Bệnh đãng trí - những điều chưa biết

Đãng trí không chỉ xảy ra đối với người già mà ngay cả khi còn trẻ tuổi vẫn có thể mắc chứng bệnh người già này. Nếu ai vẫn có suy nghĩ bệnh này chỉ gặp ở người già thì thật là sai lầm. Cùng Lohha Trí Não nhìn nhận lại về căn bệnh này nhé!

Bệnh đãng trí - những điều chưa biết 1

Bệnh đãng trí

Đãng trí hay còn gọi là hay quên là hiện tượng suy giảm kém dần của trí nhớ và nhận thức. Bệnh chia ra làm nhiều giai đoạn bao gồm khởi phát, phát triển và nặng.

Ở giai đoạn khởi phát ban đầu người bị đãng trí sẽ quên tên, quên sự việc vừa xảy ra.

Giai đoạn bệnh phát triển sẽ có những tư duy bất thường, bao gồm quên tên người quen, hỏi cùng một câu hỏi hoặc kể một câu chuyện tương tự nhiều lần và gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ trong cuộc sống hằng ngày.

Giai đoạn nặng người bệnh sẽ không nhận ra người thân trong nhà, vụng về, hay đi lạc, mất khả năng sinh hoạt hằng ngày và trở thành ngơ ngác hay ngu ngốc, cần người khác chăm sóc kiểm soát mọi mặt.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh không chỉ gặp ở người già mà ngay cả người trẻ tuổi. Đối với mỗi độ tuổi có những nguyên nhân khác nhau:

Ở người già

Khi lớn tuổi, cơ thể ít tạo ra các chất trung gian cần thiết cho não hoạt động khiến hệ thần kinh bị thoái hóa gây ra tình trạng mất trí nhớ.

  • Do sự lão hóa của hệ thần kinh trung ương.
  • Do kém ăn, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
  • Do stress, căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm
  • Do mãn kinh ở phụ nữ, rối loạn giấc ngủ.
  • Do lạm dụng thuốc, rượu bia và chất kích thích…
  • Do môi trường sống ô nhiễm, bụi bặm.
  • Do di chứng hoặc mắc các bệnh lý liên quan như tai biến mạch máu não, đột quỵ, tiểu đường, chấn thương não…

Ở người trẻ

Ở người trẻ 1

  • Căng thẳng, áp lực công việc và học hành là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đãng trí ở người trẻ tuổi.
  • Ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc khiến bộ não quá tải và suy yếu cũng dẫn đến chứng hay quên.
  • Thiếu ngủ khiến cho tế bào não không được phục hồi hoàn toàn dẫn đến bệnh hay quên và mất trí nhớ ngắn hạn.
  • Ăn uống thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường hóa học, nhiều chất bảo quản và phụ gia… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây chứng suy giảm trí nhớ của não bộ.
  • Lối sống không ngăn nắp, thiếu gọn gàng cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới chứng hay quên.
  • Quá phụ thuộc vào công nghệ, lười động não, lười ghi nhớ. Thay vào đó là lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ như: điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính…

Những con số biết nói về số người bị đãng trí

Khoảng 24 triệu người trên thế giới bị bệnh đãng trí

Đãng trí không chỉ xảy ra ở người già, hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang tăng lên rất nhanh khoảng 20% bệnh nhân dưới 35 tuổi của các phòng khám thần kinh bị suy giảm trí nhớ , đãng trí hay quên. Xu hướng trẻ hóa của căn bệnh này ngày càng báo động.

Chưa có khảo sát chính thức về tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ nhưng những thống kê sơ bộ từ Hội Thần kinh học TP Hồ Chí Minh cho thấy, cứ 100 người trẻ đến khám bệnh ở các bệnh viện công tại TP Hồ Chí Minh thì có đến 20 người gặp trục trặc về suy giảm trí nhớ.  Tại Australia, khảo sát năm 2014 cho thấy gần 24.500 công dân trẻ nước này mắc hội chứng đãng trí.

Sau tuổi 30, cứ mỗi ngày có 3000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Trong khi đó, mỗi tế bào ở lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do làm hủy hoại các tế bào thần kinh làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, gây chết tế bào, khiến chức năng não dần rối loạn, suy giảm trí nhớ gây đãng trí.

Một nghiên cứu trên 451.232 người béo phì tại Anh suốt từ năm 1999 đến 2011 với 43% là nam giới, cho thấy người béo phì ở tuổi 30-39 có nguy cơ suy giảm trí đãng trí nhớ gấp 3,5 lần người bình thường.

Dấu hiệu của người bị đãng trí

Dấu hiệu của người bị đãng trí 1

  • Hay quên ngay những điều vừa mới nghe hoặc những điều vừa mới dự định làm.
  • Khó khăn để nhớ thực hiện những việc quen thuộc hàng ngày (vệ sinh cá nhân, ăn uống…).
  • Quên những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng.
  • Có thể bị lạc ở một nơi đã từng rất quen thuộc, hoặc không thể nhớ phải làm thế nào để đến được nơi đó hoặc từ đó quay trở về nhà.
  • Khó nhận biết con số hoặc thực hiện các phép tính đơn giản.
  • Quên vị trí đồ vật vẫn thường để chỗ quen thuộc.
  • Tâm trạng, khí sắc dễ thay đổi.

Giải pháp mới

Hiện nay các nhà nghiên cứu đã tìm ra các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên kết hợp với các thành phần có lợi cho não bộ tiêu biểu là: Thạch tùng thân gập hay còn có tên gọi khác là cây Thông đất. Thạch tùng thân gập tên khoa học: Huperzia hamiltonii phân bố chủ yếu ở núi cao Việt Nam và Trung Quốc, mọc trên thân cây có rêu trên núi đá. Đây là cây thuốc quý hiếm, chất Huperzine A trong cây có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh, chống lại sự tổn thương tế bào thần kinh do thiếu máu cục bộ, có đến 58 % bệnh nhân được điều trị bằng Huperzine A cải thiện rõ rệt về trí nhớ, nhận thức và hành vi.

Thạch tùng thân gập là một cây thuốc có tác dụng rất tốt giúp đẩy lùi căn bệnh đãng trí. Trong một đợt cùng đoàn hành trình tìm kiếm thuốc quý tại Hà Giang, BS Hoàng Sầm – Viện trưởng viện Y học bản địa Việt Nam vô tình thấy cây thông đất này mọc rất nhiều tại các mỏm đá tại cao nguyên đá Đồng Văn. Là một người trong ngành đã từng được đọc qua rất nhiều thông tin về tác dụng của cây Thông Đất, vị bác sĩ người Mán này lấy mẫu ngay về nghiên cứu, thử nghiệm. Trước khi rời khỏi còn không quên hướng dẫn bà con cách chăm sóc, bảo tồn.

Bác sĩ đã dùng cho rất nhiều bệnh nhân của mình thấy hiệu quả tốt hơn cả mong đợi. Đến nay, sau gần 4 năm nghiên cứu và thử nghiệm một bài thuốc hoàn chỉnh với sự phối hợp của cao Lycoprin chiết xuất từ cây Thông Đất và rất nhiều vị thuốc tốt cho não bộ đã ra đời với tên gọi Lohha Trí Não. Lohha Trí Não là sự kết hợp hoàn hảo của Thạch tùng thân gập, Thành Ngạnh, Lá Dâu giúp nuôi dưỡng, bảo vệ, ngăn chặn teo và thoái hóa các tế bào thần kinh. Giải pháp mới cho người mắc chứng Teo não, sa sút trí tuệ, đãng trí hay quên giúp đẩy lùi các bệnh nhiều bệnh nhân.

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...