Bệnh hay quên: Nguyên nhân và cách điều trị
Hay quên là một căn bệnh thường gặp, do chức năng của đại não bị suy giảm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy cách điều trị bệnh hay quên như thế nào thì nhanh chóng và hiệu quả nhất? Đây cũng là câu hỏi của khá nhiều người khi họ đang chịu vô số những áp lực từ cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của câu hỏi trên:
Ảnh minh họa: Stress là nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên
Mục lục
Nguyên nhân mắc bệnh hay quên?
Bệnh hay quên hay còn gọi là bệnh đãng trí, chỉ hiện tượng con người bỗng dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Đây là căn bệnh thường gặp ở người có tuổi. Tuy nhiên theo thống kê mới nhất hiện nay, có đến 20-30% trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ ở độ tuổi rất trẻ chỉ dưới 30 tuổi. Và những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đãng trí, hay quên phổ biến là:
- Tuổi tác: Khi bước vào độ tuổi trung niên, các tế bào não trở nên chậm chạp hơn. Bộ nhớ không còn được sắc nét. Theo mức độ lão hóa của cơ thể, các quá trình teo và loạn dưỡng trong các tế bào thần kinh ngày càng gia tăng dẫn đến tình trạng đãng trí, hay quên.
- Rối loạn tuyến giáp: Khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm hoặc rối loạn sẽ dẫn tới giảm sản sinh hormone tuyến giáp. Từ đó làm chậm quá trình trao đổi chất, gây mệt mỏi và có thể làm người bệnh suy giảm trí nhớ, mắc chứng hay quên.
- Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên: Khi bị thiếu ngủ, những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán dẫn đến việc lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn.
- Lạm dụng thuốc và chất gây nghiện: Một số thành phần trong thuốc có thể gây hiện tượng đãng trí ở người uống như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc giảm đau, móc phin… Việc lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ ngày càng khiến trí nhớ suy giảm và dễ mắc chứng bệnh hay quên.
- Căng thẳng kéo dài: Chứng hay quên có thể là do trạng thái tâm lý không ổn, căng thẳng, stress thường xuyên, áp lực làm nhiều việc cùng một lúc… khiến con người không thể tập trung, chú ý và không ghi nhớ hết sự việc.
- Chế độ ăn uống: Bộ não con người chỉ hoạt động hiệu quả khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thiếu sắt, vitamin B1 và B12… là nguyên nhân khiến trí nhớ bị ảnh hưởng khá nhiều.
- Mắc các bệnh lý liên quan: Nguyên nhân chính dẫn đến chứng hay quên ở một người còn do đang mắc phải hoặc chịu ảnh hưởng từ di chứng của một bệnh lý nào đó như đột quỵ não, thoái hóa não, viêm não hoặc khối u trong não… Khi có tổn thương não, tế bào não bị hư tổn khiến thông tin tiếp nhận không thể thu nạp, bảo lưu.
Đọc tiếp: Bệnh hay quên là gì?
Cách điều trị bệnh hay quên như thế nào?
Thật đáng lo ngại là hầu hết những người phải đối mặt với chứng hay quên ở giai đoạn đầu lại rất chủ quan, coi thường không coi đó là một chứng bệnh nên chẳng bao giờ họ chú ý tới việc chăm sóc và hồi phục sức khỏe bộ não như thế nào cho đúng cách, dẫn tới những hậu quả sa sút trí tuệ vô cùng nguy hiểm về sau này. Dưới đây là một số phương pháp nhằm cải thiện tình trạng đãng trí, hay quên, giúp bộ não khỏe mạnh, linh hoạt hơn:
Giảm stress:
- Giảm áp lực trong công việc và cuộc sống: Một trong những nguy cơ dẫn đến stress chính là mức độ công việc dày đặc phải làm. Việc cần làm đầu tiên để giảm áp lực là phải sắp xếp lại công việc hợp lí bằng cách phân biệt ra rõ cái nào nên làm trước, cái nào nên làm sau, theo thứ bậc quan trọng. Đừng ôm đồm quá nhiều thứ mà hãy san sẻ trách nhiệm cho người khác. Dù công việc có bận rộn thế nào thì cũng hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để thanh lọc đầu óc và giúp tinh thần phấn chấn, lạc quan, nhiều hạnh phúc.
