Alzheimer

Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối - Những vấn đề cần lưu ý

   Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối thường mất hầu hết khả năng sinh hoạt hằng ngày như đi lại, vệ sinh, ăn uống… Vì thế, việc chăm sóc cũng khó khăn hơn bình thường. Vậy cần làm gì để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, người thân cũng không quá mệt mỏi? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có kiến thức cơ bản về hội chứng này.     Giống như tên gọi, “kẻ đánh cắp ký ức”, Alzheimer khiến trí nhớ con người giảm sút. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, hành động của bệnh nhân. Hiện chưa có cách nào để đảo ngược quá trình diễn biến của bệnh, đặc biệt khi bệnh đang ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nắm được những thông tin cần thiết sẽ giúp cuộc sống người bệnh nhẹ nhàng hơn.  (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Các giai đoạn bệnh1, Giai đoạn mất trí nhớ nhẹ – Giai đoạn hay quên2, Giai đoạn mất trí nhớ vừa phải – Giai đoạn lẫn lộnII – Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối – Những điều cần lưu ýII.1 – Dấu hiệu nhận biết giai đoạn cuối của bệnh AlzheimerII.2 – Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuốiII.3 – Những vấn đề cần lưu ý khi bệnh nhân bước vào giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer I – Các giai đoạn bệnh 1, Giai đoạn mất trí nhớ nhẹ – Giai đoạn hay quên Giai đoạn này thường kéo dài khoảng từ 2 đến 4 năm. Người bệnh có thể bị các triệu chứng như sau: Đờ đẫn, ít lanh lợi. Ít ham thích các hoạt động và các thú tiêu khiển. Không sẵn sàng làm những điếu gì mới. Không thích nghi được với những thay đổi. Giảm khả năng quyết định và đặt kế hoạch. Chậm hiểu những khái niệm phức tạp. Đổ thừa ngay là người khác “ăn cắp” khi đồ đạc bị thất lạc. Nghĩ tới bản thân mình nhiều hơn, ít quan tâm đến người khác và cảm xúc của người khác. Thường hay quên chi tiết về những sự kiện vừa mới xảy ra. Thường hay lặp đi lặp lại hay nửa chừng quên mất điều mình đang nghĩ. Dễ cáu kỉnh hay buồn bực khi không làm được việc nào đó. Tìm kiếm những gì quen thuộc, lẩn tránh những điều xa lạ. 2, Giai đoạn mất trí nhớ vừa phải – Giai đoạn lẫn lộn Thường giai đoạn này là giai đoạn dài nhất của bệnh và có thể kéo dài từ 2 đến 10 năm. Người bệnh có thể: Cần người khác giúp đỡ hay giám sát khi phải làm việc gì. Rất hay quên các sự kiện vừa xảy ra gần đây – những việc xảy ra đã lâu thì bệnh nhân nhớ rõ hơn là việc vừa mới xảy ra, nhưng bệnh nhân có thể quên bớt hay lẫn lộn một số chi tiết. Bị lẫn không nhớ rõ thời gian và địa điểm hay giờ giấc – có thể đi mua đồ(shop) vào ban đêm. Bị lạc đường ngay nếu đi tới chỗ lạ. Quên tên bạn bè hay người thân trong gia đình hoặc lẫn lộn giữa người này với người kia trong gia đình. Quên tắt bếp đun nồi, ấm nước. Đi lang thang ngoài đường, có khi lang thang vào ban đêm và nhiều khi bị lạc hoàn toàn. Có hành động khác thường như bận đồ ngủ ra đường. Nhìn hoặc nghe thấy những điều không thấy trước mắt. Hay lặp đi lặp lại. Cảm thấy an toàn hơn khi ở nhà và tránh không muốn đi chơi. Sao lãng việc ăn uống và giữ gìn vệ sinh (có thể họ nói là đã tắm rửa hay đã ăn xong nhưng thực ra họ chưa tắm, chưa ăn.) Trở nên giận dữ, bực bội hay buồn rầu rất nhanh. II – Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối – Những điều cần lưu ý    Bởi đây là giai đoạn cuối nên người nhà cần hết sức lưu ý cũng như chăm sóc người bệnh cẩn thận, tránh những tình huống không may xảy ra. II.1 – Dấu hiệu nhận biết giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer    Cùng điểm qua một số triệu chứng thường gặp khi bệnh đã trong giai đoạn tiến triển nặng. Cụ thể như sau:  Giờ giấc ngủ, nghỉ bị đảo lộn  Không thể di chuyển mà phải dùng xe lăn  Không thể tự ăn uống, cảm thấy khó nuốt Không nhận thức được về thế giới xung quanh  Dễ kích động vào một số thời điểm cố định trong ngày Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng  Vệ sinh không tự chủ hoặc gặp khó khăn trong vấn đề này  Tính cách thay đổi: nóng giận, bất hợp tác Cơ bắp dần cứng lại… II.2 – Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối    Chăm sóc người bệnh Alzheimer, đặc biệt khi họ ở giai đoạn cuối không phải công việc dễ dàng. Bởi lẽ, người chăm sóc không chỉ cần có tình yêu thương, sự cẩn thận mà phải có tâm lý thật vững vàng. Giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ mất đi hoàn toàn khả năng đáp ứng nhu cầu của chính mình. Cùng với đó, nhiều căn bệnh cũng kéo theo: nhiễm trùng, suy dinh dưỡng…    Một số công việc phổ biến và lưu ý khi bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối gồm: Chia nhỏ bữa ăn, làm thức ăn dễ nuốt (cắt nhỏ, nghiền nát)… Đồng thời, không bật ti vi hay thiết bị điện tử có phát ra âm thanh khi ăn để có không gian ăn uống yên tĩnh. Tránh để vật dụng nguy hiểm gần người bệnh Động viên người bệnh Báo ngay bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.    