Sa sút trí tuệ

Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi - Những vấn đề cần lưu ý

    Biểu hiện của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi giai đoạn đầu thường là suy giảm trí nhớ ngắn hạn, giảm khả năng nhận thức về không gian và thời gian, khó tìm từ ngữ để diễn đạt khi nói. Nguyên nhân chủ yếu do mắc bệnh Alzheimer hoặc từng bị đột quỵ. Vậy chứng bệnh sa sút trí tuệ ở người già cụ thể là gì? Bệnh nhân và người nhà cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu nhé! (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là bệnh gì?II – Nguyên nhân gây ra bệnh sa sút trí tuệ ở người giàIII – Triệu chứng, dấu hiệu sa sút trí tuệ ở người cao tuổiIV – Chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ ở người giàV – Cách phòng ngừa bệnhVI – Cách chăm sóc người già bị sa sút trí tuệ I – Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là bệnh gì? Sa sút trí tuệ không phải là một căn bệnh cụ thể nào, mà là một thuật ngữ chung để chỉ sự suy giảm khả năng ghi nhớ, suy nghĩ hoặc giải quyết vấn đề. Từ đó gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Mặc dù chứng sa sút trí tuệ chủ yếu ảnh hưởng đến người cao tuổi, nhưng nó không phải là một phần của quá trình lão hóa bình thường . Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi    Người mắc bệnh Alzheimer là một trong những đối tượng chính gặp phải tình trạng sa sút trí tuệ. Theo thống kê, bệnh này chiếm 60% – 80% tổng số các ca sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. II – Nguyên nhân gây ra bệnh sa sút trí tuệ ở người già Các nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ ở người già bao gồm: Do bệnh Alzheimer: Chiếm từ 60-80% Rối loạn thần kinh và chấn thương: Chấn thương sọ não, thiếu máu não, phù não,… Các bệnh lý về não: Bệnh nhồi máu cơ tim, viêm não, xuất huyết não…. Rối loạn nội tiết: Người bị đái tháo đường, suy giáp… Lạm dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện khác,…  Sử dụng thuốc không hợp lý: Dùng thuốc quá liều hoặc không đúng thuốc đều có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho não bộ.     Dù sa sút trí tuệ hình thành do bất kỳ nguyên nhân nào đều gây ra những hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe người cao tuổi. Những biến chứng có thể xảy ra nếu bạn không nhận biết được và có các biện pháp can thiệp kịp thời. III – Triệu chứng, dấu hiệu sa sút trí tuệ ở người cao tuổi    Sa sút trí tuệ ở người già có nhiều triệu chứng, dấu hiệu khác nhau. Thông thường, ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện riêng biệt để nhận biết. Bạn có thể bám sát theo những dấu hiệu dưới đây:  Giai đoạn đầu: Lúc này, các triệu chứng thường nhẹ nên dẫn đến việc bị chủ quan và bỏ qua. Cụ thể, người bệnh thường sẽ gặp khó khăn về trí nhớ, dễ quên những việc vừa mới xảy ra, khó tập trung, bị mất phương hướng và khi giao tiếp không được trôi chảy… Giai đoạn giữa: Mức độ suy giảm trí nhớ nặng hơn, có sự thay đổi trong hành vi thường ngày, thậm chí nhiều người còn có thể bị lạc ngay cả khi đang sống trong chính căn nhà của mình.  Giai đoạn cuối: Gần như mất sạch ký ức, không nhận ra cả người thân, bị trầm cảm, hoang tưởng, dễ kích động, mất ngủ, khó ăn dẫn đến suy giảm sức đề kháng.  Dấu hiệu sa sút trí tuệ ở người già    Tóm lại, người già khi bị sa sút trí tuệ thường gặp những triệu chứng như: suy giảm trí nhớ, suy giảm khả năng ngôn ngữ, rối loạn hành vi. Việc phát hiện triệu chứng bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi sớm giúp ích rất nhiều trong quá trình hỗ trợ điều trị, đẩy lùi bệnh. Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bị sa sút trí tuệ, đừng chần chừ mà hãy đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ thăm khám tốt nhất.  IV – Chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ ở người già    Để chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ ở người già, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xác định dựa trên 2 tiêu chuẩn, gồm: rối loạn nhận thức và suy giảm nhận thức. Cụ thể:  Rối loạn nhận thức: Đây giống như một bài test đánh giá sa sút trí tuệ, người bệnh sẽ được yêu cầu nói càng nhiều tên con vật vàng tốt. Thông thường, người bị sa sút trí tuệ sẽ rất khó khăn trong việc kể tên được hơn 10 con vật. Đặc biệt, trong câu trả lời của họ thường sẽ bị trùng lặp tương đối nhiều.  Suy giảm nhận thức: Bài trắc nghiệm đọc xuôi, đọc ngược dãy số tự nhiên sẽ được thực hiện để đánh giá mức độ sa sút trí tuệ. Hoặc, các bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách đánh giá khả năng ghi nhớ bằng cách yêu cầu người bệnh nhắc lại câu trả lời sau khoảng 5 phút….  