Tại sao người trẻ lại mắc bệnh hay quên?
Cuộc sống hiện đại nhưng ẩn chứa nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hay quên, đãng trí, suy giảm trí nhớ như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung dưới đây:
Mục lục
1, Stress, căng thẳng, mất ngủ kéo dài
Căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Áp lực học hành, thi cử, tìm việc hay kiếm tiền khiến đầu óc của họ luôn căng thẳng làm chức năng não bị rối loạn, hệ thống mạch máu bị suy yếu làm não kém tập trung và giảm khả năng ghi nhớ, đồng thời khiến họ dễ bị kích động, cáu gắt, mất tập trung. Thông thường sau tuổi 30, mỗi ngày có tới 3000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Trong khi đó, mỗi tế bào ở lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do làm hủy hoại các tế bào thần kinh khiến chức năng não càng thêm rối loạn.
Giấc ngủ rất quan trọng vì nó có tác dụng chăm sóc, tái tạo giúp não bộ được phục hồi và hoạt động trơn tru hơn. Khi bị thiếu ngủ, những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán dẫn đến việc lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn. Việc ngủ quá ít hoặc mất ngủ thường xuyên vào ban đêm không chỉ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung mà còn gây khó khăn cho việc tiếp thu và củng cố thông tin dữ liệu trong não. Các nhà khoa học từ lâu đã khuyến cáo việc thiếu ngủ về lâu dài sẽ gây ra sự lãng quên. Vì vậy, ngủ đủ giấc là điều kiện đầu tiên giúp chúng ta cải thiện trí nhớ và ngăn chặn suy giảm nhận thức.
2, Bệnh lý tâm thần
Đó là các bệnh như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu… làm giảm tập trung chú ý. Bệnh tâm thần phân liệt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở người trẻ. Bệnh kéo dài khiến hoạt động ngày càng yếu đuối đi đến chỗ không thiết làm công việc gì, khả năng lao động và học tập, chú ý, trí nhớ đều giảm. Ngoài ra, chậm phát triển tâm thần cũng có biểu hiện sự sa sút tâm thần bẩm sinh hay mắc phải trong những năm đầu thời kỳ thơ ấu. Chậm phát triển tâm thần không phải là một bệnh mà là một trạng thái rối loạn của một bệnh nào đó để lại sự thiếu sót trong các hoạt động trí tuệ và khả năng thích ứng. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ tuổi.
Xem thêm: Chứng hay quên có chữa được không?
3, Lạm dụng thuốc và chất gây nghiện
Việc lạm dụng các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, nhóm thuốc corticoid, thuốc an thần, thuốc giảm đau… cũng như sử dụng các chất kích thích chính là nguyên nhân gây bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Ngoài ra, với những người trẻ nghiện rượu, chất độc sẽ thâm nhập vào cơ thể tác động lên hệ thần kinh trung ương dẫn đến suy giảm trí nhớ, làm ảnh hưởng đến hiệu suất công tác, sức khỏe tâm thần, thể chất và các mối quan hệ trong gia đình, xã hội.
4, Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý
Một chế độ ăn với nhiều đồ ngọt được chế biến từ đường hóa học, thực phẩm nướng, chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia,… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ. Ngoài ra, vitamin B1, B12 có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh. Nếu trong khẩu phần ăn thiếu vitamin B1, B12, người trẻ sẽ gặp các vấn đề tâm lý nghiêm trọng như hay quên, đãng trí, hoang tưởng, trầm cảm, thậm chí là mất trí nhớ. Tổn thương thần kinh do thiếu hụt vitamin B12 trong nhiều trường hợp cũng không thể chữa lành.
5, Chế độ sinh hoạt không lành mạnh
Trong xã hội hiện đại, khối lượng công việc ngày càng nhiều, ai cũng mong muốn hoàn thành sớm công việc nên thường có xu hướng làm nhiều việc trong cùng một lúc. Tuy nhiên, bộ não con người chỉ có thể điều khiển tốt một vấn đề tại một thời điểm. Cùng với đó là thói quen vô tổ chức, sắp xếp công việc không khoa học dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ. Ngoài ra, sự xuất hiện của nhiều thíêt bị CNTT như smartphone, máy tính bảng, ipad thông minh…. dẫn đến sự phụ thuộc của người dùng vào các vật dụng này, mọi người thích tất cả các loại thông tin được lưu trữ trong điện tử thiết bị hơn là bộ não của mình và ít vận động não bộ dẫn đến tư duy chậm chạp, kém sáng tạo hơn.
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Thông thường, bệnh hay quên ở người trẻ tuổi không nghiêm trọng như người già, nhưng hậu quả nó để lại cũng vô cùng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị bệnh hay quên kịp thời. Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy thực hiện 10 phương pháp đẩy lùi bệnh hay quên ở người trẻ tuổi nhằm giúp trí não mạnh khỏe và ngày càng sáng suốt hơn.
Bài viêt liên quan
- Top 12 thực phẩm bổ não tăng cường trí nhớ bạn nên ăn
- Tổng hợp 6 cách tăng cường trí nhớ đơn giản, dễ thực hiện
- Cảnh báo: Có nên uống thuốc bổ não tăng cường trí nhớ?
- Suy giảm trí nhớ sau sinh – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Cách khắc phục, điều trị suy giảm trí nhớ
- Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và cách phòng tránh
- Suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện và điều trị