể điển hình. Các rối loạn hành vi như kích động, kêu khóc ban đêm, đi lang thang, các cơn loạn dục… cũng là những biểu hiện đặc trưng của Alzheimer giai đoạn muộn. Grustafon và Nilsson còn nhấn mạnh giá trị của triệu chứng sút cân nhanh và dùng biểu hiện này để phân biệt bệnh Alzheimer với các dạng sa sút trí tuệ khác. III, Các biểu hiện cận lâm sàng Đến nay, có rất nhiều tiến bộ kỹ thuật và các thành tựu trong nghiên cứu các biểu hiện cận lâm sàng của sa sút trí tuệ nhất là trong bệnh Alzheimer (EEG, C.T scan, Single photon emision tomography (SPET), positon emision Tomography (PET …). Điện não đồ: Các biểu hiện bất thường trên điện não gặp nhiều hơn các dạng sa sút trí tuệ khác. Các thay đổi chắc chắn được thấy thậm chí trong những giai đoạn rất sớm của bệnh Alzheimer. Giai đoạn sớm bao gồm: Giảm các hoạt động α đôi khi mất hoàn toàn nhịp α. Đây là đặc tính đặc trưng của bệnh Alzheimer và có giá trị trong chẩn đoán phân biệt với các thể sa sút trí tuệ khác. Giai đoạn muộn hơn: Xuất hiện các sóng chậm, lan toả, điển hình là các sóng theta không đều và các sóng delta. Các biểu hiện khu trú hoặc kịch phát hiếm gặp ngay cả trên các bệnh nhân có các cơn động kinh. Computed Tomography (C.T): Rất có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân sa sút trí tuệ. Trong bệnh Alzheimer có các biểu hiện của hình ảnh teo não, và giãn não rộng các não thất. Teo não: biểu hiện rõ rệt của teo vỏ não, các khoang dưới nhện giãn rộng, khe sylveus giãn rộng, các nếp nhăn ở vỏ não nổi rõ… teo vỏ não lan toả xong vẫn có khuynh hướng ưu thế, rõ n t hơn ở thùy thái dương vùng hồi hải mã. Teo não được thấy ở một tỷ lệ khá cao các bệnh nhân mất trí Alzheimer khởi phát ở tuổi dưới 65. Giãn rộng não thất: Có thể ở cả não thất 3 và nhất là não thất bên. Việc giãn rộng não thất tương ứng với các thay đổi acetyl – cholinesterase trong dịch não tuỷ. sự tăng rõ rệt kích thước não thất sau 1 năm được xem như là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh Alzheimer. Có thể thấy hình ảnh màng não dày lên một chút do lắng đọng Collagen một số bệnh nhân. Chia sẻ

Đi chơi nhiều để chống lại Alzheimer

Vui chơi, giải trí cùng các hoạt động lành mạnh là “phương thuốc” mà bất kỳ người cao tuổi nào cũng phải “uống” để dự phòng và hỗ trợ điều trị căn bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer, theo GS.TS. Phạm Thắng – Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương.   Đi chơi nhiều nơi là cách chống lại bệnh Alzheimer hiệu quả  Đối với người cao tuổi, đáng sợ nhất không phải là cái chết mà đó là căn bệnh sa sút trí tuệ, khiến họ sống mà phải quên dần tất cả mọi thứ. Thoái hóa thần kinh do bệnh Alzheimer là căn bệnh hiện vẫn không có phương pháp nào điều trị khỏi. Các nghiên cứu nhằm tìm ra cách điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này đều đã thất bại nên các chuyên gia thần kinh tập trung vào làm thế nào để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh phát triển. GS.TS. Phạm Thắng – Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương chia sẻ về bệnh Alzheimer Theo GS.TS. Phạm Thắng, những điều mà người cao tuổi cần chú ý thực hiện để tuổi già luôn khỏe và minh mẫn là: Đi