Bên cạnh việc người thân chăm sóc tại nhà, hiện nay nhiều gia đình chọn đưa người bệnh vào các cơ sở y tế để có người chăm sóc chuyên nghiệp. Đây cũng là một giải pháp phù hợp giúp giảm đau đớn cho người bệnh và giảm gánh nặng cho người thân.  II.3 – Những vấn đề cần lưu ý khi bệnh nhân bước vào giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer    Do ở giai đoạn cuối, bệnh nhân không hoàn toàn minh mẫn nên nếu lập di chúc thì đó cũng không phải là tài liệu hợp lệ. Vì thế, mọi tài sản hiện có, các thành viên trong gia đình hưởng thế nào đều do pháp luật quy định.      Kết luận: Rõ ràng, hội chứng Alzheimer có rất nhiều triệu chứng khác nhau, và không phải lúc nào cũng xác định được bệnh một cách rõ ràng, đặc biệt khi bệnh mới nhen nhóm. Do đó, việc thăm khám tại các cơ sở y tế định kỳ để có hướng can thiệp kịp thời là điều nên làm. Đặc biệt, nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối, gia đình cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ. Cùng với đó, cần có kế hoạch cụ thể để việc chăm sóc người thân diễn ra một cách hiệu quả và nhẹ nhàng hơn. Chia sẻ

Bệnh Alzheimer có di truyền không? Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer

   Bệnh Alzheimer có di truyền không là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất từ phía những người mắc bệnh. Hiểu được nỗi băn khoăn này, trong bài viết dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ thông tin trả lời cho câu hỏi trên, đồng thời đưa ra các cách phòng ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng theo dõi! (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lục? Bệnh Alzheimer có di truyền không?? Dự đoán Alzheimer có thể do di truyền? Quan điểm Alzheimer không do di truyền? Những ai có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?? Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer? Kích thích não bộ hoạt động thường xuyên? Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học ? Tập thể dục hàng ngày ? Hạn chế căng thẳng, stress? Thường xuyên giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội ? Bệnh Alzheimer có di truyền không?    Bệnh alzheimer xuất hiện chủ yếu ở đối tượng là người cao tuổi. Bệnh lý này xảy ra khi hệ thần kinh có biểu hiện bị thoái hóa, các tế bào não bị chết dần và không có khả năng tự phục hồi trở lại. Biểu hiện của bệnh là tình trạng mất trí nhớ, khả năng tư duy bị suy giảm, rối loạn ngôn ngữ. Đây là căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.    Về câu hỏi bệnh alzheimer có di truyền không, hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác khẳng định 100% vấn đề này. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu sau đây sẽ giúp bạn phần nào giải đáp được thắc mắc của mình.    Theo phân tích, đánh giá từ giới chuyên môn, có hai quan điểm như sau:  ? Dự đoán Alzheimer có thể do di truyền Theo nghiên cứu, những người có cha mẹ hoặc anh chị em bị Alzheimer sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác từ 4-10 lần. Gia đình có càng nhiều người mắc bệnh thì nguy cơ càng tăng lên. Bệnh Alzheimer có thể di truyền qua các thế hệ, nếu người mắc bệnh có 1 trong 2 loại gen sau: gen nguy cơ hoặc gen xác định. 1. Nhóm gen nguy cơ     Đây là nhóm gen có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, không có nghĩa là những ai có gen này đều sẽ mắc bệnh. Nhóm gen này bao gồm: APOE-e4, APOE-e3, APOE-e2. Trong đó, APOE-e4 là mã gen phổ biến thường thấy nhất ở người mắc Alzheimer, chiếm từ 40 – 65%. Đồng thời những người có gen này thì biểu hiện của bệnh Alzheimer cũng xuất hiện sớm hơn, ở độ tuổi trẻ hơn. Dự đoán yếu tố di truyền của bệnh Alzheimer 2. Nhóm gen xác định     Nhóm gen này chiếm tỷ lệ rất nhỏ (chỉ dưới 1%). Nhưng những ai mang gen này thì gần như chắc chắn sẽ mắc bệnh Alzheimer. Người có nhóm gen này thường xuất hiện các triệu chứng của bệnh khá sớm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất ra beta amyloid – nguyên nhân chính làm các tế bào não bị suy giảm và chết.  ? Quan điểm Alzheimer không do di truyền Thực tế cho thấy, có nhiều gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh Alzheimer nhưng những thành viên khác không mắc. Và cũng có những trường hợp tiền sử gia đình không có ai mắc bệnh nhưng vẫn bị Alzheimer. Yếu tố di truyền chỉ giải thích được chưa đến 5% tổng số trường hợp mắc bệnh Alzheimer trên toàn thế giới.    Bên cạnh yếu tố di truyền, bệnh Alzheimer còn có thể khởi phát qua nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh được các chuyên gia chỉ ra như: tuổi tác, giới tính (phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới), các chấn thương não, lối sống không lành mạnh,.. Về quan điểm này, cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay bên dưới đây. ? Có thể bạn quan tâm: Nhận biết các giai đoạn của bệnh Alzheimer thông qua triệu chứng Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh Alzheimer ở người trẻ ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?    