5 Nguyên nhân chính của bệnh mất trí nhớ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh mất trí nhớ. Nhưng dưới đây là 5 nguyên nhân cốt yếu nhất dẫn đến tình trạng mất trí nhớ đang ngày càng phổ biến hiện nay :
1, Mất ngủ
Giấc ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian cuộc sống của chúng ta và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên việc ngủ quá ít hoặc thường xuyên thức dậy vào ban đêm có thể dẫn tới mệt mỏi và làm giảm khả năng thu thập thông tin. Những nghiên cứu mới đây đã cho thấy mất ngủ có thể gây tổn hại tới não bộ và là nguyên nhân mất trí nhớ tăng cao trong đó có bệnh Alzheimer. Việc mất ngủ thường xuyên khiến gia tăng đáng kể lượng protein- tau hình thành các đám rối bên trong tế bào thần kinh của não làm gián đoạn các kết nối thần kinh và có thể dẫn tới chết tế bào não. Vì vậy, chúng ta hãy duy trì ngủ đủ giấc (8 tiếng) để phục hồi các mô thần kinh tế bào trong não, giúp não hoạt động hiệu quả, đây cũng là cách phòng tránh bệnh mất trí nhớ khi về già.
2, Căng thẳng thường xuyên
Công việc quá tải, hay những áp lực trong cuộc sống được tích tụ lâu ngày tác động đến bộ não gây ra tình trạng mất nhớ, càng lâu dài tình trạng mất trí nhớ sẽ càng trở lên trầm trọng hơn. Tiến sĩ Sara Bengtsson từ Đại học Umea- Thụy Điển cho biết kết quả thử nghiệm của cô cho thấy hoạt động của não sẽ bị ức chế nếu liên tục bị kích thích căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy lượng hooc-môn cao trong não khiến khả năng học tập và ghi nhớ suy giảm, đồng thời cũng hình thành loại protein beta-amyloids trong mảng bám của não của người mắc bệnh này dầy hơn. Mức độ cao của loại protein này có liên hệ với việc các tế bào thần kinh không hoạt động đúng chức năng của chúng. Do đó, lượng hooc-môn tăng cao sẽ dẫn tới nguy cơ mặc bệnh mất trí nhớ (Alzheimer). Căng thẳng do tổn thương tình cảm cũng có thể gây mất trí nhớ. Theo kết quả của cuộc khảo sát trên 800 phụ nữ Thụy Điển cho thấy những phụ nữ phải đối mặt với những nỗi đau tinh thần như ly hôn hay mất người thân có nhiều triệu chứng của bệnh mất trí nhớ cao hơn trong vài thập kỷ sau đó.
3, Thiếu vitamin B
Vitamin B1 là dưỡng chất thiết yếu giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, chúng còn có trách nhiệm hỗ trợ chức năng hoạt động của hệ thống thần kinh ở não. Thiếu B1, con người dễ mắc phải hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh khiến họ mất trí nhớ hoặc ngắn hay dài hạn. Ngoài ra chế độ ăn uống không đủ chất, thiếu các chất dinh dưỡng đặc biệt là các chất cấp thiết cho hoạt động của não bộ ( như Phosphatidyl, DHA, EPA…) cũng làm cho các tế bào tâm thần mau chóng bị tổn thương và gây suy giảm trí nhớ. Vì vậy trong bữa ăn hàng ngày, chúng ta nên chú ý bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho não như: chuối, đậu lăng, rau bina, ngũ cốc ăn sáng có bổ sung, cá hồi, thịt lợn, thịt gà, bánh mì, sữa và trứng… Đây là những thực phẩm có thể giúp não bộ hoạt động khỏe mạnh, minh mẫn và sáng suốt hơn.
4, Mắc các bệnh lý liên quan
Bệnh mất trí nhớ phần lớn gặp ở người cao tuổi. Vì các chức năng hoạt động của não bộ bắt đầu có dấu hiệu suy thoái ngay từ lúc còn trẻ (khoảng 20 -30 tuổi) tùy trường hợp và điều kiện sống. Cho đến khi bước vào tuổi già, phần lớn đều mắc bệnh đãng trí, hay quên. Tuy nhiên nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan như suy tuyến giáp, viêm não, bệnh pick, parkinson, sa sút trí tuệ mạch máu… thì quá trình mất trí nhớ sẽ tiến triển rất nhanh và việc điều trị bệnh mất trí nhớ sẽ khó phục hồi hơn.
5, Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não là vấn đề hết sức quan trọng. Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề tới các chức năng của não trong đó có chức năng lưu trữ, tái hiện của trí nhớ. Nếu thương sọ não nếu va đập nhẹ thì không ảnh hưởng gì, nhưng va đập đủ mạnh sẽ gây nên những tổn thương trong và có nguy cơ dẫn đến bệnh mất trí nhớ. Bệnh nhân có thể bị mất nhớ hoàn toàn hoặc quên ngược chiều tức là tất cả những gì của quá khứ từ lúc bị trấn thương sọ não trở về trước, kể cả mình là ai tên gì cũng không nhớ.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh mất trí nhớ. Còn một số nguyên nhân khác cũng làm gia tăng tình trạng mất trí nhớ như: Lạm dụng chất kích thích và thuốc gây nghiện, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá… Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu tốt hơn về các nguy cơ mắc bệnh mất trí, từ đó thay đổi lối sống để giảm thiểu rủi ro mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Bài viêt liên quan
- [MỚI] Hoạt Chất Cognivia Organic Nhập Khẩu Trực Tiếp Từ Pháp Nay Đã Có Trong Lohha Trí Não
- Chấn thương sọ não ở trẻ em| Lý do, dấu hiệu và điều trị
- Ưu đãi tết 2022: Tặng trà Đông trùng hạ thảo khi mua Lohha Trí Não
- "Bí kíp" giúp người già lú lẫn, mất trí cải thiện trí nhớ
- Tết này mẹ tôi đã không còn lú lẫn nhờ món quà sức khỏe từ thiên nhiên
- Lohha Trí Não - Giải pháp tối ưu dành cho người suy giảm trí nhớ, lú lẫn tuổi già
- Chi phí sử dụng và liệu trình khuyên dùng Lohha Trí Não như thế nào? Đang dùng thuốc Tây có thể dùng được không?