Bệnh tuổi già

Tổng quan về bệnh lẫn tuổi già

Bệnh lẫn tuổi già là một căn bệnh phổ biến ở những người cao tuổi, đặc biệt là người trên 65 tuổi với biểu hiện quên dần dần những điều mới nhất rồi đến các điều trong quá khứ và những điều rất đơn giản như quên tên người, tên đường phố, tên đồ vật, cuối cùng là mất khả năng định hướng không gian, thời gian… 1, Bệnh lẫn ở người già là gì? Bệnh lú lẫn ở người già là sự thay đổi về tâm trí, khi đó bệnh nhân không còn khả năng suy nghĩ một cách sáng suốt như bình thường. Người bệnh có thể mất khả năng nhận ra người thân hoặc nơi chốn quen thuộc, không biết được thời gian và không gian, mất phương hướng và không còn khả năng đưa ra quyết định. 2, Dấu hiệu nhận biết bệnh lẫn tuổi già Các dấu hiệu từ sớm của bệnh lú lẫn có thể rất khó thấy, mơ hồ và có thể không xuất hiện một cách rõ ràng ngay. Một số triệu chứng thông thường có thể bao gồm: Mất trí nhớ thường xuyên và ngày càng tăng Thường đi lang thang một mình, dễ bị lạc đường, hay lục tìm đồ đạc của người khác. Thay đổi tính cách: Bệnh nhân dễ bị kích động, hay tìm chuyện gây gổ, la hét khi không được đáp ứng yêu cầu. Hờ hững và thu mình: Thường ngồi một mình, ít nói hoặc liên tục làm việc nhưng không có mục đích và cứ lặp lại nhiều lần. Thường hay bị ảo giác, nhìn nhầm người nhà, bạn bè hay người thân; mất ngủ về ban đêm hay cảm thấy đói bụng và thường nghi ngờ người khác. Mất khả năng thực hiện những công việc hàng ngày 3, Bệnh lẫn tuổi già do đâu? Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lẫn của người già hiện vẫn chưa được giới khoa học phát hiện ra. Có một số quan điểm cho rằng bệnh lẫn tuổi già bắt nguồn từ việc các tế bào não bị lão hóa, các nơ ron thần kinh mất dần và sự liên kết giữa các tế bào thần kinh trong não bị phá hủy dẫn đến khả năng hoạt động của não bộ càng kém, đặc biệt ở những người già trên 65 tuổi. Có quan điểm cho rằng nguyên nhân gây lú lẫn còn do ảnh hưởng từ các bệnh Alzheimer, trầm cảm và di chứng của bệnh tai biến mạch máu… Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và bệnh lẫn. Những người hấp thụ quá nhiều chất đạm beta có tỷ lệ mắc bệnh lẫn khi về già cao hơn những người hấp thụ ít chất này. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là nhóm thuốc trợ tim, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm… cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh lẫn của người già. Nhưng các yếu tố khác làm tăng nguy cơ di truyền bệnh lẫn tuổi già này còn có thể do di truyền hoặc bệnh nhân có tiền sử chấn thương não. Xem cụ thể: Nguyên nhân mắc bệnh lẫn tuổi già 4, Cách điều trị bệnh lẫn tuổi già Cho đến nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh lẫn tuổi già. Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm hỗ trợ điều trị có thể giúp ngăn chặn bệnh lẫn tuổi già. Do đó, khi thấy người cao tuổi trong nhà có biểu hiện quên, lẫn ngày càng tăng thì nên đưa họ đi khám ngay. Đồng thời phòng tránh bệnh lẫn tuổi già trước khi quá muộn và thực hiện một số biện pháp chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh lú lẫn trong mọi hoàn cảnh như sau: Khi mắc bệnh lú tuổi già, tâm sinh lý của người bệnh đều thay đổi. Người bệnh sẽ cảm thấy rất bứt rứt khó chịu khi không thể nói được điều mình muốn. Do vậy, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải có thái độ nhẹ nhàng, thấu hiểu và đồng cảm với người bệnh. Cần tránh quát mắng, to tiếng với người bệnh khi họ làm hỏng việc gì đó. Việc tranh luận với người bị bệnh lẫn của người già cũng nên tránh vì sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp gì hơn. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày nhằm khuyến khích người bệnh ăn nhiều. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung các chất tốt cho não theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Cho người bệnh uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Tốt nhất nên nghiền nát, pha với nước cho người bệnh uống. Cho người bệnh thường xuyên vận động, hạn chế uống nước nhiều vào đêm tránh bị  tiểu đêm, ban ngày không nên cho người bệnh ngủ nhiều. Quần áo mặc phải đủ rộng và nên chuẩn bị sẵn nhiều bộ để thay. Khi ra ngoài nên nhờ người trông coi bệnh nhân tránh đi lang thang, đi lạc. Các loại thuốc điều trị đến nay hầu như có hiệu quả rất nhỏ trong việc cải thiện tình trạng bệnh lẫn tuổi già. Vì vậy, khi nhận biết được những biểu hiện của bệnh lẫn ở người già thì bạn nên cho người bệnh đi khám và áp dụng thêm một số cách chăm  sóc người bệnh tại nhà như trên. Tôi tin rằng người cao tuổi trong gia đình sẽ không những giảm tình trạng xấu của bệnh lẫn gây ra mà tinh thần càng ngày càng lạc quan, phấn chấn. Chia sẻ

