Giảm trí nhớ - Uống gì để chữa bệnh?
Bệnh giảm trí nhớ là tình trạng suy kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự thoái hóa không ngừng của não bộ, gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm thế nào để chữa khỏi căn bệnh giảm trí nhớ này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau:
Ảnh minh họa: Giảm trí nhớ khiến sức khỏe, tinh thần sa sút
1, Triệu chứng của bệnh giảm trí nhớ
Khi có những triệu chứng dưới đây thì chứng tỏ trí nhớ của chúng ta đang gặp những vấn đề rất lớn, đó chính là bệnh giảm trí nhớ:
- Hay quên, hay lo lắng, than phiền, căng thẳng, hay cáu giận vô cớ, khó tính hơn…
- Khó khăn về ngôn ngữ: Rất muốn nói về điều gì đó nhưng mà không thể nghĩ ra từ phù hợp hay là nói đúng ý mình.
- Khả năng giao tiếp kém đi, hay lặp lại câu chuyện và mất khiếu hài hước
- Không thể tập trung trong công việc hoặc làm một việc gì đó.
- Phản ứng chậm, khả năng tư duy, sáng tạo kém.
- Khó ngủ và ngủ không sâu giấc
- Thụ động, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh.
- Quên tên người, quên đồ vật, quên lịch làm việc hay quên thời gian, địa điểm đã hoặc sẽ làm một việc gì đó.
- Choáng váng và hay chóng mặt.
2, Tại sao cần chữa bệnh giảm trí nhớ
Bệnh giảm trí nhớ là căn bệnh rất phổ biến, không chỉ ở người già, đặc biệt gần đây đối tượng mắc bệnh giảm trí nhớ xuất hiện nhiều trong giới trẻ – lực lượng lao động chính của đất nước. Và hậu quả của nó là: người bệnh gặp vô cùng khó khăn trong việc giải quyết công việc, khó có thể tập trung và mất rất nhiều thời gian để có thể thực hiện và hoàn thành công việc, ảnh hưởng đến chất lượng lao động và cuộc sống.
Nguy hiểm hơn, giảm trí nhớ chính là triệu chứng sớm của suy giảm nhận thức và biểu hiện đầu tiên sa sút trí tuệ. Nhiều người thường chủ quan với chứng giảm trí nhớ, cho rằng theo thời gian và tuổi tác, trí nhớ giảm sút là chuyện bình thường. Tuy nhiên, khoảng 50% những người mắc bệnh giảm trí nhớ này đã bị chuyển sang thể sa sút trí tuệ (mất trí nhớ) sau một vài năm. Hậu quả của căn bệnh sa sút trí tuệ này là: Thoái hóa não bộ rất khó hồi phục, tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy, phán đoán, rối loạn định hướng và ngôn ngữ; Giảm khả năng thực hiện trong các công việc thường ngày (mặc quần áo, giặt rũ, nấu ăn…); Giảm cảm giác: Mất kiểm soát cảm xúc (dễ buồn, dễ khóc, dễ bị kích thích); Khó tự chăm sóc cho bản thân,… cuối cùng là mất trí nhớ và có thể tử vong. Vì vậy, khi phát hiện ra những triệu chứng giảm trí nhớ, điều đầu tiên cần làm là đến các trung tâm y tế để kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời tránh bệnh trở lên trầm trọng và nguy hiểm hơn.
Xem thêm: Bệnh giảm trí nhớ liệu có tự khỏi?
3, Uống gì để chữa bệnh giảm trí nhớ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm điều trị bệnh giảm trí nhớ nhưng người bệnh cần đến các trung tâm y tế, nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để có những loại thuốc thích hợp cho việc điều trị của mình. Thông thường, những người bị suy giảm trí nhớ, thường được bác sĩ cho uống thuốc điều trị suy thoái thần kinh hay các sản phẩm bổ não.
Ảnh minh họa: Lohha Trí Não hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ hiệu quả
Ngày nay các nhà nghiên cứu đã phát minh ra các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên kết hợp với các thành phần có lợi cho não bộ tiêu biểu là: Thạch tùng thân gập có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh, chống lại sự tổn thương tế bào thần kinh do thiếu máu cục bộ. Với tác dụng vô cùng ý nghĩa của thạch tùng thân gập kết hợp cùng các thảo dược khác như Cao Bạch Phục Linh, Cao Lá Dâu, Cao Câu Kỷ Tử, Cao Hoài Sơn… có tác dụng tăng cường hoạt động của trí não, bảo vệ và giảm sự lão hóa của các tế bào thần kinh.
Ngoài việc bổ sung bằng các sản phẩm bổ não, để ngăn chặn tình trạng suy giảm trí nhớ, chúng ta cần có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh xa căng thẳng, stress và mất ngủ kéo dài, bởi chúng là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm trí nhớ. Chú ý vận động trí não, giao tiếp và tham gia vào các chương trình cộng đồng để não bộ luôn năng động và khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách tốt để duy trì khả năng tư duy vì nó thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường cung cấp ôxy và dinh dưỡng cho não giúp não bộ ngày càng minh mẫn, sáng suốt hơn.
Bài viêt liên quan
- Cây thạch tùng thân gập - "Bí quyết" điều trị Alzheimer
- Bí quyết giúp ngăn ngừa Teo não, sa sút trí tuệ khi về già…
- 3 di chứng nguy hiểm sau tai biến mạch máu não
- Bài tập giúp tăng cường trí nhớ
- Ngã ngửa với lý do khiến teen càng học càng quên nhiều
- Thuốc trị tai biến mạch máu não: Đông y và Tây y
- Tai biến mạch máu não: Cách cấp cứu và điều trị