Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

Cuộc sống ngày nay với bộn bề lo âu, tính toán và áp lực khiến nhiều người trẻ mắc phải một căn bệnh tưởng chừng rất đơn giản nhưng rình rập đầy nguy hiểm. Đó là bệnh hay quên ở người trẻ tuổi.

Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không? 1

 

Ảnh minh họa: Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến

1, Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Trong đó, căng thẳng tâm lý do áp lực học hành, việc làm hay kiếm tiền là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm trí nhớ. Cùng với chế độ ăn công nghiệp nhiều đồ ngọt được chế biến từ đường hóa học, thực phẩm nướng, chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia, thiếu chất… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ. Ngoài ra thói quen vô tổ chức, không ngăn nắp, gọn gàng, sắp xếp công việc không khoa học dẫn đến tình trạng hay quên, căng thẳng và giảm trí nhớ. Sự xuất hiện của nhiều thíêt bị CNTT như smartphone, máy tính bảng, ipad thông minh… cũng dẫn đến sự phụ thuộc của người dùng vào các vật dụng này, mọi người thích tất cả các loại thông tin được lưu trữ trong điện tử thiết bị hơn là bộ não của mình và ít vận động não bộ dẫn đến tư duy chậm chạp hơn.

2, Biểu hiện của bệnh hay quên ở người trẻ tuổi

Một số dấu hiệu của bệnh hay quên ở người trẻ tuổi phổ biến là:

  • Mệt mỏi, stress, tức giận, lo lắng, hồi hộp… là những cảm xúc tăng đột biến, không kiểm soát dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi
  • Nói trước quên sau hay muốn nói một vấn đề gì đó nhưng quên mất phải dùng câu từ gì.
  • Thiếu tập trung trong công việc.
  • Vận động chậm chạp, đọc chữ khó khăn, không lưu loát
  • Khả năng tư duy và ghi nhớ kém dần đi
  • Mất ngủ và ngủ không sâu giấc
  • Đau nửa đầu và chóng mặt
  • Đãng trí: đôi khi chưa làm mà tưởng mình đã làm rồi, thậm chí quên đường mà mình từng đến, quên những việc mới xảy ra gần đây.

Xem thêm: Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên?

3, Làm thế nào để phát hiện bệnh hay quên ở người trẻ tuổi

Ngoài dấu hiệu nhận biết bệnh hay quên ở người trẻ tuổi, để biết thêm cụ thể bản thân có mắc chứng hay quên, đãng trí đơn thuần hay liên quan đến một bệnh lý khác, các bạn trẻ nên đến các Bệnh Viện Thần Kinh để kiểm tra bằng những phương pháp và thủ thuật của bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng không tốt nếu kéo dài tình trạng bệnh lâu.

Để chẩn đoán bệnh hay quên ở người trẻ tuổi, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bệnh nhân bằng những thông tin tổng quát như thông tin cá nhân và các sự kiện gần đây và trong quá khứ. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán hình ảnh bằng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) và electroencephalogram (EEG) để xem xét tổn thương hoặc bất thường trong não. Xét nghiệm máu có thể kiểm tra xem có nhiễm trùng, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc các vấn đề khác.

Ngoài ra một nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ tuổi có thể là căn bệnh suy tuyến giáp. Vì thế bệnh nhân có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu, bao gồm: định lượng hormone tuyến yên (TSH), định lượng hormone tuyến giáp (FT3, FT4) nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có liên quan đến căn bệnh suy tuyến giáp này.

4, Điều trị bệnh hay quên ở người trẻ tuổi như thế nào?

Không chỉ phát hiện sớm và chữa bệnh hay quên kịp thời, hiện nay các nhà nghiên cứu còn phát minh ra các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên kết hợp với các thành phần có lợi cho não bộ tiêu biểu là: Thạch tùng thân gập. Thạch tùng thân gập tên khoa học: Huperzia Hamiltonii phân bố chủ yếu ở núi cao Việt Nam và Trung Quốc, mọc trên thân cây có rêu trên núi đá. Đây là cây thuốc quý hiếm, chất Huperzine A trong cây có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh, chống lại sự tổn thương tế bào thần kinh do thiếu máu cục bộ, có đến 58 % bệnh nhân được điều trị bằng Huperzine A cải thiện rõ rệt về trí nhớ, nhận thức và hành vi.

5, Phòng tránh bệnh hay quên ở người trẻ tuổi ra sao?

Vậy để ngăn chặn bệnh hay quên ở người trẻ tuổi như thế nào? PGS. BS Nguyễn Thi Hùng đã khuyến cáo bạn trẻ cần thay đổi lối sống, dẹp bỏ áp lực, quên đi phiền muộn, tạo điều kiện thư giãn, nghỉ ngơi và ngủ đúng giờ, đủ giấc, giảm cân nếu béo phì, hạn chế rượu bia cùng các loại thực phẩm nướng, chiên xào, có hại cho sức khỏe.

Đồng thời, những người trẻ tuổi cần rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc sách, thường xuyên giao tiếp xã hội, sắp xếp cuộc sống logic, gọn gàng. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cũng rất tốt cho não bộ, bởi nó thúc đẩy khí huyết lưu thông, tăng cường chuyển hóa và gia tăng tuần hoàn não, cân bằng tâm trạng. Những môn thể thao ngoài trời như bơi, đi bộ, đạp xe sẽ rất tốt cho trí nhớ. Bên cạnh đó, nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, đạm và nguyên tố vi lượng để ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào não.

Tóm lại, bệnh hay quên, đãng trí ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Ở giai đoạn sớm bệnh hay quên có thể điều trị khỏi giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Nhưng khi cố tình kéo dài tình trạng hay quên, đãng trí trong một thời gian dài sẽ khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng, khó chữa và nhiều biến chứng khó lường có thể xảy ra như: teo não, sa sút trí tuệ, thậm chí là mất trí nhớ.

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...