chơi nhiều: Các nghiên cứu về Alzheimer và người cao tuổi trên thế giới đã chứng minh rằng, giao tiếp xã hội, karaoke, nhậu nhẹt nhẹ nhàng vui vẻ, gặp gỡ những người bạn mới, những địa điểm mới sẽ giúp người cao tuổi dự phòng căn bệnh sa sút trí tuệ hiệu quả. Ngược lại, những người chỉ suốt ngày quanh quẩn trong nhà, ngoài sân, khả năng mắc Alzheimer là rất cao, thậm chí là nặng hơn so với những bệnh nhân khác. Hoạt động trí óc: Ép não phải “vận động” là điều cốt lõi trong học thuyết Dự trữ trí nhớ. Theo thuyết này, não bộ con người có khả năng dự trữ thông tin nếu con người không ngừng nạp vào đầu mình những tri thức mới và suy nghĩ về nhiều vấn đề khác nhau. Người cao tuổi nên tham gia vào câu lạc bộ văn thơ, đố chữ, đọc sách báo, nghe truyền hình… thậm chí là chơi tá lả, tổ tôm vui vẻ cũng là cách khiến cho não bộ khỏe hơn. Với những người tích cực động não, họ sẽ có các biểu hiện bệnh lâm sàng nhẹ hơn là những người lười suy nghĩ. Kiểm soát các bệnh về mạch máu: Các bệnh liên quan đến mạch máu như tim mạch đái tháo đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp… không chỉ gây ra sa sút trí tuệ mạch máu, nó cũng là một tác nhân xúc tác cho các triệu chứng của thoái hóa thần kinh do sa sút trí tuệ Alzheimer nặng hơn nhiều so với những bệnh nhân khác. Người cao tuổi cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đồng thời, đo huyết áp thường xuyên. Những người giữ được huyết áp dưới 150/90 và uống ít hơn hai cốc rượu nhỏ mỗi ngày có thể kiểm soát bệnh Alzheimer tốt hơn. Ngoài ra, dự phòng bệnh bằng những loại thực phẩm chức năng có chứa thành phần Huperzine A chiết xuất từ cây thạch tùng – một loại thảo dược quý hiếm cũng là một phương pháp tốt để kiểm soát bệnh lý về sa sút trí tuệ, Alzheimer. Hoạt chất huperzine A là một trong số ít những loại hoạt chất có khả năng tác động trực tiếp tới các tế bào thần kinh, bảo vệ bộ não, phục hồi các chức năng bị suy giảm của não bộ. Chia sẻ

Những tiến bộ mới trong điều trị bệnh ALZHEIMER

Ca bệnh Alzheimer đầu tiên được mô tả vào năm 1907. Từ đó đến nay, số lượng bệnh Alzheimer được báo cáo ngày càng gia tăng, đặc biệt khi tuổi thọ của con người ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê năm 2005 tại châu Âu, số ca bệnh sa sút trí tuệ mới nhiều hơn các bệnh lý khác như đột quỵ, tiểu đường, ung thư vú.   Hình minh hoạ: Não bộ người khỏe mạnh và người mắc bệnh Alzheimer Mục lụcI, GIỚI THIỆUII, VAI TRÒ CỦA BETA-AMYLOID VÀ TAU-PROTEIN TRONG CHẨN ĐOÁN1, Sự tạo thành amyloid b-42(giả thuyết dòng thác amyloid)2, Sự tạo thành đám rối sợi thần kinh(giả thuyết Tau-protein)III, VAI TRÒ CỦA DI TRUYỀN HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN ALZHEIMERIV, HÌNH ẢNH HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN ALZHEIMER1, Vai trò của MRI2, Vai trò của PET scanV, TIÊU CHUẨN MỚI CHẨN ĐOÁN BỆNH ALZHEIMERVI, ĐIỀU TRỊ1, Lịch sử tiến triển của quá trình điều trị bệnh Alzheimer.2, Vai trò của điều trị miễn dịch3, Phương pháp phòng ngừa hữu hiệuVII, KẾT LUẬN I, GIỚI THIỆU Bệnh Alzheimer là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý sa sút trí tuệ, nó gây ra tình tạng mất trí nhớ, mất các chức năng nhận