Cấp cứu đột quỵ não đúng cách

Nếu chậm một phút trong cấp cứu đột quỵ não sẽ làm 2 triệu tế bào thần kinh chết đi, như thế tính mạng bệnh nhân sẽ như ngàn cân treo sợi tóc. Do đó việc nắm bắt được triệu chứng và cách xử lý khi bị đột quỵ não có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi những ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm từ căn bệnh này gây ra.

Cấp cứu đột quỵ não đúng cách 1

Triệu chứng của bệnh đột quỵ não

Triệu chứng của đột quỵ não có thể kín đáo, bao gồm các dấu hiệu sau:

  • Đột ngột yếu hoặc tê bì mặt, tay hoặc chân, đặc biệt xảy ra ở một bên của cơ thể.
  • Đột ngột rối loạn ý thức.
  • Có bất thường về lời nói hoặc bất thường về hiểu lời nói.
  • Chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc phối hợp động tác.
  • Đau đầu dữ dội xảy ra đột ngột mà không rõ căn nguyên.

Đọc tiếp: Nguyên nhân gây ra đột quỵ não

Cấp cứu đột quỵ như thế nào?

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng của đột quỵ não, người nhà bệnh nhân cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để chữa trị. Lưu ý, tiêu chuẩn về “thời gian vàng” cho đột quỵ não là 3 đến 4 giờ sau cơn đột quỵ. Trong khoảng thời gian này sẽ cứu được những tế bào thần kinh ở quanh vùng nhồi máu, xuất huyết, còn gọi là vùng tranh tối tranh sáng. Nhờ đó giảm được tỷ lệ tử vong và mức độ tàn tật:

B1: Gọi xe cấp cứu 115

B2: Trong lúc chờ xe đến cần cấp cứu đột quỵ như sau:

  • Không tự ý cho uống bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Khi di chuyển bệnh nhân, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng, tránh xóc khi di chuyển bệnh nhân.
  • Đặt đầu người bệnh hơi nghiêng, để nếu dịch trong miệng chảy ra nhiều sẽ chảy ra bên mép mà không để chảy xuống đường thở gây ngạt thở.
  • Nếu thấy bệnh nhân khó thở hay ngừng thở: thổi hơi vào miệng bệnh nhân.
  • Nếu bệnh nhân bị ngừng tim cần bóp tim ngoài lồng ngực
  • Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

Các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ hạn chế được  tử vong hay di chứng liệt nặng, tàn phế do đột quỵ não gây nên.

B3: Cấp cứu đột quỵ tại bệnh viện

Khi bệnh nhân bị đột quỵ não đến khoa cấp cứu, bác sĩ và y tá cần đánh giá và xử trí ngay lập tức:

1, Bảo đảm chức năng hô hấp: làm thông đường thở, lau đờm dãi, tháo răng giả…thở oxy, hô hấp hỗ trợ, theo dõi trên máy tần số, biên độ thở để kịp thời xử lý.

2, Chống phù não:

  • Manitol  liều 1g/kg/ 30 phút đầu, sau đó 0,5g/kg/6 giờ. Theo dõi áp lực thẩm thấu của huyết thanh. Nếu truyền quá 48 h,  giảm dần liều manitol. Không nên truyền quá 3 ngày, truyền nhiều hơn, phải có khoảng nghỉ.
  • Glycerol (1mg/kg trong vòng 120 phút).
  • NaCl ưu trương.
  • Dung dịch glycerin uống.
  • Kiềm hóa máu bằng tăng thông khí và truyền  THAM 60 mmol + 100 ml Glucose 5% truyền / 45 phút sau đó duy trì qua tĩnh mạch trung tâm 3 mmol/h. Nhằm  hạ và giữ  PaCO2ở mức 25- 35 mmHg để, có tác dụng làm giảm bớt phù nề não.
  • Giảm áp nội sọ bằng phẫu thuật mở hộp sọ hoặc dẫn l­ưu não thất, tránh tụt não, giúp cứu sống bệnh nhân và ngăn ngừa các tổn thư­ơng không hồi phục. Tuy nhiên chỉ định và thời gian tối ­ưu để mở hộp sọ còn có nhiều tranh luận

3, Kiểm soát huyết áp động mạch:

  • Thận trọng khi điều chỉnh huyết áp : Nếu huyết áp ≥ 200 / ≥ 120 mmHg, hạ áp ngay nhưng giảm không đột ngột. Giảm từ từ cho huyết áp ở mức 170- 180/ 95 -100 mmHg. Sau đó có thể hạ tiếp xuống còn 150-160 / 90- 95 mmHg. (Thận trọng hơn khi hạ huyết áp các ca dùng Heparin tĩnh mạch để giảm nguy cơ chuyển nhũn não thành xuất huyết não).
  • Bắt buộc phải hạ huyết áp: Khi có suy tim nặng, tăng huyết áp ác tính, phình tách động mạch chủ và ở bệnh nhân điều trị tPA..
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ áp: Không hạ huyết áp đột ngột bằng Nifedipine ngậm sẽ làm tình trạng đột quỵ não nặng hơn. Không dùng Nitroglycerin, Hydralazin, Nitroprusside giãn mạch trực tiếp, sẽ làm tăng áp lực nội sọ. Không dùng các thuốc chẹn canxi, nhất là ở các ca nhồi máu diện rộng gây phù nề và doạ tụt não. Nên dùng nhóm ức chế men chuyển, chẹn bêta giao cảm như Enalapril, Labetalol, Esmolol IV hoặc Captopril uống.

4, Điều chỉnh nhịp tim, trợ tim khi cần.

5, Điều chỉnh các hằng số sinh lý khi cần: quan trọng nhất là đường huyết.

6, Dùng thuốc hay Defibrilator — shock điện

Cách phòng tránh đột quỵ não ra sao?

Để phòng tránh và điều trị đột quỵ não, quan trọng nhất là kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ não. Những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ não thường là tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường và hút thuốc lá. Do đó người bệnh cần phải thăm khám thường xuyên và điều trị tích cực các bệnh lý trên thì mới có thể ngăn chặn được căn bệnh đột quỵ não xuất hiện, tái phát. Bên cạnh đó cần thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch và đột quỵ não. Việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày và giữ tinh thần sảng khoái sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Ngoài ta, để phòng ngừa hiệu quả tổn thương tế bào thần kinh, mất trí nhớ, đột quỵ và tai biến mạch mãu não người bệnh có thể sử dụng kết hợp sản phẩm thực phẩm chức năng

Tóm lại, đột quỵ não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không phát hiện và cấp cứu đột quỵ não kịp thời thì tỷ lệ tử vong là rất cao. Bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp được một phần nào kiến thức để bạn đọc lưu ý và áp dụng khi phải đối diện với thực tế cấp cứu đột quỵ não đầy cấp bách này.

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...