- Ngủ đủ giấc: Trong khi ngủ não được nghỉ ngơi, cải thiện sự sáng tạo, trí nhớ, tập trung, kỹ năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề… Nghiên cứu khoa học cho thấy những giấc ngủ ngắn giữa ngày có thể làm tăng trí thông minh ở trẻ em và thanh thiếu niên.
- Tập thể dục: Khi tập thể dục, não của con người sẽ sản sinh ra những chất tăng cường sức khỏe thần kinh và cải thiện khả năng làm việc, học tập. Tập thể dục sẽ khiến cơ thể tăng mức độ lưu thông máu, oxy sẽ đến não nhiều hơn sẽ giúp bộ não làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn dẫn đến mất trí nhớ.
- Thiền hoặc yoga: Thiền, yoga cũng là một trong những cách tuyệt vời để xả stress, cải thiện sự tập trung, sáng tạo và kỹ năng suy luận. Tập hít thở, tập cười nghe qua có vẻ hơi đơn giản, nhưng trên thực tế việc hít thở sâu, đều đặn, cuời nhiều hơn mỗi ngày lại cực kì hữu ích để giảm stress trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Luyện tập cho não bộ:
- Rèn luyện trí não là một trong những cách thức có thể cải thiện trí nhớ. Có nhiều cách để làm cho bộ não luôn hoạt động như các trò chơi trí tuệ, học một ngôn ngữ mới, tham gia vào các hoạt động xã hội, xem tivi, sử dụng internet, hay học chơi một nhạc cụ nào đó… Tất cả các hoạt động liên quan đến trí não sẽ giúp cải thiện bộ não một cách tự nhiên nhất.
Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, khoa học:
- Sắp đặt mọi thứ đúng vị trí của đồ vật, giấy tờ không chỉ giảm bớt được thời gian tìm kiếm khi cần mà còn tránh trường hợp chúng bị rối tung, mất mát. Hãy luôn có giấy ghi nhớ, có kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần rõ ràng, cụ thể để thực hiện và đánh giá, tổng kết cuối ngày, cuối tuần không chỉ khiến tác phong làm việc trở lên khoa học hơn mà còn tránh bỏ sót những công việc đã được giao phó.
Chế độ dinh dưỡng:
- Chất béo omega 3 và omega 6: Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có một bộ não khỏe mạnh và minh mẫn. Não được cấu thành từ 60% là chất béo chưa bão hòa, vì thế, việc bổ sung lượng chất béo phù hợp sẽ giúp kích thích hoạt động trí não hiệu quả hơn. Thông thường, chất béo omega 3 có nhiều trong: các loại cá béo da trơn (cá ba sa, cá thu, cá ngừ, cá hồi,…), tảo biển… Omega 6 có trong: Các loại hạt nhiều dầu (hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt đậu hà lan…
- Các vitamin và khoáng chất: Ngoài ra, cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, giá đỗ, bắp cải, trứng… là những thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E và khoáng chất giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ. Trong các bữa ăn hàng ngày chúng ta cũng nên chú ý tăng cường ăn nhiều hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng và chống ôxy hóa các tế bào não hơn.
Thảo dược chữa bệnh hay quên:
Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Pháp từ rất lâu họ đã nghiên cứu và tìm ra rất nhiều thảo dược có tác dụng tốt trong việc kìm hãm sự phát triển của bệnh hay quên, loài thảo dược được nhắc đến nhiều nhất, chứng minh tác dụng tốt nhất là cây thạch tùng thuộc họ thông đất. Thạch tùng thân gập là một loài thân thảo, thường sinh sống ở những cành cây, hốc cây hoặc trên bề mặt đá, đất mùn dưới tán rừng ẩm ướt ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển.
Hoạt chất chính của thạch tùng thân gập là Huperzine A, là một Alcaloid có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não, tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ, làm tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành các mảng bám, đám rối trong não, nuôi dưỡng tế bào não vì thế đáp ứng rất tốt với các bệnh đãng trí, hay quên, bệnh lẫn tuổi già, bệnh Alzheimer, teo não, sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ.
Theo teonao.vn
Bài viêt liên quan
- Top 12 thực phẩm bổ não tăng cường trí nhớ bạn nên ăn
- Tổng hợp 6 cách tăng cường trí nhớ đơn giản, dễ thực hiện
- Cảnh báo: Có nên uống thuốc bổ não tăng cường trí nhớ?
- Suy giảm trí nhớ sau sinh – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Cách khắc phục, điều trị suy giảm trí nhớ
- Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và cách phòng tránh
- Suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện và điều trị