thức, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng  sống và làm việc của người bệnh. Ca bệnh Alzheimer đầu tiên được mô tả vào năm 1907. Từ đó đến nay, số lượng bệnh Alzheimer được báo cáo ngày càng gia tăng, đặc biệt khi tuổi thọ của con người ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê năm 2005 tại châu Âu, số ca bệnh sa sút trí tuệ mới nhiều hơn các bệnh lý khác như đột quỵ, tiểu đường, ung thư vú. Tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer tăng dần theo tuổi, từ khoảng 5% của người dưới 75 lên đến 40-50% của người sau 85 tuổi. Hoa Kỳ dự đoán đến năm 2030, số lượng bệnh nhân Alzheimer của họ khoảng 600.000, trong đó 50% là bệnh nhân trên 85 tuổi. Việt Nam chúng ta đương nhiên cũng không thể nào thay đổi khác hơn các nước này, chẳng qua do chúng ta chưa thống kê nên không có số liệu to lớn như các nước. Bệnh sa sút trí tuệ luôn đi kèm với một khoảng ngân sách điều trị khổng lồ và một gánh nặng về thể chất cũng như tinh thần lên bệnh nhân và người thân của họ. Bệnh Alzheimer là hậu quả của quá trình thoái hóa gây ra chết tế bào thần kinh. Hai hình ảnh giải phẩu học chính là  các mảng Amyloid và các đám rối sợi thần kinh. Cho đến nay, chẩn đoán bệnh Alzheimer vẫn chủ yếu dựa vào đánh giá lâm sàng theo tiêu chẩn DSM IV: giảm trí nhớ và chức năng nhận thức đủ nặng để ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Không may, vào thời điểm này của bệnh nhân, bệnh (do sự tích tụ của mảng amyloid và đám rối sợi thần kinh ở vùng thái dương trong và vỏ não mới- neocortex) đã làm tổn thương não từ lâu và gây ra chết tế bào thần kinh và sinapse không thể hồi phục. Do đó xác định và điều trị được bệnh sớm nhất có thể, trước khi có biểu hiện triệu chứng, là ước muốn và mục tiêu cho các nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer hiện nay. II, VAI TRÒ CỦA BETA-AMYLOID VÀ TAU-PROTEIN TRONG CHẨN ĐOÁN Đầu tiên xin nhắc lại cơ chế sinh bệnh Alzheimer vì đây là nền tảng của các nghiên cứu chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer. Như chúng ta đã biết, bệnh Alzheimer là một rối loạn phức tạp với nhiều cơ chế sinh bệnh được đề cập như nhiễm siêu vi, stress oxy hóa, chết tế bào hàng loạt… nhưng giả thuyết thuyết phục nhất hiện nay có lẽ là do ảnh hưởng của b-amyloid42 và tau-protein.13 1, Sự tạo thành amyloid b-42(giả thuyết dòng thác amyloid) Các protein tiền chất amyloid (APP) là những glucoprotein nằm trên bề mặt màng tế bào, đặc biệt rất nhiều trên màng thần kinh, có vai trò trong sự điều hòa sự sống, tăng trưởng và kết hợp các tế bào thần kinh. Các APP này bình thường, khi được cắt bởi men a-secretase sẽ tạo thành các đoạn hòa tan và không bị kết lại. Nhưng khi APP bị cắt bởi b-secretase và g-secretase, amyloid b-40 hoặc amyloid b-42 sẽ được tạo thành. Sản phẩm amyloid b-42 là một chất không hòa tan sẽ kết tụ lại tạo thành mảng amyloid. Nhiều mảng amyloid trong khoảng gian bào sẽ kích quá trình viêm, lớn lên dần và chèn ép gây nên chết tế bào thần kinh. 2, Sự tạo thành đám rối sợi thần kinh(giả thuyết Tau-protein) Bình thường, tau-protein là những vi ống nhỏ có vai trò chuyên chở các chất trong tế bào thần kinh. Do quá trình phosphoryl hóa bất thường, các vi ống này