6 Triệu chứng của bệnh mất trí nhớ
Những triệu chứng của người mắc bệnh mất trí nhớ thường phát triển dần theo thời gian. Từ suy giảm nhận thức, rối loạn định hướng, rối loạn ngôn ngữ nhẹ đến hàng loạt các biến chứng khác. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến ở người mắc bệnh mất trí nhớ:
1, Sự suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là triệu chứng đặc trưng xuất hiện sớm và điển hình của bệnh mất trí. Đặc biệt là mất trí do bệnh vỏ não Alzheimer. Ở thời kỳ đầu suy giảm trí nhớ có thể nhẹ và thường rõ rệt nhất đối với các sự kiện mới xảy ra như: bệnh nhân hay quên đồ, quên số điện thoại, không nhớ được các sự kiện xảy ra trong ngày, không nhớ được nội dung bài báo vừa đọc, một bản tin vừa xem trên ti vi… Theo tiến trình của bệnh, suy giảm trí nhớ ngày càng nặng hơn. Đối với những người mắc chứng hay quên thông thường có thể quên tên một người nào đó đang nói chuyện với mình nhưng vẫn nhận ra người đang nói chuyện với mình là người quen. Trái lại đối với người bị mắc bệnh mất trí nhớ thì dần dần sẽ quên luôn tên người đang nói chuyện với mình, quên cả sự kiện xảy ra những ngày trước, quên các kiến thức nghề nghiệp cùng những kiến thức đã học,… rồi quên cả các sự nghiệp quan trọng liên quan đến cuộc sống cá nhân: nơi sinh, năm sinh, chỗ ở và những sinh hoạt thường ngày.
2, Rối loạn định hướng
Trí nhớ là một nhân tố quan trọng trong việc định hướng, do vậy khi mắc bệnh mất trí nhớ người bệnh cũng dần mất đi khả năng định hướng. Những người bị mất trí nhớ có thể quên luôn những nơi quen thuộc như con đường nhà mình, nơi họ đi đến hoặc đã đến đó bằng cách nào và không biết về nhà bằng cách nào. Ngoài ra, họ cũng có thể nhầm lẫn giữa ngày và đêm.
3, Rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ là triệu chứng quan trọng trong chẩn đoán mất trí nhớ do tổn thương ở vỏ não (Alzheimer, mất trí trong bệnh mạch máu não…). Triệu chứng điển hình và được dùng làm tiêu chuẩn chẩn đoán mất trí trong DSM-IV là: vong ngôn. Các rối loạn ngôn ngữ có thể bao gồm: lời nói mơ hồ, nói lặp từ, khó khăn trong việc tìm từ và ghi nhớ những từ ngữ căn bản. Cách nói chuyện của người mất trí nhớ thường trở nên méo mó, rất khó để người khác hiểu họ muốn nói gì. Và khi bước vào giai đoạn cuối của bệnh mất trí, lúc này người bệnh mất khả năng phản ứng với môi trường xung quanh, không thể tham gia trò chuyện và cuối cùng là không thể kiểm soát cử động.
4, Mất khả năng tư duy
Bệnh nhân thấy khó khăn trong việc đánh giá sự vật, sự việc kém. Khả năng suy luận, phán đoán và giải quyết vấn đề cũng bị suy giảm theo tiến triển của bệnh, và ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, và ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, các quan hệ xã hội và ngay cả trong cuộc sống gia đình, hoạt động sống hàng ngày của bản thân người bệnh. Khi bệnh đã tiến triển ở mức độ nặng thì khả năng tư duy và khả năng nhận thức là không còn.
5, Thay đổi về nhân cách
Những thay đổi về tính cách của bệnh nhân mất trí nhớ thường là:
- Bệnh nhân trở nên thu mình lại, không quan tâm tới các sự kiện xã hội, hoặc những người xung quanh, mất đi sự nhiệt tình, năng động.
- Họ thường sống trong tâm trạng đầy cảm xúc: đau buồn, lo lắng, cáu kỉnh, giận dữ, độc đoán – mà không rõ vì lý do cụ thể nào.
- Hay nghi ngờ một cách bất thường về các thành viên trong gia đình, hoặc lại tin tưởng một cách thái quá với những người khác và xuất hiện các triệu chứng về hành vi, bao gồm đa nghi và ảo tưởng (ví dụ, tin rằng người chăm sóc là kẻ lừa đảo); ảo giác (nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều không có thật); hoặc các hành động lặp đi lặp lại mang tính thôi thúc như vò đầu bứt tai hay xé vụn giấy.
- Khoảng 30% các bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ có dấu hiệu hoang tưởng vào ảo giác. Các hoang tưởng thường không hệ thống mà là các hoang tưởng lẻ tẻ, nhất thời. Bệnh nhân thấy như có người lạ nào đó đang ở trong nhà mình; không nhận ra mình trong gương; đối xử với các nhân vật trong ti vi như những người trong cuộc sống thực tại.
6, Các triệu chứng khác
Các dấu hiệu thần kinh khác có thể thấy trong bệnh mất trí nhớ như: Co giật ở 10% bệnh nhân mất trí Alzheimer và 20% bệnh nhân mất trí do bệnh lý mạch máu não. Các phản xạ trở nên bất thường. Cơ bắp dần dần cứng lại, việc đi lại trở lên khó khăn, việc nuốt thức ăn và tiêu hóa ngày càng khó khăn hơn. Ngoài ra, người mắc bệnh mất trí nhớ cũng thường hay ngủ ngày, thức tỉnh và trở lên kích động vào ban đêm…
Trên đây là những dấu hiệu về bệnh mất trí nhớ. Việc phát hiện và theo dõi những triệu chứng sẽ giúp việc điều trị bệnh mất trí nhớ trở lên dễ dàng hơn. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm những thông tin mới về bệnh mất trí nhớ và có một sự lựa chọn chính xác để chăm sóc cho sức khỏe cho bản thân hoặc gia đình của mình.
Bài viêt liên quan
- [MỚI] Hoạt Chất Cognivia Organic Nhập Khẩu Trực Tiếp Từ Pháp Nay Đã Có Trong Lohha Trí Não
- Chấn thương sọ não ở trẻ em| Lý do, dấu hiệu và điều trị
- Ưu đãi tết 2022: Tặng trà Đông trùng hạ thảo khi mua Lohha Trí Não
- "Bí kíp" giúp người già lú lẫn, mất trí cải thiện trí nhớ
- Tết này mẹ tôi đã không còn lú lẫn nhờ món quà sức khỏe từ thiên nhiên
- Lohha Trí Não - Giải pháp tối ưu dành cho người suy giảm trí nhớ, lú lẫn tuổi già
- Chi phí sử dụng và liệu trình khuyên dùng Lohha Trí Não như thế nào? Đang dùng thuốc Tây có thể dùng được không?