Phòng tránh bệnh hay quên như thế nào?

Theo bác sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết để phòng tránh chứng hay quên mỗi người cần có một chế độ dinh dưỡng có lợi cho bộ não như choline và SPS. Đồng thời tăng cường các hoạt động thể lực và có cuộc sống khoa học, lành mạnh. Vậy cách phòng tránh bệnh hay quên cụ thể như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

Phòng tránh bệnh hay quên như thế nào? 1

Chế độ dinh dưỡng tốt cho não

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lâu dài tới con người, giúp con người tốt cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy để phòng tránh bệnh đãng trí, hay quên và tăng cường trí nhớ, chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý sau:

  • Chất béo omega 3 và omega 6: Đây là những chất vô cùng quan trọng để cấu tạo nên tế bào thần kinh. Những chất này cơ thể không thể tự tổng hợp được, chúng ta chỉ có thể bổ sung cho cơ thể bằng con đường ăn uống. Omega 3 có nhiều trong: các loại cá béo da trơn (cá ba sa, cá thu, cá ngừ, cá hồi,…), tảo biển, rau bắp cải,… Omega 6 có trong: Các loại hạt nhiều dầu (hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt đậu hà lan,… Vì vậy, chúng ta nên ăn cá thường xuyên, ít nhất là 2 lần một tuần để bổ sung đầy đủ omega cho cơ thể.
  • Đường fructose: Đường fructose có nhiều trong trái cây như táo, bưởi, đào, cam … có chỉ số đường huyết thấp rất tốt cho não. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đăng trên báo American Journal of Medicine cho biết những người uống nước rau, trái cây vài lần trong một ngày thường ít gặp rủi ro bị sa sút trí tuệ tới 76% so với những người chỉ uống dưới một ly mỗi ngày.
  • Axit amin: Não rất cần axit amin để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh và có tác dụng làm bộ não minh mẫn, sáng suốt. Có hai loại axit amin quan trọng cho não là: tryptophan và tyrosine. Vì axit amin tryptophan là loại dưỡng chất cơ thể không thể tự tổng hợp được nên chúng ta cần phải bổ sung qua con đường ăn uống bao gồm: sữa, pho mai, thịt, cá, trứng, hạt hướng dương, hạt bí đỏ, đậu phộng, tảo biển,…
  • Vitamin và khoáng chất: Não cần hầu hết các loại vitamin và chất khoáng để duy trì các chức năng của mình. Vitamin nhóm B có vai trò quan trọng giúp tránh sự thoái hóa chức năng não do tuổi già và thường có nhiều trong: ngũ cốc thô, các loại rau màu xanh thẫm… Vitamin B6 cần cho sự duy trì các chức năng bình thường của não, giúp điều hòa sự sản sinh chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát giấc ngủ, cảm xúc. Vitamin này có nhiều trong thịt, cá, gan, quả hạch, đậu, chuối, quả bơ, lúa mì. Vitamin B12 giúp duy trì hoạt động của tế bào thần kinh, cần thiết cho vỏ bọc các sợi thần kinh. B12 có nhiều trong thịt bò, thịt gà, cá, lòng đỏ trứng, phomat. Thiếu vitamin nhóm B là nguyên nhân dẫn đến hay quên, đãng trí vì vậy ta cần bổ sung đầy đủ tránh ảnh hưởng xấu của nó gây ra cho bộ não. Ngoài nhóm vitamin B, Vitamin C cũng hỗ trợ não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh. Vitamin C có nhiều trong: rau và trái cây tươi. Bên cạnh đó, các vitamin D, E.. hoặc các khoáng chất như canxi, kali, magie, mangan … cũng là những thành phần rất quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng lên não và ảnh hưởng tới chức năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh.
  • Acid folic, Sắt và Selen: Axit folic có vai trò khá quan trọng với bộ não, tác động tới chức năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh, và khi cơ thể bị thiếu dễ làm tinh thần trở lên lo âu, buồn bã. Chất này có nhiều trong các loại rau lá xanh thẫm, hạt đậu, cám lúa mì, thịt lợn, thịt gà, tôm, cá, cua, sò, hến. Sắt cần thiết cho sức khỏe tế bào thần kinh và cho sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Thiếu sắt thì tính tình thường trở nên cáu bẳn, kém linh lợi. Sắt có nhiều trong gan, bầu dục, thịt lợn, thịt bò, gà, cá và rau lá xanh thẫm…Selen là một chất chống ôxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư, trì hoãn quá trình lão hóa. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thiếu selen có thể là nguy cơ dẫn tới hội chứng chậm phát triển trí não (hội chứng Down). Selen có nhiều trong cá, sò, hến, thịt động vật, ngũ cốc, trứng, tỏi, gan động vật.