bị xoắn lại tạo nên các đám rối sợi thần kinh (NFTs) trong thân tế bào và phần gốc của sợi trục thần kinh. Quá trình này đã làm phá vỡ chức năng tế bào và gây chết tế bào. Từ khi xác định được vai trò của amyloid b42 và tau-protein trong sinh bệnh của Alzheimer, nhiều nghiên cứu tiến hành tìm kiếm mối tương quan giữa chúng với bệnh. Năm 1993, Vandermeeren và CS đã ghi nhận nồng độ tau-protein tăng cao trong dịch não tủy bệnh nhân Alzheimer hơn khi so sánh với người bình thường.14 Đến 1995, Motter và CS ghi nhận có sự giảm đáng kể nồng độ amyloid b42 trong dịch não tủy của bệnh nhân Alzheimer. Như ta đã biết, bamyloid là những protein hòa tan được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của tế bào não và được tiết vào trong dịch não tủy. Trong khi đó, bA42 là một protein không hòa tan, phần lớn sẽ kết tụ với nhau để tạo thành mảng amyloid sinh ra bệnh Alzheimer. Đó là lý do, bA42 có ít trong dịch não tủy. Từ đó đến nay, sự thay đổi của các chất đánh dấu này trong dịch não tủy trở thành mục tiêu chứng minh của nhiều nghiên cứu18 và hiện nay nó được dùng trong các chẩn đoán và nghiên cứu bệnh Alzheimer.19 III, VAI TRÒ CỦA DI TRUYỀN HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN ALZHEIMER Gần đây, có bằng chứng cho thấy có sự thay đổi về gien làm gia tăng sự tạo nên protein bamyloid ở những bệnh nhân Alzheimer có tính chất gia đình. Đó là đột biến gien tạo bAPP ở NST 21 làm tăng sản xuất amyloid b-42 ở các bệnh nhân Alzheimer khởi bệnh sớm; tương tự như vậy ở đột biến gen presinilin-1 (PS-1) ở NST 14 và PS-2 ở NST 1. Từ đó chỉ định xét nghiệm gen đột biến bAPP, PS-1, PS-2 được chỉ định cho các trường hợp sa sút trí tuệ sớm dạng Alzheimer khởi bệnh sớm để giúp chẩn đoán xác định.16 Riêng khiếm khuyết gen Apolipoprotein e4 allen có liên quan với Alzheimer khởi bệnh muộn. e4 allen xuất hiện với tỉ lệ cao ở bệnh Alzheimer nhưng cũng thấy hiện diện ở 30% người bình thường, nên nó là một chất đánh dấu để giúp chẩn đoán phân biệt ở các bệnh nhân có rối loạn trí nhớ.17 IV, HÌNH ẢNH HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN ALZHEIMER 1, Vai trò của MRI Hiện nay, gần như người ta chỉ dùng CT Scan não để chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân khác bệnh Alzheimer như tụ máu dưới màng cứng… MRI với ưu thế về nhu mô não và dịch đã trở thành chỉ định thường quy khi nghi ngờ bệnh Alzheimer. Mục đích MRI là để đánh giá teo não lan tỏa của bệnh Alzheimer, đặc biệt phát hiện teo thùy thái dương trong trong chẩn đoán bệnh giai đoạn sớm. Các lát cắt T1 hoặc T2 ở tư thế coronal đi qua hải mã thường được sử dụng để đánh giá. Điểm khó khăn ở đây là làm sao đánh giá được đâu là teo do bệnh, đâu là teo do lão hóa tuổi già. Kỹ thuật đo thể tích bằng phương pháp vẽ bán tự động kết hợp với máy tính thường được các tác giả sử dụng. Bằng phương pháp này, Jack và CS đã đánh giá thể tích thùy thái dương trong của 220 người và ghi nhận phân biệt Alzheimer với nhóm chứng đạt độ nhạy 82% và độ đặc hiệu 80%.20 Bằng phương pháp đánh giá định lượng bằng bảng phân độ thị giác, teo thùy thái dương trong được chia làm 4 độ: 0 (không teo) đến 4 (teo nặng). Thang phân độ được dựa trên sự lượng giá