Điều trị suy giảm trí nhớ: Có dễ không?
Suy giảm trí nhớ là một căn bệnh khá phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như cuộc sống của người bệnh. Việc phát hiện và điều trị suy giảm trí nhớ kịp thời có thể giúp người bệnh có một sức khỏe tốt và duy trì một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Ảnh: Suy giảm trí nhớ là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu các căn bệnh nguy hiểm
1, Vì sao cần chữa bệnh suy giảm trí nhớ?
Bệnh suy giảm trí nhớ là căn bệnh rất nguy hiểm và không hề đơn giản như suy nghĩ thông thường của chúng ta. Bởi quá trình suy giảm trí nhớ nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời sẽ phát triển thành bệnh lý sa sút trí tuệ sau một vài năm, gây ra những tổn hại nghiêm trọng và rất khó phục hồi cho não. Theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM từ tháng 11/2012 đến 4/2014 cho thấy, 100% bệnh nhân sa sút trí tuệ gặp những bất thường như teo não, tổn thương chất trắng, sang thương mạch máu, giãn não thất trong MRI não. Khi não bị teo, khả năng kết nối các tế bào thần kinh gặp trục trặc thì việc truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các bộ phận khác của cơ thể sẽ bị chệch choạc, gây ra sự rối loạn chức năng hoạt động. Cuối cùng bệnh nhân có thể bị tử vong. Chính vì vậy, ngay khi có những vấn đề về trí nhớ, người bệnh phải chú ý đi khám sớm để có biện pháp điều trị suy giảm trí nhớ một cách kịp thời nhất.
2, Điều trị suy giảm trí nhớ bằng phương pháp thông thường
Khi đã biết bản thân mắc bệnh suy giảm trí nhớ, việc đầu tiên chúng ta cần làm là thay đổi lại chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt sao cho khoa học, hợp lý. Bởi chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ tiến triển và giúp cơ thể, nhất là não bộ khỏe mạnh, sáng suốt hơn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị suy giảm trí nhớ được các bác sĩ khuyến khích thực hiện:
-
Chế độ ăn uống lành mạnh:
Một chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây bệnh suy giảm trí nhớ. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, trái cây, rau xanh và chất xơ luôn là lựa chọn hàng đầu để có một trí óc minh mẫn. Ngoài ra, chúng ta nên cố gắng lựa chọn những thực phẩm nhiều đạm ít mỡ như cá, trứng, thịt nạc và không nên ăn những thực phẩm nhiều đường, chiên, rán, bởi những thực phẩm đó về lâu về dài rất có hại cho não. Hơn nữa, khi cơ thể không đủ nước, hấp thụ quá nhiều chất cồn từ rượu, nicotin từ thuốc lá… sẽ gây hại cho não làm suy giảm trí nhớ và đãng trí hơn.
-
Tăng cường hoạt động thể chất:
Tập luyện thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày để tăng tuần hoàn máu lên não. Việc rèn luyện thân thể sẽ làm cho năng lực làm việc của não tốt hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Đặc biệt, theo một nghiên cứu cho thấy: Những người tham gia tập thể dục bốn lần/ tuần, mỗi buổi kéo dài 45 đến 60 phút, duy trì tập luyện trong sáu tháng thì có suy nghĩ rõ ràng hơn, giảm mức độ suy giảm trí nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh Azheimer so với những người chỉ tập trong khoảng thời gian ngắn và không đều.
-
Giữ cho não bộ luôn hoạt động:
Thường xuyên rèn luyện cho não bộ bằng cách đọc sách báo, chơi các trò chơi trí tuệ như cờ tướng, sudoku, hoặc một loại nhạc cụ nào đó. Việc não bộ liên tục hoạt động và làm việc sẽ giúp tăng cường trí nhớ vì tăng cường lưu thông máu lên não. Chúng ta cũng chú ý giao tiếp, nói chuyện nhiều, đồng thời tham gia vào các hoạt động xã hội để não bộ luôn năng động, và minh mẫn hơn.
-
Ngủ đúng giờ, đủ giấc:
Điều đầu tiên cần giúp cho não bộ được nghỉ ngơi bằng cách đơn giản chính là ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, những giấc ngủ ngắn hay nghỉ ngơi lúc giữa giờ cũng làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái và giảm bớt căng thẳng. Một nghiên cứu gần đây của trường Đại học California (Mỹ) cho thấy: cũng giống như việc ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm, giấc ngủ trưa cũng có lợi trong việc phòng chống thoái hóa não. Để có giấc ngủ tốt chúng ta nên tập thói quen ngủ đúng giờ, không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào buổi chiều, tránh ngủ nhiều vào ban ngày, tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe loa đài quá to, đọc sách quá hay, xem phim ám ảnh … Nên tập những bài thể dục nhẹ có tính chất thư giãn trước khi ngủ và nhớ để phòng ngủ thoáng khí, sạch sẽ, nhiều oxy nhé!
3, Uống gì để hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý và chế độ sinh hoạt khoa học, cách điều trị suy giảm trí nhớ tốt nhất là chúng ta nên sử dụng kết hợp với thực phẩm chức năng bổ não. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã tìm ra các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên kết hợp với các thành phần có lợi cho não bộ tiêu biểu là: Thạch tùng thân gập. Thạch tùng thân gập tên khoa học: Huperzia hamiltonii phân bố chủ yếu ở núi cao Việt Nam và Trung Quốc, mọc trên thân cây có rêu trên núi đá. Đây là cây thuốc quý hiếm, chất Huperzine A trong cây có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh, chống lại sự tổn thương tế bào thần kinh do thiếu máu cục bộ, có đến 58 % bệnh nhân được điều trị bằng Huperzine A cải thiện rõ rệt về trí nhớ, nhận thức và hành vi.
Ảnh: Lohha Trí Não – Sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ
Tóm lại, đa số những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị từ sớm. Chính vì vậy, khi thấy bản thân có những dấu hiệu đãng trí, hay quên, suy giảm trí nhớ, chúng ta nên đến các Trung Tâm Y Tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh những hậu quả xấu về lâu về dài của căn bệnh suy giảm trí nhớ gây ra.
Bài viêt liên quan
- Cây thạch tùng thân gập - "Bí quyết" điều trị Alzheimer
- Bí quyết giúp ngăn ngừa Teo não, sa sút trí tuệ khi về già…
- 3 di chứng nguy hiểm sau tai biến mạch máu não
- Bài tập giúp tăng cường trí nhớ
- Ngã ngửa với lý do khiến teen càng học càng quên nhiều
- Thuốc trị tai biến mạch máu não: Đông y và Tây y
- Tai biến mạch máu não: Cách cấp cứu và điều trị