Thực tế, căn bệnh Alzheimer đang ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa. Vì vậy, bất cứ ai cũng đều có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu của các chuyên gia đã đưa ra kết luận, những nhóm đối tượng dưới đây là những người có nguy cơ cao mắc Alzheimer: Người cao tuổi: Tuổi cao là một trong những yếu tố phổ biến dẫn đến bệnh Alzheimer, đây cũng chính là lý do cho thấy vì sao người cao tuổi thường mắc bệnh này. Các tế bào thần kinh của người cao tuổi thường bị lão hóa nhanh hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn này người già thường xuất hiện nhiều bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu,…  Người có tiền sử gia đình mắc bệnh Alzheimer: Như đã phân tích ở trên, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh Alzheimer thì sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người khác. Phụ nữ thời kỳ mãn kinh: Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cao hơn nam giới. Sở dĩ vậy bởi nữ giới bước vào thời kỳ tiền mãn kinh thường bị sụt giảm hormone estrogen khiến cho chức năng bảo vệ não khỏi chất độc hại bị suy giảm, khiến não dễ bị tổn thương hơn.  Người từng bị chấn thương sọ não: Đối với những trường hợp người từng bị chấn thương sọ não, não sẽ tiết ra một lượng lớn hoạt chất beta amyloid. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Người có lối sống không lành mạnh: Việc sử dụng quá nhiều thuốc, các chất kích thích có hại như rượu bia và chế độ sinh hoạt không khoa học, điều độ như ăn nhiều đồ ăn nhanh, ngủ không đủ giấc, hay lo lắng, stress… là những yếu tố khiến cho não bị căng thẳng, thiếu máu não. Do đó, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn gấp nhiều lần so với những người có lối sống lành mạnh.  ? Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer    Hiện nay, có nhiều cách phòng chống bệnh Alzheimer được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Bạn đọc có thể tham khảo một số cách điển hình dưới đây:  ? Kích thích não bộ hoạt động thường xuyên    Nghiên cứu cho thấy, não bộ không được hoạt động thường xuyên có thể khiến cho các tế bào não bị chết và teo lại, dẫn đến hiện tượng trí nhớ bị suy giảm. Do đó, bạn nên rèn luyện những thói quen tốt cho não được vận động, góp phần đẩy lùi bệnh Alzheimer: Thường xuyên đọc sách, báo Học thêm ngoại ngữ Chơi các trò chơi mang tính trí tuệ cao như đố chữ, cờ vua, cờ tướng,… Nhớ lại và ghi chép lại các hoạt động trong 1 ngày Đọc sách thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer ? Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học     Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến việc hình thành bệnh Alzheimer. Để phòng bệnh Alzheimer, bạn nên xây dựng 1 chế độ ăn uống phù hợp như sau: Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, các cây họ đậu Uống nhiều ngũ cốc nguyên hạt Bổ sung thêm cá, thịt gà Giảm chất béo, hạn chế rượu bia, cà phê, hút thuốc lá Hạn chế nạp đường vào cơ thể ? Tập thể dục hàng ngày     Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga rất tốt cho quá trình vận động, hỗ trợ máu được lưu thông lên não. Nhờ vậy, các tế bào não sẽ được cung cấp đủ oxy cũng như chất dinh dưỡng, tăng khả năng kết nối với nhau. Luyện tập thể dục thường xuyên giúp phòng chống bệnh Alzheimer ? Hạn chế căng thẳng, stress Căng thẳng, stress sẽ khiến cơ thể bài tiết nhiều cortisol làm teo vùng hải mã của não. Đây là nơi đảm nhận việc xử lí trí nhớ và giúp não bộ phát triển. Do đó, việc thường xuyên căng thẳng, stress sẽ khiến não trở nên rối loạn và làm giảm trí nhớ. ? Thường xuyên giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội Tham gia 1 lớp học về 1 chủ đề nào đó mà bạn yêu thích hoặc 1 group xã hội mà bạn quan tâm Tham gia vào các hoạt động tình nguyện, tổ chức từ thiện. Gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện với bạn bè, hàng xóm. Thường xuyên ra ngoài đi xem phim, đi dạo công viên hoặc thưởng thức cà phê.    Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp và cập nhật chi tiết nhất cho quý vị bạn đọc để  giải đáp cho câu hỏi bệnh alzheimer có di truyền không và cách thức phòng ngừa bệnh Alzheimer. Qua đó, mọi người cần có kế hoạch phòng, chống bệnh để bảo vệ sức khỏe. Chia sẻ

8 Triệu chứng bệnh Alzheimer rõ nét, phổ biến hay gặp nhất

   Bệnh Alzheimer – một tiến trình thoái hóa bệnh lý của não bộ – vượt quá giới hạn của sự quên thông thường. Triệu chứng bệnh Alzheimer có thể bắt đầu bằng sự rối loạn và mất trí nhớ nhẹ nhàng, nhưng dần dần sẽ dẫn đến sự suy giảm trí tuệ bất hồi phục nặng nề, tàn phá khả năng nhớ, lý luận, học tập và trí tưởng tượng của người bệnh. (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lục? Triệu chứng bệnh Alzheimer? Triệu chứng Alzheimer giai đoạn rất nhẹ – Trước khi mất trí nhớ? Triệu chứng của bệnh Alzheimer giai đoạn nhẹ? Triệu chứng giai đoạn khá nặng? Triệu chứng giai đoạn rất nặng? Biến chứng bệnh Alzheimer? Các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Alzheimer Những triệu chứng phổ biến của bệnh Alzheimer ? Triệu chứng bệnh Alzheimer Phần lớn bệnh nhân Alzheimer đều có những triệu chứng chung như sau: Tính hay quên liên tục và tăng dần: Bệnh Alzheimer khởi đầu bằng một giai đoạn quên, đặc biệt là quên những sự việc mới diễn