Những xét nghiệm chẩn đoán bệnh mất trí
Mất trí là sự suy giảm liên tục về chức năng trí tuệ, phổ biến nhất là mất dần khả năng ngôn ngữ, không có khả năng thực hiện các vận động, không có khả năng tư duy, và chức năng điều hành suy giảm. Việc chẩn đoán bệnh mất trí đòi hỏi phải có một đánh giá y tế và bệnh học thần kinh kỹ lưỡng. Một đánh giá y tế về bệnh mất trí nhớ thường bao gồm những điều sau đây: Sàng lọc lâm sàng bệnh mất trí Trong quá trình này, bước đầu tiên xác định xem người bệnh có vấn đề về nhận thức hay không và mức độ nghiêm trọng như thế nào: Hồ sơ bệnh án: Bản thân người bệnh và người thân trong gia đình cần trả lời những câu hỏi như: Mô tả chi tiết về các triệu chứng về nhận thức và hành vi của bệnh nhân? Các triệu chứng mất trí xảy ra theo thứ tự nào? Bao lâu các triệu chứng này xuất hiện? Điều này ảnh hưởng đến khả năng hoạt động trong cuộc sống hàng ngày như thế nào? Khi kiểm tra người bệnh có thể không nhớ chính xác các chuỗi sự kiện hoặc có thể đánh giá thấp vấn đề, vì vậy người chăm sóc hoặc một người nào đó thân cận biết về cá nhân của người bệnh, cần phải đi kèm với bệnh nhân và cung cấp thông tin cho nhân viên y tế nắm rõ. Lịch sử y tế và thuốc: Điều này sẽ cung cấp thông tin về tình trạng của bệnh nhân, có thể chỉ ra nguy cơ cao hơn về bệnh mất trí hoặc xác định các loại thuốc mà bệnh nhân đã từng uống vì chúng có thể có những tác dụng phụ không mong muốn gây ra những biến chứng không chỉ bệnh mất trí mà những căn bệnh nguy hiểm khác. Kiểm tra thần kinh: Kiểm tra thần kinh giúp xác định cụ thể các chứng mất trí hoặc các triệu chứng khác có thể gây ra vấn đề nhận thức, có thể làm tăng nguy cơ như đột quỵ hoặc bệnh Parkinson. Kiểm tra vấn đề khác: Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra thêm về khả năng hoạt động và tình trạng tinh thần của bệnh nhân, đồng thời xem xét các vấn đề liên quan đến thực tế chăm sóc người bệnh. Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh bệnh mất trí: Bước tiếp theo là xác định nguyên nhân của bệnh mất trí bằng các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như sau: Các xét nghiệm có vai trò nhằm loại trừ các nguyên nhân trao đổi chất và cấu trúc gây ra chứng mất trí bao gồm xét nghiệm máu, điện giải trong huyết thanh (bao gồm canxi), xét nghiệm nồng độ đường và chức năng gan, kiểm tra chức năng tuyến giáp, đo vitamin B12 và folate, xét nghiệm bệnh giang mai. Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể phát hiện người bị bệnh có thể tăng nguy cơ bệnh, như cholesterol cao hay huyết áp cao. Chụp hình não: Có 4 kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh lớn mà có thể được sử dụng trong quá trình chẩn đoán là: chụp hình cắt lớp CT hoặc MRI, phát xạ photon đơn cắt lớp vi tính (SPECT), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). Không một kỹ thuật nào trong số chúng có thể cung cấp một cách chuẩn xác về bệnh mất trí nhưng tất cả đều có thể giúp đỡ để chẩn đoán nguyên nhân của chứng mất trí hoặc các yếu tố gây ra thay đổi nhận thức, chẳng hạn như đột quỵ hoặc u não. Các xét nghiệm cũng cho phép xác định kích cỡ bộ não và những thay đổi mạch máu có thể được theo dõi theo thời gian. Kiểm tra tình trạng tâm thần (còn gọi là thử nghiệm nhận thức hoặc bệnh học thần kinh). Việc sử dụng bút chì và giấy kiểm tra có thể đánh giá nhiều lĩnh vực của khả năng tư duy, bao gồm trí nhớ, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và sự phán xét. Các kết quả được sử dụng để so sánh với một cá nhân khác cùng tuổi tác, giáo dục và dân tộc để xác định được vấn đề của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng. Quá trình chẩn đoán bệnh mất trí đã chính xác hơn trong những năm gần đây, các chuyên gia có thể thu thập số lượng lớn để phân tích và xác định những vấn đề, mức độ nghiêm trọng của họ, và thường có thể xác định nguyên nhân của bệnh mất trí. Đôi khi tồn tại nhiều nguyên nhân có thể mất thời gian để theo dõi trước khi có một chẩn đoán chính xác. Việc xác định xem bệnh có thể hồi phục hoặc không thể hồi phục từ đó có phương pháp điều trị bệnh mất trí nhớ và cách chăm sóc cho người bị bệnh hiệu quả hơn. Trên đây là những thông tin về việc kiểm tra, xét nghiệm và chẩn đoán bệnh mất trí. Điều này có thể giúp cho bệnh nhân và gia đình của họ có những kiến thức để nắm bắt tình trạng sức khỏe hiện tại, đưa ra phương hướng điều trị cũng như lên kế hoạch chăm sóc cơ thể trong tương lai. Chia sẻ