Phương pháp phục hồi sau phẫu thuật não

Các khối u não có thể phát triển ở các bộ phận của não bộ và ảnh hưởng không nhỏ đến các chức năng như vận động, nhận thức, ngôn ngữ… của cơ thể. Do đó rất cần thiết có các biện pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật não nhằm đảm bảo ổn định sức khỏe và giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, sớm tái nhập trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Phương pháp phục hồi sau phẫu thuật não 1

1, Những vấn đề thường gặp sau phẫu thuật não

Sau phẫu thuật u não có thể xảy ra hiện tượng phù não và có các biểu hiện cơ thể như sau:

  • Cơ thể suy yếu, rối loạn thăng bằng
  • Khó khăn về giọng nói, cách diễn đạt và rối loạn nuốt
  • Thay đổi về nhân cách
  • Rối loạn về nhận thức như: Suy giảm trí nhớ…
  • Co giật

Nhưng các triệu chứng thường sẽ dần dần giảm bớt và biến mất khi hồi phục, có thể chỉ mất vài ngày. Nhưng đối với một số người, thời gian này sẽ kéo dài vài tuần hoặc đôi khi là vài tháng. Một số người có thể hồi phục lại hoàn toàn. Và có thể quay trở lại tất cả các hoạt động thông thường bao gồm cả làm việc nếu có. Tuy nhiên cũng có một số người thời gian phục hồi lâu hơn, cần phải theo dõi và điều trị dứt điểm một số biến chứng để lại sau phẫu thuật não bộ.

Xem thêm: U não là gì? Cách phẫu thuật u não

2, Phục hồi sau phẫu thuật não

Sau khi được phẫu thuật não, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hồi sức. Tại đây, đội ngũ y tá chăm sóc sẽ cố gắng hỗ trợ bệnh nhân để phục hồi lại các hoạt động thường ngày càng sớm càng tốt bằng cách thực hiện các biện pháp sau:

  • Vật lý trị liệu: U não và điều trị u não có thể gây liệt. Có thể bị suy yếu và rối loạn thăng bằng. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân lấy lại sức lực và sự cân bằng.
  • Chuyên gia điều trị giọng nói: giúp những bệnh nhân có khó khăn về giọng nói, cách diễn đạt và rối loạn nuốt.
  • Các chuyên gia về điều trị bằng công việc: Họ sẽ giúp bệnh nhân phục hồi lại các hoạt động thường ngày như ăn, dùng nhà vệ sinh, tắm rửa và thay quần áo.
  • Các chăm sóc hỗ trợ đặc biệt: Cần thiết ở trẻ em u não nhằm phục hồi và duy trì những hoạt động của não.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Một khi bệnh nhân có thể uống được nhiều nước mà không cảm thấy buồn nôn, không có vấn đề gì về nuốt, y tá sẽ tháo các ống thông mũi dạ dày ra. Dần dần, bệnh nhân có thể ăn được như bình thường trở lại. Khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật não, cách bổ sung dinh dưỡng chuyển vào cơ thể người bệnh cần được tham khảo và chỉ định bởi các bác sĩ, chuyên gia y tế. Một số dưỡng chất cần bổ sung trong quá trình điều trị và phục hồi sau phẫu thuật não thường là omega3, protein… Các axít béo omega-3 vốn rất quan trọng đối với tế bào não và có nhiều trong cá, dầu cá, đậu phụ, súp lơ, trứng… Việc bổ sung omega-3 sẽ giúp bảo vệ dây thần kinh khỏi bị hư hại và phục hồi nhiều hơn sau chấn thương. Có thể chọn các món cháo gạo, thịt gà, thịt lợn, ruốc thịt, cá, sữa, táo, nước cam quýt, cà chua… và chế biến thành các món mềm nhỏ dài, dễ nhai nuốt, thanh đạm hợp khẩu vị với người bệnh.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh:

Để quá trình phục hồi sau phẫu thuật não diễn ra tốt đẹp, ngay từ đầu các y tá sẽ khuyến khích người bệnh rời khỏi giường và ngồi lên ghế ngay sau khi bác sĩ phẫu thuật cho phép mặc dù việc đứng dậy và di chuyển xung quanh có vẻ rất khó khăn lúc ban đầu. Tuy nhiên, việc vận động sẽ làm giảm nguy cơ đông máu ở chân và khiến cơ thể thích nghi dần dần.

Khi được xuất viện, bệnh nhân nên cần có ai đó hỗ trợ bên cạnh. Không chỉ giúp bệnh nhân các sinh hoạt hàng ngày mà còn theo dõi, phát hiện những bất thường sau quá trình điều trị để bệnh nhân được xử lý kịp thời, tránh để những biến chứng xảy ra quá lâu sau phẫu thuật não mà ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...