Điều trị sa sút trí tuệ - Hướng dẫn điều trị, loại thuốc sử dụng
Điều trị sa sút trí tuệ là hành trình đầy gian nan của chính người bệnh và người thân xung quanh. Để điều trị bệnh cần sử dụng một số loại thuốc kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc khác. Vậy phác đồ điều trị sa sút trí tuệ cụ thể như thế nào. Hãy cùng xem những hướng dẫn sau đây!
(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
Mục lục
I – Các loại thuốc điều trị sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là căn bệnh chưa có thuốc chữa trị tận gốc. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thuốc cho phép điều trị triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ tiến triển của bệnh. Vì vậy, khi có nhu cầu sử dụng thuốc, cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ về cách chọn thuốc và cách dùng sao cho hiệu quả, an toàn.
Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng để điều trị sa sút trí tuệ phổ biến nhất:
I.1 – Thuốc làm chậm tiến triển của bệnh
Các loại thuốc hỗ trợ ức chế acetylcholinesterase, giúp phục hồi chức năng nhận thức của người bị sa sút trí tuệ, điển hình như donepezil năm 1997, galantamine năm 2001, rivastigmine năm 2000.
Các loại thuốc này cho tác dụng kháng Cholinesterase trong các chứng bệnh sa sút trí tuệ. Đồng thời, có khả năng làm tăng chức năng điều hành và nhận thức của não bộ.
I.2 – Thuốc bảo vệ thần kinh
Sử dụng thuốc bảo vệ thần kinh đối với bệnh sa sút trí tuệ cần phải có phác đồ điều trị rõ ràng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn. Đồng thời, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Các loại thuốc bảo vệ thần kinh có thể sử dụng gồm:
- Estrogen: Phù hợp với người bệnh đang ở giai đoạn khởi phát. Lúc này bệnh còn nhẹ nên sẽ cho kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, nhìn chung Estrogen không cho tác dụng một cách rõ ràng đối với mục tiêu làm chậm sự khởi phát của bệnh.
- Statins: Sản sinh cholesterol hỗ trợ ngăn ngừa amyloid lắng đọng trong não. TUy nhiên, hiệu quả của statins đối với bệnh sa sút trí tuệ chưa thật sự thể hiện rõ ở tất cả người bệnh sử dụng.
I.3 – Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị
Bên cạnh sử dụng thuốc thì thực phẩm chức năng cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của bệnh sa sút trí tuệ rất tốt. Trong số đó, Lohha Trí Não là một trong những sản phẩm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người sa sút trí tuệ với nguồn gốc 100% từ thảo dược tự nhiên, an toàn tuyệt đối với người bệnh.
Lohha Trí Não phù hợp sử dụng cho những người bị sa sút trí tuệ, người có nguy cơ teo não, người mắc bệnh alzheimer với những tác dụng cụ thể:
- Hỗ trợ tăng cường hoạt động của não bộ.
- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của sa sút trí tuệ như hay quên, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi,…
? Tham khảo: Lohha trí não giá bao nhiêu?
II – Điều trị các rối loạn hành vi ở người bệnh sa sút trí tuệ
Theo các chuyên gia hướng dẫn điều trị sa sút trí tuệ, nên chia nhỏ các triệu chứng mà người bệnh mắc phải để có phương án điều trị sát nhất, cho hiệu quả vượt trội hơn. Cụ thể:
II.1 – Điều trị trầm cảm
Trầm cảm có nhiều triệu chứng khác nhau như bị kích thích quá độ, thờ ơ với mọi thứ xung quanh hoặc xa lánh, cách ly với mọi người. Đối với trường hợp này, khi điều trị bệnh có thể áp dụng những cách như:
- Cho phép người bệnh tự do lựa chọn và tự kiểm soát hành vi.
- Tìm kiếm và phát hiện những hành vi ưa thích của bệnh nhân.
- Can thiệp các biện pháp tăng cường nhận thức, cụ thể có thể sử dụng Aricept.
