6 nguyên nhân chính dẫn đến giảm trí nhớ mất tập trung
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm trí nhớ mất tập trung. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh giảm trí nhớ mất tập trung chúng ta cần lưu ý:
Mục lục
1, Thiếu máu lên não
Thiếu máu lên não còn gọi là suy giảm tuần hoàn não hay thiểu năng tuần hoàn não. Thiếu máu lên não làm não bộ không được cung cấp đầy đủ máu và dưỡng chất để hoạt động gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ mất tập trung. Nếu để tình trạng nhức đầu, chóng mặt và mất ngủ diễn ra thường xuyên sẽ khiến người bệnh suy giảm dần trí nhớ, nói trước quên sau, từ việc này nhảy sang việc khác nên giải quyết công việc không triệt để, khả năng tập trung tư tưởng rất kém. Ngày nay, thiếu mãu lên não không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn thường gặp ở phổ biến ở giới trẻ, đặc biệt là những người lao động trí óc. Tình trạng thiếu máu cung cấp cho não nếu xảy ra lâu dài mà không chú trọng cải thiện sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, tai biến mạch máu não và bệnh teo não.
2, Suy tuyến giáp
Suy tuyến giáp được biết như là tác nhân gây ra bệnh giảm trí nhớ mất tập trung ở con người. Nguyên nhân do khi suy chức năng tuyến giáp sẽ dẫn tới giảm sản sinh hormone tuyến giáp và làm cho hoạt động tế bào não bị thay đổi. Từ đó làm chậm quá trình trao đổi chất, gây mệt mỏi, phản ứng chậm, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và làm giảm trí nhớ mất tập trung. Nếu trong gia đình chúng ta có người từng mắc các bệnh về tuyến giáp thì khả năng chúng ta bị di truyền và nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Nếu không may gặp phải vấn đề suy giáp hay cường giáp thì cách duy nhất để tăng cường trí nhớ là đến khám tại các phòng khám chuyên khoa để được kê đơn chữa bệnh triệt để. Khi các tuyến giáp hoạt động ổn định trở lại thì trí nhớ của chúng ta cũng sẽ được dần được cải thiện hơn.
3, Stress, căng thẳng kéo dài
Cuộc sống bận rộn, công việc bộn bề, nhiều trăn trở, môi trường ô nhiễm và thực phẩm thiếu an toàn … cũng là nguyên nhân khiến bệnh suy giảm trí nhớ ngày càng phổ biến. Trong đó, căng thẳng, stress dễ khiến người ta mất tập trung nhất. Giới chuyên môn cho biết, “stress” tác động trực tiếp lên các trung tâm thần kinh nhận thức – nơi chịu trách nhiệm cho ra những suy nghĩ sắc bén, nhanh nhạy. Stress làm ảnh hưởng đến khu vực nhận thức ở não, giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến chúng ta khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và việc giải quyết một vấn đề nào đó bị chậm đi một cách đáng kể. Các chuyên gia khuyên rằng, nếu gặp phải tình trạng trên thì nghỉ ngơi, thư giãn sẽ là liệu pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng giảm trí nhớ mất tập trung này.
4, Lười vận động cơ thể
Lười vận động cũng có thể khiến chúng ta dễ bị giảm trí nhớ mất tập trung. Bởi việc ít hoạt động sẽ khiến quá trình lưu thông máu và cung cấp oxy cho não trở lên kém hiệu quả hơn. Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tập luyện thường xuyên có thể giúp đầu óc trở nên nhanh nhẹn, sắc bén, tăng khả năng học hỏi và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, vận động thường xuyên còn giúp tiêu hao bớt năng lượng dư thừa, chống thừa cân, béo phì, tiêu hóa tốt, nhờ thế cơ thể khỏe mạnh, trí não sáng suốt, minh mẫn hơn.
5, Mất ngủ thường xuyên
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Thời gian ngủ trung bình của một người khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy… Nếu ngủ không đủ giấc sẽ gây tình trạng buồn ngủ. Đồng thời cơ thể trở lên mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, dẫn đến bệnh đãng trí, hay quên. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống. Vì vậy để không bị mất ngủ, chúng ta cần loại bỏ những yếu tố bất lợi cho giấc ngủ như: gạt bỏ những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống; không uống cà phê, rượu bia vào buổi tối; duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động như bơi lội, đi bộ, chơi cầu lông… Khi giấc ngủ được đảm bảo, các chức năng của não bộ cũng được phục hồi; trạng thái stress, căng thẳng được giải tỏa và các nguy cơ tổn thương não, đột quỵ não cũng được giảm thiểu tối đa.
6, Các tế bào thần kinh bị thoái hóa và tổn thương
Các tế bào thần kinh cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể đều bị lão hóa bởi thời gian, tuổi tác và các tác nhân gây oxy hóa. Khi mắc các căn bệnh đi kèm như bệnh tiểu đường, alzheimer, viêm não, teo não… có thể gây hư hại não. Hay một cú đánh trúng đầu khi chơi thể thao, một tai nạn giao thông không may mắn có thể gây rối loạn trí nhớ tạm thời hoặc làm tổn thương vĩnh viễn. Những bệnh lý và tổn thương này đều có thể khiến chức năng của não bộ hoạt động kém hiệu quả đi rất nhiều, thậm chí tử vong sớm.
Tóm lại, trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh giảm trí nhớ mất tập trung ở con người. Ngoài những nguyên nhân kể trên thì các yếu tố như: uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, lạm dụng thuốc cũng như sử dụng chất kích thích… cũng đều có tác động không nhỏ đến khả năng tập trung. Hy vọng khi nắm được những thông tin này, bạn đọc sẽ có những phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh suy giảm trí nhớ mất tập trung kịp thời bởi mối nguy hại đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người từ căn bệnh này gây ra.
Bài viêt liên quan
- Top 12 thực phẩm bổ não tăng cường trí nhớ bạn nên ăn
- Tổng hợp 6 cách tăng cường trí nhớ đơn giản, dễ thực hiện
- Cảnh báo: Có nên uống thuốc bổ não tăng cường trí nhớ?
- Suy giảm trí nhớ sau sinh – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Cách khắc phục, điều trị suy giảm trí nhớ
- Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và cách phòng tránh
- Suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện và điều trị