Tai biến - Đột quỵ

Nguyên nhân mắc bệnh đột quỵ não & yếu tố gây nguy cơ cao

Đột quỵ não có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do thiếu máu cục bộ lên não làm tổn thương cấu trúc hoặc gây chết tế bào thần kinh, hoặc xuất huyết não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não. Mục lụcI, Đột quỵ não là gì?II, Những nguyên nhân thường gặp của đột quỵ não là gì?1, Đột quỵ não do thiếu máu cục bộ2, Đột quỵ não do xuất huyết nãoIII, Điều gì xảy ra khi bệnh nhân bị đột quỵ não?IV, Những yếu tố nguy cơ nào có thể đưa đến đột quỵ não? I, Đột quỵ não là gì? Đột quỵ não (còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não đột ngột. Tình trạng này có thể do sự tắc nghẽn mạch máu não (nhồi máu não) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc; hoặc do sự vỡ mạch máu trong não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào trong mô não gây phá hủy và chèn ép mô não (xuất huyết não). Hậu quả là phần não có liên quan bị tổn thương không thể hoạt động được, dẫn đến phần của cơ thể mà phần não đó kiểm soát cũng không thể hoạt động. Xem chi tiết: Tổng quan về bệnh đột quỵ não II, Những nguyên nhân thường gặp của đột quỵ não là gì? 1, Đột quỵ não do thiếu máu cục bộ Có thể do huyết khối hình thành tại chỗ ngay trong lòng các mạch máu lớn nuôi não. Hoặc do huyết khối từ nơi khác trong cơ thể theo dòng máu đến não gây thuyên tắc. 2, Đột quỵ não do xuất huyết não Đột quỵ não do xuất huyết não còn gọi là vỡ mạch máu não, là hiện tượng máu chảy từ một mạch máu bị vỡ làm hình thành nên một khối máu tụ gây chèn ép bên trong não (xuất huyết não) hoặc chèn ép giữa não và xương sọ (xuất huyết dưới màng nhện). Ngoài ra còn những nguyên nhân khác ít gặp hơn như nhồi máu não do giảm tưới máu ở bệnh nhân bị sốc, tụt huyết áp hoặc huyết khối tĩnh mạch não. III, Điều gì xảy ra khi bệnh nhân bị đột quỵ não? Những ảnh hưởng của đột quỵ não thường nặng nề nhất ngay sau khi bệnh xảy ra. Sau đó, phần lớn các trường hợp, bệnh nhân sẽ dần hồi phục. Mức độ hồi phục sẽ phụ thuộc vào vị trí của thương tổn trong não bộ, độ nặng của tổn thương, các bệnh lý đi kèm và tiến trình điều trị phục hồi chức năng, cụ thể: Việc cắt đứt nguồn máu nuôi các tế bào não làm gián đoạn việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxygen cần thiết cho sự sống còn của chúng. Không có sự cung cấp này, tế bào não không thể hoạt động và sẽ chết trong vòng vài phút. Không giống như những tế bào khác của cơ thể, một khi tế bào não chết đi, thường sẽ không có tế bào khác thay thế chúng. Vùng não có những tế bào não bị chết do đột quỵ não được gọi là vùng nhồi máu não. Những tế bào xung quanh vùng nhồi máu có thể nhận máu nuôi không đầy đủ. Vùng này được gọi là vùng quanh nhồi máu. Những tế bào trong vùng này bị thiếu oxy và dưỡng chất. Điều này sẽ dẫn đến việc phóng thích các hóa chất độc hại có thể gây tổn thương hoặc giết các tế bào não khỏe mạnh và do đó làm tăng kích thước vùng nhồi máu. Kích thước vùng nhồi máu sẽ ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của bệnh nhân sau đột quỵ và việc điều trị chậm trễ sẽ làm tăng kích thước vùng nhồi máu. IV, Những yếu tố nguy cơ nào có thể đưa đến đột quỵ não? Các nghiên cứu về dịch tễ trên thế giới ghi nhận rằng những người có một trong các yếu tố sau đây sẽ gia tăng khả năng mắc bệnh đột quỵ não (hoặc tái phát đột quỵ) như sau: Tuổi: Những người trên 55 tuổi có nhiều khả năng bị đột quỵ não. Bởi ở người cao tuổi mọi chức năng sinh lý đã thuyên giảm, đặc biệt người cao tuổi còn có nguy cơ cao mắc một số bệnh mạn tính về tim mạch, tiểu đường, béo phì, bệnh rối loạn chuyển hóa – là những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não. Giới tính: Đột quỵ thường gặp ở nam hơn nữ. Hầu như cứ 1 trên 4 người nam giới và 1 trong 5 người phụ nữ bị đột quỵ khi họ sống đến 85 tuổi. Tiền căn gia đình: Những người có người thân bị đột quỵ thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh này. Tiền sử bị cơn thoáng thiếu máu não: Nguy cơ bị đột quỵ sau khi bị cơn thoáng thiếu máu não sẽ cao hơn 10 lần so với người chưa từng bị cơn thoáng thiếu máu não. Theo thông tin từ Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo quan trọng của đột quỵ não. Khoảng 40% người từng thiếu máu não thoáng qua sẽ gặp phải một cơn đột quỵ. Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thi Hùng, Phó chủ tịch Hội thần kinh học TP HCM cho biết: “Thiếu máu não thoáng qua được xem là cơn tai biến mạch máu não hồi phục nhanh, thời gian hồi phục từ vài phút đến vài giờ, tối đa là một ngày và không để lại dấu hiệu yếu liệt”.  Thiếu máu não thoáng qua xuất hiện khá phổ biến , nhưng không phải ai cũng ý thức được tầm nghiêm trọng của tình trạng này. Nhiều người thiếu máu não thoáng qua, sau một hai lần không thấy có hậu quả nghiêm trọng thì dễ đâm ra coi thường, không chịu theo dõi, tầm soát các yếu tố nguy cơ. Đến khi bị tai biến mạch máu não thật sự thì đã trễ. Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ não. Tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch, cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần làm bít tắc các mạch máu não gây ngừng trệ việc cung cấp máu lên não. Bệnh nhân thường không có triệu chứng và không có dấu hiệu báo trước, do đó mọi người trưởng thành, đặc biệt là những người trên 35 tuổi nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Hút thuốc lá: Làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Thuốc lá là nguyên nhân gián tiếp gây đột quỵ bởi khói thuốc làm tăng huyết áp dao động. Trong khi tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ. Vì thế nếu bạn đang hút thuốc cần phải ngưng ngay. Bạn cần thảo luận với bác sĩ – họ có thể giúp bạn cai thuốc. Tăng cholesterol máu: Mức cholesterol toàn phần trong máu ≥240 mg/dL sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bệnh tim mạch: Những người bị rung nhĩ, bệnh động mạch vành hoặc suy tim có nguy cơ đột quỵ cao. Đái tháo đường: Đây là một bệnh có tính chất hệ thống ảnh hưởng đến tất cả các mạch máu trong cơ thể trong đó có mạch máu não. Uống rượu quá mức: Uống rượu nhiều một cách thường xuyên sẽ làm tăng huyết áp và uống rượu quá mức có thể khiến cho mạch máu trong não bị vỡ. Tóm lại, đột quỵ là tình trạng tổn thương tế bào não do tắc nghẽn mạch máu não hoặc do xuất huyết não. Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể đưa đến đột quỵ trong đó có những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Việc thay đổi lối sống và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ là rất cần thiết để có thể phòng tránh đột quỵ não xảy ra. Chia sẻ

"Bật mí" Bài thuốc gia truyền chống đột quỵ não hiệu quả

Đột quỵ não là một tai biến thường gặp ở người bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp, tiểu đường, vữa xơ động mạch… có thể dẫn đến tàn phế, tử vong. 1, Triệu chứng của bệnh đột quỵ não Những triệu chứng của đột quỵ não xuất hiện phổ biến là: Bất ngờ có cảm giác tê – mất cảm giác hoặc yếu liệt cơ mặt, tay hay chân, kèm theo cứng cổ, đặc biệt ở một bên của cơ thể. Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân Thị lực mất hoặc giảm ở một hoặc cả hai mắt Tê cứng miệng lưỡi, người bệnh trở nên khó nói, nói ngọng, phải gắng sức mới phát âm được. Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể. 2, Nguyên nhân gây đột quỵ não Nguyên nhân gây đột quỵ não gồm: Mất ngủ: Mất ngủ thường gặp ở người trên độ tuổi 60 nhưng hiện nay lượng bệnh nhân dưới 40 tuổi mất ngủ ngày càng nhiều bởi áp lực của công việc, kinh tế, gia đình… Mất ngủ kéo dài trên một tháng với tần suất ba lần một tuần trở thành mãn tính, rất khó điều trị và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thông qua bệnh lý cơ thể như tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu…đây đều là yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ não. Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Icahn (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người ngủ đủ (7-8 giờ) đến 83%. Căng thẳng, stress thường xuyên: Đây được xem là hậu quả tất yếu từ cuộc sống hiện đại và là yếu tố ngày càng được nhấn mạnh về việc thúc đẩy nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ. Mới đây, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh) cho thấy, áp lực nhiều, làm việc trên 55 giờ mỗi tuần tăng 1/3 nguy cơ đột quỵ. Lối sống ít vận động: Cuốn theo công việc, cuộc sống và các mối bận tâm khác là lý do khiến nhiều người trẻ bỏ quên vận động. Mới đây, tạp chí Đột quỵ của Hiệp Hội Tim mạch Mỹ công bố, những người không vận động thì nguy cơ đột quỵ tăng 20% so với những người vận động ít nhất 4 lần một tuần. Lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích: Việc lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích sẽ làm tăng huyết áp, biến chứng thần kinh trung ương, tạo tiền đề xơ vữa động mạch dễ gây thiếu máu cục bộ khiến đột quỵ não. Đáng lưu ý, tình trạng xơ vữa mạch sẽ xuất hiện rất sớm trước các tác động liên tục từ lối sống không lành mạnh. Hội chứng chuyển hóa, bệnh mãn tính có xu hướng trẻ hóa: Theo một nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân mắc Hội chứng chuyển hóa bị đột quỵ là 62%. Nguy cơ này sẽ tăng gấp nhiều lần nếu có sự tác động cộng hưởng từ các tình trạng bệnh lý nhưbéo phì làm tăng đề kháng insulin, tiểu đường Type 2 và tăng huyết áp… làm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa trong động mạch gây thiếu máu não cục bộ. Đáng lưu ý, những căn bệnh như tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, xơ vữa động mạch… đang có xu hướng trẻ hóa bởi tác động tiêu cực từ lối sống, dinh dưỡng mất cân bằng ở người trẻ. Tâm lý chủ quan, cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi: Tuổi trẻ thường được xem là giai đoạn sung sức, ít bệnh tật nhất. Điều này dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, không dự phòng, tầm soát sớm và có thể bỏ qua các triệu chứng để cấp cứu và điều trị đột quỵ não kịp thời. Trong khi đó, người trẻ dù ở độ tuổi 20, 30 hoàn toàn không miễn nhiễm với đột quỵ bởi bởi thực tế căn bệnh này không chừa một ai. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. 2, Bài thuốc chống đột quỵ não Bài thuốc chống đột quỵ não theo nguồn trang suckhoe.net được thực hiện cụ thể như sau: Nguyên liệu thuốc Bắc gồm: Hạnh nhân: 10g (mua ở tiệm thuốc Bắc đã tán sẵn) Chi tử: 10g (mua ở tiệm thuốc Bắc đã tán sẵn) Đào nhân: 10g (mua ở tiệm thuốc Bắc đã tán sẵn) Nguyên liệu phụ kèm: Gạo nếp: 10 hạt Hạt tiêu sọ trắng: 10 hạt Lòng trắng trứng gà: 01 quả Cách thực hiện bài thuốc phòng chống đột quỵ tai biến: Tán thật nhỏ 10 hạt gạo nếp cùng 10 hạt tiêu sọ. Trộn thật đều nguyên liệu thuốc Bắc với nguyên liệu phụ kèm cùng lòng trắng trứng gà. Lấy một miếng nilon vừa bằng gan lòng bàn chân. Cho tất cả hỗn hợp trên miếng nilon sau đó đắp vào gan bàn chân. Lấy vải (băng y tế) quấn nhiều vòng buộc chặt không để thuốc chảy ra. Đắp thuốc từ buổi tối để qua đêm, đến sáng hôm sau tháo ra. Lưu ý: Nữ đắp bàn chân phải. Nam đắp bàn chân trái Kết quả: Khi tháo ra thấy lòng bàn chân có màu xanh mực Cửu Long là kết quả tốt. Càng xanh đậm càng tốt. Một thời gian sau màu xanh sẽ mờ dần đi Thành phần bài thuốc gồm: Hạnh nhân, đào nhân, chi tử, gạo nếp, hạt tiêu sọ và lòng trắng trứng gà. Theo nghiên cứu dược lí cho thấy bài thuốc có tác dụng khu phong, giải biểu tà, hành huyết, hóa ứ trệ, ôn kinh, tán hàn, thanh huyết nhiệt, chỉ thống (giảm đau)… Các vị trong bài