Chứng hay quên có chữa được không?
Ngày nay, chứng hay quên không chỉ gặp ở người già mà có xu hướng phổ biến nhiều ở người trẻ tuổi. Bệnh xảy ra khi khu vực của não nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ bị tổn thương. Tuy rất khó để điều trị dứt điểm chứng bệnh này nhưng chúng ta có thể tăng cường trí nhớ bằng các phương pháp và cân bằng những thói quen tốt trong cuộc sống.
Ảnh minh họa: Thăm khám để phát hiện và điều trị chứng hay quên kịp thời
Chứng hay quên có chữa được không?
Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị – ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định chứng hay quên ở giai đoạn sớm có thể chữa trị khỏi hoặc ít nhất cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh sẽ tiến triển lên những giai đoạn nặng hơn như sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ…vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Dần dần, cơ thể mất đi một số chức năng về hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết. Trung bình người mắc bệnh Alzheimer tử vong sau 8 -10 năm. Cho đến nay, quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer là không thể đảo ngược và chưa có cách chữa trị hết hoàn toàn.
Vì vậy, khi thấy có biểu hiện hay quên, đãng trí, bệnh nhân nên chủ động đi khám tại các Trung Tâm Y Tế để được bác sĩ kiểm tra xác định mức độ nặng nhẹ, tìm ra các căn nguyên gây bệnh và nhanh chóng điều trị kịp thời.
Xem thêm: Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên?
Chữa chứng hay quên bằng cách nào?
Để ngăn chặn tình trạng suy giảm trí nhớ, PGS. BS Nguyễn Thi Hùng khuyến cáo những người mắc bệnh hay quên cần biết điều phối công việc một cách hợp lý. Chứng hay quên có quan hệ rất mật thiết với tình trạng thiếu ngủ và stress. Vì vậy người bệnh cần thay đổi lối sống, dẹp bỏ áp lực, quên đi phiền muộn, tạo điều kiện nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, giảm cân nếu béo phì, hạn chế rượu bia và các loại thực phẩm có hại cho não.
Đồng thời, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên để thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp giúp tăng cường ôxy lên não. Bên cạnh đó, nên có chế độ dinh dưỡng, thực phẩm hợp lý bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, đạm và nguyên tố vi lượng để ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào não. Rèn luyện trí não cũng là một trong những cách chữa bệnh hay quên hiệu quả được các bác sĩ rất khuyến khích. Có nhiều cách để làm cho bộ não luôn hoạt động như đọc sách, các trò chơi trí tuệ, học một ngôn ngữ mới, tham gia vào các hoạt động xã hội, xem tivi, sử dụng internet, hay học chơi một nhạc cụ nào đó… Tất cả các hoạt động liên quan đến trí não sẽ giúp cải thiện bộ não một cách tự nhiên nhất…
Hiện nay, có rất nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị cho các chứng quên như quên do sa sút trí tuệ, quên sau tai biến mạch máu não, quên thông thường ở người lớn tuổi, quên do các bệnh trầm cảm và stress… Đây là những sản phẩm có tác dụng chống ôxy hóa giúp bảo vệ tế bào, đặc biệt giúp các tế bào não tránh khỏi tác hại của quá trình thoái hóa não. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng cải thiện tuần hoàn não nên cũng được dùng để điều trị chứng quên và suy giảm nhận thức sau tai biến mạch máu não rất hiệu quả.
Một số phương pháp rèn luyện trí nhớ
Để có một trí nhớ tốt hỗ trợ cho công việc và trong cuộc sống thì những lời khuyên, bí quyết cũng như phương pháp dưới đây sẽ rất có ích cho mỗi chúng ta:
- Hiểu rõ nội dung cần ghi nhớ
- Liên tưởng tới vấn đề
- Đặt câu hỏi khi tiếp nhận vấn đề
- Giữ thái độ tự tin, lạc quan khi rèn luyện trí nhớ
- Ghi chú là một điều cần thiết nếu muốn nhớ lâu
- Lặp đi lặp lại điều cần nhớ
- Trau dồi thêm kiến thức mới
- Rèn luyện trí nhớ bằng cách đi sâu hơn vào thực tế
- Đọc sách thường xuyên
- Sắp xếp mọi thứ khoa học, có tổ chức
Tóm lại, chúng ta nên phòng ngừa và điều trị bệnh hay quên sớm ngay từ giai đoạn đầu nếu có biểu hiện suy giảm trí nhớ. Chế độ dinh dưỡng khoa học, chế độ sinh hoạt hợp lý và thường xuyên rèn luyện trí nhớ sẽ giúp bộ não của chúng ta luôn luôn khỏe mạnh, minh mẫn, tránh được những tác hại xấu của quá trình thoái hóa não và các tác nhân gây ra chứng hay quên.
Bài viêt liên quan
- Top 12 thực phẩm bổ não tăng cường trí nhớ bạn nên ăn
- Tổng hợp 6 cách tăng cường trí nhớ đơn giản, dễ thực hiện
- Cảnh báo: Có nên uống thuốc bổ não tăng cường trí nhớ?
- Suy giảm trí nhớ sau sinh – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Cách khắc phục, điều trị suy giảm trí nhớ
- Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và cách phòng tránh
- Suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện và điều trị