Sa sút trí tuệ

Điều trị sa sút trí tuệ do mạch máu

Sa sút trí tuệ do mạch máu là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nó gây nhiều tổn hại đến sức khỏe và nhận thức của người mắc, làm suy giảm các chức năng hoạt động, khả năng ghi nhớ của người bệnh. Vậy sa sút trí tuệ do mạch máu là gì và chữa trị căn bệnh này như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích. Sa sút trí tuệ mạch máu gây nhiều nguy hiểm cho người mắc Mục lụcThế nào là chứng bệnh sa sút trí tuệ mạch máuNguyên nhân nào dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ mạch máuDấu hiệu nhận biết sa sút trí tuệ mạch máuChẩn đoán sa sút trí tuệ mạch máuĐiều trị sa sút trí tuệ mạch máuPhòng chống sa sút trí tuệ mạch máu Thế nào là chứng bệnh sa sút trí tuệ mạch máu Sa sút trí tuệ mạch máu là hiện tượng suy giảm chức năng hoạt động và nhận thức do các vấn đề liên quan đến các mạch máu não. Sa sút trí tuệ mạch máu có thể xảy ra do mạch máu trong não bị hẹp làm giảm lưu lượng truyền đến các phần não bộ. Trong một số trường hợp các mạch máu này sẽ bị chặn lại gây nên đột quỵ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, nơi xảy ra và phần não tổn thương của đột quỵ mà ta xem xét có phải đột quỵ gây nên sa sút trí tuệ mạch máu hay không vì không phải tất cả các đột quỵ đều gây nên sa sút trí tuệ mạch máu. Đối tượng hay mắc phải chứng sa sút trí tuệ mạch máu thường là người già trên 65 tuổi và mức độ tăng dần theo độ tuổi. Càng lớn tuổi thì số lượng người bị mắc căn bệnh này càng nhiều. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ mạch máu Tắc mạch máu não là nguyên nhân gây nên sa sút trí tuệ mạch máu Nguyên nhân chủ yếu gây sa sút trí tuệ là một hay nhiều mạch máu dẫn lên não bị tắc hoặc bị hẹp làm lượng máu lưu thông lên não bị giảm. Ngoài ra sa sút trí tuệ mạch máu còn đến từ các nguyên nhân khác như huyết áp thấp nhiều, các tổn thương não do xuất huyết não, các tổn thương mạch máu do những rối loạn như lupus ban đỏ hay viêm động mạch thái dương. Dấu hiệu nhận biết sa sút trí tuệ mạch máu Sa sút trí tuệ mạch máu thường xảy ra đồng thời với bệnh Alzheimer nên chúng ta thường nhầm lẫn hai căn bệnh này với nhau. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ mạch máu: Gặp khó khăn về vấn đề ngôn ngữ và trí nhớ Hay quên và thường lúng túng Đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu không tự chủ Tính cách và tâm trạng thay đổi thất thường Đi đứng không vững và dễ bị ngã Suy giảm khả năng tổ chức, khó khăn trong việc theo dõi nhiều việc và truyền đạt theo thứ tự Chẩn đoán sa sút trí tuệ mạch máu Để chẩn đoán sa sút trí tuệ mạch máu các bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm sau đây: Các bác sĩ có thể dùng cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp các lớp phát xạ positron (PET) để tìm ra các bất thường trong mạch máu não hay các phần não không hoạt động bằng cách hiển thị hình ảnh. Từ đây chẩn đoán được bệnh sa sút trí tuệ mạch máu. Siêu âm Doppler giúp bác sĩ xác định xem đoạn mạch máu nào bị tắc hoặc hẹp cản trở máu lưu thông lên não. Thử nghiệm tâm lý học thần kinh đánh giá định hướng học tập, ghi nhớ, ngôn ngữ, tính toán , tập trung sự chú ý. Kết quả của sa sút trí tuệ  mạch máu có cùng  thiếu hụt nhận thức như bị Alzheimer tuy nhiên người bị sa sút trí tuệ mạch máu không bị các vấn đề về trí nhớ. Điều trị sa sút trí tuệ mạch máu Hiện nay vẫn chưa có phương pháp cụ thể nào để điều trị bệnh sa sút trí tuệ mạch máu. Phổ biến là phương pháp nội khoa, có thể sử dụng thuốc điều trị Alzheimer để giúp người sa sút trí tuệ mạch máu. Tuy nhiên điều quan trọng là ngăn chặn nguy cơ dẫn đến chứng bệnh này và phát hiện và điều trị bệnh sớm. Phòng chống sa sút trí tuệ mạch máu Tập thể dục nâng cao sức khỏe là phương pháp phòng chống sa sút trí tuệ mạch máu hiệu quả Để phòng chống sa sút trí tuệ mạch máu ta cần ngăn chặn các yếu tố nguy cơ, dưới đây là một số phương pháp phòng chống sa sút trí tuệ mạch máu: Luôn giữ cho áp lực máu khỏe mạnh,  huyết áp ở mức bình thường để ngăn ngừa sa sút trí tuệ. Giữ mức cholesterol bình thường bằng thuốc hoặc chế độ ăn uống, giảm thiểu tối đa lượng cholesterol xấu gây ảnh hưởng đến mạch máu gây nên chứng bệnh sa sút trí tuệ Cần ăn uống, tập thể dục hợp lý để ngăn ngừa sự khởi đầu của bệnh tiểu đường còn nếu đã bị mắc tiểu đường thì cần kiểm soát lượng đường trong máu tránh tổn thương mạch máu giảm thiểu mắc bệnh sa sút trí tuệ Hút thuốc lá gây hại đến tim mạch ảnh hưởng xấu đến việc lưu thông máu vì vậy bỏ thuốc là phương pháp ngăn ngừa sa sút trí tuệ hiệu quả Chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ mắc bệnh bao gồm cả sa sút trí tuệ mạch máu. Chia sẻ

Làm gì để đối phó với chứng bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu

Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với căn bệnh sa sút trí tuệ, đặc biệt là căn bệnh sa sút trí tuệ mạch máu chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi. Bệnh xuất hiện kèm theo các triệu chứng mất trí nhớ, lẫn lộn, khó tập trung, trầm cảm… gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tâm lý của người bị bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này và chúng ta phải làm gì để đối phó với chứng bệnh sa sút trí tuệ mạch máu. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin về căn bệnh này. Sa sút trí tuệ mạch máu gây nhiều rắc rối và khó khăn cho người mắc Mục lụcBiểu hiện của sa sút trí tuệ mạch máuMột số yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ mạch máuLàm gì để đối phó, hỗ trợ chứng bệnh sa sút trí tuệ mạch máuHạn chế sa sút trí tuệ mạch máu Biểu hiện của sa sút trí tuệ mạch máu Các biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ là khác nhau tùy thuộc vào phần não bị tổn thương nhưng thường là các biểu hiện Mất trí nhớ, lú lẫn và lúng túng Gặp các vấn đề về ngôn ngữ, suy giảm khả năng tổ chức Đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu không tự chủ Đi không vững, dễ ngã Tính cách và tâm trạng thay đổi thất thường Các biểu hiện này thường bắt đầu đột ngột và thường có hiện tượng xấu đi sau các cơn đột quỵ hoặc thiếu máu não tạm thời. Chứng sa sút trí tuệ mạch máu và bệnh Alzheimer thường xảy ra cùng nhau nên chúng ta thường bị nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này. Một số yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ mạch máu Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ  mạch máu, dưới đây là một số yêu tố phổ biến: Yếu tố lớn tuổi: Tuổi tác là nguy cơ lớn nhất va không có gì thay đổi được. Sa sút trí tuệ mạch máu thường hiếm gặp trước tuổi 65 nhưng lại gặp nhiều ở tuổi 70 và số lượng tăng hơn ở tuổi 80 và 90. Yếu tố lịch sử đột quỵ: Nếu đã có lịch sử bị đột quỵ thì nguy cơ bị sa sút trí tuệ mạch máu sẽ cao hơn bình thường Yếu tố xơ vữa động mạch: Khi các mảng bám tích tụ trong động mạch gây nên tình trạng xơ vữa đồng thời làm hẹp các mạch máu dẫn đến tăng nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu. Yếu tố huyết áp: Huyết áp tăng gây áp lực lên các mạch máu bao gồm cả mạch máu não dẫn đến nguy cơ sa sút trí tuệ Yếu tố bệnh tiểu đường: Mắc bệnh tiểu đường thì nồng độ glucose trong máu sẽ cao ảnh hưởng xấu tới các mạch máu trong cơ thể, tăng nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ mạch máu. Yếu tố khói thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, một trong những yếu tố nguy hiểm dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu. Yếu tố cholesterol: Hàm lượng cholesterol xấu tăng cao làm hẹp động mạch là nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu Hàm lượng cholesterol xấu tăng cao cũng là yếu tố gây sa sút trí tuệ mạch máu Làm gì để đối phó, hỗ trợ chứng bệnh sa sút trí tuệ mạch máu Người mắc bệnh sa sút trí tuệ mạch máu sẽ gặp rất nhiều rắc rối và khó khăn với cuộc sống và môi trường bên ngoài vì vậy người chăm sóc cần cho người bệnh làm quen với môi trường xung quanh đồng thời đoán trước được những việc mà người bệnh định làm như vậy vừa hữu ích cho người bệnh vừa dễ dàng hơn cho người chăm sóc. Ngoài ra một số thứ sau có thể trợ giúp người bệnh: Giúp người bệnh định hướng giờ giấc và ngày tháng thì có thể dùng đến lịch và đồng hồ Người nhà luôn để ý và biết những công việc mà người bệnh đang làm Để tivi hoặc radio trong phòng nhằm kích thích khả năng nghe, nhìn của người bệnh Cho người bệnh tham gia các hoạt động như đi bộ, thể dục… cùng sự hỗ trợ của người thân Để chăm sóc người mắc chứng sa sút trí tuệ mạch máu đòi hỏi người chăm sóc cần có sức khỏe tốt, có hiểu biết về chứng bệnh…vì công việc này rất vất và dễ gây ra nhiều căng thẳng, lo lắng. Hạn chế sa sút trí tuệ mạch máu Để hạn chế mắc chứng sa sút trí tuệ mạch máu chúng ta cần thay đổi các yếu tố là  nguy cơ gây bệnh Thứ nhất là luôn giữ cho áp lực máu khỏe mạnh: Huyết áp bình thường, khỏe mạnh sẽ hạn chế tổn thương cho các mạch máu dẫn đến giảm đột quỵ, hạn chế sa sút trí tuệ mạch máu Từ bỏ thuốc lá là phương pháp hữu hiệu ngăn ngừa sa sút trí tuệ mạch máu Thứ hai là không hút thuốc lá: bỏ thuốc lá là phương pháp hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch, một trong những nguy cơ gây nên chứng sa sút trí tuệ Thứ ba là ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường: Có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp để tránh mắc tiểu đường. Nếu đã mắc tiểu đường thì cần lưu ý kiểm soát lượng đường trong máu, hạn chế tối đa tổn thương mạch máu. Thứ tư là luôn giữ hàm lượng cholesterol trong máu bình thường bằng việc ăn uống lành mạnh, có thể dùng thuốc để hạ cholesterol. Ngoài ra ăn uống sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, giữ cho cơ thể khỏe mạnh là phương pháp chế hạn tối ưu mọi bệnh tật trong đó có cả sa sút trí tuệ mạch máu. Trên đây là một số thông tin về căn bệnh sa sút trí tuệ mạch máu, hi vọng các thông tin này giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về căn bệnh đồng thời có những cách đối phó và phương pháp hạn chế bệnh phù hợp. Chia sẻ

Tìm hiểu bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu

