Điều trị đột quỵ não "đúng cách, hiệu quả, phục hồi nhanh"

Đột quỵ não là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây tử vong cao. Điều trị đột quỵ não càng sớm thì tổn thương và di chứng để lại càng được giảm thiểu. Nhưng sơ cứu và điều trị đột quỵ não như thế nào cho hợp lý, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

Điều trị đột quỵ não

Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ não

Cứ mỗi phút bệnh nhân không được điều trị đột quỵ não đặc hiệu thì có khoảng 2 triệu nơron thần kinh mất đi. Thời gian can thiệp trễ các tế bào thần kinh càng chết đi nhiều hơn và hậu quả tàn phế cũng như tử vong sẽ cao hơn so với bệnh nhân được điều trị đột quỵ não sớm. Như vậy, khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ não, người nhà cần phải:

  • Gọi ngay xe cấp cứu hoặc dùng xe hơi nhà, taxi đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
  • Khi di chuyển nên để bệnh nhân nằm yên trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Không nên đi xe máy hoặc đi trên đường xóc, bởi sẽ gây đứt mạch não nhuyết ápnh hơn.
  • Lau đờm dãi, bỏ các vật trong miệng có thể làm bệnh nhân khó thở như răng giả, thức ăn còn sót lại… Đặc biệt, không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
  • Trong trường hợp, nếu mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở, phải ngay lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân theo tỉ lệ 1:5.

Việc sơ cứu cho người bị đột quỵ não hợp lý sẽ góp phần giảm nhẹ những hậu quả của đột quỵ não gây ra, có thể cứu sống nạn nhân thoát khỏi cái chết trong vài gang tấc.

Đọc tiếp: Đột quỵ não là gì?

Cách điều trị đột quỵ não

Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Ngọc (Giám đốc trung tâm đột quỵ não – BVTWQĐ 108), việc điều trị đột quỵ não sẽ được tiến hành cụ thể dựa vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tiến trình điều trị đột quỵ não được thực hiện phổ biến như sau:

Điều chỉnh huyết áp cao: Vấn đề tuần hoàn máu là quan trọng đầu tiên, ở vùng này, mạch máu giãn tối đa do cơ chế bảo vệ tự động (thành mạch mất chức năng do thiếu ôxy, nhiễm toan). Bởi vậy, chỉ số bơm máu lên não phụ thuộc vào huyết áp động mạch. Nếu huyết áp bị hạ đột ngột hoặc bị hạ nhiều sẽ gây giảm áp lực bơm máu vùng tranh tối – tranh sáng, gây chết tế bào vĩnh viễn. Do vậy, huyết áp nên giữ ở mức cao hợp lý.

Điều chỉnh huyết áp thấp: Tìm và giải quyết nguyên nhân gây huyết áp thấp (thuốc, khối lượng thải ra, suy thất trái, bệnh thần kinh…):

  • Cần ngừng, giảm các thuốc có thể là nguyên nhân gây hạ huyết áp
  • Điều trị suy thất trái, thiếu máu
  • Loại bỏ lợi niệu và alphuyết áp – betablocker
  • Loại bỏ sự mất nước
  • Bù đủ khối lượng dịch, máu căn cứ theo các xét nghiệm.

Chống phù não: Phù não xuất hiện 3 giờ sau khi tắc mạch và tiến tới tối đa trong 24 giờ, tồn tại và lan toả trong 72 giờ. Chiến thuật chống phù não tích cực bao gồm:

  • Kê đầu giường cao 25 – 30 độ
  • Hạn chế kích thích
  • Hạn chế dịch truyền
  • Tăng thông khí, PCO2 đạt 25 – 35 mmHg (ngay lập tức)
  • Phẫu thuật giảm ép, dẫn lưu
  • Thuốc:
  1. Manitol 20%, dùng 1g/kg, tĩnh mạch trong 5-30 phút, nhắc lại: 0,25 -0,5g/kg mỗi 2 – 6 h (dùng ngay sau 30 phút)
  2. Glyxerol 40%, 0,25 – 1g/kg, mỗi 4 – 6h, dùng sau khởi phát 8 – 12h, dùng toàn bộ 24 – 48h
  3. Lợi tiểu (furosemid) có thể cho với các tác nhân tăng thẩm thấu nhất là suy tim
  4. Khuyến cáo, không dùng glucoza dưới bất cứ hình thức nào trong đột quỵ

Duy trì đường máu hợp lý: Các tác giả khuyên nên giữ glucoza máu ở mức < 160 – 180 mg% hoặc 5,5 – 8 mmol/lít.

Lưu thông đường thở: Ở các bệnh nhân có rối loạn chức năng hô hấp, thiếu ôxy vùng tranh tối – tranh sáng càng rõ rệt, cần cho thở ôxy và làm thông thoáng đường thở, hút đờm rãi và chống nhiễm trùng phế quản ngay lập tức, triệt để. Nên tránh cho ăn đường miệng sau đó hoặc để sau 2 -3 ngày, phòng viêm phổi do trào ngược.

Giảm thân nhiệt: Sẽ làm giảm nhu cầu chuyển hoá các nơron, tăng sức chịu đựng của nơron với sự giảm ôxy tới 20 – 30%. Nên giữ nhiệt độ phòng khoảng 22 – 26 oC.

Tăng cường chuyển hoá, nuôi dưỡng: Nuôi dưỡng qua đường sonde dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, giúp tăng cường chuyển hoá cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột.

Phục hồi sau đột quỵ não

Mục tiêu của điều trị đột quỵ não dài hạn là phục hồi chức năng cơ thể và ngăn ngừa sự tái phát của các cơn đột quỵ não. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người bệnh. Quá trình phục hồi chức năng bắt đầu trong bệnh viện sau cơn đột quỵ càng sớm càng tốt. Và những biện pháp được thực hiện nhằm phục hồi chức năng sau đột quỵ não là:

Phục hồi các chức năng vận động tại phần cơ thể bị liệt: tập ngồi, đứng, đi bộ…

  • Phục hồi các chức năng khác: ăn uống (chức năng nuốt), ngôn ngữ giao tiếp, tự thuyết ápy quần áo, tắm rửa…
  • Cải thiện các rối loạn về mặt tâm thần, cảm xúc.
  • Chăm sóc đường ruột và ống thông tiểu để tránh tình trạng mất kiểm soát chức năng bàng quang và ruột.
  • Khám bệnh thường xuyên nhằm phát hiện và kiểm soát tốt các nguyên nhân gây đột quỵ não như: bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, tăng cholesterol trong máu, béo phì…
  • Loại bỏ các thói quen xấu có hại cho sức khỏe như: hút thuốc lá, uống rượu, căng thẳng, mất ngủ thường xuyên…
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn nhiều chất béo, cholesterol và muối, bởi chúng có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ não.
  • Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đột quỵ não mà bác sĩ cho dùng loại thuốc nào và liều dùng phù hợp để quá trình điều trị đột quỵ não nhanh chóng hồi phục. Do đó bệnh nhân và người nhà cần tuyệt đối phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc.

Tóm lại, đột quỵ não là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không nhận biết và điều trị đột quỵ não kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề với sức khỏe, thậm chí tử vong. Đột quỵ não cũng có thể tái phát lần hai và lần ba sau đó. Do vậy, để phòng tránh đột quỵ não tái phát, mọi người cần thực hiện lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc phòng và điều trị đột quỵ não hợp lý.

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...