ra hoặc những việc đơn giản. Nhưng về sau triệu chứng quên cứ tồn tại và tăng dần. Bệnh nhân thường quên nội dung các cuộc nói chuyện, quên các đồ vật, đặt sai vị trí của chúng, thường đặt chúng không đúng theo logic và công dụng. Bệnh nhân thường quên tên bạn bè, rồi cuối cùng quên hẳn cả tên những người thân trong gia đình và tên các đồ vật thường dùng nhất, như cái lược, đồng hồ,… Khó khăn trong suy nghĩ trừu tượng: Bệnh  nhân Alzheimer gặp rắc rối với sổ tiết kiệm của họ, nhất là phải nhận ra và hiểu các con số. Khó khăn trong tìm kiếm ngôn từ chính xác để diễn đạt: Thật là một thử thách lớn lao cho các bệnh nhân Alzheimer  khi phải tìm kiếm các từ ngữ chính xác để diễn đạt những suy nghĩ của mình và ngay cả chỉ để hiểu kịp các cuộc nói chuyện. Việc đọc và viết cũng gặp khó khăn. Mất định hướng: Bệnh nhân Alzheimer bị mất định hướng về thời gian và không gian. Họ không nhớ rõ ngày giờ, bị lạc trong chính ngôi nhà của mình. Sau cùng bệnh nhân hay đi lang thang ra khỏi nhà. Mất khả năng phân tích và suy xét: Việc giải quyết các vấn đề xảy ra hàng ngày (như làm thế nào để biết thức ăn trên bếp lò bị cháy) trở nên rất khó khăn. Bệnh nhân Alzheimer giờ đây gặp phải trở ngại lớn trong việc thực hiện những công việc đòi hỏi phải có kế hoạch, những quyết định và suy xét. Thực hiện các công việc quen thuộc khó khăn: Những công việc quen thuộc hàng ngày cần phải làm qua các bước tuần tự, ví dụ như việc nấu ăn, đã trở thành một cuộc chiến đấu khó khăn cho người bệnh. Cuối cùng thì bệnh nhân Alzheimer quên cả cách thực hiện những công việc cơ bản nhất, như đánh răng chẳng hạn Thay đổi nhân cách: Người bệnh có tính khí thay đổi thất thường. Họ hoài nghi hết thảy mọi người, cố chấp và cách ly với xã hội. Lúc còn sớm, triệu chứng này có thể là phản ứng của người bệnh với tâm trạng thất vọng khi họ nhận thấy mình không thể kiểm soát được trí nhớ. Vì vậy mà trầm cảm hay đi đôi với bệnh Alzheimer. Mất ngủ cũng thường xảy ra: Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân trở nên khó tính, hay kích động và cư xử không phù hợp.    Điển hình, những người thân của bệnh nhân Alzheimer ghi nhận một sự thay đổi dần dần – không phải đột ngột. Đến khi bệnh tiến triển, các triệu chứng ngày càng nặng lên buộc bệnh nhân hoặc người nhà phải tìm đến sự giúp đỡ của thầy thuốc. Nhiều bệnh nhân Alzheimer cũng nhận ra rằng trí nhớ của mình có vấn đề, có thể sẽ rất nặng nề. Quá trình bệnh lý xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc rất nhiều vào từng cá thể. Từ triệu chứng quên đơn giản đến lúc sa sút trí tuệ nặng nề có thể kéo dài 5 năm, nhưng cũng có người đến 10 năm hoặc lâu hơn.    Bệnh quên Alzheimer thường diễn tiến từ nhẹ đến vừa, đến nặng. Bệnh nhân còn ở giai đoạn nhẹ thường có thể sống một mình được và có thể xử lý công việc khá tốt. Ở giai đoạn vừa người bệnh sẽ gặp khó khăn lớn nếu không có người giúp đỡ, còn ở giai đoạn cuối thường không thể tự chăm sóc bản thân họ được. ? Triệu chứng Alzheimer giai đoạn rất nhẹ – Trước khi mất trí nhớ Có thể gọi đây là giai đoạn khởi phát của bệnh. Lúc này, triệu chứng điển hình nhất của Alzheimer là mất trí nhớ sẽ chưa được thể hiện. Vì vậy, mọi người có thể nghiên cứu và nhận biết thông qua một số những biểu hiện như:  Hay quên các sự kiện gần và khả năng tiếp thu thông tin mới bị suy giảm.  Thường mất tập trung với mọi sự kiện xung quanh cuộc sống thường ngày.  Khả năng lập kế hoạch và tư duy trừu tượng Khả năng nhận thức cũng có dấu hiệu bị suy giảm.  ? Triệu chứng của bệnh Alzheimer giai đoạn nhẹ  Giai đoạn này biểu hiện bệnh Alzheimer có xu hướng thể hiện rõ hơn đôi chút so với lúc bệnh mới bắt đầu khởi phát. Với những người để ý, hoàn toàn có thể thấy được sự thay đổi của bản thân mình.  Trí nhớ và khả năng học hỏi giảm sút hơn Một số người sẽ xuất hiện biểu hiện suy giảm chức năng ngôn ngữ như gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn từ để biểu đạt suy nghĩ. Cách nói chuyện cũng không được lưu loát. Thậm chí, cả việc viết cũng gặp nhiều trở ngại.  Một số việc mới xảy ra trong quá khứ bị quên lãng. Đôi khi quên cách sử dụng một món đồ nào đó thông dụng.  Triệu chứng của bệnh Alzheimer khi ở giai đoạn nhẹ Các nhà nghiên cứu đã gọi giai đoạn mất trí nhớ là giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ, hay giai đoạn tiền Alzheimer. Giai đoạn này là thời khoảng giao nhau giữa những triệu chứng suy giảm trí nhớ bình thường do tuổi già và những triệu chứng nhẹ đầu tiên của Alzheimer. Bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ, mất trí nhớ vượt quá ngưỡng bình thường ở tuổi của họ, nhưng chưa phải là sa sút trí tuệ của Alzheimer. Việc phân loại dạng mất trí nhớ này giúp các thầy thuốc chẩn đoán chính xác hơn để hỗ trợ hữu hiệu cho người bệnh. Nó giúp cảnh báo cho bệnh nhân nguy cơ cao phát triển bệnh Alzheimer. ? Triệu chứng giai đoạn khá nặng Alzheimer triệu chứng ở giai đoạn khá nặng có nhiều biểu hiện rõ rệt hơn. Điều này cũng đưa ra nhiều cảnh báo cho cả người mắc bệnh và người thân xung quanh cần có biện pháp kịp thời can thiệp để phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng. Các triệu chứng thường xuất hiện ở giai đoạn này gồm:  Mất khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp hơn: quên từ vựng, dùng sai từ, khả năng đọc viết cũng dần giảm sút.  