Tìm hiểu chung về mất trí nhớ tạm thời

Bạn đã bao giờ có cảm giác mất trí nhớ tạm thời nên chẳng biết mình đang làm gì và cần làm gì không? Mất trí nhớ tạm thời có lẽ bạn cần phải biết, đây là vấn đề đang phổ biến hiện nay, tình trạng này rất nguy hiểm gây ảnh hưởng đến trí não. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu mất trí nhớ tạm thời là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh mất trí nhớ tạm thời như thế nào nhé! 1, Mất trí nhớ tạm thời là gì? Mất trí nhớ là sự giảm hụt đột ngột trí nhớ gây ra bởi tổn thương não, bệnh tật, hoặc chấn thương tâm lý. Mất trí nhớ tạm thời hay còn gọi là mất trí nhớ ngắn hạn là sự tổn thương của não bộ, khiến cho não bộ mất đi một khoảng kí ức trong thời gian gần đây, nhưng phần kí ức của 10 mấy năm trước vẫn còn. 2, Các triệu chứng của mất trí nhớ ngắn hạn, tạm thời Các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ngắn hạn, tạm thời thường có những biểu hiện sau: Xảy ra đột ngột Không bị thay đổi nhiều về tính cách Vẫn có thể nhận thức được bình thường Không xuất hiện các triệu chứng như tê liệt tay chân, co giật hoặc không bị động kinh, chấn thương đầu thời gian gần đây. Thời gian phát bệnh trong vòng 24h Bộ nhớ sẽ dần dần trở lại Hỏi lặp đi lặp lại những câu hỏi như “Tôi đang làm gì ở đây” hay “Tại sao tôi lại ở đây?” 3, Nguyên nhân gây mất trí nhớ tạm thời Mất trí nhớ tạm thời có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn, tạm thời là: Do áp lực công việc: Stress dẫn đến tình trạng mệt mỏi nên chúng ta khó tập trung khi nhận thông tin, bộ nhớ không thể ghi nhận những thông tin mờ nhạt. Ngoài ra, sự tăng tiết ra các hormone căng thẳng cũng gây ảnh hưởng xấu đến trung tâm điều khiển việc học tập và ghi nhớ. Stress kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm, càng làm trí nhớ sa sút nghiêm trọng. Một số loại thuốc điều trị trầm cảm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Người hay uống rượu: Không chỉ rượu mà thuốc lá cũng là tác nhân “tàn phá” trí nhớ rất nhanh. Thói quen uống rượu quá mức, thiếu kiểm soát, nhất là nghiện rượu làm trí nhớ giảm sút đáng kể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chất độc trong khói thuốc lá tấn công não nhanh chóng, làm hại trí nhớ. Ăn uống nhiều chất béo: Các loại thức ăn có nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật và chất béo trong thức ăn nhanh sẽ tạo thành phần lipid không tốt, gây hại các mạch máu nhỏ trong não và ảnh hưởng tuần hoàn máu, dẫn đến những tổn thương về bộ nhớ. Ngược lại, trái cây và rau quả có các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào não không bị tổn thương. Lạm dụng thiết bị công nghệ: Việc lạm dụng những thiết bị công nghệ hiện đại trong việc “note” lại những kế hoạch công việc khiến trí nhớ trở nên thừa thãi, phần não thực hiện việc ghi nhớ sẽ mau chóng bị rơi vào trạng thái “đơ” nếu điều này diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, tình trạng thiếu oxy lên não; bị chấn thương ở đầu; sau cơn như co giật, động kinh, phẫu thuật tim và trầm cảm cũng có thể tác động đến trí nhớ ngắn hạn. Đọc tiếp: Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ 4, Các biến chứng có thể xảy ra khi bị mất trí nhớ tạm thời Mất trí nhớ tạm