Sa sút trí tuệ ở người trẻ - Những dấu hiệu cảnh báo sớm
Tình trạng sa sút trí tuệ ở người trẻ đang ngày càng có xu hướng tăng cao. Triệu chứng điển hình của bệnh là suy giảm trí nhớ, thay đổi tính cách, cáu kỉnh, khó tính. Có thể khó tìm từ ngữ để diễn đạt khi giao tiếp, nói chậm, khó hiểu… Vậy nguyên nhân là gì, dấu hiệu bệnh cụ thể và cách chẩn đoán, điều trị ra sao. Mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết sau đây!
(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
Mục lục
I – Nguyên nhân gây ra bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ
Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ ở người trẻ xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình được các chuyên gia chỉ ra:
I.1 – Do bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một trong nguyên nhân điển hình dẫn đến sa sút trí tuệ ở người trẻ. Tuy nhiên, không giống như người già, bệnh thường khởi phát bằng các dấu hiệu về trí nhớ. Ở người trẻ, các vấn đề về thị lực, lời nói, cách lập kế hoạch, ra quyết định, thay đổi hành vi,… thường sẽ là triệu chứng đầu tiên cho thấy bạn đang bị sa sút trí tuệ. Theo một số nghiên cứu cho biết, bệnh này có khả năng cao xuất phát từ sự di truyền.
Sa sút trí tuệ xuất phát từ nguyên nhân bệnh Alzheimer còn được gọi với tên gọi khác là Alzheimer không điển hình. Tỷ lệ người trẻ mắc cao hơn so với người cao tuổi.
I.2 – Do nguyên nhân mạch máu
Các bệnh lý liên quan đến mạch máu như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường,… là các yếu tố nguy cơ cao gây nên bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ.
Sa sút trí tuệ do mạch máu gồm có những loại phổ biến sau:
- Nhồi máu ổ khuyết đa ổ: Tại đây, các mạch máu nhỏ bị ảnh hưởng, nhồi máu ổ khuyết đa ổ xuất hiện ở trong chất trắng và chất xám của bán cầu.
- Nhồi máu nhiều lần: Các mạch máu trung bình bị ảnh hưởng.
- Nhồi máu ở một số ổ nằm ở vị trí chiến lược (hồi góc, đồ thị…)
II – Dấu hiệu bệnh sa sút trí tuệ khi còn trẻ
Người trẻ bị sa sút trí tuệ có thể gặp những dấu hiệu bệnh dưới đây:
- Gặp các vấn đề về trí nhớ: Trí nhớ của người mắc bệnh bị ảnh hưởng đầu tiên khi bệnh sa sút trí tuệ khởi phát. Thường ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể quên vị trí để đồ vật, quên những công việc mình cần làm. Nặng hơn có thể quên hết các sự kiện gần hoặc mất luôn ký ức.
- Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi: Dễ cáu gắt, khó tính hơn, có hành vi chống đối hoặc bạo lực là những biểu hiện điển hình cho thấy một người trẻ tuổi đang bị sa sút trí tuệ.
- Khó tiếp nhận thông tin, tiếp thu các ý tưởng và kỹ năng mới: Việc học những điều mới mẻ khiến người mắc sa sút trí tuệ gặp nhiều khó khăn bởi khả năng tiếp nhận thông tin có dấu hiệu bị hạn chế. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện các dấu hiệu hoang tưởng, ám ảnh hành vi, trầm cảm, chán ăn, mệt mỏi,…
- Gặp khó khăn khi làm những việc đơn giản: Thay quần áo, vệ sinh cá nhân…. đôi khi cũng là trở ngại đối với người trẻ mắc sa sút trí tuệ. Họ thường cảm thấy bối rối khi làm những công việc này hoặc khi đứng trong một môi trường mới, tiếp xúc với nhiều người mới.
- Sự thờ ơ: Người bệnh thường không quan tâm, không tập trung vào bất cứ mục tiêu nào, nhìn lơ đãng vào không gian vô định.
- Mất phương hướng: Quên đường về nhà, không biết nên đi đâu, làm gì,… cũng rất dễ gặp ở người sa sút trí tuệ.
III – Chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi
Đối với đối tượng người trẻ mắc sa sút trí tuệ, việc chẩn đoán sẽ tốn nhiều thời gian và có sự phức tạp hơn so với người cao tuổi. Thường sẽ được áp dụng cách chẩn đoán riêng biệt:
1 – Vì sao chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người trẻ mất nhiều thời gian hơn?
Sở dĩ việc chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian hơn là bởi căn bệnh này tương đối hiếm gặp ở đối tượng này. Các triệu chứng sớm của bệnh khó phát hiện hơn bởi nó không được thể hiện rõ ràng, không ít trường hợp chẩn đoán sai hoặc nhầm lẫn với bệnh khác.
Bên cạnh đó, sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi khởi phát rất đa dạng, không rõ ràng trong vấn đề trí nhớ. Thay vào đó là các biểu hiện như thờ ơ, cáu kỉnh, dễ nóng giận,…
2 – Cách chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người trẻ
Các bài kiểm tra, test đánh giá sa sút trí tuệ thường được sử dụng để chẩn đoán đối với người trẻ như đánh giá nhận thức, hệ thống thần kinh, sức khỏe tâm thần,… Đồng thời, lời khai từ người thân đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các bác sĩ đưa ra được kết luận cuối cùng.
Hoặc có thể tiến hành xét nghiệm gen đối với những trường hợp có tiền sử gia đình có người mắc bệnh Alzheimer.
IV – Điều trị sa sút trí tuệ ở người trẻ
Dựa trên tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ có cách thức điều trị khác nhau sao cho phù hợp. TUy nhiên, căn bệnh này hiện chưa có cách triệt tiêu hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh bằng 2 giải pháp:
- Dùng thuốc: Thuốc điều trị sa sút trí tuệ ở người trẻ tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ định và hướng dẫn bởi các bác sĩ có chuyên môn.
- Không dùng thuốc: Xây dựng cơ chế ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ đúng giờ và thể dục thể thao thường xuyên góp phần đẩy lùi bệnh hiệu quả.
V – Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ đối với người trẻ
Sa sút trí tuệ ở người trẻ có thể phòng ngừa được bằng nhiều cách khác nhau:
1 – Tăng cường hoạt động trí não
Chơi các trò chơi mang tính tư duy cao như giải chữ, rèn luyện trí nhớ,… là những cách rất tốt giúp kích thích não hoạt động. Từ đó, hạn chế tác động xấu đến cơ thể, trì hoãn sự xuất hiện của sa sút trí tuệ.
2 – Duy trì thói quen tốt, từ bỏ thói quen xấu
Xây dựng thói quen tốt như tập luyện thể dục thể thao, kế hoạch sinh hoạt điều độ từ giấc ngủ cho đến bữa ăn, bổ sung vitamin cần thiết cho não bộ và cơ thể, loại bỏ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… có thể giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Từ đó, hạn chế nguy cơ mắc bệnh liên quan đến trí nhớ.
3 – Điều trị dứt điểm các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ
Các bệnh có nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ ở người trẻ như mất thính lực, trầm cảm, lo âu,… cần được phát hiện và điều trị dứt điểm. Khi để tình trạng diễn biến nặng, nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ sẽ tăng cao hơn rất nhiều.
Sa sút trí tuệ ở người trẻ là căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến người mắc phải. Tiến hành thăm khám, chẩn đoán bệnh và can thiệp biện pháp điều trị sớm là rất cần thiết.
Bài viêt liên quan
- Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi - Những vấn đề cần lưu ý
- Sa sút trí tuệ thể lewy – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Sa sút trí tuệ do mạch máu - Nguyên nhân và cách điều trị
- Các bài test đánh giá sa sút trí tuệ và thang điểm sử dụng
- Triệu chứng sa sút trí tuệ - Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
- Teo não, sa sút trí tuệ - Nguyên nhân, cách phòng ngừa hiệu quả
- Trực tuyến: “Tư vấn sức khỏe của bạn” - Suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ ở người cao tuổi