Khả năng vận động suy giảm, mất cân bằng và dễ bị ngã.  Trí nhớ sa sút nghiêm trọng hơn, quên nhiều điều, thậm chí là người thân xung quanh cũng có thể bị căn bệnh này khiến người mắc bệnh quên lãng.  Ta thường thấy người mắc bệnh Alzheimer hay đi lang thang, đây là dấu hiệu cho thấy họ bị thay đổi hành vi do bệnh. Đồng thời, tính khí cũng trở nên khó chịu, dễ cáu gắt hơn.  Một số trường hợp có thể xuất hiện hiện tượng bị ảo giác.  ? Triệu chứng giai đoạn rất nặng Đây có thể gọi là giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, những biểu hiện bệnh được thể hiện rõ ra bên ngoài:  Người bệnh mất hoàn toàn khả năng nhận thức, nhớ nhớ quên quên.  Suy giảm chức năng vận động, một số trường hợp có thể bị bại liệt phải nhờ đến sự chăm sóc của người thân.  Tính cách thay đổi, thường xuất hiện nhiều hành vi nguy hiểm như tấn công người đối diện, tự tử,…  Dễ dẫn đến nhiều biến chứng bệnh khác như viêm phổi, tiểu đường,…  Giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer ? Biến chứng bệnh Alzheimer Hầu hết bệnh nhân Alzheimer không tử vong do bệnh chính mà thường do các bệnh kèm theo, như viêm phổi hoặc các nhiễm trùng khác. Ở Alzheimer giai đoạn nặng, bệnh nhân mất tất cả các khả năng tự chăm sóc cho bản thân. Họ ăn uống khó khăn, không kiềm chế hoặc không thể kiểm soát bước đi và thường đi lang thang khỏi nhà. Mất các khả năng kiểm soát, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: Viêm phổi: Khó nuốt thức ăn và các dịch uống làm bệnh nhân dễ hít các chất này vào phổi, gây ra viêm phổi hít. Nhiễm trùng:Bệnh nhân thường đi tiểu không tự chủ nên phải đặt thông tiểu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu, nếu không được điều trị sẽ càng nặng hơn, có thể đe dọa mạng sống bệnh nhân. Té ngã và các biến chứng:Người bệnh thường bị mất định hướng và dễ dàng bị vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương. Hơn nữa, té ngã thường làm chấn thương đầu nặng, như xuất huyết nội sọ, bệnh nhân phải chịu phẫu thuật nằm viện dài ngày, càng làm tăng nguy cơ huyết khối trong não, tim, phổi, loét da do tư thế,…tất cả đều đe dọa mạng sống người bệnh. ? Có thể bạn quan tâm: Top 3 cách chữa bệnh Alzheimer hiệu quả nhất hiện nay Tổng hợp 8 nguyên nhân gây bệnh Alzheimer phổ biến ? Các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Alzheimer    Đối với một số người, bệnh Alzheimer có xuất hiện nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm. Nếu bạn là người quan tâm đến sức khỏe, hoàn toàn có thể nhận thấy được điều bất thường. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh Alzheimer bạn không nên chủ quan: Tình trạng suy giảm trí nhớ xảy ra, khiến cho cuộc sống thường ngày của người bệnh bắt đầu bị xáo trộn.  Lú lẫn về thời gian hoặc địa điểm.  Gặp khó khăn trong việc tư duy hình ảnh, không gian.  Phát sinh khó khăn về ngôn ngữ trong cả khi nói và viết.  Khả năng phán đoán bị suy giảm.  Thay đổi tính khí, dễ cáu gắt và khó chịu với mọi thứ xung quanh.  … Dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer    Bệnh Alzheimer nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp, ngăn chặn sự phát triển của bệnh có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Do đó, nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bệnh Alzheimer nào, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Tuyệt đối không được chủ quan bởi nó ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi thọ.  Chia sẻ

Tết này mẹ tôi đã không còn lú lẫn nhờ loài thảo dược – khắc tinh của bệnh Alzheimer

Mỗi dịp Tết đến xuân về, được sum vầy và ôn lại những kỉ niệm xưa bên gia đình luôn khiến tôi háo hức, vui mừng. Nhưng niềm vui ấy chẳng thể vẹn tròn khi trí nhớ của mẹ tôi ngày càng sa sút. Tám mươi mùa lá rụng, mẹ giờ lại như một đứa trẻ, chẳng thể tự xúc ăn, đi không nhớ đường về, còn chẳng nhớ nổi tên con cháu… Tuổi già, ai mà chẳng thế!? Ba tôi mất sớm. Tôi là con gái út trong nhà. Lấy chồng xa, mỗi năm chỉ về thăm nhà được một hai lần nên tôi thường xuyên gọi điện cho mẹ. Khoảng một năm nay, khi nói chuyện có đôi khi mẹ định kể cho tôi chuyện gì lại đột nhiên không nhớ ra nữa. Mẹ hay lặp đi lặp lại một câu, vừa dặn tôi chuyện gì xong lại dặn lại tới ba, bốn lần. Thấy mẹ không còn minh mẫn như trước, nhưng chính tôi nhiều khi công việc căng thẳng, tôi cũng quên mất việc này việc nọ nữa cơ mà! Sững sờ khi biết mẹ mang bệnh Nhưng tôi đâu có ngờ, mẹ tôi – người phụ nữ nhanh nhẹn nhất làng Chăng ngày ấy, người mà chưa từng quên bất cứ ngày giỗ nào của Tổ tiên, vậy mà giờ còn chẳng nhận ra tôi – con gái út mà mẹ thương yêu nhất. Tết năm ấy, tôi về thăm mẹ. Mẹ nhìn tôi lơ đễnh như người xa lạ “Chào chị, chị tìm ai?” Câu chào ấy khiến tôi sững lại. Tôi đã tự hỏi, mới sáu tháng không gặp, tôi thay đổi quá nhiều hay trí nhớ mẹ thực sự đã đã sa sút đến vậy? Và tôi đã có câu trả lời vào ngày mùng ba Tết.  