Chế độ sinh hoạt phòng tránh bệnh hay quên

Để có trí nhớ tốt, ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho não, chúng ta cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học như sau:

  • Tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê, các chất kích thích: Uống quá nhiều rượu bia và các chất kích thích có thể ngăn cản việc chuyển ký ức từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh về não như teo tiểu não, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ… Đó là những lời cảnh báo cho tất cả mọi người, nó rất nguy hiểm nhưng mọi người lại thường chủ quan không quan tâm đến. Vì vậy hãy hạn chế tránh xa các nguy cơ gây bệnh này để bảo vệ bộ não, duy trì sức khỏe tốt và tăng cường tuổi thọ cho bản thân.
  • Vận động thể thao: Khi tập thể dục, não của con người sẽ sản sinh ra những chất tăng cường sức khỏe thần kinh, đẩy mạnh mức độ lưu thông máu, oxy sẽ đến não nhiều hơn sẽ giúp bộ não của chúng ta làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn dẫn đến mất trí nhớ. Những môn thể thao ngoài trời như bơi, đi bộ, đạp xe cũng tốt cho trí nhớ hơn những môn thể thao trong nhà. Thiền, yoga, khí công dưỡng sinh cũng là những hoạt động hữu hiệu ngăn chặn tình trạng lão hóa của não bộ và cải thiện trí nhớ tuyệt vời.
  • Ngủ đủ và sâu giấc: Trong lúc ngủ, toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Thiếu ngủ sẽ làm cho các tế bào não yếu đi và có thể bị “tiêu diệt”, từ đó làm suy giảm “sức mạnh” của não bộ. Vì vậy, ngủ đủ đủ giấc sẽ có vai trò quan trọng giúp bộ não được cải thiện, tăng cường trí nhớ, tăng khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề…
  • Luyện tập cho não bộ: Có rất nhiều trò chơi và những bài tập tăng cường sức khỏe cho bộ não như: rubic, cờ tướng, xếp hình, chơi nhạc cụ… Đây là những trò chơi giúp não liên tục tư duy, sáng tạo, tìm tòi và học hỏi những cái mới. Ngoài ra chúng ta có thể đọc sách hoặc xem tivi, khám phá, trò chuyện với ai đó hay học một ngôn ngữ mới… Hãy tập cách không giới hạn suy nghĩ của mình và tăng trí tưởng tượng để có được những thông tin mới hữu ích mà đầy thú vị.
  • Ngăn nắp, gọn gàng, khoa học: Sắp đặt mọi thứ đúng vị trí của đồ vật, giấy tờ không chỉ giúp chúng ta bớt được thời gian tìm kiếm khi cần mà còn tránh trường hợp chúng bị rối tung, mất mát. Ngoài ra, để giúp não không phải chịu nhiều áp lực từ hoạt động hàng ngày, chúng ta hãy luôn có kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần cụ thể để thực hiện và đánh giá nhằm tránh bỏ sót các công việc đã được giao phó.
  • Trong trường hợp cơ thể không cung cấp cũng như được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho não, chúng ta có thể bổ sung thực phẩm chức năng bổ não để hỗ trợ điều trị các chứng quên, đãng trí thông thường.

Xem chi tiết: Uống gì để chữa bệnh hay quên?

Tóm lại, để phòng tránh bệnh hay quên và tăng cường trí nhớ, chúng ta cần chú ý đến chế độ ăn hằng ngày đầy đủ và đa dạng bao gồm các thực phẩm giàu chất sắt, các nguyên tố vi lượng cần thiết như canxi, phospho, kẽm, vitamin nhóm B… Đồng thời tăng cường hoạt động trí não thường xuyên như tập thể dục, đọc sách, xem tivi và tránh uống những thứ có hại cho bộ não như rượu, bia, thuốc lá, caffe…

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...