Virus Zika và bệnh teo não ở trẻ em có mối liên quan gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố những bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa virus Zika và bệnh teo não ở trẻ sơ sinh, gây ra hiện tượng đầu nhỏ – là biểu hiện của sự thoái hóa hoặc dị dạng não, với đầu nhỏ hơn so với kích thước bình thường, khiến não bộ phát triển không đầy đủ và thậm chí gây tử vong.

Virus Zika và bệnh teo não ở trẻ em có mối liên quan gì? 1

1, Virus Zika là gì?

Virus Zika được đặt tên từ khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm. Julius Lutwama, nhà virus học tại Viện nghiên cứu Virus Uganda cho biết Zika được phát hiện ở loài khỉ tại Uganda vào năm 1947. Tuy nhiên, người Uganda không cho đó là loại virus nguy hiểm mà chỉ tập trung vào chống bệnh sốt rét.

2, Triệu chứng khi nhiễm biệnh từ virus Zika

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhân nhiễm virus Zika bao gồm nhức đầu nhẹ, phát ban dát sẩn, sốt, khó chịu, viêm kết mạc và đau khớp. Vào năm 1964, triệu chứng của bệnh Zika được mô tả bắt đầu với một cơn đau đầu nhẹ, tiến triển thành phát ban cùng với sốt và đau lưng. Sau hai ngày, phát ban bắt đầu giảm. Đến ngày thứ ba, cơn sốt giảm xuống chỉ còn phát ban. Tuy nhiên bệnh do virus này gây ra rất khó nhận biết khi có ước tính khoảng 80% số người nhiễm không có biểu hiện của các triệu chứng. Chỉ 1 trong 5 người sẽ phát triển thành các triệu chứng điển hình, mà không gây tử vong, nhưng tác nhân thực sự để gây bệnh của virus Zika thì chưa rõ. Đồng thời các biểu hiện này thường hết trong khoảng từ 2 đến 7 ngày.

3, Mối liên hệ giữa Zika và bệnh teo não bẩm sinh

3, Mối liên hệ giữa Zika và bệnh teo não bẩm sinh 1

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố những bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa virus Zika với hai hội chứng rối loạn thần kinh. Đó là gây teo não ở trẻ sơ sinh và hội chứng làm tê liệt hệ thần kinh ở người lớn (còn gọi là Hội chứng tự miễn dịch Guillain-Barré). Mặc dù không gây tử vong, nhưng những phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Zika thì nhiều khả năng đứa bé sinh ra bị dị tật đầu nhỏ. Đây là một tình trạng hiếm gặp khi một trẻ sơ sinh có đầu nhỏ bất thường, não bộ phát triển không đầy đủ và sẽ phải đối mặt với những khó khăn về sự phát triển của não bộ khi chúng lớn lên.

Các dữ liệu cho thấy những người phụ nữ bị nhiễm virus Zika trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ khiến thai nhi có nguy cơ mắc bệnh teo não bẩm sinh rất cao. Do đó mà chính phủ nhiều nước như El Salvador, Colombia và Ecuador khuyên phụ nữ không nên mang thai và sinh con trong giai đoạn virus Zika đang hoành hành, thay vào nên có kế hoạch sinh con sau năm 2018.

4, Virus Zika đã gây bệnh ở các nước nào?

Brazil là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus Zika, có gần 4.000 ca bị bệnh đầu nhỏ và khoảng 50 ca đã tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Mỹ Latin bị ảnh hưởng bởi virus Zika, trong đó có Barbados, Bolivia, Guadeloupe, Guatemala, Puerto Rico và Panama. Dịch bệnh tiếp tục lan rộng sang nhiều nước khác trên thế giới thông qua những người du lịch tại các vùng có dịch. Những trường hợp nhiễm virus Zika mới nhất đã được xác nhận tại Mỹ, Đan Mạch, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Đức và Anh. Riêng ở Venezuela, tuy có bằng chứng về sự hiện diện của loại virus này, nhưng chính phủ chưa công bố số liệu chính thức. Đến nay virus Zika đã lưu hành trên 62 quốc gia và trở thành dịch bệnh gây teo não bẩm sinh và dị tật đầu nhỏ trên hàng nghìn trẻ em khắp nơi thế giới.

5, Virus Zika đã xuất hiện tại Việt Nam chưa?

Việt Nam và các nước Đông Nam Á là những nước nhiệt đới, muỗi nhiều, nhận thức về Virus Zika còn nhiều hạn chế. Do vậy nguy cơ nhiễm trùng Zika trong thời gian mang thai là hiện hữu. Điều đáng buồn là nước ta chưa có huyết thanh mẫu hoặc mẫu AND để chẩn đoán sớm. Trong năm 2015 một số bệnh viện tuyến cao đã tiếp nhận 4 ca là các cháu teo não bẩm sinh mà không rõ nguyên nhân. Những ngày cuối tháng 3 này, Bộ Y tế Việt Nam đã họp báo công bố 2 ca dương tính với virus Zika, bao gồm ở TP HCM và Khánh Hòa. Trong đó có một bệnh nhân nữ 33 tuổi đang mang thai được 8 tuần.

6, Điều trị và phòng tránh bệnh Zika như thế nào?

Hiện nay chưa có thuốc điều trị cũng như văcxin chống lại virus Zika. Việc điều trị chủ yếu dựa trên điều trị các triệu chứng. Để chủ động phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên:

  • Sử dụng thuốc xịt muỗi.
  • Ngủ màn, mặc quần áo dài ngay cả ban ngày, che càng kín cơ thể càng tốt.
  • Đậy kín và vệ sinh tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
  • Làm sạch hoặc đậy kín các thùng chứa nước như xô, chậu hoa hoặc lốp xe cũ, để loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản.
  • Người dân, đặc biệt là phụ nữ có thai không nên đi du lịch tại các vùng đang có dịch bệnh để tránh lây lan và nhiễm bệnh.
  • Người dân nhập cảnh về từ các quốc gia khác có lưu hành virus Zika chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.
  • Sử dụngbao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus Zika.

Cho đến khi chúng ta có thể hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa virus Zika và bệnh teo não ở trẻ em, những phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần hết sức lưu ý bảo vệ mình khỏi bị muỗi đốt. Sự cảnh giác cần được đề cao hết sức vì tốc độ lây lan của loại virus Zika trong thời điểm này là vô cùng đáng sợ. Nếu ai đó trong chúng ta nghi ngờ bản thân bị nhiễm bệnh, hãy đến ngay các trung tâm y tế để được phát hiện, kiểm tra và điều trị kịp thời nhất.

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...