Sa sút trí tuệ là một chứng bệnh thường gặp và có ảnh hưởng không tốt thậm chí là trầm trọng ở người lớn tuổi, đó là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống của người bệnh. Sa sút trí tuệ do mạch máu là sự suy giảm trong chức năng nhận thức do các vấn đề ở mạch máu não gây ra. Số lượng người mắc bệnh ngày càng có nguy cơ tăng theo tuổi. Vậy sa sút trí tuệ do mạch máu là căn bệnh như thế nào? Nó có nguy hiểm hay không? Mời các bạn hãy cùng chúng tôi cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.  Sa sút trí tuệ mạch máu thường xuất hiện ở người lớn tuổi Mục lụcSa sút trí tuệ do mạch máu là gì?Nguyên nhân gây nên sa sút trí tuệ mạch máuTriệu chứng sa sút trí tuệ mạch máuNguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máuPhòng chống sa sút trí tuệ mạch máu Sa sút trí tuệ do mạch máu là gì? Sa sút trí tuệ do mạch máu là sự suy giảm trong chức năng nhận thức  do các vấn đề gây ra bởi các mạch máu nuôi dưỡng não. Các mạch máu này trong một số trường hợp sẽ bị chặn và gây nên một cơn đột quỵ. Tuy nhiên không phải tất cả các đột quỵ đều gây nên sa sút trí tuệ mạch máu mà còn phải tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ, nơi xảy ra đột quỵ, phần não bị ảnh hưởng. Ngoài ra sa sút trí tuệ mạch máu cũng có thể xảy ra do mạch máu trong não bị hẹp dẫn đến giảm lưu lượng máu truyền đến các phần của não bộ. Sa sút trí tuệ mạch máu chiếm từ 1 đến 4 phần trăm ở những người trên 65 tuổi và ngày càng có nguy cơ tăng cao hơn. Phương pháp điều trị sa sút trí tuệ không có sẵn nên phòng chống bệnh là rất quan trọng. Nguyên nhân gây nên sa sút trí tuệ mạch máu Một số nguyên nhân có thể gây nên sa sút trí tuệ mạch máu: Thứ nhất sa sút trí tuệ mạch máu não có thể do tắc nghẽn các mạch máu trong não: Tắc nghẽn hoàn toàn các động mạch trong não thường gây ra đột quỵ hay còn gọi là nhồi máu, tuy nhiên cũng có một số tắc nghẽn không tạo ra triệu chứng đột quỵ. Nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu gia tăng do số lượng nhồi máu não gia tăng theo thời gian. Một số các sa sút trí tuệ mạch máu còn được gọi là nhồi máu mất trí nhớ. Ngoài ra các bệnh về tim như nhịp tim bất thường, rung nhĩ… cũng làm tăng nguy cơ nhồi máu não. Tắc mạch máu não là một trong những nguyên nhân gây nên sa sút trí tuệ mạch máu Thứ hai các mạch máu não bị thu hẹp cũng là nguyên nhân gây nên sa sút trí tuệ mạch máu. Nhiều khi sa sút trí tuệ mạch máu xảy ra không có sự tắc nghẽn động mạch, nó có thể do mạch máu bị thu hẹp dẫn đến lượng oxy và dinh dưỡng cung cấp cho não không đủ. Thứ ba là do huyết áp thấp nhiều Thứ tư sa sút trí tuệ mạch máu có thể bị gây ra do xuất huyết não dẫn đến thiệt hại não. Ngoài ra do các mạch máu bị tổn hại từ các rối loạn như lupus ban đỏ, viêm động mạch thái dương Triệu chứng sa sút trí tuệ mạch máu Các triệu chứng của sa sút trí tuệ mạch máu thường bắt đầu rất đột ngột và có thể sẽ xấu đi sau một loạt các cơn đột quỵ hoặc thiếu máu não tạm thời. Trong một số trường hợp bệnh phát triển dần dần và dễ bị nhầm lẫn với bệnh Alzheimer vì hai rối loạn  này thường xảy ra với nhau. Tùy vào phần não bộ bị ảnh hưởng mà triệu chứng sa sút trí tuệ mạch máu có thể khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện mà người bệnh có thể gặp phải: Gặp vấn đề với bộ nhớ, lẫn lộn, mất trí nhớ Khó lập kế hoạch trước, suy giảm khả năng tổ chức, suy nghĩ, hành động Gặp khó khăn về trình bày, chi tiết tuần tự, tập trung chú ý kém Khó ngủ, trầm cảm Đi tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát Dáng đi không vững Nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu Có nhiều nguy cơ dẫn đến căn bệnh này, dưới đây là các nguy cơ phổ biến: Nguy cơ tuổi tác: Đây là nguy cơ lớn nhất, rối loạn này thường xuất hiện sau tuổi 65, những người tuổi 80 đến 90 sẽ bị nặng hơn những người tuổi 70. Do lịch sử đột quỵ: Các tổn thương não do đột quỵ sẽ làm tăng nguy cơ mất trí nhớ mạch máu Tăng huyết áp: Huyết áp tăng gây áp lực lên các mạch máu, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các mạch máu não dễ gây sa sút trí tuệ Xơ vữa động mạch: Khi các mảng bám tích tụ trong động mạch gây nên tình trạng xơ vữa dẫn đến các mạch máu bị thu hẹp bao gồm cả các mạch máu não, điều này sẽ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu. Tiểu đường: Khi bị tiểu đường, nồng độ glucose trong máu cao sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của các mạch máu làm tăng nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ. Hàm lượng Cholesterol cao: Cholesterol tăng cao có thể tăng nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu và một số nguy cơ bệnh khác như Alzheimer… Hút thuốc: Các chất độc trong khói thuốc làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu. Hút thuốc làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu Phòng chống sa sút trí tuệ mạch máu Vì sa sút trí tuệ mạch máu không có sẵn phương pháp chữa trị cụ thể nên phòng bệnh vẫn là quan trọng. Dựa vào từng nguy cơ gây bệnh mà ta có các phương pháp phòng chống bệnh như sau: Luôn giữ cho áp lực máu khỏe mạnh: Giữ huyết áp ở mức bình thường, ổn định giúp ngăn ngừa sa sút trí tuệ mạch máu. Ngăn ngừa, kiểm soát bệnh tiểu đường: Để tránh bệnh tiểu đường nên có chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý, nâng cao sức khỏe, hạn chế nguy có sa sút trí tuệ mạch máu. Nếu đã mắc tiểu đường thì nên kiểm soát lượng đường trong máu đến mức hợp lý để giảm tối đa tổn thương cho mạch máu. Giữ mức cholesterol bình thường bằng chế độ ăn uống hoặc thuốc để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu não Không hút thuốc: Các loại thuốc lá đều có ảnh hưởng không tốt đến tim mạch nên bỏ thuốc chính là một phương pháp phòng chống sa sút trí tuệ mạch máu hiệu quả. Chia sẻ