Chẩn đoán sa sút trí tuệ thông qua các bài test, trắc nghiệm      Bên cạnh đó, thông qua tiền sử bệnh án, tham khảo những thông tin từ phía người nhà cung cấp, các bác sĩ cũng hoàn toàn có thể xác định và đưa ra được những chẩn đoán liên quan đến bệnh sa sút trí tuệ.  V – Cách phòng ngừa bệnh    Sa sút trí tuệ là căn bệnh nguy hiểm và không ai mong muốn sẽ gặp phải. Vì vậy, thay vì “chờ bệnh tới”, mọi người hoàn toàn có thể chủ động có những biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là một số việc mà người cao tuổi nói riêng và tất cả mọi người nói chung nên áp dụng để phòng tránh sự xuất hiện của sa sút trí tuệ: Tăng tần suất cho não hoạt động bằng các hoạt động mang tính chất tư duy nhiều như đọc sách báo, chơi các trò chơi trí tuệ, tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng,….  Tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao điều độ. Những bài tập nhẹ nhàng nên được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo phù hợp với sức khỏe.  Tinh thần lạc quan, vui vẻ là yếu tố rất quan trọng và cần thiết mà mọi người cần có để phòng sa sút trí tuệ.  Không sử dụng các chất kích thích và gây nghiện như thuốc lá, rượu bia, ma túy,…  Không tự ý sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng dành cho não bộ nếu chưa nhận được sự đồng ý từ bác sĩ. Tốt nhất, cần tham khảo ý kiến và để bác sĩ lên đơn.  Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh VI – Cách chăm sóc người già bị sa sút trí tuệ    Có thể nói, chăm sóc người già bị sa sút trí tuệ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Người bệnh có nhiều biểu hiện bệnh gây ra nhiều khó khăn và áp lực cho người chăm sóc. Do đó, việc nắm bắt được cách chăm sóc sao cho phù hợp là rất cần thiết. Bạn đọc có thể tham khảo cách sau đây:  Xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh: Hạn chế thu nạp cholesterol và đường vào cơ thể để kiểm soát huyết áp tốt hơn. Song song với đó, tăng lượng rau quả tươi cho cơ thể.  Tuyệt đối tránh chất kích thích như rượu bia, thuốc lá Động viên, khuyến khích và đồng hành cùng người bệnh trong những buổi tập luyện thể dục thể thao.  Nên đề cao tính tự lập ở người bệnh ở những công việc mà họ vẫn còn có khả năng tự thực hiện. Điều này giúp họ thỏa mãn được tính cách, ít cáu gắt hơn và cũng là cách để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh rất tốt.  Giúp người bệnh giữ tinh thần thoải mái, tránh để họ kích động  Nhắc nhở và cho người bệnh sử dụng thuốc bác sĩ đã kê đơn đầy đủ để phòng ngừa bệnh tiến triển.     Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh những hệ lụy, biến chứng nguy hiểm về sau này. Hy vọng những thông tin bên trên có thể giúp ích cho quý vị đang tìm hiểu về căn bệnh này. Chúc bạn và người thân luôn khỏe!  Chia sẻ

Sa sút trí tuệ thể lewy – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

   Sa sút trí tuệ thể lewy (DLB) là tình trạng sa sút trí tuệ do sự lắng đọng bất thường của một loại protein có tên là Alpha-synuclein ở trong não. Đây là loại phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ tiến triển, chỉ đứng thứ 2 sau bệnh Alzheimer. Thực tế chưa có nhiều người hiểu chính xác về căn bệnh này. Vì vậy, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp những thông tin chi tiết về dạng sa sút trí tuệ ở thể lewy. Mời bạn đọc cùng theo dõi! (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Sa sút trí tuệ thể lewy là gì?II – Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơIII – Triệu chứng, dấu hiệu của mất trí nhớ thể lewy1 – Các triệu chứng đầu tiên2 – Các triệu chứng về nhận thức3 – Các triệu chứng vận động4 – Các triệu chứng về giấc ngủ5 – Các triệu chứng về hành vi và tâm trạng6 – Các triệu chứng khácIV – Điều trị sa sút trí tuệ thể lewyV – Các vấn đề giai đoạn cuối đời I – Sa sút trí tuệ thể lewy là gì?    Sa sút trí tuệ thể Lewy (DLB) là một bệnh xảy ra do sự xuất hiện những khối rắn siêu nhỏ của một loại protein được hình thành trong phần vỏ não, có tên là Alpha-synuclein. Bệnh làm suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức và vận động của con người.    Bệnh sa sút trí tuệ thể lewy gây ra tình trạng mất trí nhớ tiến triển, sự suy giảm về khả năng nhận thức và tinh thần, trí tuệ của người bệnh. Ngoài ra, ở mức độ nặng hơn còn có thể gặp ảo giác thị giác, cơ bắp bị cứng và mất ổn định, thường xuyên run rẩy, mất cân bằng.  Sa sút trí tuệ thể lewy II – Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ    Người gặp tình trạng sa sút trí tuệ ở thể lewy thường bị ảnh hưởng bởi khối protein hình thành ở trong tế bào não. Protein kiểm soát các chức năng nhận thức, thị giác, tư duy và vận động của người bệnh.  