Bệnh sa sút trí tuệ - Cách điều trị và chăm sóc

Sa sút trí tuệ là sự suy giảm tổng thể, toàn bộ các chức năng thần kinh, gây suy giảm trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, hành vi, suy nghĩ,… và các khả năng xã hội khác. Nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ có thể do Alzheimer, sa sút trí tuệ não mạch, sa sút trí tuệ thể Lewy hay một số nguyên nhân khác.

(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)

I – Bệnh sa sút trí tuệ là gì?

   Sa sút trí tuệ là gì? Là một chứng bệnh liên quan đến các vấn đề về trí nhớ cũng như nhận thức. Bệnh này gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

sa sút trí tuệ là gì
Chứng sa sút trí tuệ

   Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sa sút trí tuệ. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến căn bệnh Alzheimer – tác nhân chính gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, chiếm đến 60 – 70% các trường hợp mắc sa sút trí tuệ. Ngoài ra, những yếu tố khác cũng tác động đến bệnh có thể kể đến như chấn thương não, tuổi tác, giới tính,…

II – Các loại sa sút trí tuệ thường gặp

   Đối với chứng sa sút trí tuệ, ở mỗi người tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như các triệu chứng, bệnh sẽ được chia thành những loại dưới đây: 

II.1 – Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

   Người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cao, dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi gây ra tình trạng mất dần ký ức, không nhận ra nhà của mình cũng như người thân; rối loạn ngôn ngữ, trầm cảm, kích động,…

bệnh sa sút trí tuệ ở người già
Sa sút trí tuệ ở người già, người cao tuổi

II.2 – Sa sút trí tuệ ở người trẻ

   Nếu như trước đây, khi nhắc đến sa sút trí tuệ, người ta chỉ nghĩ đến người cao tuổi thì ngày nay, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Đối tượng là người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng cao, cảnh báo nhiều nguy hiểm. 

   Trước áp lực cuộc sống, căng thẳng, stress có thể khiến cho thần kinh bị thoái hóa, làm giảm khả năng ghi nhớ, suy nghĩ của người trẻ. Hoặc những tác nhân khác như rượu bia, chất kích thích cũng khiến suy giảm trí tuệ. 

   Thông thường, sa sút trí tuệ ở người trẻ khó phát hiện hơn. Sở dĩ vậy bởi triệu chứng ở người trẻ thường không rõ ràng, khó phân biệt. 

sa sút trí tuệ ở người trẻ
Chứng sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi

II.3 – Sa sút trí tuệ thể lewy

   Sa sút trí tuệ thể lewy xuất phát từ nguyên nhân hình thành của những khối protein bất thường ở trong não. Thể bệnh này đang ngày càng trở nên phổ biến, được thể hiện qua nhiều dấu hiệu, triệu chứng như: mộng du, ảo giác, khó khăn trong việc tập trung và chú ý, cứ động chậm chạp,…

Sa sút trí tuệ thể Lewy
Sa sút trí tuệ thể Lewy 

II.4 – Sa sút trí tuệ mạch máu

   Đây là một trong những thể bệnh sa sút trí tuệ phổ biến, hình thành do các tổn thương ở mạch cung cấp máu cho não. Mạch máu gặp vấn đề có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như đột quỵ hoặc làm tổn thương não (làm hỏng các sợi trong chất trắng của não). 

   Các triệu chứng phổ biến người bệnh có thể gặp khi mắc bệnh ở thể này là khả năng tập trung và tổ chức bị suy giảm, khó khăn trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề. 

Sa sút trí tuệ mạch máu
Sa sút trí tuệ mạch máu (hay sa sút trí tuệ não mạch)

III – Các giai đoạn của sa sút trí tuệ

   Sa sút trí tuệ thường được thể hiện qua từng giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu khác nhau:

III.1 – Giai đoạn đầu

   Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh nên những triệu chứng xuất hiện thường gây mơ hồ và dễ nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác. Đây là lý do khiến cho người bệnh chủ quan và dễ dàng bỏ qua. 

   Ở giai đoạn này, bệnh thường có những biểu hiện như: mất tập trung khi làm việc, gặp khó khăn về trí nhớ ngắn hạn, nhầm lẫn trong nhận thức, gặp vấn đề về giao tiếp và bị mất phương hướng. 

III.2 – Giai đoạn trung gian 

   Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu sẽ dần chuyển sang giai đoạn trung gian. Tần suất các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn, trở nặng hơn và gây ra nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

III.3 – Giai đoạn muộn 

   Lúc này, bệnh sa sút trí tuệ trở nên trầm trọng và khó có biện pháp can thiệp, đẩy lùi được. Người bệnh khi bước vào giai đoạn này sẽ cần phải có sự chăm sóc của bạn bè và người thân xung quanh. Giai đoạn này ở mức nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng hôn mê và tử vong. 