Sa sút trí tuệ ở người trẻ - Những dấu hiệu cảnh báo sớm

   Tình trạng sa sút trí tuệ ở người trẻ đang ngày càng có xu hướng tăng cao. Triệu chứng điển hình của bệnh là suy giảm trí nhớ, thay đổi tính cách, cáu kỉnh, khó tính. Có thể khó tìm từ ngữ để diễn đạt khi giao tiếp, nói chậm, khó hiểu… Vậy nguyên nhân là gì, dấu hiệu bệnh cụ thể và cách chẩn đoán, điều trị ra sao. Mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết sau đây! (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Nguyên nhân gây ra bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻI.1 – Do bệnh AlzheimerI.2 – Do nguyên nhân mạch máuII – Dấu hiệu bệnh sa sút trí tuệ khi còn trẻIII – Chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi1 – Vì sao chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người trẻ mất nhiều thời gian hơn?2 – Cách chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người trẻIV – Điều trị sa sút trí tuệ ở người trẻV – Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ đối với người trẻ1 – Tăng cường hoạt động trí não2 – Duy trì thói quen tốt, từ bỏ thói quen xấu3 – Điều trị dứt điểm các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ Tình trạng sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi đang ngày càng gia tăng I – Nguyên nhân gây ra bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ    Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ ở người trẻ xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình được các chuyên gia chỉ ra:  I.1 – Do bệnh Alzheimer    Bệnh Alzheimer là một trong nguyên nhân điển hình dẫn đến sa sút trí tuệ ở người trẻ. Tuy nhiên, không giống như người già, bệnh thường khởi phát bằng các dấu hiệu về trí nhớ. Ở người trẻ, các vấn đề về thị lực, lời nói, cách lập kế hoạch, ra quyết định, thay đổi hành vi,… thường sẽ là triệu chứng đầu tiên cho thấy bạn đang bị sa sút trí tuệ. Theo một số nghiên cứu cho biết, bệnh này có khả năng cao xuất phát từ sự di truyền.    Sa sút trí tuệ xuất phát từ nguyên nhân bệnh Alzheimer còn được gọi với tên gọi khác là Alzheimer không điển hình. Tỷ lệ người trẻ mắc cao hơn so với người cao tuổi.  Bệnh Alzheimer là một trong những nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ cho người trẻ     I.2 – Do nguyên nhân mạch máu    Các bệnh lý liên quan đến mạch máu như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường,… là các yếu tố nguy cơ cao gây nên bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ.     Sa sút trí tuệ do mạch máu gồm có những loại phổ biến sau:  Nhồi máu ổ khuyết đa ổ: Tại đây, các mạch máu nhỏ bị ảnh hưởng, nhồi máu ổ khuyết đa ổ xuất hiện ở trong chất trắng và chất xám của bán cầu.  Nhồi máu nhiều lần: Các mạch máu trung bình bị ảnh hưởng.  Nhồi máu ở một số ổ nằm ở vị trí chiến lược (hồi góc, đồ thị…) Các bệnh lý về mạch máu là nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ ở người trẻ II – Dấu hiệu bệnh sa sút trí tuệ khi còn trẻ    Người trẻ bị sa sút trí tuệ có thể gặp những dấu hiệu bệnh dưới đây:  Gặp các vấn đề về trí nhớ: Trí nhớ của người mắc bệnh bị ảnh hưởng đầu tiên khi bệnh sa sút trí tuệ khởi phát. Thường ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể quên vị trí để đồ vật, quên những công việc mình cần làm. Nặng hơn có thể quên hết các sự kiện gần hoặc mất luôn ký ức.  Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi: Dễ cáu gắt, khó tính hơn, có hành vi chống đối hoặc bạo lực là những biểu hiện điển hình cho thấy một người trẻ tuổi đang bị sa sút trí tuệ.  Khó tiếp nhận thông tin, tiếp thu các ý tưởng và kỹ năng mới: Việc học những điều mới mẻ khiến người mắc sa sút trí tuệ gặp nhiều khó khăn bởi khả năng tiếp nhận thông tin có dấu hiệu bị hạn chế. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện các dấu hiệu hoang tưởng, ám ảnh hành vi, trầm cảm, chán ăn, mệt mỏi,…  Gặp khó khăn khi làm những việc đơn giản: Thay quần áo, vệ sinh cá nhân…. đôi khi cũng là trở ngại đối với người trẻ mắc sa sút trí tuệ. Họ thường cảm thấy bối rối khi làm những công việc này hoặc khi đứng trong một môi trường mới, tiếp xúc  với nhiều người mới.  Sự thờ ơ: Người bệnh thường không quan tâm, không tập trung vào bất  cứ mục tiêu nào, nhìn lơ đãng vào không gian vô định.  Mất phương hướng: Quên đường về nhà, không biết nên đi đâu, làm gì,… cũng rất dễ gặp ở người sa sút trí tuệ.  III – Chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi    Đối với đối tượng người trẻ mắc sa sút trí tuệ, việc chẩn đoán sẽ tốn nhiều thời gian và có sự phức tạp hơn so với người cao tuổi. Thường sẽ được áp dụng cách chẩn đoán riêng biệt:  1 – Vì sao chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người trẻ mất nhiều thời gian hơn?    Sở dĩ việc chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian hơn là bởi căn bệnh này tương đối hiếm gặp ở đối tượng này. Các triệu chứng sớm của bệnh khó phát hiện hơn bởi nó không được thể hiện rõ ràng, không ít trường hợp chẩn đoán sai hoặc nhầm lẫn với bệnh khác.     Bên cạnh đó, sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi khởi phát rất đa dạng, không rõ ràng trong vấn đề trí nhớ. Thay vào đó là các biểu hiện như thờ ơ, cáu kỉnh, dễ nóng giận,… 2 – Cách chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người trẻ    Các bài kiểm tra, test đánh giá sa sút trí tuệ thường được sử dụng để chẩn đoán đối với người trẻ như đánh giá nhận thức, hệ thống thần kinh, sức khỏe tâm thần,… Đồng thời, lời khai từ người thân đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các bác sĩ đưa ra được kết luận cuối cùng.     Hoặc có thể tiến hành xét nghiệm gen đối với những trường hợp có tiền sử gia đình có người mắc bệnh Alzheimer.  IV – Điều trị sa sút trí tuệ ở người trẻ    Dựa trên tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ có cách thức điều trị khác nhau sao cho phù hợp. TUy nhiên, căn bệnh này hiện chưa có cách triệt tiêu hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh bằng 2 giải pháp:  Dùng thuốc: Thuốc điều trị sa sút trí tuệ ở người trẻ tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ định và hướng dẫn bởi các bác sĩ có chuyên môn.  Không dùng thuốc: Xây dựng cơ chế ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ đúng giờ và thể dục thể thao thường xuyên góp phần đẩy lùi bệnh hiệu quả.  Thuốc điều trị sa sút trí tuệ ở người trẻ V – Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ đối với người trẻ    Sa sút trí tuệ ở người trẻ có thể phòng ngừa được bằng nhiều cách khác nhau:  1 – Tăng cường hoạt động trí não    Chơi các trò chơi mang tính tư duy cao như giải chữ, rèn luyện trí nhớ,… là những cách rất tốt giúp kích thích não hoạt động. Từ đó, hạn chế tác động xấu đến cơ thể, trì hoãn sự xuất hiện của sa sút trí tuệ.  2 – Duy trì thói quen tốt, từ bỏ thói quen xấu    Xây dựng thói quen tốt như tập luyện thể dục thể thao, kế hoạch sinh hoạt điều độ từ giấc ngủ cho đến bữa ăn, bổ sung vitamin cần thiết cho não bộ và cơ thể, loại bỏ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… có thể giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Từ đó, hạn chế nguy cơ mắc bệnh liên quan đến trí nhớ.  3 – Điều trị dứt điểm các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ    Các bệnh có nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ ở người trẻ như mất thính lực, trầm cảm, lo âu,… cần được phát hiện và điều trị dứt điểm. Khi để tình trạng diễn biến nặng, nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ sẽ tăng cao hơn rất nhiều.     Sa sút trí tuệ ở người trẻ là căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến người mắc phải. Tiến hành thăm khám, chẩn đoán bệnh và can thiệp biện pháp điều trị sớm là rất cần thiết.  Chia sẻ

Bệnh sa sút trí tuệ: Dấu hiệu và cách chăm sóc

Bệnh sa sút trí tuệ là sự suy giảm dần dần khả năng trí tuệ vốn có từ trước của bệnh nhân. Ban đầu biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ là mất trí nhớ gần, không rõ ràng và ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ bị tăng tần suất các tai biến và việc chăm sóc người mắc bệnh sa sút trí tuệ đòi hỏi phải có phương pháp khoa học và hiệu quả. Mục lụcDấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệMất trí nhớ gần:Rối loạn định hướng:Rối loạn hoạt động:Rối loạn ngôn ngữ:Giảm khả năng tư duy trừu tượng:Thay đổi tính cách:Các biến chứng của bệnh sa sút trí tuệĂn uống kém:Vệ sinh không đảm bảo:Suy thoái tinh thần:Dễ bị té ngã, chấn thương:Cách chăm sóc người mắc bệnh sa sút trí tuệVề ăn uống:Việc luyện tập thể dục:Chia sẻ, cảm thông với người bệnh:Tránh người bệnh đi lang thang, lạc lối:Phòng chống các biến chứng nguy hiểm khác:Giải pháp mới cho người mắc sa sút trí tuệĐể tìm mua sản phẩm chứa Thông đất, vui lòng :  XEM TẠI ĐÂY Dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ Mất trí nhớ gần: Ở thời kỳ đầu biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ có thể còn nhẹ. Người bệnh thường quên những sự việc vừa mới xảy ra và không nhớ lại được, cũng có thể quên ngay những điều vừa mới nghe hoặc những điều vừa mới dự định làm. Theo tiến trình của bệnh, suy giảm trí nhớ ngày càng nặng hơn và bệnh nhân quên cả các sự kiện xảy ra ngày hôm trước, tuần trước, tháng trước…. quên tên người quen cũ, đồng nghiệp, quên các kiến thức đã học… rồi quên cả các sự kiện quan trong liên quan đến cuộc sống cá nhân của mình. Rối loạn định hướng: Trí nhớ là một nhân tố quan trọng trong việc định hướng, do vậy khi mắc bệnh sa sút trí tuệ khả năng định hướng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh thường lạc đường, không nhớ được cách họ đi đến một nơi chốn cụ thể và quên cách để trở về nhà, dần dần mất hoàn toàn khả năng định hướng không gian và thời gian. Rối loạn hoạt động: Người bệnh có thể không còn nhớ ăn uống thế nào cho đúng cách hoặc không thể tự ăn uống được. Nặng nề hơn, người bệnh không thể tự là vệ sinh cá nhân, cần phải có sự giúp đỡ của gia đình. Lệ thuốc vào sự giúp đỡ của gia đình trong các công việc, sinh hoạt. Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng, người bệnh không biết cách ăn uống, vệ sinh cá nhân… Rối loạn ngôn ngữ: Quên những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng, khó khăn trong việc tìm từ, diễn đạt, rối loạn phát âm như nói lắp, khó gọi tên đồ vật… Giảm khả năng tư duy trừu tượng: Người bệnh có thể không nhận ra được các con số hoặc không thực hiện được các phép tính đơn giản. Khả năng suy luận, phán đoán và giải quyết vấn đề cũng bị suy giảm theo tiến triển của bệnh, ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, các quan hệ xã hội và ngay cả trong cuộc sống gia đình, hoạt động sống hàng ngày của bệnh nhân. Thay đổi tính cách: Cùng với tình trạng quên tiến triển nặng, người bệnh thường âu lo, buồn phiền, giận dữ, dễ kích động, nghi ngờ hoặc sợ sệt và mất tự chủ… Xem thêm: Các dạng của bệnh sa sút trí tuệ Các biến chứng của bệnh sa sút trí tuệ Ở giai đoạn nặng, trí nhớ ngắn hạn, dài hạn của bệnh nhân mắc bệnh sa sút trí tuệ gần như bị mất hoàn toàn. Một số biến chứng hay gặp nhất ở người bệnh sa sút trí tuệ là: Ăn uống kém: Nhiều bệnh nhân sa sút trí tuệ thường ăn uống ít hoặc không chịu ăn uống. Họ quên ăn hoặc nghĩ là mình đã ăn rồi. Đồng thời mất đi những khả năng vận động phản xạ như nuốt (nên dễ bị rối loạn dinh dưỡng và sặc thức ăn vào phổi gây tắc nghẽn đường thở hoặc gây viêm phổi. Trầm cảm, các tác dụng phụ của thuốc, táo bón và vài tình trạng khác cũng có thể làm giảm sự hứng thú trước thức ăn. Vệ sinh không đảm bảo: Người bệnh hoàn toàn lệ thuộc vào người khác trong các hoạt động thường ngày như ăn uống, đại tiểu tiện, tắm rửa và đi lại. Người bệnh không đi lại được nên phải nằm liệt giường, đi tiểu không tự chủ nên phải đặt thông tiểu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu không được điều trị sớm bệnh tình sẽ ngày càng nặng hơn, có thể đe dọa mạng sống bệnh nhân. Các điểm tỳ, nhất là vùng lưng, xương, 2 bên hông dễ bị lở loét do bị liệt toàn thân… Suy thoái tinh thần: Sa sút trí tuệ khiến người bệnh thay đổi về tính cách và thái độ, có thể dẫn đến trầm cảm, kích động, hỗn loạn, lo lắng, mất khả năng ức chế, rối loạn định hướng. Dễ bị té ngã, chấn thương: Người bệnh sa sút trí tuệ thường bị mất định hướng và dễ dàng bị vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương. Hơn nữa, té ngã thường làm chấn thương đầu nặng, như xuất huyết nội sọ, bệnh nhân phải chịu phẫu thuật nằm viện dài ngày, càng làm tăng nguy cơ huyết khối trong não, tim, phổi, loét da do tư thế,…tất cả đều đe dọa mạng sống người bệnh. Cách chăm sóc người mắc bệnh sa sút trí tuệ Cùng với sự phát triển và tiến bộ của y học, ngày nay người ta đã có thể điều trị bệnh sa sút trí tuệ ở giai đoạn còn sớm hoặc làm chậm đi quá trình tiến triển của bệnh, giúp bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Kết hợp với tiến trình điều trị là quá trình chăm sóc bệnh nhân. Để chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ một cách hiệu quả nhất, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp sau: Về ăn uống: Xây dựng một khẩu phần ăn đầy đủ, căn bằng, hợp lý. Bổ sung đầy đủ các vitamin B12, B6, omega3, folat… trong các bữa ăn, hạn chế chất béo, muối và đường. Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia… sẽ giúp giảm thiểu nguy cơbệnh tim mạch, nhũn não, đột quỵ và tai biến mạch máu não. Cho người bệnh ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, nhắc nhở bệnh nhân ăn uống đúng giờ và uống thuốc đầy đủ. Việc luyện tập thể dục: Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày cũng giúp cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa cũng như sa sút trí tuệ. Bệnh nhân có thể tập thể dục 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 10-20 phút, thời gian nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của họ. Những môn tập tốt là đi bộ, aerobic, chạy bộ và đạp xe đạp tại chỗ. Nếutrước đây người bệnh chưa từng tập hoặc có biến chứng khác, thì người nhà nên tư vấn bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình luyện tập. Ngoài ra, đi dạo trong công viên, tập thể dục, chơi với thú cưng, tập yoga, thiền, ngủ đủ giấc, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh… cũng là những liệu pháp xoa dịu thần kinh hiệu quả và giúp người bệnh lấy lại sự thanh thản, nhẹ nhàng trong tâm trí một cách nhanh chóng. Chia sẻ, cảm thông với người bệnh: Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ là một công việc rất khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao. Do