- Đối với những trường hợp bệnh nhân chán ăn, thờ ơ có thể sử dụng Ritalin.
II.2 – Điều trị mất ngủ
Với người bệnh sa sút trí tuệ thường xuyên bị mất ngủ, trước hết cần đảm bảo tránh xa những tác nhân kìm hãm cơn buồn ngủ như cà phê, chè xanh,… Đồng thời, can thiệp các biện pháp điều trị rối loạn tâm thần hoặc các bệnh nội khoa.
Một số loại thuốc có thể dùng để điều trị mất ngủ: thuốc chống trầm cảm an thần, thuốc chống loạn thần, Benadryl, benzos,…
Đồng thời, người bệnh cần lưu ý hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
II.3 – Điều trị tình trạng kích động, bạo lực
Muốn ngăn chặn được tình trạng kích động ở người bệnh sa sút trí tuệ, trước hết cần xác định được yếu tố khởi phát của nó. Sau đó, kiên trì giao tiếp để làm quen với người bệnh và cố gắng thay đổi môi trường sống phù hợp với tâm trạng của họ. Ngoài ra, có thể tìm hiểu và sử dụng một số loại thuốc như thuốc bình ổn khí sắc, thuốc chẹn beta, thuốc chống động kinh,…
II.4 – Điều trị tình trạng loạn thần
Tìm hiểu và phát hiện triệu chứng để có biện pháp điều trị phù hợp cho trường hợp bị loạn thần. Các loại thuốc có tác dụng chống loạn thần có thể sử dụng như: chlorpromazine, haloperidol, olanzapine, quetiapine, risperidone…
III – Các biện pháp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân
Điều trị sa sút trí tuệ đòi hỏi người thân cần có sự tập trung cao độ và hết sức cẩn thận. Với những triệu chứng của bệnh, không ai có thể lường trước được bệnh nhân sẽ có những hành động mất an toàn nào. Do đó, cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho người bệnh sa sút trí tuệ bằng cách:
- Phòng ngừa các tai nạn có thể xảy ra (sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng, hạn chế tối đa góc nhọn, cất kỹ các vật dụng có thể gây nguy hiểm như dao, kéo,…)
- Quản lý rối loạn hành vi.
- Lên kế hoạch chi tiết cho trường hợp bệnh tình tiến triển nặng trong tương lai.
III – Các biện pháp tác động từ môi trường sống của bệnh nhân
Với những người bệnh sa sút trí tuệ ở giai đoạn đầu hoặc giữa, khi vẫn còn nhận thức, hoàn toàn có thể hoạt động bình thường trong những môi trường quen thuộc.
Tuy nhiên, cần có biện pháp tác động để nâng cao chất lượng cuộc sống và quá trình điều trị bệnh:
- Xây dựng môi trường vui vẻ, quen thuộc và không gian sáng, thoáng.
- Hạn chế những thứ mới lạ gây kích thích lên người bệnh: con người, đồ vật,…
- Gia tăng nhiều hoạt động mang tính sáng tạo, kích thích não bộ, tránh căng thẳng.
- Tăng khả năng định hướng: Thiết lập thời gian hoạt động hàng ngày để tạo thói quen cho bệnh nhân.
Nhìn chung, điều trị sa sút trí tuệ là hành trình đầy gian nan và thử thách đối với người bệnh và cả người thân chăm sóc. Hy vọng những thông tin nêu trên có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tìm hiểu về cách điều trị cũng như các loại thuốc sử dụng cho người bệnh sa sút trí tuệ.
Bài viêt liên quan
- Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi - Những vấn đề cần lưu ý
- Sa sút trí tuệ thể lewy – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Sa sút trí tuệ do mạch máu - Nguyên nhân và cách điều trị
- Các bài test đánh giá sa sút trí tuệ và thang điểm sử dụng
- Triệu chứng sa sút trí tuệ - Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
- Teo não, sa sút trí tuệ - Nguyên nhân, cách phòng ngừa hiệu quả
- Trực tuyến: “Tư vấn sức khỏe của bạn” - Suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ ở người cao tuổi