Đột quỵ và tai biến mạch máu não có khác nhau không?
Hỏi: Thưa bác sĩ?
Tôi rất thắc mắc về hai bệnh đột quỵ não và tai biến mạch máu não? Không biết 2 căn bệnh này có khác nhau hay thực chất chỉ là một bệnh? Xin bác sĩ giải đáp băn khoăn này giúp tôi? Xin cảm ơn bác sĩ!
(Lan Hương – lanhuong12031988@gmail.com)
Câu trả lời: Chào Lan Hương!
Đột quỵ và tai biến mạch máu não có khác nhau không?
“Đột quỵ và tai biến mạch máu não có khác nhau không?” không chỉ là thắc mắc của riêng bạn mà còn của rất nhiều người. Theo PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết: Thực chất, đột quỵ và tai biến mạch máu não là tên gọi của cùng một bệnh. Đây là 2 cụm từ để chỉ tình trạng bệnh lý cấp tính gây ra bởi sự thiếu máu đột ngột của toàn bộ hay một phần não bộ. Khi thiếu máu ở vùng này, màng ôxy và chất dinh dưỡng nuôi não sẽ không đến được các tế bào não, khiến cho các tế bào não sẽ chết đi. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tri thức, vận động và cảm giác của những vùng cơ thể do phần não bị tổn thương chi phối, khiến một bộ phận cơ thể bị tê, yếu, liệt nửa người hoặc hôn mê và có thể tử vong do máu tràn vào não thất với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch máu não) và xuất huyết não (vỡ mạch máu não).
Nếu như thuật ngữ tai biến mạch máu não chỉ ra nơi khởi phát bệnh là tại các mạch máu nuôi não khi dòng máu bị chặn lại hoặc một mạch máu trong não bị vỡ thì đột quỵ nói lên sự cấp tính của bệnh. Dù vậy, cả hai cách gọi đều biểu thị tính chất đột ngột, nguy hiểm của bệnh và chung quy là đều có thể khiến một người đang bình thường bỗng dưng gục xuống, hôn mê, đối mặt với các di chứng tàn tật, thậm chí tử vong. Căn bệnh này có khả năng xảy ra ở bất cứ ai, bất kỳ nghề nghiệp nào. Nhiều người cho rằng bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng kể cả người trẻ hay thậm chí trẻ em cũng có thể bị đột quỵ não.
Làm thế nào để phát hiện bệnh đột quỵ não?
Một số triệu chứng đột quỵ não thường gặp là: mắt nhìn mờ, nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt hay có cảm giác nặng tay chân, hoặc yếu đột ngột ở nửa người, nửa mặt, nói khó, đau đầu dữ dội hoặc chóng mặt, mất thăng bằng… thì nên khẩn trương gọi xe cấp cứu và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Trong lúc chờ xe cấp cứu, người nhà bênh nhân cần cấp cứu đột quỵ não như sau:
- Đầu tiên là tránh cho bệnh nhân bị té ngã, vì té ngã có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Nên để nạn nhân nằm nghiêng qua một bên, cho ói hết thức ăn, móc hết đàm nhớt trong họng để người bệnh dễ thở.
- Lưu ý, người nhà không tự ý sử dụng thuốc hạ huyết áp nếu không có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là không nên cạo gió, cắt lể…
- Với những trường hợp nặng, cơ sở y tế ở xa thì việc chuyển người bệnh cũng cần phải cân nhắc. Tốt nhất là nên gọi xe cứu thương.
Các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ hạn chế được tử vong hay di chứng liệt nặng, tàn phế do đột quỵ não gây nên.
Cách phòng tránh đột quỵ và tai biến mạch máu não?
Do diễn biến nhanh, nguy cơ gây tử vong cao nên việc chủ động phòng chống đột quỵ tai biến từ sớm là rất quan trọng. Để phòng bệnh, bạn nên:
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ tai biến như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì… và điều trị triệt để theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thay đổi lối sống tích cực: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh (ăn nhiều trái cây, rau, cá, ngũ cốc, phẩm sữa ít chất béo, tránh những thức ăn quá mặn, quá ngọt, nhiều chất béo; vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe…); tránh mất ngủ, căng thẳng, stress; luôn giữ tinh thần vui tươi, thoải mái, đồng thời hạn chế rượu bia và loại bỏ thuốc lá.
- Chủ động chăm sóc não, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu: Đây được xem là phương pháp bền vững dự phòng nguy cơ đột quỵ não xảy ra.
Tóm lại, đột quỵ và tai biến mạch máu não bản chất là một bệnh và có thể để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh. Một khi đã mắc căn bệnh này thì tổn thương sức khỏe là rất lớn mà việc điều trị tai biến mạch máu não thường gặp khó khăn, tốn kém và kết quả đem lại thì hầu như không có nhiều khả quan. Do đó việc phòng chống đột quỵ tai biến cần được thực hiện ngay từ đầu.
Bài viêt liên quan
- Cây thạch tùng thân gập - "Bí quyết" điều trị Alzheimer
- 5 bài tập giúp tăng cường trí nhớ đến 80%
- Hành trình tìm lại trí nhớ sau tai biến của thầy giáo già: Cái kết đầy viên mãn
- Mất ngủ, nhớ nhớ quên quên tuổi già, đọc ngay kẻo “hối không kịp”
- Tìm lại kí ức sau tai biến nhờ người vợ tần tảo
- Minh mẫn trở lại ở tuổi xế chiều
- Người bị tai biến hối hận cả đời vì không biết tin này sớm...