Tuy nhiên, hiện chưa có kết luận chính xác nào về cơ chế hình thành và cách mà các protein này phá hủy tế bào não.     Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc sa sút trí tuệ thể lewy:  Tuổi tác: người cao tuổi (trên 60 tuổi) thường có nguy cơ cao mắc bệnh hơn do chức năng não bộ suy giảm. Giới tính: Theo khảo sát, tỷ lệ nam giới mắc bệnh sa sút trí tuệ thể lewy cao hơn nữ giới. Yếu tố di truyền: Những người có ông bà, cha mẹ, anh chị em mắc bệnh sa sút trí tuệ thường có nguy cơ mắc cao hơn. Người bị trầm cảm: Những người bị trầm cảm có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ thể lewy cao hơn những người khác. III – Triệu chứng, dấu hiệu của mất trí nhớ thể lewy    Đối với căn bệnh này, có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số những dấu hiệu điển hình, thường gặp nhất:  1 – Các triệu chứng đầu tiên    Thông qua ảo giác thị giác, người bệnh có thể cảnh giác và phát hiện ngay mình có đang mắc phải sa sút trí tuệ thể lewy. Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh, người bệnh thường sẽ nhìn thấy những thứ vốn dĩ không hiện diện.     Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải các ảo giác khác như: nghe và ngửi thấy những thứ không hiện diện. Tuy nhiên, trường hợp này ít xảy ra hơn so với ảo giác thị giác.  2 – Các triệu chứng về nhận thức    Nhận thức của người mắc sa sút trí tuệ thể lewy có dấu hiệu suy giảm rõ rệt, được thể hiện qua các triệu chứng cụ thể:  Lú lẫn Ngủ lơ mơ và ngủ lịm. Thường xuyên mất tập trung  Suy giảm trí nhớ, nặng hơn là mất trí nhớ hoàn toàn  Thường tập trung vào không gian vô định trong một thời gian dài.     Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường gặp khó khăn về mặt ngôn ngữ, định vị không gian, giải quyết các vấn đề,…  Triệu chứng sa sút trí tuệ thể lewy 3 – Các triệu chứng vận động    Người bị sa sút trí tuệ thể lewy gặp trở ngại trong vận động như:  Khó nuốt Dễ bị ngã, tai nạn nguy hiểm Tư thế ngồi, đứng không được thoải mái KHó khăn trong việc di chuyển, nhấc chân không được cao nên thường đi lê bước.  Cơ bị co cứng Giọng nói yếu ớt Thường xuyên bị rùng mình. 4 – Các triệu chứng về giấc ngủ    Khó ngủ là dấu hiệu điển hình ở những người mắc bệnh sa sút trí tuệ ở thể lewy. Bên cạnh đó, trong giấc ngủ, người bệnh có thể gặp những trường hợp như sau: Dễ bị ngã khỏi giường Mất ngủ mặc dù rất buồn ngủ Chân không để yên khi đang ngủ Nói chuyện trong giấc ngủ Mộng du  Hay mơ khi ngủ.  5 – Các triệu chứng về hành vi và tâm trạng    Cảm giác lo âu, ảo tưởng, trầm cảm, mất động lực, hoang tưởng,… là những biểu hiện điển hình về hành vi và tâm trạng ở những người bị sa sút trí tuệ thể lewy.  6 – Các triệu chứng khác    Táo bón, chóng mặt, ngất, rối loạn vị giác, khứu giác, rối loạn chức năng tình dục hoặc tiểu tiện không tự chủ là một vài những triệu chứng khác ở người bệnh thuộc thể lewy.  IV – Điều trị sa sút trí tuệ thể lewy    Cho tới nay, dù đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu nhưng vẫn chưa có giải pháp nào có thể chữa khỏi bệnh sa sút trí tuệ thể lewy. Thay vào đó có thể sử dụng một số biện pháp nhằm kìm hãm sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh trong một thời gian. Cụ thể:  Dùng thuốc: Một số thuốc như Rivastigmine, donepezil và galantamine có tác dụng tăng cường nhận thức, giảm xuất hiện ảo giác ở người bệnh.  Thay đổi môi trường sống của bệnh nhân để giảm thiểu sự căng thẳng và mức độ lo âu. Sử dụng các bài tập và liệu pháp thể chất Điều trị tại nhà: Hay nói cách khác chính là cách mà người thân chăm sóc người bệnh. Hãy cố gắng giao tiếp và giúp họ được vận động để điều chỉnh các cơ, hạn chế sự co cứng cơ, kích thích não hoạt động bằng các trò chơi mang tính tư duy (giải câu đố, giải ô chữ,…). Từ đó, giúp họ không bị ngã, mất ý thức hoặc có bất kỳ hành vi, suy nghĩ mang tính tiêu cực nào.  V – Các vấn đề giai đoạn cuối đời    Vì không có cách điều trị dứt điểm nên những người mắc bệnh sa sút trí tuệ thể lewy cần có sự chuẩn bị trước cho giai đoạn cuối đời của mình. Có thể là cá nhân người bệnh hoặc người thân, người giám hộ, luật sư,… sẽ lên kế hoạch và giám sát tài chính của bệnh nhân. Các thỏa thuận mang tính pháp lý như giấy ủy quyền, các quyết định nuôi dưỡng, chăm sóc,.. cần được thông qua và nhất quán giữa các bên.     Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến sa sút trí tuệ thể lewy. Vì không có biện pháp điều trị triệt để nên việc phát hiện bệnh sớm để có các giải pháp ức chế là rất cần thiết đối với người bệnh. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đưa ra có thể giúp ích cho quý vị.  Chia sẻ