bằng mắt về thể tích của thùy thái dương trong (bao gồm hồi hải mã và hồi răng), hồi cạnh hải mã và thể tích của khoang dịch não tủy bao quanh. Khi so sánh phương pháp đo thể tích bằng máy và phương pháp phân độ thị giác trên 143 người, Wahlun và CS thấy phương pháp phân độ thị giác cho kết quả rất khả quan.21 2, Vai trò của PET scan Ở các bệnh nhân Alzheimer, sự suy giảm sử dụng glucose, được xác định lởi FDG PET, có tính chất tiến triển, liên quan với mức độ nặng của sa sút trí tuệ, và dự đoán được chẩn đoán mô bệnh học của Alzheimer. Tiếp nối kết quả của các nghiên cứu trước đây, các nghiên cứu trong năm 2006 và đầu 2007 đã cho thấy có thể sử dụng sinh hóa học và hình ảnh học như là một yếu tố đánh dấu (maker) để chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer. Bouwman và cộng sự 3  đã đo lường sự teo thùy thái dương trong, và định lượng tau protein và b-amyloid trong dịch não tủy của 59 bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) và chưa có một sự ảnh hưởng nào đến chất lượng cuộc sống. Các bệnh nhân này sau đó được theo dõi 2 năm. Kết quả họ ghi nhận có 94% của 16 bệnh nhân với yếu tố đánh dấu sinh học và hình ảnh học bất thường đã chuyển sang sa sút trí tuệ, trong khi mà chỉ có 30% của 20 người có các yếu tố đánh dấu bình thường chuyển sang sa sút trí tuệ. Trong năm 2006, bằng việc sử dụng chất gắn đồng vị phóng xạ PIB (gắn kết với b-amyloid42) có thể phát hiện bằng PET scan, Fagan và cộng sự 6 đã ghi nhận b-amyloid42 lắng đọng nhiều trong não của người bệnh Alzheimer đi kèm với nồng độ b-amyloid42 thấp trong dịch não tủy. Jagust và cộng sự 7 đã nghiên cứu giai đoạn sớm của bệnh bằng cách đo sự teo thùy thái dương trong và chuyển hóa glucose trong não ở 60 người già trí nhớ bình thường trong cộng đồng và theo dõi họ trong 4 năm để phát hiện sự suy giảm nhận thức và bệnh Alzheimer. Họ thấy rằng cả hai yếu tố đánh dấu hình ảnh học bất thường (MRI và PET) đều đi kèm với sự suy giảm nhận thức. Đây là hai trong nhiều nghiên cứu dài hạn gần đây về chất đánh dấu sinh học và hình ảnh học để chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer tiền lâm sàng. V, TIÊU CHUẨN MỚI CHẨN ĐOÁN BỆNH ALZHEIMER Trước những thành tựu nêu trên trong nghiên cứu sa sút trí tuệ, một tiêu chuẩn chẩn đoán Alzheimer mới đã được các chuyên gia đầu ngành sa sút trí tuệ đề ra, đặc biệt để ứng dụng trong nghiên cứu để có một chẩn đoán bệnh Alzheimer một cách chính xác. Sau đây là bảng tiêu chuẩn chẩn đoán Alzheimer 2007 dùng trong nghiên cứu. Tiêu chuẩn chẩn đoán Alzheimer 2007: the NINCDS–ADRDA criteria revised.5 Tiêu chuẩn chẩn đoán Probable AD: tiêu chuẩn A cộng với một hoặc nhiều đặc điểm hổ trợ B, C, D hoặc E Tiêu chuẩn chẩn đoán chínhA. Giảm trí nhớ xuất hiện sớm và có các đặc điểm sau: Giảm từ từ và tăng dần trong hơn 6 tháng, được ghi nhận bởi bệnh nhân hoặc người thân. Có bằng chứng khách quan về giảm trí nhớ trong các test đánh giá: thường bao gồm khiếm khuyết sự nhớ lại sau khi quá trình mã hóa đã được kiểm soát. Giảm trí nhớ có thể biểu hiện độc lập hoặc đi kèm với giảm các chức năng nhận thức khác lúc khởi bệnh hoặc trong quá trình tiến triển bệnh Alzheimer Các đặc điểm hổ trợ:B. Hiện