IV – Triệu chứng sa sút trí tuệ

   Hội chứng sa sút trí tuệ có thể được nhận biết qua nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình mà các chuyên gia chỉ ra, bạn đọc có thể tham khảo: 

  • Mất trí nhớ: Khả năng ghi nhớ của người bệnh giảm dần theo thời gian và qua các giai đoạn. Người mắc hội chứng sa sút trí tuệ có thể quên ngay những sự kiện vừa mới xảy ra, dần dần quên cả người thân, đường về nhà,… 
  • Thay đổi nhận thức: Khả năng nhận thức có nhiều thay đổi và bị hạn chế ở người sa sút trí tuệ. Họ thường gặp khó khăn trong việc tìm ra phương án, giải quyết vấn đề cũng như nhận định về một sự kiện nào đó. 
  • KHó khăn trong giao tiếp: Việc tìm từ ngữ để biểu đạt suy nghĩ của người bệnh sa sút trí tuệ bị hạn chế dần theo thời gian. Ngay cả khi đọc, viết cũng có thể khiến chọ khó khăn. 
  • Thay đổi tính cách, hành vi: Dễ dàng cáu gắt và dễ bị kích động là những triệu chứng điển hình ở người sa sút trí tuệ. 
Triệu chứng sa sút trí tuệ
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết sa sút trí tuệ

   Ngoài những triệu chứng nêu trên, người sa sút trí tuệ còn có thể gặp rất nhiều những biểu hiện khác như ảnh hưởng thị giác, mất phương hướng, rối loạn chức năng vận động,… Dù là triệu chứng nào, ngay khi phát hiện thấy điểm bất thường, mọi người cần phải tiến hành đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia thăm khám, phát hiện bệnh để có biện pháp  can thiệp kịp thời. 

V – Test đánh giá sa sút trí tuệ

   Hiện nay, cách phổ biến nhất được áp dụng trong quá trình thăm khám phát hiện bệnh sa sút trí tuệ là thông qua các bài test đánh giá. Một số bài test đánh giá sa sút trí tuệ phổ biến thường được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện gồm: 

  • Các trắc nghiệm sàng lọc: Cho phép đánh giá nhiều chức năng nhận thức khác nhau như trí nhớ, ngôn ngữ, tính toán, khả năng định hướng,… 
  • Trắc nghiệm đánh giá khả năng nhận thức đặc hiệu: Đánh giá khả năng tập trung – chú ý, ngôn ngữ, trí nhớ và khả năng điều hành, nhận biết hình ảnh trong không gian. 
  • Trắc nghiệm đánh giá hành vi tâm thần: Dùng để đánh giá những biểu hiện của bệnh tâm thần có thể xuất hiện ở người bị sa sút trí tuệ.
Test đánh giá sa sút trí tuệ
Bài test đánh giá sa sút trí tuệ

VI – Điều trị sa sút trí tuệ

   Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ phương pháp điều trị sa sút trí tuệ nào được đưa ra có tác dụng chữa tận gốc bệnh. Thay vào đó, chỉ có những loại thuốc và những giải pháp hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng cũng như ngăn chặn tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc và liệu pháp được ứng dụng nhiều: 

  • Thuốc kháng cholinesterase: Có các loại thuốc như Rivastigmine, Donepezil và Galantamine. Tuy nhiên, những loại thuốc này phải được bác sĩ có chuyên môn kê đơn, tuyệt đối người bệnh không được tự ý mua và sử dụng. 
  • Điều chỉnh môi trường sống: điều chỉnh không gian sống phù hợp với tính cách và hành vi của bệnh nhân để mang lại sự thoải mái và tập trung hơn. 
  • Đơn giản hóa nhiệm vụ cho người bệnh: Cho người bệnh tham gia nhiều hoạt động kích thích trí não như nghe nhạc, thưởng thức nghệ thuật, chơi trò chơi tư duy,… 
thuốc điều trị sa sút trí tuệ
Điều trị sa sút trí tuệ bằng thuốc

   Ngoài ta, cần thiết phải xây dựng một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ cho người bệnh sa sút trí tuệ. Mỗi ngày tập thể dục 30 phút, ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất béo và các chất gây nghiện, giao tiếp với mọi người xung quanh sẽ giúp tình trạng bệnh được ổn định hơn. 

VII – Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

   Không chỉ bản thân người mắc bệnh mà người thân, gia đình của bệnh nhân cũng phải trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn khi chăm sóc họ. Người bệnh sa sút trí tuệ thường có tâm lý không ổn định, dễ mất kiểm soát và không làm chủ được hành vi. Do đó, đòi hỏi người chăm sóc cần có sự kiên trì, tốt nhất nên lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ chi tiết để tránh mệt mỏi, stress. 

   Cụ thể, bạn có thể lên kế hoạch cho giờ đi vệ sinh, giờ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh. Song song với đó, cần phải chăm sóc cho chính bản thân mình, tránh bị ốm để đảm bảo công việc chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ không bị gián đoạn. 

chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ
Chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ

   Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến chứng bệnh sa sút trí tuệ. Căn bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người không may mắn mắc phải. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn cần thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời ngay.

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...