Sa sút trí tuệ do mạch máu - Nguyên nhân và cách điều trị

   Sa sút trí tuệ mạch máu là một dạng sa sút trí tuệ phổ biến do nguồn cung cấp máu lên não bị suy giảm. Bệnh gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, lú lẫn, hay quên và các vấn đề về hành vi, ngôn ngữ,… Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi! (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Tổng quan về bệnh sa sút trí tuệ mạch máuII – Nguyên nhân của bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu1 – Đột quỵ làm tắc nghẽn động mạch não2 – Xuất huyết não3 – Mạch máu não bị thu hẹp hoặc tổn thương mãn tínhIII – Các yếu tố nguy cơ của bệnh1 – Yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát2 – Yếu tố nguy cơ có thể kiểm soátIV – Triệu chứng và dấu hiệu của sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạchV – Chẩn đoán sa sút trí tuệ trong bệnh mạch máuVI – Tiên lượng và điều trịVII – Các vấn đề giai đoạn cuối đờiVIII – Chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ mạch máu I – Tổng quan về bệnh sa sút trí tuệ mạch máu    Muốn hiểu rõ về bệnh sa sút trí tuệ mạch máu, trước tiên bạn cần hiểu rõ chức năng của não. Não bộ chịu trách nhiệm khởi phát vận động, điều khiển trạng thái cảm xúc, ngôn ngữ, và cũng là nơi lưu trữ thông tin, trí nhớ. Khi não bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng của não, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của con người. Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ dùng để mô tả một bệnh lý bao gồm các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, suy giảm khả năng ngôn ngữ, gặp các vấn đề về tư duy, định hướng, sự phán đoán,…    Sa sút trí tuệ mạch máu là sa sút trí tuệ xuất phát từ nguyên nhân não bị tổn thương do không được cung cấp đủ máu bởi các vấn đề liên quan đến mạch máu. Sa sút trí tuệ do mạch máu II – Nguyên nhân của bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu Các nguyên nhân chính: 1 – Đột quỵ làm tắc nghẽn động mạch não    Đa số những trường hợp bị đột quỵ đều xuất phát từ việc các mạch máu của não bị hẹp và tắc nghẽn do cục máu đông. Khi máu cung cấp cho não bộ đột ngột bị mất sẽ dẫn đến đột quỵ. Nếu không can thiệp cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể dẫn tới tử vong.    Theo thống kê, có khoảng 20% người bệnh bị đột quỵ, tai biến mạch máu não sẽ gặp tình trạng sa sút trí tuệ trong vòng 6 tháng sau đó. Việc đột quỵ lặp đi lặp lại càng nhiều lần sẽ càng gia tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Nguyên nhân gây nên tình trạng sa sút trí tuệ mạch máu 2 – Xuất huyết não Đây là tình trạng huyết áp cao làm suy yếu mạch máu dẫn đến chảy máu vào não làm tổn thương não, hoặc do sự tích tụ protein trong các mạch máu nhỏ xảy ra với quá trình lão hóa làm suy yếu chúng theo thời gian (Gọi là bệnh mạch máu não) 3 – Mạch máu não bị thu hẹp hoặc tổn thương mãn tính Tình trạng các mạch máu não bị thu hẹp hoặc tổn thương mãn tính có thể dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu. Nguyên nhân có thể do sự hao mòn liên quan đến lão hóa, huyết áp cao, lão hóa bất thường của mạch máu (xơ vữa động mạch), bệnh tiểu đường.    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu như: Đột quỵ làm tắc nghẽn động mạch não; xuất huyết não; mạch máu não bị thu hẹp hoặc tổn thương mãn tính. III – Các yếu tố nguy cơ của bệnh    Đối với bệnh sa sút trí tuệ mạch máu, có nhiều yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được, nhưng có một số yếu tố thì ngược lại. 1 – Yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát    Người bệnh sa sút trí tuệ mạch máu có những yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát như: Tuổi tác: Đối với người dưới 65 tuổi, nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ càng thấp. Và ngược lại, sau 65 tuổi, mỗi năm nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng gấp đôi. Gen: Theo các nhà nghiên cứu khoa học cho biết, yếu tố Gen có liên quan đặc biệt đến bệnh sa sút trí tuệ mạch máu. Nếu người thân của bạn có tiền sử bệnh như đái tháo đường, bệnh tim mạch, đột quỵ thì bạn sẽ bị gia tăng nguy cơ mắc loại bệnh này. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, vì vai trò của Gen đối với bệnh sa sút trí tuệ mạch máu không cao. Giới tính: Theo nghiên cứu chỉ ra nam giới có nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ mạch máu cao hơn nữ giới. Tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch giữa nam giới và nữ giới mắc bệnh cũng không quá nhiều.  