diện teo thùy thái dương trong Giảm thể tích vùng hải mã, vỏ não khứu trong, amygdala khi đánh giá bằng các thang điểm thị giác hoặc bằng phương pháp định lượng vùng trên MRI não (đã được chuẩn hóa ở não người bình thường) C. Bất thường về chất đánh dấu sinh học trong dịch não tủy Nồng độ -amyloid42 thấp, nồng độ tau-protein tăng, hoặc nồng độ phospho-tau tăng, hoặc kết hợp cả ba. Các chất đánh dấu khác được chứng minh trong tương lai D. Các dạng hình ảnh chức năng đặc hiệu trên PET Chuyển hóa glucose bị giảm ở vùng đính – thái dương hai bên. Hiện diện các gắn kết được chứng minh có liên quan trong tương lai như PIB hoặc FDDNP. E. Chứng minh có đột biến gen trội bệnh Alzheimer trong dòng họ gia đình. Các tiêu chuẩn loại trừ:Bệnh sử Khởi phát đột ngột Các triệu chứng sau xuất hiện sớm: rối loạn dáng bộ, co giật, thay đổi hành vi. Đặc điểm lâm sàng: Có dấu thần kinh khu trú: yếu nửa người, mất cảm giác, khiếm khuyết thị trường. Các dấu ngoại tháp xuất hiện sớm. Các bệnh lý khác đủ nặng để ảnh hưởng đến trí nhớ và các triệu chứng khác: Sa sút trí tuệ không phải bệnh Alzheimer Trầm cảm nặng Bệnh lý mạch máu não Nhiễm độc chất hoặc kim loại (cần phải có các xét nghiệm chuyên biệt) Bất thường trên MRI FLAIR và T2 vùng thái dương trong gợi ý đến nhiễm trùng hoặc nguyên nhân mạch máu. Bệnh Alzheimer được chẩn đoán xác định nếu hiện diện các đặc điểm sau: Cả hai bằng chứng bệnh trên lâm sàng và mô bệnh học (sinh thiết não hoặc tử thiết), như yêu cầu của tiêu chuẩn NIA-Reagan về chẩn đoán giải phẩu bệnh Alzheimer;13  cả hai bằng chứng phải cùng hiện diện. Cả hai bằng chứng bệnh trên lâm sàng và gen (đột biến nhiễm sắc thể 1, 14, hoặc 21); cả hai bằng chứng phải cùng hiện diện. VI, ĐIỀU TRỊ 1, Lịch sử tiến triển của quá trình điều trị bệnh Alzheimer. Năm 1907, ca lâm sàng bệnh Alzheimer đầu tiên được báo cáo. Những năm 1980s, giả thuyết cholinergic được trình bày. Năm 1993, thuốc ức chế cholinesterase đầu tiên (tarcrine) được giới thiệu. Sau đó, lần lược là các thuốc khác của nhóm: donepezil (1997), rivastigmine (1998) và galantamine (2001) Hiệu quả của các thuốc ức chế men Cholinesterase (ChEIs) như galamtamine, dopenezil và rivastigmine trong điều trị Alzheimer giai đoạn nhẹ đến trung bình đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng. Do đó, ChEIs là thuốc được đề nghị sử dụng hàng đầu khi có chẩn đoán Alzheimer. Tuy vậy, thuốc chỉ có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và hiệu quả càng cao khi bệnh được điều trị càng sớm. Sự chết tế bào hàng loạt là đặc điểm bệnh lý của bệnh Alzheimer. Phản ứng này sẽ kích thích phóng thích glutamate quá nhiều góp phần nặng thêm quá trình chết tế bào. Ức chế thụ thể glutamate (NMDA receptors) sẽ làm giảm sự chết tế bào. Giả thuyết glutamic được Greenamyre đề cập đến năm 1988 Năm 1989, memantine, một chất có ái lực trung bình với thụ thể NMDA, có tác dụng điều hòa dẫn truyền thần kinh, được giới thiệu tại Đức. Đến 9/2004, memantine được FDA công nhận để điều trị Alzheimer giai đoạn trung bình đến nặng. Memantine có thể dùng một mình hoặc phối hợp với nhóm ChEIs. Hiện nay, với nhiều bằng chứng về sự liên quan giữa bệnh Alzheimer và bệnh lý mạch máu não, nên