Bệnh hay quên có nguy hiểm?

Ở mức độ nhẹ, bệnh hay quên không gây ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên nếu kéo dài tình trạng đãng trí, người bệnh sẽ không thể nhớ ra một số ký ức dài hạn, khó tiếp nhận thông tin mới, thậm chí lưu trữ sai lệch và mắc căn bệnh sa sút trí tuệ vô cùng nguy hiểm sau này.

Bệnh hay quên có nguy hiểm? 1

1, Bệnh hay quên gây ra hậu quả gì?

Ngày nay, những người trẻ phải đối diện với áp lực từ công việc hàng ngày, những lo toan kinh tế, gia đình, con cái và rất điều phải suy nghĩ, trăn trở dẫn đến đau đầu, mất ngủ, căng thẳng, stress thường xuyên… Hậu quả là làm cho độ tập trung kém, khả năng ghi nhận thông tin và lưu giữ thông tin cũng giảm sút. Đó là con đường đưa tới trí nhớ bị giảm sút ở ngưởi trẻ.

Biểu hiện của bệnh nhân mắc chứng đãng trí thường hay quên một số sự việc, hình ảnh, đồ vật và tên người. Đồng thời, người hay quên cũng có động thái ăn uống, vận động chậm chạp, đọc chữ khó khăn, không lưu loát, tiếp thu chậm khiến bệnh nhân giảm năng lực làm việc, khó sáng tạo, tư duy, suy nghĩ. Đặc biệt những người này rất dễ cáu kỉnh và thiếu kiềm chế trong ứng xử, giao tiếp.

Xem thêm: Chứng hay quên có chữa được không?

2, Biến chứng khó lường của bệnh hay quên

Triệu chứng của bệnh hay quên bước đầu chỉ là nói trước, quên sau, quên đồ đạc, quên việc cần làm… và không gây trở ngại lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Đây có thể là những dấu hiệu lành tính người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn một thời gian mọi thứ sẽ trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh sẽ tiến triển lên những giai đoạn nặng hơn như sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ…vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân hàng ngày. Người bệnh thường không thọ, tử vong sau khoảng 8-10 năm kể từ khi phát bệnh.

Tuy nhiên, theo Phó giáo sư bác sĩ Nguyễn Thi Hùng – Phó chủ tịch Hội thần kinh học TP HCM cho biết, không phải ai có các triệu chứng hay quên này cũng có nguy cơ bị sa sút trí tuệ, mà cần phân biệt bệnh hay quên lành tính do tuổi tác và hay quên bệnh lý bởi thoái hóa tế bào não. Khi xác định được căn nguyên bệnh sẽ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, nếu mắc chứng quên mà sau đó vẫn nhớ ra được, bệnh nhẹ và tiến triển chậm thì đó là chứng quên vô hại. Ngược lại dù cố gắng lục lọi ký ức hoặc được gợi nhớ mà vẫn không thể nào nhớ lại, tình trạng này tiến triển nhanh và nặng dần gọi là quên bệnh lý. Vì vậy khi nhận thấy các biểu hiện hay quên, đãng trí xuất hiện, người bệnh nên đi khám và được can thiệp điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu. Nếu bỏ lỡ cơ hội điều trị trong giai đoạn sớm thì đến giai đoạn muộn, bệnh sẽ trở nên khó chữa và trầm trọng hơn.

3, Phòng tránh bệnh hay quên như thế nào?

Để giải quyết triệt để việc hay quên, chúng ta cần xác định nguyên nhân nào đã dẫn tới việc suy giảm trí nhớ và mất tập trung nhằm giải quyết triệt để nguyên nhân đó thì mới có hiệu quả nhất. Những nguyên nhân phổ biến của bệnh hay quên thông thường là căng thẳng, uống rượu bia, suy tuyến giáp, mang thai, mất ngủ kéo dài… Ngoài ra chúng ta cũng cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ của mình bằng một số biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn: Thư giãn là cách lấy lại năng lượng và sự minh mẫn cho tất cả mọi người. Vì vậy chúng ta cần ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và thư giãn đúng cách. Đi dạo ở nơi có nhiều cây xanh sẽ tốt hơn nhiều việc nằm dài trên sofa xem tivi vì trong khi dạo chơi, não được cung cấp thêm ôxy giúp chúng khỏe và linh hoạt hơn.
  • Vận động thể thao: Khi tập thể dục, não của con người sẽ sản sinh ra những chất tăng cường sức khỏe thần kinh, đẩy mạnh mức độ lưu thông máu, oxy sẽ đến não nhiều hơn sẽ giúp bộ não của chúng ta làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn dẫn đến mất trí nhớ. Những môn thể thao ngoài trời như bơi, đi bộ, đạp xe cũng tốt cho trí nhớ hơn những môn thể thao trong nhà. Thiền, yoga, khí công dưỡng sinh cũng là những hoạt động hữu hiệu ngăn chặn tình trạng lão hóa của não bộ và cải thiện trí nhớ tuyệt vời.
  • Chế độ dinh dưỡng: Cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, giá đỗ, bắp cải, trứng… là những thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E và khoáng chất giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ. Trong các bữa ăn hàng ngày chúng ta cũng nên chú ý tăng cường ăn nhiều hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa và giúp não bộ minh mẫn, sáng suốt hơn.

Tóm lại, khi thấy xuất hiện các biểu hiện hay quên, thiếu linh hoạt, suy giảm trí nhớ, chúng ta nên đến các trung tâm y tế để phát hiện và nhanh chóng điều trị kịp thời. Đồng thời, thường xuyên luyện tập thể dục hàng ngày, ăn ngủ và làm việc điều độ hợp lý nhằm tránh mọi căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Tạo cho mình một tâm lý thư giãn và thoải mái bằng cách giao lưu bạn bè, kết bạn, tham gia các hoạt đông xã hội, đi du lịch, nghe nhạc, xem phim…

Theo teonao.vn

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...