2 – Yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát    Bệnh đột quỵ, đái tháo đường, tim mạch hoặc thói quen sử dụng bia rượu, hút thuốc lá: Đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ mạch máu.    Ngưng thở trong lúc ngủ: Tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ dù chỉ là vài giây cũng có khả năng là yếu tố nguy cơ dẫn đến việc sa sút trí tuệ mạch máu.    Trầm cảm: Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân, yếu tố nguy cơ dẫn đến việc sa sút trí tuệ mạch máu. IV – Triệu chứng và dấu hiệu của sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch    Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà sa sút trí tuệ có thể tác động và tạo nên những triệu chứng khác nhau. Nhưng cơ bản, người bệnh sa sút trí tuệ sẽ có những dấu hiệu chung như dưới đây: Gặp vấn đề khi sắp xếp kế hoạch hoặc tổ chức: không thể lên kế hoạch làm việc, hoặc sắp xếp đồ vật theo một trật tự nhất định. Không tìm ra được hướng giải quyết khi gặp vấn đề Khó có thể thực hiện những công việc bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Tốc độ suy nghĩ chậm, dẫn đến làm mọi việc trở nên chậm chạp hơn. Khó tập trung giải quyết vấn đề. Triệu chứng sa sút trí tuệ    Đối với những trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới thì sẽ có biểu hiện hay quên. Ví dụ như không thể nhớ ra cần làm gì tại một thời điểm, không nhớ được sáng nay ăn gì. Nặng hơn có thể dẫn đến việc quên hết mọi thứ, kể cả người thân. Đối với vấn đề ngôn ngữ, người bệnh sa sút trí tuệ thường nói không trôi chảy.    Một trong những triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch chính là tình trạng hay lo lắng. Cảm xúc thường thay đổi bất ngờ.    Với những người bệnh giai đoạn nặng, bệnh lú lẫn thường có chuyển biến xấu, quên nhiều hơn. Người bệnh có thể bị kích động, mất ngủ, ảo giác, mất khả năng tự chăm sóc. V – Chẩn đoán sa sút trí tuệ trong bệnh mạch máu    Để có thể chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ mạch máu, bạn có thể dựa trên những triệu chứng bệnh để tiên đoán. Bạn nên đến những cơ sở uy tín, những bệnh viện lớn để bác sĩ có thể dựa trên triệu chứng của bạn để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ có can thiệp kịp thời để ngăn chặn bệnh tiến triển.    Không nên tự ý sử dụng những loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Cách tốt nhất bạn vẫn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bạn cũng cần sự tư vấn của bác sĩ để xây dựng cơ chế nghỉ ngơi hợp lý. VI – Tiên lượng và điều trị    Đến thời điểm hiện tại, chưa có một phương pháp nào có thể hoàn toàn chữa trị được bệnh sa sút trí tuệ mạch máu.    Theo các bác sĩ, cần kiểm soát tốt các nguy cơ để hạn chế tình trạng chuyển biến xấu của bệnh. Đồng thời, cần kiểm soát huyết áp và đường huyết. Bởi hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch. Nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ.    Điều quan trọng trong việc điều trị bệnh sa sút trí tuệ đó là xây dựng một lối sống lành mạnh. Có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý là bài thuốc tốt nhất để điều trị bệnh. VII – Các vấn đề giai đoạn cuối đời    Đối với giai đoạn cuối đời, người nhà bệnh nhân cần chú ý để chăm sóc người bệnh. Bởi người bệnh sa sút trí tuệ nặng có thể suy giảm khả năng tự chăm sóc bản thân. Đặc biệt, người bệnh cũng phải chuẩn bị tâm lý nếu tình trạng bệnh nặng có thể dẫn đến quên người thân. VIII – Chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ mạch máu    Việc chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ mạch máu đóng góp vai trò quan trọng trong hành trình điều trị bệnh này. Người bệnh có thể dần mất đi khả năng làm mọi việc thường ngày. Lâu dần có thể mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Vì thế cần sự giúp đỡ từ phía người thân.    Người chăm sóc người bệnh có thể chia công việc thành nhiều bước nhỏ, đơn giản để người bệnh có thể tự làm. Có thể sử dụng những thiết bị nhắc nhở để nhắc người bệnh uống thuốc.    Đồng thời, luôn tạo cho người bệnh tinh thần tích cực, lạc quan. Ủng hộ người bệnh làm những việc mà họ yêu thích để tạo niềm vui cho họ. Việc này sẽ giúp cải thiện trí nhớ và duy trì khả năng giao tiếp. Chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ    Bệnh sa sút trí tuệ mạch máu là căn bệnh nguy hiểm, có thể làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Việc phát hiện bệnh sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời là vô cùng cần thiết. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên có thể  giúp ích cho quý vị!  Chia sẻ

Các bài test đánh giá sa sút trí tuệ và thang điểm sử dụng