sa sút trí tuệ là căn bệnh hầu như không thể chữa khỏi, nên họ phải chịu đựng những chấn thương về thể chất và tinh thần. Người bệnh trở nên nghi ngờ, cáu gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Vì vậy người nhà nên chăm sóc nhẹ nhàng, vỗ về với lời nói ngắn gọn, chậm rãi, rõ ràng. Thường xuyên cho con cháu tới thăm hỏi, nhất là trẻ thơ vì chúng là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho người bệnh. Tránh người bệnh đi lang thang, lạc lối: Thay ổ khóa cửa mở cần chìa, gắn hệ thống báo động cửa ra vào. Cho bệnh nhân mang vòng tay có ghi tên họ, địa chỉ. Thường xuyên để ý đến người bệnh Phòng chống các biến chứng nguy hiểm khác: Phòng chống biến chứng viêm phổi. Phòng chống viêm đường tiết niệu bằng cách cho người bệnh uống đủ nước, vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu, bảo đảm vô trùng đối với các phương tiện đưa vào đường tiểu nếu phải đặt sond. Phòng chống loét điểm tỳ nhất là ở các vùng kheo, lưng xương cùng, 2 bên hông, xoa bóp hàng ngày, tránh để tỳ nén quá lâu một chỗ. Xoa bột tan vào những chỗ nguy cơ đe dọa loét khi phát hiện sớm. Giải pháp mới cho người mắc sa sút trí tuệ Hiện nay người mắc sa sút trí tuệ, Alzheimer hoàn toàn có thể an tâm bởi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã phát hiện ra loại thảo dược hứa hẹn trong điều trị Alzheimer, sa sút trí tuệ đó là thạch tùng thân gập. Hoạt chất chính của thạch tùng thân gập tên gọi khác là cây thông đất là Huperzine A. Alcaloide này có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ. Huperzine A có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành các mảng bám, đám rối trong não, nuôi dưỡng tế bào não từ đó có đáp ứng rất tốt với các bệnh Alzheimer, teo não và sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ. Tình cờ trong một đợt cùng đoàn hành trình tìm kiếm thuốc quý tại Hà Giang, BS Hoàng Sầm – Viện trưởng viện Y học bản địa Thái Nguyên vô tình thấy cây thông đất này mọc rất nhiều tại các mỏm đá tại cao nguyên đá Đồng Văn. Là một người trong ngành đã từng được đọc qua rất nhiều thông tin về tác dụng của cây Thông Đất. Vị bác sĩ người Mán này lấy mẫu luôn về nghiên cứu, thử nghiệm. Trước khi rời khỏi còn không quên hướng dẫn bà con cách chăm sóc, bảo tồn. Bác sĩ đã dùng cho rất nhiều bệnh nhân của mình cho hiệu quả tốt hơn cả mong đợi. Đến nay, sau gần 5 năm nghiên cứu và thử nghiệm một bài thuốc hoàn chỉnh với sự phối hợp của cây Thông đất với cây Thành Ngạnh và rất nhiều vị thuốc khác đã ra đời mang tên Lohha Trí Não. Lohha Trí Não được xem như giải pháp mới dành cho người bệnh. Sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer như: giảm trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, giảm thị giác không gian, giảm chức năng điều hành, giảm rối loạn chức năng và các rối loạn hành vi… Để tìm mua sản phẩm chứa Thông đất, vui lòng :  XEM TẠI ĐÂY Chia sẻ

Điều trị sa sút trí tuệ - Hướng dẫn điều trị, loại thuốc sử dụng

   Điều trị sa sút trí tuệ là hành trình đầy gian nan của chính người bệnh và người thân xung quanh. Để điều trị bệnh cần sử dụng một số loại thuốc kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc khác. Vậy phác đồ điều trị sa sút trí tuệ cụ thể như thế nào. Hãy cùng xem những hướng dẫn sau đây! (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Các loại thuốc điều trị sa sút trí tuệI.1 – Thuốc làm chậm tiến triển của bệnh I.2 – Thuốc bảo vệ thần kinh I.3 – Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị II – Điều trị các rối loạn hành vi ở người bệnh sa sút trí tuệII.1 – Điều trị trầm cảmII.2 – Điều trị mất ngủII.3 – Điều trị tình trạng kích động, bạo lựcII.4 – Điều trị tình trạng loạn thầnIII – Các biện pháp đảm bảo an toàn cho bệnh nhânIII – Các biện pháp tác động từ môi trường sống của bệnh nhân I – Các loại thuốc điều trị sa sút trí tuệ    Sa sút trí tuệ là căn bệnh chưa có thuốc chữa trị tận gốc. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thuốc cho phép điều trị triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ tiến triển của bệnh. Vì vậy, khi có nhu cầu sử dụng thuốc, cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ về cách chọn thuốc và cách dùng sao cho hiệu quả, an toàn.     Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng để điều trị sa sút trí tuệ phổ biến nhất:  I.1 – Thuốc làm chậm tiến triển của bệnh     Các loại thuốc hỗ trợ ức chế acetylcholinesterase, giúp phục hồi chức năng nhận thức của người bị sa sút trí tuệ, điển hình như donepezil năm 1997, galantamine năm 2001, rivastigmine năm 2000.      Các loại thuốc này cho tác dụng kháng Cholinesterase trong các chứng bệnh sa sút trí tuệ. Đồng thời, có khả năng làm tăng chức năng điều hành và nhận thức của não bộ.  Điều trị sa sút trí tuệ bằng thuốc I.2 – Thuốc bảo vệ thần kinh     Sử dụng thuốc bảo vệ thần kinh đối với bệnh sa sút trí tuệ cần phải có phác đồ điều trị rõ ràng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn. Đồng thời, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp.     