thời có thể làm gia tăng tâm trạng lo lắng, buồn bã, gây ra sự bất ổn về tâm lý. Ngoài ra đây có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo cho bệnh mất trí nhớ. Vì trí nhớ có thể phục hồi khoảng thời gian ngắn hạn sau đó nên nhiều người sẽ chủ quan, tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể tiến triển thành bệnh mất trí nhớ theo thời gian. Ngoài ra những rối loạn về mất trí nhớ gần có thể là hậu quả của một cơn đột quỵ nhẹ trước đó. Vì vậy khi bạn bắt đầu thấy có những dấu hiệu về rồi loạn trí nhớ tạm thời thì cần đi khám để xác định xem đó là bệnh lý hay là biểu hiện bình thường, lành tính. Ai cũng sẽ có lúc xuất hiện tình trạng quên thoáng qua. Tuy nhiên sẽ là nguy hiểm nếu bạn bị mất ký ức hoàn toàn, không thể nhớ lại được những thông tin dù đã được gợi nhớ. Tình trạng này sẽ không dừng lại mà ngày càng tăng lên, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và chất lượng công việc. Đừng để khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng rồi mới hành động bởi vì bệnh mất trí nhớ chỉ có thể được điều trị tốt nhất khi còn ở giai đoạn nhẹ, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì việc điều trị sẽ cực kỳ khó khăn, tốn kém nhưng hiệu quả đem lại không đáng kể. Xem thêm: Bệnh mất trí nhớ ở người già 5, Phòng ngừa mất trí nhớ tạm thời Phòng ngừa các biến chứng xấu khi bệnh mất trí nhớ ngắn hạn mới chỉ ở giai đoạn nhẹ khá đơn giản. Tập trung vào các vấn đề chính đó là: Hóa giải stress bằng phương pháp thiền hay yoga: Đây là cách gỡ bỏ các áp lực, làm trùng giãn tâm thần, tăng khả năng tập trung… Ngoài ra, bạn có thể luyện tập thể lực ngoài trời như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập aerobic… Hoạt động thể lực chính là biện pháp đốt cháy stress, vì chúng cho tim tăng cung lượng máu tới não và các phủ tạng, khiến tinh thần phấn chấn, sảng khoái. Đọc sách, báo, lướt các trang web lành mạnh và bổ ích: Tập thể dục cho não bằng cách đọc sách, báo, lướt các trang web lành mạnh và bổ ích. Đồng thời, bạn nên chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, cờ tướng (hoặc cờ vua), học ngoại ngữ hay chơi một loại nhạc cụ nào đó… Cách này làm tăng lượng ô-xy tới não, thúc đẩy quá trình dịch chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang dài hạn. Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, nhiều rau, trái cây, giúp tăng cường các chất dinh dưỡng như lecithin (có trong dầu đậu nành, trứng, lạc, mầm lúa mạch, gan), vitamin C (trong cam, chanh, rau, quả) và các vitamin nhóm B (trong gan, thận, thịt nạc, sữa, yoghurt). Tất cả các chất này hỗ trợ cho việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylchline. Các a-xít béo omega-3 như DHA được coi là “thức ăn của não”.. Chúng có nhiều trong các loài cá biển vùng nước lạnh như cá hồi, các trích… giúp bù đắp một lượng đáng kể chất xám của não Giấc ngủ tốt: Phải tạo được giấc ngủ tốt để giúp não củng cố trí nhớ ngắn hạn cũng như dài hạn. Nghiên cứu của Đại học Lubeck, Đức, đã cho thấy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề có liên quan mật thiết đến giấc ngủ đầy đủ của mỗi người. Chứng mất ngủ hay chứng ngừng thở khi ngủ làm cho người ta mệt mỏi nên không thể tập trung. Chia sẻ

Loading...