   Sa sút trí tuệ là căn bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, bệnh thể hiện một khác. Do đó, việc thực hiện các bài test đánh giá sa sút trí tuệ là rất cần thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số bài test điển hình được giới chuyên gia áp dụng nhiều nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo.  (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Các bài test đánh giá sa sút trí tuệI.1 – Test đánh giá sa sút trí tuệ thông qua các trắc nghiệm sàng lọcI.2 – Test thông qua các trắc nghiệm đánh giá khả năng nhận thức đặc hiệuI.3 – Test thông qua trắc nghiệm đánh giá hành vi tâm thầnI.4 – Test sa sút trí tuệ bằng trắc nghiệm đánh giá hoạt động hằng ngàyII – Thang điểm đánh giá sa sút trí tuệ I – Các bài test đánh giá sa sút trí tuệ    Các bài test đánh giá sa sút trí tuệ được các bác sĩ, chuyên gia thực hiện trong quá trình thăm khám lâm sàng. Các bài test thường được thực hiện gồm: I.1 – Test đánh giá sa sút trí tuệ thông qua các trắc nghiệm sàng lọc    Trắc nghiệm sàng lọc đánh giá sa sút trí tuệ được thực hiện bao gồm:  Mini-Mental State Examination (MMSE): Đây là bài trắc nghiệm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, có nhiều đánh giá chức năng nhận thức khác nhau. Có thể kể đến như đánh giá: định hướng, tính toán, trí nhớ, ngôn ngữ,… Thang điểm của bài trắc nghiệm này là 30 điểm, được thực hiện trong khoảng thời gian 7 phút. Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm. Điểm số dưới 24 điểm cho thấy có biểu hiện sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, giải pháp này không phù hợp với người mắc bệnh nhẹ ở giai đoạn khởi phát.  Bài test 30 câu đánh giá tình trạng sa sút trí tuệ Montreal Cognitive Assessment (MoCA): MoCA là bài trắc nghiệm giúp phát hiện sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Thang điểm đánh giá sa sút trí tuệ cũng là 30 điểm, cần được hoàn thành trong khoảng 10 phút. Phương pháp này có độ nhạy cao hơn đối với người mới mắc bệnh nhưng độ đặc hiệu thấp và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan (trình độ học vấn,…). Mini-Cog: Là trắc nghiệm đơn giản thực hiện bằng việc vẽ đồng hồ và nhắc lại 3 từ không gợi ý. Nếu vẽ được đồng hồ có các số thể hiện đúng thứ tự và kim chỉ đúng số yêu cầu thì được đánh giá là bình thường. Nếu không nhắc được từ nào trong 3 từ thì coi như bị sa sút trí tuệ. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng lại cho hiệu quả đánh giá khá tốt.  Các bài kiểm tra đánh giá tình trạng sa sút trí tuệ I.2 – Test thông qua các trắc nghiệm đánh giá khả năng nhận thức đặc hiệu    Test đánh giá sa sút trí tuệ thông qua nhận thức đặc hiệu bao gồm những hình thức sau:  Khả năng tập trung và chú ý: Đánh giá xem cá nhân có khả năng tập trung vào một việc gì đó mà không bị xao nhãng cũng như khả năng duy trì sự chú ý ở trong một khoảng thời gian. Các trắc nghiệm có thể được sử dụng kèm bao gồm: đọc xuôi một dãy số, đọc ngược một dãy số, gạch bỏ chữ, nối điểm phần B,…  Nhận thức ngôn ngữ: Đánh giá chức năng ngôn ngữ của bệnh nhân có nói được lưu loát hay không. Dựa trên mức độ nói, hoàn toàn có thể đưa ra được những chẩn đoán nhất định về tình trạng bệnh.   Đánh giá trí nhớ: Thực hiện thông qua các bài trắc nghiệm đánh giá sự chú ý, độ nhớ lời, nhớ hình ảnh,…  Nhận thức hình ảnh trong không gian: Vẽ lại các hình mẫu lập phương, đa giác lồng vào nhau,…  Chức năng điều hành: Đánh giá thông qua trắc nghiệm thùy trán.  Kiểm tra, đánh giá tình trạng sa sút trí tuệ I.3 – Test thông qua trắc nghiệm đánh giá hành vi tâm thần    Thực hiện trắc nghiệm đánh giá hành vi tâm thần nhằm xác định biểu hiện tâm thần ở bệnh nhân sa sút trí tuệ. Trắc nghiệm gồm 12 mục: ảo giác, hoang tưởng, trầm cảm, lo âu, kích động, vô cảm, mất kiềm chế, hưng phấn, rối loạn vận động, thay đổi cảm xúc, đại tiểu tiện không tự chủ và hành vi ăn uống bất thường.     Thông qua 12 hạng mục này, những dấu hiệu bất thường sẽ được bộc lộ rõ rệt thông qua những lựa chọn/hành vi của người bệnh. Test thông qua trắc nghiệm đánh giá hành vi tâm thần I.4 – Test sa sút trí tuệ bằng trắc nghiệm đánh giá hoạt động hằng ngày    Test đánh giá sa sút trí tuệ thông qua hoạt động hàng ngày thường được tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực là các hoạt động hàng ngày cơ bản (sinh hoạt, vệ sinh cá nhân) và hoạt động có sử dụng công cụ và ứng dụng (mua bán, quản lý,…)    Thang điểm đánh giá sa sút trí tuệ ở bài trắc nghiệm này có thể xác định và theo dõi được những thay đổi của bệnh nhân.     Tóm lại, dù sử dụng bài test đánh giá sa sút trí tuệ nào thì các bài test đều cho khả năng đánh giá sa sút trí tuệ của bệnh nhân. Thông qua đó, bác sĩ và người thân có thể lên được phương án điều trị phù hợp nhất với mỗi cá nhân người bệnh cụ thể.  