Tổng quan về bệnh mất trí nhớ

Mất trí nhớ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và phổ biến thứ hai sau bệnh trầm cảm. Bệnh mất trí nhớ không chỉ ảnh hưởng rất nặng nề cho bản thân người bệnh mà còn tạo ra gánh nặng rất lớn lên gia đình và xã hội bởi việc điều trị bệnh mất trí hiện nay là vô cùng khó khăn và phức tạp.

Tổng quan về bệnh mất trí nhớ 1

Ảnh minh họa: Bệnh mất trí nhớ

Bệnh mất trí nhớ là gì?

Mất trí nhớ là một hội chứng bệnh lý về não được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các chức năng nhận thức bị ảnh hưởng bao gồm: Trí nhớ, tư duy, định hướng, nhận biết, tính toán, ngôn ngữ, phán đoán, các năng lực học tập và xã hội… Sự suy giảm này thường tiến triển theo thời gian và khó hồi phục, gây suy sụp đáng kể chức năng trí tuệ cũng như các vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, người bị mất trí nhớ, đặc biệt là người cao tuổi, cần được quản lý và điều trị phù hợp để hạn chế những hậu quả xấu của căn bệnh gây ra.

Triệu chứng của bệnh mất trí

Những người mắc bệnh mất trí nhớ có thể biểu hiện nhiều triệu chứng phát triển dần theo thời gian. Trong đó những triệu chứng của bệnh mất trí nhớ phổ biến là:

  • Khó khăn khi làm những việc quen thuộc
  • Gặp khó khăn trong giao tiếp
  • Suy giảm khả năng phán đoán và tư duy
  • Thay đổi về nhân cách: lãnh cảm, thơ ơ với mọi thứ xung quanh
  • Thiếu sự năng động, nhiệt tình, cách ly với xã hội hoặc sống thu mình
  • Trở lên buồn bã, trầm cảm, dễ bị căng thẳng, kích động
  • Mắc chứng hoang tưởng và ảo giác
  • Mất phương hướng với thời gian và không gian

Nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ

Về nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí khá phong phú và có thể phân loại thành 2 nguyên nhân chính gây bệnh như sau:

Nhóm có xác định được nguyên nhân:

  • Do rối loạn chuyển hóa
  • Các bệnh lý về mạch máu não, chấn thương sọ não, u não
  • Thiếu vitamin nhóm B
  • Nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch
  • Nhiễm độc máu, rượu
  • Nguyên nhân về nội tiết và những trạng thái khác tác động nguyên phát hay thứ phát lên não bộ
  • Do di truyền trong gia đình

Nhóm không xác định được nguyên nhân:

Nhóm không xác định được nguyên nhân này thường do mắc bệnh thoái hóa não các tổ chức thần kinh:

  • Alzheimer
  • Pick
  • Parkinson
  • Huntington

Điều trị bệnh mất trí nhớ như thế nào?

Khi phát hiện người thân trong gia đình có các biểu hiện bất thường về trí nhớ cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để được khám xét toàn diện, tìm ra nguyên nhân gây mất trí và áp dụng các biện pháp trị liệu đặc hiệu. Để điều trị bệnh mất trí nhớ, thông thường sẽ bao gồm các liệu pháp sau:

Thuốc chữa bệnh mất trí nhớ: Theo các nhà khoa học, một số thuốc được xem có tác dụng duy trì trí nhớ và tăng khả năng nhận thức là những loại thuốc dinh dưỡng thần kinh, tăng cường chuyển hóa, tuần hoàn não; đặc biệt là các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh cholinergic trong điều trị bệnh mất trí alzheimer sẽ là các loại: tacrin, donepezil, rivatigmin… Đối với bệnh mất trí do rối loạn tâm thần như hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm, kích động… có thể sử dụng các thuốc an thần kinh, chống trầm cảm, giải lo âu… xong cần lưu ý những hiệu quả đặc ứng do thuốc có thể xảy ra đối với người già. Người già thường được sử dụng nhiều loại thuốc cho cả các bệnh lý có thể kèm theo mất trí… và thường có nhiều tác dụng không mong muốn do phản ứng chéo giữa các thuốc. Liều lượng thuốc ở người già thường rất thấp so với người trẻ tuổi… Ngoài ra, vấn đề dinh dưỡng, trợ giúp các hoạt động hàng ngày như cả tắm rửa, vệ sinh cá nhân đối với các bệnh nhân nặng… cũng có ý nghĩa quan trọng, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh hơn.

Trị liệu tâm lý: Giúp kiểm soát triệu chứng và phát triển kỹ năng cho bệnh nhân, cũng như hỗ trợ bệnh nhân và gia đình họ. Qua trị liệu tâm lý, người mắc bệnh mất trí có thể học các kỹ năng đối phó với bệnh và giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi điều trị bệnh mất trí, người cố vấn không thể thay thế được cho việc dùng thuốc men, mà có vai trò giúp cho việc chữa trị trở lên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Phục hồi tâm lý xã hội: Là một phương pháp cung cấp dịch vụ dựa trên điểm mạnh; các dịch vụ giúp đỡ về các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày; ví dụ như quản lý tiền bạc, nấu nướng và vệ sinh cá nhân, giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi và chủ động với môi trường xã hội hơn.

Phòng tránh bệnh mất trí nhớ ra sao?

Để phòng tránh bệnh mất trí nhớ, cách hiệu quả nhất vẫn là luyện tập trí não. Để giữ cho não bộ được linh hoạt, nhanh nhẹn cần thực hiện bài tập thần kinh bằng cách sử dụng các giác quan tạo ra sự liên kết mới trong vùng não điều khiển cảm giác. Việc này cần tiến hành đều đặn với những bài tập đơn giản giúp khôi phục trí nhớ, kích thích sự nhạy bén của các giác quan. Ví dụ: tăng cường các hoạt động vào buổi sáng như chải kiểu tóc mới, giặt giũ, nhắm mắt lại khi tắm dưới vòi hoa sen để có cảm giác thích thú, thư giãn. Thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật, đi siêu thị để có thể vận dụng linh hoạt các giác quan của mình. Bên cạnh đó, lối sống lành mạnh có thể giảm thấp nguy cơ mắc bệnh mất trí, hay nói cách khác điều gì tác động tốt tới tim thì cũng tốt cho não. Do đó cần có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục và giữ cho cơ thể không bị béo phì có thể giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ não, bệnh tai biến và bệnh Alzheimer. Đặc biệt, trong khẩu phần ăn hàng ngày nên chú ý ăn nhiều cá, trứng, rau xanh… Đây là những thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho não, có thể ngăn chặn được bệnh mất trí hoặc các bệnh não khi về già.

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh mất trí. Việc nắm bắt được những thông tin cơ bản này sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức và phương pháp để phòng tránh và ngăn chặn bệnh mất trí kịp thời.

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...