Sáng hôm ấy, mẹ bảo đi thăm ông cậu ở nhà bên cách nhà tôi chỉ vài bước chân. Ấy thế mà bà đi lạc sang tận xã bên. May mà có người nhận ra rồi đưa bà về nhà. Mẹ bảo bà ra đầu ngõ đột nhiên không nhớ mình định đi đâu, bà cứ đi mãi rồi chẳng biết về thế nào. Trong lòng tôi trào dâng nỗi bất an, thoáng chốc ý nghĩ nếu mẹ đi lạc xa hơn, nếu không tìm được mẹ, có lẽ tôi sẽ  ân hận suốt đời. Ngay hôm sau tôi đưa mẹ đi khám tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Bác sĩ kết luận bà bị Alzheimer. . Đây là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi, thường gặp phổ biến ở người cao tuổi. Hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh này, bác sĩ kê cho mẹ tôi một số thuốc để làm giảm triệu chứng. Mẹ uống thuốc Tây nhưng chưa được bao lâu thì bà bắt đầu bỏ bữa, rối loạn tiêu hóa rồi gầy sọp đi nên bà bỏ thuốc không uống nữa. Bệnh tình cũng vì thế mà ngày càng nặng. Những câu nói không rõ nghĩa, thiếu logic của mẹ tôi xuất hiện ngày càng nhiều. Bà mất ngủ nên tính tình đâm ra cáu gắt thất thường. Mẹ tôi cứ lúc nhớ lúc quên, có lần còn đi vệ sinh ra giữa nhà. Đến bữa ăn, mẹ cầm thìa lên nhưng không tự xúc được, cứ nhìn một lúc lâu như đang nghĩ ngợi. Chị em tôi phải thay nhau ở cạnh mẹ gần như 24/24. Cuộc sống gia đình tôi thật sự đã đảo lộn rất nhiều Tia sáng May mắn thay, nhờ một người bạn giới thiệu, tôi biết đến bác sĩ Hoàng Sầm – Viện trưởng viện y học bản địa. Bác sĩ Hoàng Sầm là người đã nghiên cứu ra rất nhiều những bài thuốc hay từ cây thảo dược quý. Trong đó có Lohha Trí não là sản phẩm dành cho những người bị Alzheimer, suy giảm trí nhớ… Hoạt chất Huperzine A có trong Lohha Trí não đã được Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt dùng cho bệnh Alzheimer. Đây đúng là thứ mẹ tôi cần rồi. Nghĩ thế nhưng quả thật tôi cũng chưa dám hy vọng nhiều. Nhưng vì sản phẩm này không có tác dụng phụ nên tôi thầm nghĩ cứ cho mẹ thử xem sao. Uống được một tháng thì mẹ tôi bắt đầu có tiến triển ổn định. Mẹ ngủ tốt hơn trước, tinh thần thoải mái hơn hẳn. Duy trì 4 viên Lohha Trí não/ngày, ba tháng sau mẹ tôi nói được câu dài hơn chứ ko còn ú ớ như trước. Tôi kiên trì kể lại những kỉ niệm cũ, giúp mẹ ghép lại những mảnh kí ức rời rạc. Thật bất ngờ, mẹ nhận ra và gọi tên từng người một. Tôi mừng rơi nước mắt, tưởng rằng mẹ không bao giờ mẹ nhận ra tôi nữa. Đến nay, mẹ tôi đã có thể tự xúc ăn, tuy không nhanh nhẹn như xưa nhưng đối với tôi, đó đã là “kỳ tích”. Sóng gió đã tạm qua đi, nếu thời gian quay lại, tôi chỉ ước Lohha Trí não đến với mẹ con tôi sớm hơn để thời gian qua không mệt mỏi như hàng thế kỷ! Tết năm nay tôi sẽ trở về nhà mang theo món quà sức khỏe Lohha Trí não dành tặng mẹ với hy vọng mẹ luôn khỏe mạnh và sống hạnh phúc thật lâu bên con cháu. Nguyễn Mai – Huyện Khoái Châu, Hưng Yên Vậy là giờ đây chị Mai đã có thể yên tâm về sức khỏe mẹ mình. Còn về phía độc giả, nếu bạn hoặc người thân cũng đang gặp vấn đề về sa sút trí tuệ, lẫn tuổi già, teo não… thì hãy gọi điện đến tổng đài 1800.1265 để được các chuyên gia tư vấn nhé! Hiện tại chi phí sử dụng mỗi tháng của Lohha Trí Não là 855.000đ/ tháng. Cụ thể: Lohha Trí Não có giá: 250.000đ / hộp 30 viên (Mỗi tháng hết 4 hộp – liều 4 viên/ ngày) Áp dụng thêm chương trình mua 6 tặng 1 (bằng cách thức nhắn tin): Mỗi hộp tích được 1 điểm –> Đến khi đủ 6 điểm sẽ được tặng 1 hộp cùng loại => Do đó chi phí thực tế mỗi tháng là: 855.000đ/ tháng Nếu sau khi bệnh đã ổn định, muốn sử dụng duy trì với liều 2 viên/ ngày thì mỗi tháng chỉ hết 427.000đ/ tháng Sau khoảng 3 tuần, bạn sẽ bắt đầu thấy cải thiện. Cụ thể: ngủ ngon giấc hơn, đầu óc tỉnh táo hơn, khả năng tập trung tốt hơn. Các tác dụng khác sẽ tiếp tục đạt được sau đó. Để đạt được hiểu quả cao nhất, nên dùng liên tục đủ liệu trình từ 3-6 tháng. Bạn BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất bán Lohha Trí Não Để tìm nhà thuốc bán Lohha Trí Não giống chị Mai đã mua dùng, bạn XEM TẠI ĐÂY LÝ DO LOHHA TRÍ NÃO HIỆU QUẢ VỚI NGƯỜI ALZHEIMER, SUY GIẢM TRÍ NHỚ… 1.Chứa cao Lycoprin tấn công trực diện vào nguyên nhân gây bệnh. Sau tuổi 50, sự sụt giảm đáng kể của Acetylcholine (chất dẫn truyền thần kinh giúp trao đổi thông tin giữa các tế bào não) cộng với với sự gia tăng của độc tố β-amyloid (chất gây tổn thương tế bào não) gây ra suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, thậm chí teo não, alzheimer…. Lohha Trí Não chứa cao Lycoprin chiết từ Thông đất và Thành ngạnh – giúp tấn công trực diện vào 2 nguyên nhân quan trọng kể trên. Cụ thể: Huperzine A (có trong Thông đất): có khả năng ngăn chặn sự sụt giảm Acetylcholine nhờ ức chế enzym phân hủy. Sau loạt nghiên cứu chứng minh tác dụng trên bệnh Alzheimer, hiện Huperzine A đã được FDA – Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ – phê duyệt dùng cho căn bệnh này. Thành ngạnh: đây là loại dược liệu có tính chống oxy hóa đứng đầu bảng, có khả năng chống lại độc tố của β-amyloid, giúp ngăn chặn thoái hóa não. Cao Lycoprin được kết hợp từ Huperzine A trong Thông đất và Thành ngạnh cho hiệu quả khả quan hơn hẳn so với sử dụng Huperzine A đơn độc. 2. Là nghiên cứu tâm huyết của BS Hoàng Sầm (Viện trưởng Viện Y học bản địa Việt Nam), đã được Đại học Dược Hà Nội kiểm định lại chất lượng. Lohha Trí não là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu của Bác sĩ  Hoàng Sầm – Viện trưởng Viện Y học bản địa Việt Nam. Tác dụng của Lohha Trí não cũng đã được các PGS.TS Đại học dược Hà Nội thực hiện nghiên cứu tiền lâm sàng cung cấp bằng chứng liên quan đến tác dụng chống sa sút trí nhớ của Lohha Trí Não. Cụ thể, Lohha Trí Não có khả năng chống suy giảm trí nhớ rõ rệt, tương đương với Donepezil 5mg/kg – một loại thuốc được sử dụng phổ biến trong việc điều trị sa sút trí nhớ hiện nay.  