Những xét nghiệm, chẩn đoán phát hiện bệnh hay quên
Để biết bản thân có mắc chứng hay quên đơn thuần hay liên quan đến một bệnh lý khác, chúng ta nên đến các Bệnh Viện chuyên khoa Thần Kinh để kiểm tra bằng những xét nghiệm, chẩn đoán của bác sĩ và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng không tốt nếu kéo dài tình trạng đãng trí lâu.
Ảnh: Bác sĩ khám và kiểm tra bệnh nhân mắc bệnh hay quên
1, Chuẩn bị quá trình chẩn đoán phát hiện bệnh hay quên
Cho dù khám tại đâu thì mục đích cuối cùng đều là phát hiện ra bệnh lý có nguy cơ mắc phải. Thông thường các cuộc hẹn đều có rất nhiều vấn đề cần trao đổi và chuẩn bị trước những thông tin cần thiết là một ý tưởng tốt để bác sĩ hiểu về chúng ta và đưa ra những kết quả chính xác hơn. Đồng thời, bản thân chúng ta cũng có cơ hội được giải đáp những thắc mắc, băn khoăn về chính sức khỏe của mình.
Một số thông tin bệnh nhân nên chuẩn bị trước như:
- Ghi thông tin cá nhân và sự thay đổi cuộc sống gần đây có thể nhớ lại.
- Ghi lại thuốc, cũng như bất kỳ loại vitamin bổ sung đang dùng.
- Ngay cả trong các trường hợp tốt nhất, có thể khó khăn để ghi nhớ tất cả các thông tin cung cấp trong thời gian khám bệnh. Một người thân gắn bó trong gia đình đi kèm có thể giúp chúng ta nhớ tất cả những gì đã được nói.
Đối với chứng hay quên, một số câu hỏi cơ bản có thể yêu cầu bác sĩ trả lời bao gồm:
- Bệnh đãng trí là gì?
- Chứng hay quên có chữa được không?
- Những loại xét nghiệm cần làm để phát hiện bệnh lý này?
- Có phương pháp nào điều trị bệnh đang mắc phải không?
Ngoài những câu hỏi chuẩn bị sẵn sàng để yêu cầu bác sĩ trả lời, chúng ta đừng ngần ngại đặt câu hỏi nếu chưa thực sự hiểu vấn đề đã được giải thích nhé!
2, Phân loại bệnh nhân mắc bệnh hay quên
Khi tiếp nhận bệnh nhân có triệu chứng hay quên, bác sĩ sẽ sàng lọc ra những bệnh nhân quên lành tính theo tuổi và những bệnh nhân quên có bệnh lý bằng cách đề nghị họ trả lời một bộ câu hỏi. Ví dụ:
- Thời điểm đầu tiên có hiện tượng hay quên, đãng trí vào lúc nào?
- Còn biểu hiện nào khác ngoài dấu hiệu hay quên không ?
- Có bị áp lực trong công việc, cuộc sống hay gặp phải chuyện buồn nào không?
- Có đang mắc một căn bệnh gì khác hoặc gia đình có ai gặp phải tình trạng như thế này không?
- Có liên quan đến vụ chấn thương nào khác? Như: tai nạn xe hơi, bị thương ở đầu, bạo lực…
- Hay quên có xảy ra một cách liên tục không hay thỉnh thoảngdư
Dựa vào câu trả lời của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chia ra các trường hợp bệnh nhân bị quên lành tính hay quên bệnh lý. Nếu bệnh nhân bị quên lành tính, thông thường nguyên nhân là do thiếu tập trung, mất ngủ hay stress trong cuộc sống. Từ những nguyên nhân tìm được, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh không nên quá lo lắng và đưa ra lời khuyên hợp lý để bộ nhớ được cải thiện dần dần. Còn những trường hợp được bác sĩ chẩn đoán quên do bệnh lý sẽ được làm thêm những test chuyên sâu đánh giá xem bệnh nhân bị giảm trí nhớ thiên về loại gì. Nếu bệnh nhân bị quên nặng dần, sau này có thể diễn tiến thành bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ), còn nếu bệnh nhân bị giảm trí nhớ về việc lập kế hoạch làm việc hoặc rối loạn hành vi (dễ bị kích động, hung hãn) thì có thể bị ảnh hưởng ở thùy trán. Như vậy, tùy từng nhóm bệnh, bác sĩ sẽ có các hướng điều trị khác nhau. Bệnh hay quên thuộc nhóm bệnh lý sẽ có diễn tiến ngày càng quên nhiều hơn nên cách điều trị của bác sĩ là sẽ làm cho tốc độ quên diễn tiến chậm đi.
3, Quá trình xét nghiệm, chẩn đoán phát hiện bệnh hay quên
Sau khi bác sĩ kiểm tra kiến thức của bệnh nhân bằng những thông tin tổng quát như thông tin cá nhân và các sự kiện trong quá khứ, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán hình ảnh bằng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) và electroencephalogram (EEG) để xem xét tổn thương hoặc bất thường trong não. Xét nghiệm máu có thể kiểm tra xem có nhiễm trùng, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc các vấn đề khác.
Ngoài ra một nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên có thể là căn bệnh suy tuyến giáp. Vì thế bệnh nhân có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu, bao gồm: định lượng hormone tuyến yên (TSH), định lượng hormone tuyến giáp (FT3, FT4) nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có liên quan đến căn bệnh suy tuyến giáp này.
Trên đây là tổng hợp những xét nghiệm và chẩn đoán nhằm xác định liệu bệnh nhân có mắc chứng hay quên không, hay mắc một bệnh lý khác gây ra hiện tượng hay quên này. Từ đó bác sĩ sẽ có những lời khuyên cũng như phương pháp điều trị để bệnh nhân cải thiện bộ nhớ và biết cách chăm sóc sức khỏe tốt cho bản thân mình.
Xem chi tiết: Cách trị bệnh hay quên hiệu quả nhất.
Bài viêt liên quan
- Top 12 thực phẩm bổ não tăng cường trí nhớ bạn nên ăn
- Tổng hợp 6 cách tăng cường trí nhớ đơn giản, dễ thực hiện
- Cảnh báo: Có nên uống thuốc bổ não tăng cường trí nhớ?
- Suy giảm trí nhớ sau sinh – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Cách khắc phục, điều trị suy giảm trí nhớ
- Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và cách phòng tránh
- Suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện và điều trị