Bệnh teo não kéo dài có thể gây ra hậu quả gì?

Teo não có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của cơ thể con người như: mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, mất khả năng nhận thức… Đồng thời, người bệnh có thể chỉ sống được trung bình 4-8 năm kể từ khi mắc bệnh.

keo dai benh teo não

1 , Bệnh teo não gây hậu quả gì cho người bệnh?

Bệnh teo não là một bệnh nặng của hệ thần kinh trung ương. Một đặc điểm chung của bệnh này là sự mất mát của các tế bào thần kinh hoặc các kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não:

  • Bệnh teo não dẫn đến phá hủy tế bào thần kinh và tổn hại mô trên toàn bộ não. Qua thời gian, não teo đi đột ngột, ảnh hưởng đến gần như toàn bộ tất cả các chức năng của nó.
  • Bệnh teo não – một tiến trình thoái hóa bệnh lý của não bộ – vượt quá giới hạn của sự quên thông thường. Nó có thể bắt đầu bằng sự rối loạn và mất trí nhớ nhẹ nhàng, nhưng dần dần sẽ dẫn đến sự suy giảm trí tuệ bất hồi phục nặng nề, tàn phá khả năng nhớ, lý luận, học tập và trí tưởng tượng của người bệnh. Sự sa sút trí tuệ gây nên những bức xúc không chỉ cho người bệnh mà còn cho cả những người sống cùng người bệnh tạo ra những xung đột trong gia đình làm tăng thêm gánh nặng cho cuộc sống.
  • Teo não không chỉ tiêu diệt những ký ức và khả năng nhận thức, mà bệnh nhân còn bị mất đi sự độc lập và niềm vui.
  • Trong giai đoạn đầu, triệu chứng phổ biến nhất là không có khả năng nhớ được việc vừa xảy ra. Nếu nghi ngờ bệnh teo não cần đánh giá hành vi, tác phong và kiểm tra nhận thức kết hợp với chụp cắt lớp não. Khi bệnh tiến triển, người bệnh nhầm lẫn, quên nhiều, gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Dần dần thờ ơ các hoạt động xã hội, gia đình, thay đổi tâm trạng; mất ngôn ngữ; mất trí nhớ dài hạn; suy giảm các giác quan; tiến triển bệnh mất các chức năng sống, cuối cùng tử vong. Bệnh nhân chỉ có thể sống thêm khoảng 7 năm, một tỷ lệ rất nhỏ (dưới 3%) người bệnh có thể sống thêm 14 năm kể từ khi phát bệnh.

2, Biến chứng của bệnh teo não?

Nếu không điều trị sớm và kịp thời, bệnh tiến triển nhanh và gây ra những hậy quả nặng nề. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân mất tất cả các khả năng tự chăm sóc cho bản thân. Họ ăn uống khó khăn, không kềm chế hoặc không thể kiểm soát bước đi và thường đi lang thang khỏi nhà. Mất các khả năng kiểm soát này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như:

  • Viêm phổi: Khó nuốt thức ăn và các dịch uống làm bệnh nhân dễ hít các chất này vào phổi, gây ra viêm phổi hít.
  • Nhiễm trùng: Bệnh nhân thường đi tiểu không tự chủ nên phải đặt thông tiểu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu, nếu không được điều trị sẽ càng nặng hơn, có thể đe dọa mạng sống bệnh nhân. Các điểm tỳ, nhất là vùng lưng, xương, 2 bên hông dễ bị lở loét do bị liệt toàn thân…
  • Té ngã và các biến chứng: Người bệnh thường bị mất định hướng và dễ dàng bị vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương. Hơn nữa, té ngã thường làm chấn thương đầu nặng, như xuất huyết nội sọ, bệnh nhân phải chịu phẫu thuật nằm viện dài ngày, càng làm tăng nguy cơ huyết khối trong não, tim, phổi, loét da do tư thế,…tất cả đều đe dọa mạng sống người bệnh.

Đọc tiếp: Bệnh teo não có chữa khỏi không?

3, Điều trị bệnh teo não như thế nào?

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh teo não. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh teo não nhưng cho đến nay trên thế giới vẫn chưa tìm ra phương thuốc có thể chữa hết căn bệnh này. Mọi điều trị chỉ mang tính hỗ trợ giúp bệnh nhân làm chậm quá trình teo não, ít bị ảnh hưởng bởi những tiêu cực của căn bệnh, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ hơn. Các chuyên gia khuyến khích ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt khoa học chúng ta nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng bổ não để phòng ngừa hiệu quả tổn thương tế bào thần kinh, mất trí nhớ, đột quỵ, tai biến, tránh kéo dài tình trạng mắc bệnh và giúp đầu óc luôn tỉnh táo, minh mẫn, sáng tạo hơn.

Xem thêm: Tuổi thọ của người mắc bệnh teo não?

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...