Ảnh hưởng của Lohha Trí Não trong việc chống suy giảm trí nhớ Tuy nhiên nhược điểm của Donepezil là gây ra một số tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và hệ tim mạch. Trong khi Lohha Trí Não trải qua nghiên cứu độc cấp tính cho thấy không gây tác dụng phụ. Sản phẩm dùng được cho cả bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Tỷ lệ ức chế enzym phân hủy Acetylcholine của Lohha Trí Não là 12,2 – 22,3% tùy liều lượng, tạo điều kiện tăng Acetylcholine giúp tăng cường trao đổi thông tin giữa các tế bào não. Từ đó, gợi nhớ ký ức đã quên, đồng thời đánh thức các tế bào não ngủ quên tư duy và hoạt động ở những người trí nhớ kém.  Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí dược học – Tạp chí đầu ngành, thuộc Bộ y tế vào tháng 7/2019.  3. Được người dùng đánh giá cao và hài lòng. Theo khảo sát năm 2019 trên kênh Thời báo kinh tế với mẫu khảo sát lên đến 150.000 người cho thấy, có đến 92% người dùng Lohha Trí não cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm  4. Ưu đãi tích điểm  Mua 6 tặng 1 Với mong muốn hỗ trợ khách hàng tốt nhất, Lohha Trí não triển khai chương trình tích điểm mua 6 tặng 1. Quý khách khi mua Lohha Trí não chỉ cần cào tem ở vỏ hộp, lấy mã và nhắn tin theo hướng dẫn trong tờ hướng dẫn tích điểm. Với mỗi tin nhắn hợp lệ, khách hàng sẽ tích lũy được 01 điểm, khi đủ 06 điểm thì nhãn hàng sẽ gửi tặng cho Quý khách 1 hộp Lohha Trí Não. Hàng tặng sẽ được gửi về tận nhà cho Quý khách (miễn phí vận chuyển) Mọi thắc mắc về chương trình tích điểm, Quý khách vui lòng gọi: 1800.1265 (Miễn phí cước gọi). Đội ngũ tổng đài luôn sẵn sàng hỗ trợ Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Lohha Trí Não, bạn xem TẠI ĐÂY Nhà thuốc bán Lohha Trí Não gần Nhà Bạn nhất: XEM TẠI ĐÂY Chia sẻ

Phát hiện cây thuốc “cực hiếm” hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

Alzheimer là một trong những căn bệnh gặp phổ biến ở người già và hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Việc chữa trị bệnh mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ này hiện nay đã có một đường khác chính nhờ cây thuốc Thạch tùng thân gập (hay còn gọi là cây thông đất). Hình ảnh cây thạch tùng thân gập hay còn gọi là cây Râu rồng Thông tin về Thạch tùng thân gập Thạch tùng thân gập – Vị thảo dược quý đã được phát hiện và sử dụng rất phổ biến ở các nước trên thế giới. Mới đây,  loài thảo dược này đã được tìm thấy ở Việt Nam tại Lâm Đồng, Sa Pa trên vùng núi cao hơn 1000 m. Thạch tùng thân gập hay còn gọi là cây Thông Đất là một loài thân thảo, thuộc họ thông đất, thường sinh sống ở những cành cây, hốc cây hoặc trên bề mặt đá, đất mùn dưới tán rừng ẩm ướt ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển. Ở Việt Nam loài cây này được tìm thấy ở: rừng Lambiang ở Lâm Đồng, Sapa Lào Cai hay Puxailaileng ở Nghệ An. Loài thảo dược này được biết đến nhiều ở Trung quốc với tên gọi là Qian Ceng Ta, trong các bài thuốc chữa các bệnh bầm máu, rách cơ, sốt và tâm thần phân lập. Ở Hoa Kỳ,  Thạch tùng được sử dụng như thức ăn bổ trợ, sử dụng hàng ngày bán rộng rãi trên thị trường. Ở Đài Loan, Anh, Pháp loài cây này đang được xem là “thần dược”, có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh teo não, Alzheimer và các bệnh thuộc hội chứng sa sút trí tuệ… Tác dụng của Thạch tùng thân gập trong điều trị Alzheimer   Huperzine A hoạt chất chính trong thảo dược thạch tùng thân gập Hoạt chất chính của thạch tùng thân gập là Huperzine A. Chất này được các nhà khoa học Trung Quốc cô lập lần đầu tiên vào năm 1948. Alcaloide này có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ. Với tác dụng ức chế men cholinesterase khá mạnh, Huperzine A hạn chế sự phân hủy chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholin (Ach), làm tăng cường dẫn truyền thần kinh vì thế đáp ứng rất tốt với các bệnh lẫn tuổi già, bệnh  Alzheimer, teo não và sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ. Ngoài tác dụng ức chế men cholinesterase, Thạch tùng thân gập còn được biết đến với tác dụng ức chế miễn dịch mạnh giúp hạn chế sự hình thành các mảng bám beta – Amiloid và  giảm biến đổi, tan rã Protein Tau (2 nguyên nhân hàng đầu được biết đến gây ra bệnh Alzheimer). Nhờ đó thông tin thần kinh được truyền đạt dễ dàng hơn. Hiện nay, cây Thạch tùng thân gập đang rất được quan tâm, nghiên cứu, khai thác và ứng dụng trong điều trị các bệnh về rối loạn trí nhớ, tổn thương não nhất là bệnh Alzheimer. Ở Việt Nam, đi đầu trong việc nghiên cứu phải kể đến bác sỹ  Hoàng Sầm – Viện trưởng viện Y học Bản địa Việt nam, ông đã nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra bài thuốc kết hợp thảo dược thạch tùng thân gập cùng rất nhiều thảo dược quý khác như thành ngạnh, cao kỷ tử… chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân Alzheimer, sa sút trí tuệ. Tìm mua sản phẩm chứa Thông đất TẠI ĐÂY Chia sẻ

