Chấn thương sọ não ở trẻ em| Lý do, dấu hiệu và điều trị
Chấn thương sọ não là nguyên nhân gây tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Nhất là chấn thương sọ não ở trẻ em luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng, bởi đây là lứa tuổi hiếu động, thích nô đùa chạy nhảy, dễ bị vấp ngã và hầu hết chưa có kiến thức nhiều về sự nguy hiểm từ chấn thương sọ não gây ra.
Mục lục
Nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não ở trẻ em
Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết chấn thương sọ não ở trẻ thường do tai nạn trong sinh hoạt hoặc giao thông. Trong số các ca chấn thương sọ não ở trẻ em có 84,5% trẻ > 2 tuổi, tỷ lệ nam/nữ 1,5/1 và tai nạn giao thông là nguyên nhân chính gây ra chấn thương sọ não ở trẻ.
Ngoài ra, các nguyên nhân chấn thương sọ não ở trẻ em thường thay đồi theo lứa tuổi: đa số chấn thương sọ não ở trẻ dưới 14 tuổi liên quan đến ngã, trẻ sơ sinh nguyên nhân chấn thương do các can thiệp khi đẻ; trẻ nhỏ hơn 4 tuổi: thường do nguyên nhân ngã (từ võng, giường, nôi…); trẻ từ 4-8 tuổi: thường do ngã và tai nạn xe cộ hoặc những tai nạn liên quan đến đi lại (như xe đạp, ngồi sau xe máy bị ngã…), nguyên nhân bạo hành ở trẻ em (bị đánh đập ở nhà hoặc ở lớp…).
Xem thêm: Chấn thương sọ não là gì?
Các hình thức chấn thương sọ não ở trẻ em?
Chấn thương sọ não sẽ có các mức độ chấn thương khác nhau, tuỳ theo lực va đập mạnh hay nhẹ mà phân chia thành các hình thức chấn thương sọ não sau đây:
- Chấn động não: đây là mức độ nhẹ nhất, bệnh nhân chỉ bị chấn động não do lực va đập nhẹ và có thể hồi phục hoàn toàn sau một thời gian ngắn.
- Nứt sọ: Đây là tình trạng đầu bị va đập tương đối mạch làm nứt phần xương sọ.
- Dập não: là tình trạng va đập mạnh hơn gây tổn thương nặng nề đến tổ chức não bên trong hộp sọ.
- Tụ máu các loại: là tình trạng va đập rất mạnh làm tổn thương và đứt các mạch máu bên trong họp sọ và não gây chảy máu tạo máu tụ. Tình trạng này bắt buộc phải phẫu thuật lấy máu tụ kịp thời nếu chậm người bệnh sẽ tử vong.
Nhận biết trẻ bị chấn thương sọ não
Trong trường hợp bị trẻ bị chấn thương đầu, nếu có một trong những dấu hiệu kể sau, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
- Ngay sau ngã, trẻ bất tỉnh hơn 1 phút.
- Sau chấn thương, trẻ thường quấy khóc, đôi khi vật vã hoặc lừ đừ, rên rỉ và bỏ bú.
- Nhiều trẻ ngay sau khi ngã vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại xuất hiện những dấu hiệu tri giác bất thường như ngủ nhiều, lơ mơ, tiếp xúc kém hoặc bất tỉnh hoàn toàn.
- Trẻ có thể buồn nôn hay nôn trên 5 lần trong một thời gian ngắn hoặc nôn kéo dài hơn 6 giờ sau khi ngã (mà trước đó trẻ bình thường), kể cả không ăn uống gì.
- Thóp của trẻ sau một thời gian chấn thương bị phồng, căng lên, kèm theo vẻ mặt xanh xao và than đau đầu.
- Trẻ bị chấn thương nhiều nơi, có máu chảy nhiều.
- Trong một số trường hợp, lỗ tai hay lỗ mũi trẻ có thể bị chảy máu hoặc chảy dịch trong vài giờ hay vài ngày sau tai nạn.
Điều trị chấn thương sọ não ở trẻ em như thế nào?