II – Thang điểm đánh giá sa sút trí tuệ    Đối với mỗi bài test đánh giá sa sút trí tuệ sẽ có những thang điểm được đặt ra khác nhau. Dựa trên nhiều khảo sát nhất định, thang điểm đánh giá cố định sẽ được đưa ra, giúp các bác sĩ, chuyên gia có thể dựa vào đó để đưa ra những chẩn đoán, kết luận về tình trạng bệnh. Nếu test với bài test gồm 30 câu hỏi ở phía trên thì thang điểm đánh giá sa sút trí tuệ được tính như sau: Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm (tối đa 30 điểm) Nếu đạt ≥ 24 điểm: Không có tình trạng sa sút trí tuệ Nếu đạt từ 20-23 điểm: sa sút trí tuệ nhẹ Nếu đạt từ 14-19 điểm: sa sút trí tuệ vừa Nếu đạt dưới 14 điểm: sa sút trí tuệ nặng    Dù chỉ là những khảo sát mang tính trắc nghiệm nhưng thông qua thang điểm đánh giá sa sút trí tuệ, kết quả nhận lại có độ chính xác tương đối cao. Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy mình đang bị sa sút trí tuệ, hoàn toàn có thể tự thực hiện đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu được hãy đến các trung tâm y tế, bệnh viện gặp các bác sĩ có chuyên môn để thực hiện sẽ cho độ chính xác cao hơn. Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ định hướng được cho bạn giải pháp đẩy lùi bệnh phù hợp, an toàn và hiệu quả.    Với những thông tin liên quan đến test đánh giá sa sút trí tuệ nêu trên, hy vọng có thể giúp ích được cho quý vị trong việc tìm hiểu và xác định mình có đang mắc phải căn bệnh này hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ, chuyên gia ngay để được hỗ trợ tốt nhất nhé!  Chia sẻ

Triệu chứng sa sút trí tuệ - Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

   Sa sút trí tuệ là căn bệnh nguy hiểm, thường gặp ở người cao tuổi. Triệu chứng sa sút trí tuệ không được thể hiện một cách rõ rệt nên thường phát hiện khi bệnh đã trở nặng. Nhận thấy điều này, trong bài viết hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ chỉ ra những triệu chứng cụ thể nhất của bệnh này. Mời bạn đọc tham khảo. (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) I – Các triệu chứng sa sút trí tuệ phổ biến    Các triệu chứng sa sút trí tuệ phổ biến và dễ nhận biết nhất là: Suy giảm trí nhớ: Đây là triệu chứng đặc trưng và thường xuất hiện sớm ở người bệnh sa sút trí tuệ. Theo tiến trình của bệnh, mức độ suy giảm của trí nhớ sẽ tăng dần theo thời gian. Nhiều trường hợp quên cả những sự kiện mới xảy ra, thậm chí là tên, tuổi, đường về nhà… Rối loạn định hướng: Khả năng định hướng của người bệnh sa sút trí tuệ bị ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng. Người mắc bệnh có thể mất định hướng về không gian, địa lý… Rối loạn ngôn ngữ: Đây cũng là một trong những triệu chứng sa sút trí tuệ nhiều người gặp phải. Người bệnh gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp, nói lặp từ, nói lắp, phát âm không rõ ràng.  Vong tri: Khả năng nhận biết, gọi tên đồ vật, đối tượng bị hạn chế.  Vong hành: Hay còn gọi là rối loạn hành động, mất chức năng vận động. Hội chứng capgras trong sa sút trí tuệ: Người bệnh gần như mất hoàn toàn nhận thức về bản thân mình và mọi người xung quanh. Luôn có tư tưởng có ai đó giả dạng, thay thế người thân, không nhận ra mình trong gương.  Các dấu hiệu nhận biết bệnh sa sút trí tuệ II – Các triệu chứng theo giai đoạn    Triệu chứng sa sút trí tuệ ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:  Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này người bệnh thường hay bị quên, không xác định được ngày tháng và mất cân bằng, cảm thấy lạc lõng ở những nơi quen thuộc. Nhiều người thường bỏ qua triệu chứng ở giai đoạn này bởi nó không được thể hiện rõ rệt. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người mất đi cơ hội điều trị và phục hồi bệnh do không được phát hiện sớm.  Giai đoạn giữa: Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bắt đầu rõ ràng hơn. Người bệnh sẽ có biểu hiện khó khăn trong việc nhớ các sự kiện gần hoặc tên mọi người xung quanh và cảm thấy lạc lõng. Đôi khi gặp khó khăn trong giao tiếp, cần được người khác hỗ trợ. Một số trường hợp hay đi lang thang và không thể tự chăm sóc bản thân.  Giai đoạn cuối: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh sa sút trí tuệ. Lúc này, người bệnh gần như mất đi hoàn toàn trí nhớ và phải sống phụ thuộc vào gia đình bởi khả năng hoạt động bị suy giảm. Ngay cả việc nhận biết thời gian, địa điểm, người thân cũng trở nên khó khăn. Đặc biệt, rất dễ bị kích động và gây hấn với mọi người xung quanh.  