Các loại thuốc bảo vệ thần kinh có thể sử dụng gồm:  Estrogen: Phù hợp với người bệnh đang ở giai đoạn khởi phát. Lúc này bệnh còn nhẹ nên sẽ cho kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, nhìn chung Estrogen không cho tác dụng một cách rõ ràng đối với mục tiêu làm chậm sự khởi phát của bệnh.  Statins: Sản sinh cholesterol hỗ trợ ngăn ngừa amyloid lắng đọng trong não. TUy nhiên, hiệu quả của statins đối với bệnh sa sút trí tuệ chưa thật sự thể hiện rõ ở tất cả người bệnh sử dụng.  I.3 – Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị     Bên cạnh sử dụng thuốc thì thực phẩm chức năng cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của bệnh sa sút trí tuệ rất tốt. Trong số đó, Lohha Trí Não là một trong những sản phẩm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người sa sút trí tuệ với nguồn gốc 100% từ thảo dược tự nhiên, an toàn tuyệt đối với người bệnh.  Lohha Trí Não – Hỗ trợ điều trị sa sút trí tuệ    Lohha Trí Não phù hợp sử dụng cho những người bị sa sút trí tuệ, người có nguy cơ teo não, người mắc bệnh alzheimer với những tác dụng cụ thể:  Hỗ trợ tăng cường hoạt động của não bộ. Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của sa sút trí tuệ như hay quên, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi,…  ? Tham khảo: Lohha trí não giá bao nhiêu? II – Điều trị các rối loạn hành vi ở người bệnh sa sút trí tuệ    Theo các chuyên gia hướng dẫn điều trị sa sút trí tuệ, nên chia nhỏ các triệu chứng mà người bệnh mắc phải để có phương án điều trị sát nhất, cho hiệu quả vượt trội hơn. Cụ thể:  II.1 – Điều trị trầm cảm    Trầm cảm có nhiều triệu chứng khác nhau như bị kích thích quá độ, thờ ơ với mọi thứ xung quanh hoặc xa lánh, cách ly với mọi người. Đối với trường hợp này, khi điều trị bệnh có thể áp dụng những cách như: Cho phép người bệnh tự do lựa chọn và tự kiểm soát hành vi.  Tìm kiếm và phát hiện những hành vi ưa thích của bệnh nhân.  Can thiệp các biện pháp tăng cường nhận thức, cụ thể có thể sử dụng Aricept.  Đối với những trường hợp bệnh nhân chán ăn, thờ ơ có thể sử dụng Ritalin.  Điều trị trầm cảm ở người bệnh sa sút trí tuệ II.2 – Điều trị mất ngủ    Với người bệnh sa sút trí tuệ thường xuyên bị mất ngủ, trước hết cần đảm bảo tránh xa những tác nhân kìm hãm cơn buồn ngủ như cà phê, chè xanh,… Đồng thời, can thiệp các biện pháp điều trị rối loạn tâm thần hoặc các bệnh nội khoa.     Một số loại thuốc có thể dùng để điều trị mất ngủ: thuốc chống trầm cảm an thần, thuốc chống loạn thần, Benadryl, benzos,…    Đồng thời, người bệnh cần lưu ý hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…  II.3 – Điều trị tình trạng kích động, bạo lực    Muốn ngăn chặn được tình trạng kích động ở người bệnh sa sút trí tuệ, trước hết cần xác định được yếu tố khởi phát của nó. Sau đó, kiên trì giao tiếp để làm quen với người bệnh và cố gắng thay đổi môi trường sống phù hợp với tâm trạng của họ. Ngoài ra, có thể tìm hiểu và sử dụng một số loại thuốc như thuốc bình ổn khí sắc, thuốc chẹn beta, thuốc chống động kinh,…  II.4 – Điều trị tình trạng loạn thần    Tìm hiểu và phát hiện triệu chứng để có biện pháp điều trị phù hợp cho trường hợp bị loạn thần. Các loại thuốc có tác dụng chống loạn thần có thể sử dụng như: chlorpromazine, haloperidol, olanzapine, quetiapine, risperidone… III – Các biện pháp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân    Điều trị sa sút trí tuệ đòi hỏi người thân cần có sự tập trung cao độ và hết sức cẩn thận. Với những triệu chứng của bệnh, không ai có thể lường trước được bệnh nhân sẽ có những hành động mất an toàn nào. Do đó, cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho người bệnh sa sút trí tuệ bằng cách: Phòng ngừa các tai nạn có thể xảy ra (sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng, hạn chế tối đa góc nhọn, cất kỹ  các vật dụng có thể gây nguy hiểm như dao, kéo,…) Quản lý rối loạn hành vi. Lên kế hoạch chi tiết cho trường hợp bệnh tình tiến triển nặng trong tương lai. Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân sa sút trí tuệ III – Các biện pháp tác động từ môi trường sống của bệnh nhân    Với những người bệnh sa sút trí tuệ ở giai đoạn đầu hoặc giữa, khi vẫn còn nhận thức, hoàn toàn có thể hoạt động bình thường trong những môi trường quen thuộc.     Tuy nhiên, cần có biện pháp tác động để nâng cao chất lượng cuộc sống và quá trình điều trị bệnh: Xây dựng môi trường vui vẻ, quen thuộc và không gian sáng, thoáng. Hạn chế những thứ mới lạ gây kích thích lên người bệnh: con người, đồ vật,… Gia tăng nhiều hoạt động mang tính sáng tạo, kích thích não bộ, tránh căng thẳng. Tăng khả năng định hướng: Thiết lập thời gian hoạt động hàng ngày để tạo thói quen cho bệnh nhân.     Nhìn chung, điều trị sa sút trí tuệ là hành trình đầy gian nan và thử thách đối với người bệnh và cả người thân chăm sóc. Hy vọng những thông tin nêu trên có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tìm hiểu về cách điều trị cũng như các loại thuốc sử dụng cho người bệnh sa sút trí tuệ.  Chia sẻ

Loading...