Giải pháp mới từ thảo dược trong điều trị Alzheimer

Suy giảm trí nhớ một thuật ngữ chung mô tả các triệu chứng liên quan đến khả năng ghi nhớ, tư duy, giải quyết vấn đề đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong đó, bệnh Alzheimer chiếm đến 60% đến 80% các trường hợp. Có đến 15 triệu người Mỹ đang chăm sóc không lương cho bệnh nhân Alzheimer Suy giảm trí nhớ – Alzheimer Đa số trường hợp mắc bệnh thường trên 65 tuổi hoặc già hơn. Năm 2006 có 26,6 triệu người mắc bệnh Alzheimer trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất có tới 2.1 triệu  trường hợp mắc bệnh. Điều đáng nói ở đây là trong 100 người từ 85 tuổi trở lên có đến 50 người đang mắc hội chứng sa sút trí tuệ. Con số này đang không ngừng gia tăng và trẻ hóa.  5 % trường hợp mắc bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ nằm trong độ tuổi từ 30-50 tuổi. Dấu hiệu sớm nhất, người bệnh cảm thấy trí nhớ của họ giảm sút dần, đặc biệt họ hay quên các từ ngữ, quên tên gọi, quên vị trí để các đồ vật quen thuộc… Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng bao gồm sự nhầm lẫn, đãng trí, hay quên, khó chịu, cáu gắt, mất dần khả năng ngôn ngữ, tư duy sau đó mất dần các khả năng và dẫn tới tử vong. Trung bình bệnh nhân alzheimer chỉ sống được từ 4-8 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Bệnh không những gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mà nó còn là gánh nặng của gia đình, xã hội và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Theo thống kê năm 2014 ở Mỹ, chi phí cho việc chăm sóc điều trị bệnh Alzheimer là 200 tỷ USD, dự kiến đến năm 2050 sẽ là 1.100 tỷ USD. Và gần 15 triệu người Mỹ đang tham gia chăm sóc không lương cho người bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ khác. Khó khăn trong điều trị Không ai có thể hoàn toàn hiểu nguyên nhân gì gây nên bệnh Alzheimer (Alz) và hiện chưa có thuốc gì chữa trị. Tính tới nay, đã có hàng nghìn thử nghiệm lâm sàng nhằm tìm ra phương pháp chữa trị bệnh Alzheimer, kết qủa nhận được chỉ là các giả thiết và một số loại thuốc có tác dụng cải thiện chức năng nhận thức, cải thiện bộ nhớ cho bệnh nhân như ( Donepezil, Rivastigmine, Galantamin). Nhưng thật không may, loại thuốc này không có hiệu quả cho tất cả mọi người và nó chỉ có hiệu quả trong giai đoạn đầu và giữa của Alz. Việc khó khăn trong điều trị cộng thêm việc phát hiện bệnh quá muộn đây thực sự là một thử thách lớn trong điều trị Alz. Giải pháp mới từ thiên nhiên Thạch tùng thân gập – thảo dược đầy hứa hẹn trong điều trị Alzheimer, sa sút trí tuệ là một loài thân thảo, thuộc họ thông đất. Cây thường sinh sống ở những cành cây, hốc cây hoặc trên bề mặt đá, đất mùn dưới tán rừng ẩm ướt ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển. Hoạt chất chính của thạch tùng thân gập là Huperzine A, là một Alcaloid có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não, tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ. Chất này được các nhà khoa học Trung Quốc cô lập lần đầu tiên vào năm 1948. Với tác dụng chính được biết đến là khả năng ức chế men Acetylcholinesterase (AchE) – tác nhân chính làm suy giảm trầm trọng Ach. Theo viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH, USD) Hiệu lực ức chế men AchE của Huperzine A (Hup) tương tự hoặc cao hơn chất ức chế AchE đang được dùng trong tây Y điều trị Alzhermer, sa sút trí tuệ như: physostigmine, galanthamin, Donepezil… Cụ thể: khả năng thâm nhập qua hàng rào máu não tốt hơn, sinh khả dụng đường uống cao hơn và thời gian tác dụng kéo dài hơn. Huperzine A được chứng minh có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh, chống lại sự tổn thương tế bào thần kinh do thiếu máu cục bộ. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 4 tiến hành tại Trung Quốc cho thấy Huperzine giúp cải thiện đáng kể khả năng ghi nhớ, thiếu hụt nhận thức ở người cao tuổi, người bị Alzheimer và sa sút trí tuệ mạch máu. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học Y- Chiết Giang- Trung Quốc, 50 bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ đã dùng đường uống 0.2 mg Huperzin A kết quả nhận được có đến 58 % bệnh nhân có cải thiện rõ rệt về trí nhớ, nhận thức và hành vi. Hup là một vị thuốc đầy hứa hẹn trong điều trị Alzheimer, sa sút trí tuệ Ngoài tác dụng ức chế men cholinesterase, Thạch tùng thân gập còn được biết đến với tác dụng ức chế miễn dịch mạnh giúp hạn chế sự hình thành các mảng bám beta – Amiloid và  giảm biến đổi, tan rã Protein Tau. Tác dụng vô cùng ý nghĩa với bệnh nhân Alzheimer. Chia sẻ

Loading...