Nếu trẻ có những dấu hiệu chấn thương sọ não trên hoặc sau khi ngã mà trẻ bất tỉnh ngay thì cần đưa nhanh tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và chụp CT-Scan để phát hiện chấn thương sọ não. Việc chẩn đoán và theo dõi một trường hợp chấn thương sọ não còn bao gồm nhiều yếu tố quan trọng khác như theo dõi sự thay đổi tri giác, thăm khám trẻ nhiều lần để tìm các dấu hiệu thần kinh, chứ không đơn thuần là chụp một phim X- quang hay CT-Scan.
Trong một số trường hợp nếu không có biểu hiện xấu gì thì trẻ sẽ được bác sĩ cho về nhà. Tuy nhiên, bố mẹ được tư vấn cần theo dõi trong ít nhất một tuần lễ và đưa đi tái khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu sau: quấy khóc nhiều, than đau đầu, buồn nôn hay nôn ói nhiều lần, co giật tay chân, hôn mê, lỗ mũi hay lỗ tai chảy máu hay nước trong, chân tay yếu liệt…
Với những trường hợp nặng như nứt sọ, lún sọ hoặc tụ máu đông trong não, trẻ sẽ được phẫu thuật. Ngoài ra, với các trường hợp trẻ bị máu tụ dưới màng cứng, dập não, sau khi phẫu thuật, trẻ dễ bị di chứng như yếu liệt chi, chậm phát triển tâm thần vận động, rối loạn ngôn ngữ. Trong trường hợp này, trẻ cần được phục hồi sau chấn thương và luyện tập vật lý trị liệu sau khi xuất viện. Do hệ thần kinh của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên sự hồi phục của các di chứng sau chấn thương sọ não thường cho kết quả tốt hơn so với người lớn, nhưng không bởi vậy mà các bậc phụ huynh chủ quan.
Phòng chống chấn thương sọ não ở trẻ em
Chấn thương sọ não dù nặng hay nhẹ đều có thể để lại di chứng về sức khỏe và tinh thần cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây tai nạn. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa chấn thương sọ não ở trẻ em mà các bậc cha mẹ nên lưu ý, quan tâm:
- Trong sinh hoạt hay vui chơi, lúc nào trẻ cũng phải trong tầm kiểm soát của người lớn, tránh cho trẻ chơi gần cầu thang, gác lửng hay ban công không có lưới rào an toàn.
- Nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn cho trẻ khi ngồi trên các phương tiện giao thông.
- Nâng cao nhận thức của cha mẹ và trẻ em về việc tham gia giao thông an toàn và đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đúng cách khi tham gia giao thông.
- Đối với trẻ hiếu động thì phải chỉ cho trẻ biết những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa, tránh leo cây, đến những nơi đang sửa chữa…
- Khi xảy ra chấn thương ở đầu, cần cho trẻ đi khám ngay. Nếu bác sĩ cho về nhà, trẻ vẫn phải được dõi sát theo hướng dẫn.
Tóm lại, chấn thương sọ não ở trẻ em có thể gây biến chứng nặng nề, do đó cha mẹ cần quan tâm, theo dõi và chăm sóc bé an toàn. Khi thấy những biểu hiện bất thường, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Bài viêt liên quan
- [MỚI] Hoạt Chất Cognivia Organic Nhập Khẩu Trực Tiếp Từ Pháp Nay Đã Có Trong Lohha Trí Não
- Chấn thương sọ não ở trẻ em| Lý do, dấu hiệu và điều trị
- Ưu đãi tết 2022: Tặng trà Đông trùng hạ thảo khi mua Lohha Trí Não
- "Bí kíp" giúp người già lú lẫn, mất trí cải thiện trí nhớ
- Tết này mẹ tôi đã không còn lú lẫn nhờ món quà sức khỏe từ thiên nhiên
- Lohha Trí Não - Giải pháp tối ưu dành cho người suy giảm trí nhớ, lú lẫn tuổi già
- Chi phí sử dụng và liệu trình khuyên dùng Lohha Trí Não như thế nào? Đang dùng thuốc Tây có thể dùng được không?