Các dạng bệnh sa sút trí tuệ hay gặp nhất

Sa sút trí tuệ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng suy nghĩ, giao tiếp, định hướng và hoạt động. Có nhiều dạng sa sút trí tuệ khác nhau, chứa đựng nhiều bí ẩn mà khoa học chưa hiểu hết nên hiệu quả điều trị còn thấp. Dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ hay gặp nhất:

Các dạng bệnh sa sút trí tuệ hay gặp nhất 1

Bệnh Alzheimer:

Alzheimer là nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh sa sút trí tuệ. Bệnh Alzheimer bao gồm mất tế bào thần kinh trong các khu vực não rất cần cho trí nhớ và các chức năng tâm thần khác. Sự mất mát này thường đi kèm với sự phát triển của các khối và đám rối protein bất thường trong não. Các mảng là các đám protein beta-amyloid, và các búi là những búi tơ sợi được tạo nên bởi protein tau. Những thứ này ngăn chặn việc truyền đạt thông tin trong não, làm tổn hại đến sự nối kết giữa các tế bào não. Sau cùng, các tế bào não bị chết đi, và điều này có nghĩa là các thông tin không thể được nhớ lại hay tiêu hóa được. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh Alzheimer thường là quên. Khi bệnh tiến triển, nó ảnh hưởng tới ngôn ngữ, khả năng suy luận và sự hiểu biết. Cuối cùng, những vùng não bị ảnh hưởng không còn làm việc một cách đúng đắn và người mắc bệnh Alzheimer có thể trở nên mất dần khả năng như giao tiếp, định hướng và tự chăm sóc bản thân mình.

Xem thêm: Bệnh sa sút trí tuệ: Nguy cơ và cách điều trị

Sa sút trí tuệ do mạch máu:

Sa sút trí tuệ do mạch máu chính là hậu quả của bệnh mạch máu não đối với hoạt động nhận thức. Nguyên nhân của căn bệnh này là do hẹp lan rộng hoặc tắc nghẽn động mạch cung cấp máu cho não làm gián đoạn đột ngột dòng máu tới não. Các vấn đề của mạch máu có thể gây ra do đột quỵ, nhiễm trùng van tim (viêm nội tâm mạc) hay các bệnh lý mạch máu khác như gặp phải vấn đề về tư duy, ngôn ngữ, đi lại, kiểm soát bàng quang và thị lực. Bệnh thường khởi phát đột ngột và tiến triển từng bước. Mức độ khiếm khuyết nhận thức sẽ phụ thuộc vào vị trí não bị tổn thương. Như vậy việc ngăn ngừa đột quỵ bằng cách điều trị các bệnh như huyết áp cao, có thể làm ngừng tiến triển của sa sút trí tuệ do mạch máu gây ra.

Sa sút trí tuệ thể Lewy:

Sa sút trí tuệ thể Lewy là một trong những thể sa sút trí tuệ thường gặp, ảnh hưởng đến khoảng từ 10 đến 20% bệnh nhân sa sút trí tuệ. Thể Lewy là những lắng đọng protein vi thể có trong các tế bào thần kinh thoái hóa. Chúng thường xuất hiện ở những vùng sâu trong não và liên quan tới run và cứng trong bệnh Parkinson. Khi lan rộng trong não, thể Lewy gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, không giống như bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ thể Lewy có thể ảnh hưởng đến tốc độ tư duy, sự chú ý và tập trung, khả năng nhìn không gian và đặc biệt có thể làm rối loạn hành vi trong giấc ngủ, điều này liên quan đến những hành động bất thường trong giấc mơ của họ.

Sa sút trí tuệ thùy trán thái dương:

Đây là một hình thức của bệnh sa sút trí tuệ, tuổi xuất hiện trẻ hơn so với bệnh Alzheimer, thường từ 45 đến 65 tuổi. Rối loạn não hiếm gặp này đặc trưng bởi rối nhiễu hành vi và tính cách, và cuối cùng là mất trí nhớ. Những hiện tượng này diễn ra liên tục trong tiến triển của bệnh và cuối cùng dẫn đến việc giảm sút về ngôn ngữ, hành vi thất thường và sa sút trí tuệ. Trước đây, căn bệnh này được xếp là bệnh tâm lý nhưng ngày nay qua nghiên cứu người ta phát hiện thấy là do suy thần kinh, việc chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời sẽ có tác dụng tích cực điều trị hiệu quả hơn.

Một căn số bệnh khác:

Một số căn bệnh khác cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào não và có thể gây sa sút trí tuệ tiến triển bao gồm:

  • Bệnh Parkinson: là bệnh thần kinh mãn tính tăng dần và ở giai đoạn cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ của con người. Người mắc bệnh Parkinson có thể bị cứng tay chân, run khi nghỉ ngơi, suy giảm khả năng nói và dáng đi lảo đảo. Vào cuối tiến trình của chứng bệnh này, một số người có thể bị bệnh sa sút trí tuệ. Thuốc men có thể giúp cải thiện những triệu chứng về thể lực nhưng có thể gây ra các phản ứng phụ trong đó bao gồm tình trạng bị ảo giác, ảo tưởng, cảm giác lẫn lộn tạm thời bị nặng thêm, và các cử chỉ trở nên khác thường.
  • Bệnh Huntington: Bệnh này bắt nguồn từ một rối loạn di truyền khiến cho một số các tế bào thần kinh trong não bị suy mòn đi. Các triệu chứng thường gặp như suy giảm chức năng nhớ, phân biệt đúng sai, thay đổi tâm trạng, trầm cảm và nói năng khó khăn (hay nói lắp) ngoài ra còn xuất hiện tình trạng ảo giác, co giật không kiểm soát, kể cả cơ mặt và chân tay. Sa sút trí tuệ thường xảy ra vào giai đoạn cuối của bệnh.
  • Bệnh Creutzfeldt – Jacob: được cho là hậu quả của prion, một tác nhân lây nhiễm có thể chuyển dạng các phân tử protein bình thường thành các phân tử nguy hiểm có khả năng lây truyền. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý gây tử vong này thường xuất hiện ở độ tuổi 60 và các vấn đề gặp lúc khởi đầu thường về phối hợp động tác, trí nhớ, trí tuệ và thị giác. Theo thời gian, các triệu chứng sẽ ngày càng xấu đi và có thể dẫn đến không thể nói, mù, hay nhiễm trùng.

Tóm lại, trên đây là tổng hợp một số dạng bệnh sa sút trí tuệ thường gặp nhất. Việc phát hiện ra căn nguyên gây bệnh cụ thể sẽ giúp việc điều trị và chăm sóc trở lên dễ dàng hơn. Từ đó sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội cải thiện sức khỏe cũng như giảm những ảnh hưởng xấu từ căn bệnh gây ra.

Bạn  BẤM VÀO ĐÂY để làm trắc nghiệm đánh giá tình trạng bệnh nhé!

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...