các nhóm thuốc có tác động lên mạch máu não như nicergoline (Sermion), piracetam (Nootropyl) được một số tác giả sử dụng như thuốc phối hợp điều trị bệnh Alzheimer. Một số thuốc khác, mặc dù đang được sử dụng rất nhiều nhằm mục đích phòng ngừa như  gingko biloba, anti-inflammatory, selegiline, estrogens, vitamin E hoặc statins, lại chưa có đủ bằng chứng thuyết phục. 2, Vai trò của điều trị miễn dịch Với sự phát hiện các chất đánh dấu có thể giúp phát hiện bệnh Alzheimer sớm ở giai đoạn tiền lâm sàng, việc điều trị phòng ngừa càng được quan tâm hơn. Như chúng ta đã biết, bệnh Alzheimer là một rối loạn phức tạp với nhiều cơ chế sinh bệnh được đề cập như nhiễm siêu vi, stress oxy hóa, chết tế bào hàng loạt… nhưng giả thuyết thuyết phục nhất hiện nay có lẽ là do ảnh hưởng của b-amyloid42 và tau-protein. Phương pháp điều trị miễn dịch để loại bỏ hoặc làm giảm amyloid gây bệnh trở thành một phương pháp hứa hẹn khi các báo cáo của Lombardo (2003)9 và Brendza (2005)4  ghi nhận kháng thể anti-A đã loại bỏ hoàn toàn các mảng amyloid và cải tạo các đám rối viêm thần kinh ở các con chuột già trong mẫu nghiên cứu. Thử nghiệm lâm sàng về tiêm vaccin chống b-amyloid42 ở người đã được tiến hành từ 2001 và cho thấy có đáp ứng tạo kháng thể. Tuy nhiên, nghiên cứu phải dừng lại vì có 6% trường hợp đáp ứng miễn dịch bị viêm não màng não và có 2 trường hợp tử vong sau đó.1,11  Nghiên cứu về miễn dịch thụ động 2 cũng cho thấy nó có thể loại bỏ được b-amyloid42 và một thử nghiệm lâm sàng 15  dùng kháng thể đơn dòng kháng b-amyloid42 ở người cũng đã được bắt đầu gần đây. Một số hướng nghiên cứu mới cũng đang được tiến hành22  như ức chế men secrectase (tách peptide khỏi protein tiền chất APP), kháng thể kháng tau-protein… 3, Phương pháp phòng ngừa hữu hiệu Trong khi chờ đợi một phương pháp điều trị sớm hữu hiệu, chúng ta cần làm gì để tăng khả năng chịu đựng của não chống lại các tổn thương do hậu quả lắng đọng amyloid gây ra? Một câu trả lời không được vui nhưng khá rõ ràng: hãy sống cẩn thận. Điều này có nghĩa là hãy tránh hoặc điều trị các yếu tố nguy cơ mạch máu, ăn uống đúng mực, tạo tinh thần sảng khoái và giữ cơ thể gọn gàng. Trong một báo cáo năm 2006, Larson và cộng sự 8 đã theo dõi 1295 người dân sống trong cộng đồng không tập thể dục hoặc tập ít hơn ba lần một tuần và 445 người tập thể dục đều đặn từ ba lần mỗi tuần trở lên.  Qua 6 năm theo dõi, nhóm tập thể dục đã giảm hơn 40% nguy cơ sa sút trí tuệ và thời gian khởi bệnh sa sút trí tuệ chậm hơn 4 năm ở tuổi 80 khi so với nhóm không tập thể dục. Kết quả này đã ủng hộ quan điểm tập thể dục làm kích thích các protein tham gia cải tạo các tế bào thần kinh. Do đó, tập thể dục không những giữ cơ thể gọn gàng và khỏe mạnh, mà còn có lợi cho não trong việc bảo vệ tế bào thần kinh. VII, KẾT LUẬN Mười bảy năm sau thành tựu vang dội của điều trị bệnh Alzheimer – lần đầu tiên Tarcine, thuốc ức chế men Cholinestera, được giới thiệu – chúng ta có thể sắp bước vào một kỷ nguyên mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer. Hy vọng rằng bệnh nhân và gia đình của họ sẽ nhanh chóng nhận được những kết quả thực tiển từ những tiến bộ của khoa học. Chia sẻ

Loading...