Bệnh mất trí: Những biến chứng và hậu quả khôn lường

Hiện nay trên thế giới có hàng triệu người bị mắc bệnh mất trí, tuổi mắc bệnh phổ biến thường từ 65-70 trở lên. Con số này dự đoán sẽ gấp nhiều lần trong vòng 20 năm tới, khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên. Vậy bệnh mất trí để lại những hậu quả và biến chứng nguy hiểm gì cho người bệnh, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

Bệnh mất trí: Những biến chứng và hậu quả khôn lường 1

Triệu chứng bệnh mất trí

Triệu chứng bệnh mất trí nhớ sẽ khác nhau tùy vào nguyên nhân, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mất trí phổ biến thương gồm:

  • Mất trí nhớ: Mất trí nhớ thường xảy ra khi tuổi tác đã cao tuy nhiên với triệu chứng mất trí nhớ của bệnh mất trí thì xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn nhiều. Người mắc bệnh này thường không thể nhớ thông tin mà họ vừa tiếp nhận; hay hỏi đi hỏi lại những câu hỏi để có được những thông tin tương tự. Họ quên ngày tháng, tên các thành viên trong gia đình và phải cần đến sự trợ giúp của các cuốn sổ, giấy ghi chú hoặc nhờ người thân nhắc nhở.
  • Khó khăn giao tiếp: Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tên hoặc từ ngữ khi nói chuyện.
  • Tư duy chậm chạp: Hay nhầm lẫn, thiếu chính xác dẫn đến hiệu quả trong môi trường làm việc hoặc công tác xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Khó khăn với chức năng phối hợp và động cơ: Người mắc bệnh mất trí thường xuyên cần có sự giúp đỡ trong việc chọn quần áo thích hợp theo mùa hoặc sự kiện, khi không được giám sát, họ có thể mắc các lỗi như mặc chồng đồ ngủ bên ngoài quần áo ban ngày hoặc mang giày nhầm chân. Nặng hơn là ngày càng gia tăng tình trạng tiêu tiểu không tự chủ.
  • Tính cách thay đổi: Trở lên buồn bã, trầm cảm, căng thẳng, lo âu, dễ bị kích động
  • Ảo giác: Ngoài vấn đề về trí nhớ, tư duy, giải quyết vấn đề, một dấu hiệu khác của bệnh Alzheimer là rối loạn thị giác và hay gặp ảo giác như gặp khó khăn trong việc đọc, phân biệt màu sắc hoặc ngược lại.

Các biến chứng của bệnh mất trí

Chứng mất trí có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều hệ thống cơ thể và khả năng thực hiện nhiệm vụ hàng ngày và dẫn đến các vấn đề như:

  • Thiếu dinh dưỡng: Gần như tất cả những người mắc bệnh mất trí nhớ sẽ giảm bớt hoặc ngừng ăn uống tại một số điểm. Bởi cơ bắp của họ dần dần cứng lại. Việc nuốt thức ăn ngày càng khó khăn. Việc khó nuốt thức ăn và các dịch uống làm bệnh nhân dễ hít các chất này vào phổi, gây ra viêm phổi hít. Những người bị chứng mất trí cũng bị mất cảm giác đói. Tác dụng phụ của các loại thuốc, hệ tiêu hóa kém, thường xuyên táo bón và các điều kiện khác như bệnh răng miệng cũng có thể khiến cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng trở lên khó khăn hơn.
  • Giảm vệ sinh: Giai đoạn trung bình đến nặng của bệnh mất trí nhớ, bệnh nhân sẽ dần mất khả năng độc lập hoàn thành nhiệm vụ cuộc sống hàng ngày. Không còn có thể tắm, ăn mặc, đánh răng và đi vào nhà vệ sinh một mình. Ở giai đoạn cuối họ phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào sự chăm sóc của người nhà.
  • Khó uống thuốc: Bởi vì bộ nhớ của một người bị ảnh hưởng, ghi nhớ để có đúng số lượng thuốc vào đúng thời điểm có thể được thử thách.
  • Suy giảm sức khỏe tình cảm: Mất trí làm thay đổi hành vi và nhân cách của con người. Người bệnh có thể tỏ ra thờ ơ và lãnh đạm, đặc biệt trong bối cảnh đòi hỏi phải giao tiếp và tư duy. Đồng thời, người bệnh trở lên thụ động với môi trường xung quanh và có nguy cơ dẫn đến trầm cảm, thất vọng, thiếu kiềm chế và mất phương hướng.

Ngoài những biến chứng trên thì nguy hiểm nhất là vào giai đoạn cuối của bệnh mất trí, bệnh nhân mất tất cả các khả năng tự chăm sóc cho bản thân. Họ ăn uống khó khăn, không kiềm chế hoặc không thể kiểm soát bước đi và thường đi lang thang khỏi nhà nên dễ dàng bị vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương. Hơn nữa, té ngã thường làm chấn thương đầu nặng, như xuất huyết nội sọ, bệnh nhân phải chịu phẫu thuật nằm viện dài ngày, càng làm tăng nguy cơ huyết khối trong não, tim, phổi, loét da do tư thế,…tất cả đều đe dọa mạng sống người bệnh.

Hậu quả khôn lường của bệnh mất trí

Rất đáng tiếc là hiện nay hầu hết những người mắc bệnh mất trí thường chỉ sống được khoảng 4-8 năm bởi biến chứng của căn bệnh rất phức tạp và nguy hiểm vô cùng. Nó có thể bắt đầu bằng sự rối loạn và mất trí nhớ nhẹ nhàng, nhưng dần dần sẽ dẫn đến sự suy giảm trí tuệ bất hồi phục nặng nề, tàn phá khả năng nhớ, lý luận, học tập và trí tưởng tượng của người bệnh. Bệnh mất trí nhớ gây nên những áp lực không chỉ cho bản thân người bệnh mà còn trở thành gánh nặng cũng như mất mát cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là hiện nay trên thế giới chưa có một loại thuốc nào có thể chữa trị căn bệnh mất trí này khỏi hoàn toàn. Mọi điều trị chỉ mang tính hỗ trợ giúp bệnh nhân làm chậm quá trình mất trí nhớ và ít bị chịu tác động bởi những tiêu cực của căn bệnh này gây ra.

Tóm lại, bệnh mất trí nhớ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Do đó ngay từ khi có những triệu chứng suy giảm trí nhớ, người bệnh cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những tổn thương xấu của bệnh mất trí đem đến cho sức khỏe của bản thân mình.

Xem thêm: Cách điều trị bệnh mất trí nhớ

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...