Triệu chứng sa sút trí tuệ giai đoạn cuối III – Các biến chứng của bệnh sa sút trí tuệ    Nếu không kịp thời phát hiện triệu chứng sa sút trí tuệ và không có biện pháp can thiệp, bệnh hoàn toàn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Điển hình có thể kể đến một số biến chứng như:  Thiếu hụt dinh dưỡng: Người mắc bệnh thường lười ăn và bỏ bữa do ăn không ngon miệng nên dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tuổi thọ người bệnh bị suy giảm đáng kể.  Mắc bệnh viêm phổi: Trong quá trình ăn nhai, người bệnh khó nuốt nên thức ăn dễ bị nghẹn lại và mắc vào phổi. Từ đó dẫn đến hiện tượng bị tắc thở và viêm phổi.  Mất khả năng chăm sóc bản thân: Sa sút trí tuệ khiến người bệnh quên cả những thói quen sinh hoạt như tắm rửa, chải tóc, đánh răng, đi vệ sinh,… Lúc này, cần thiết phải có sự hỗ trợ và chăm sóc từ người thân.  Tử vong: Giai đoạn cuối của bệnh có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng dẫn đến hôn mê, tử vong.  Biến chứng của bệnh sa sút trí tuệ    Trên đây là những triệu chứng sa sút trí tuệ mà chúng tôi tổng hợp và muốn gửi tới quý vị bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào cho thấy bị sa sút trí tuệ, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời, phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.  Chia sẻ

Teo não, sa sút trí tuệ - Nguyên nhân, cách phòng ngừa hiệu quả

Khi sự mất minh mẫn không còn là sinh lý bình thường: quên đồ đạc, quên việc cần làm… mà chuyển sang trạng thái bệnh lý: quên tên con cháu, quên đi quá khứ, quên đường về nhà… người bệnh cần hỗ trợ điều trị kịp thời tránh teo não lan rộng và sa sút trí tuệ nặng thêm. Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi Teo não, sa sút trí tuệ là gì? Nguyên nhân gây bệnh Teo não và sa sút trí tuệ là hai nhóm căn bệnh khác. Teo não là hiện tượng thể tích não nhỏ đi trong hộp sọ, biểu hiệu trên X-quang là hộp sọ rỗng, rãnh não thưa, tỷ trọng não giảm đi. Trên cộng hưởng thấy mất chất trắng. Nguyên nhân teo não rất rõ ràng có thể do sau tai biến, sau viêm não, teo não sơ sinh, do nhiễm độc, do tích lũy tuổi… Sa sút trí tuệ có thể có teo não hoặc không teo não. Sa sút trí tuệ xảy ra khi các tế bào não không còn liên hệ, trao đổi thông tin được với nhau, không nhận định được tình hình. Do đó mất trí nhớ liên hệ, mất trí nhớ ngắn hạn. Nặng hơn là mất trí nhớ dài hạn. Hiện nay nguyên nhân dẫn đến hội chứng sa sút trí tuệ vẫn chưa được xác định rõ và các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi. Hỗ trợ điều trị teo não, sa sút trí tuệ hiệu quả Mặc dù nguyên nhân sa sút trí tuệ vẫn còn là ẩn số, nhưng cách điều trị teo não và sa sút trí tuệ tương đối giống nhau. Các biện pháp bao gồm: điều trị cải thiện, điều trị làm dịu, điều trị tăng cường. Hai bệnh có điểm chung giống nhau có liên quan đến Acetylcholine và hủy Cholinesterase để các Si-nap thần kinh liên hệ với nhau tốt hơn. May mắn thay, hoạt chất có thể hủy Cholinesterase, chống tiêu diệt chất dẫn truyền Acetylcholine lại chính là Huperzine A có rất nhiều trong cây Thông đất. Alcaloide này có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ. Huperzine A có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành các mảng bám, đám rối trong não, nuôi dưỡng tế bào não… Từ đó, có đáp ứng rất tốt với các bệnh Alzheimer, teo não và sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ. Thông đất hỗ trợ điều trị Teo não, Sa sút trí tuệ hiệu quả Tình cờ trong một đợt cùng đoàn hành trình tìm kiếm thuốc quý tại Hà Giang, Bác sĩ Hoàng Sầm – Viện trưởng viện Y học bản địa Thái Nguyên vô tình thấy cây thông đất này mọc rất nhiều tại các mỏm đá tại cao nguyên đá Đồng Văn. Là một người trong ngành đã từng được đọc qua rất nhiều thông tin về tác dụng của cây Thông Đất. Vị bác sĩ người Mán này lấy mẫu luôn về nghiên cứu, thử nghiệm. Bác sĩ đã dùng cho rất nhiều bệnh nhân của mình thấy hiệu quả tốt ngoài mong đợi. Đến nay, sau gần 5 năm nghiên cứu và thử nghiệm một bài thuốc hoàn chỉnh với sự phối hợp của cây Thông đất với cây Thành Ngạnh và rất nhiều vị thuốc khác đã ra đời mang tên Lohha Trí Não. Lohha Trí Não được xem như giải pháp mới dành cho người Teo não, sa sút trí tuệ. Sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như: giảm trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, giảm thị giác không gian, giảm chức năng điều hành, giảm rối loạn chức năng và các rối loạn hành vi… TPBVSK Lohha Trí Não hiện có bán tại các Nhà thuốc trên Toàn quốc Danh sách Nhà thuốc bán Lohha Trí Não xem TẠI ĐÂY Tổng đài tư vấn miễn phí cước gọi: 1800 1265 Xem link chi tiết bài viết trên Dantri.com.vn https://dantri.com.vn/suc-khoe/teo-nao-sa-sut-tri-tue-nguyen-nhan-cach-phong-ngua-hieu-qua-20190805141558110.htm Theo Dantri.com.vn Chia sẻ

Loading...