thuốc có tác dụng dược lí đã khẳng định: Hạnh nhân có tác dụng đặc biệt đối với quá trình dẫn hạ khí huyết, thấu biểu tán tà khu phong, giải biểu. Chi tử có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, thông suốt”tam tiêu”. Đào nhân có tác dụng thông huyết ứ, hành khí. Hạt tiêu tính ấm nóng, có tác dụng ôn khí tán hàn, làm ấm bụng, giảm đau, tiêu thực, kích thích tiết dịch vị, kháng khuẩn, diệt trùng, kích thích tiêu hóa, giảm đau, trị đau bụng do lạnh. Gạo nếp có tác dụng bổ trung, ích khí, chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy… Lòng trắng trứng gà chứa prô-tê-in, ca-lo, ni-a-cin, ri-bu-fla-cin và vi lượng như ka-li, ma-giê… Lòng trắng trứng gà làm tăng tiếp xúc hỗn hợp thuốc với vùng da của gầm bàn chân, giữ độ ẩm cho hỗn hợp thuốc hoạt động. Đồng thời, lòng trắng trứng gà còn có tác dụng hút tà khí từ cơ thể ra ngoài hỗn hợp thuốc, làm cho da vùng lòng bàn chân và hỗn hợp thuốc chuyển từ màu vàng sang màu mực Cửu Long. Trên đây là thông tin về bài thuốc chống đột quỵ não từ Lương y Đỗ Thị Xuyến (TP Hà Nội) có kinh nghiệm gia truyền trong việc phòng chống đột quỵ não. Tuy nhiên, bài thuốc này chưa được kiểm chứng và công nhận. Do đó nếu muốn dùng các bài thuốc này, hãy tìm đến các cơ sở y tế và những thầy thuốc có chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn đầy đủ. Xem thêm: Cách phòng chống đột quỵ não Chia sẻ

Điều trị đột quỵ não "đúng cách, hiệu quả, phục hồi nhanh"

Đột quỵ não là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây tử vong cao. Điều trị đột quỵ não càng sớm thì tổn thương và di chứng để lại càng được giảm thiểu. Nhưng sơ cứu và điều trị đột quỵ não như thế nào cho hợp lý, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ não Cứ mỗi phút bệnh nhân không được điều trị đột quỵ não đặc hiệu thì có khoảng 2 triệu nơron thần kinh mất đi. Thời gian can thiệp trễ các tế bào thần kinh càng chết đi nhiều hơn và hậu quả tàn phế cũng như tử vong sẽ cao hơn so với bệnh nhân được điều trị đột quỵ não sớm. Như vậy, khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ não, người nhà cần phải: Gọi ngay xe cấp cứu hoặc dùng xe hơi nhà, taxi đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Khi di chuyển nên để bệnh nhân nằm yên trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Không nên đi xe máy hoặc đi trên đường xóc, bởi sẽ gây đứt mạch não nhuyết ápnh hơn. Lau đờm dãi, bỏ các vật trong miệng có thể làm bệnh nhân khó thở như răng giả, thức ăn còn sót lại… Đặc biệt, không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Trong trường hợp, nếu mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở, phải ngay lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân theo tỉ lệ 1:5. Việc sơ cứu cho người bị đột quỵ não hợp lý sẽ góp phần giảm nhẹ những hậu quả của đột quỵ não gây ra, có thể cứu sống nạn nhân thoát khỏi cái chết trong vài gang tấc. Đọc tiếp: Đột quỵ não là gì? Cách điều trị đột quỵ não Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Ngọc (Giám đốc trung tâm đột quỵ não – BVTWQĐ 108), việc điều trị đột quỵ não sẽ được tiến hành cụ thể dựa vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tiến trình điều trị đột quỵ não được thực hiện phổ biến như sau: Điều chỉnh huyết áp cao: Vấn đề tuần hoàn máu là quan trọng đầu tiên, ở vùng này, mạch máu giãn tối đa do cơ chế bảo vệ tự động (thành mạch mất chức năng do thiếu ôxy, nhiễm toan). Bởi vậy, chỉ số bơm máu lên não phụ thuộc vào huyết áp động mạch. Nếu huyết áp bị hạ đột ngột hoặc bị hạ nhiều sẽ gây giảm áp lực bơm máu vùng tranh tối – tranh sáng, gây chết tế bào vĩnh viễn. Do vậy, huyết áp nên giữ ở mức cao hợp lý. Điều chỉnh huyết áp thấp: Tìm và giải quyết nguyên nhân gây huyết áp thấp (thuốc, khối lượng thải ra, suy thất trái, bệnh thần kinh…): Cần ngừng, giảm các thuốc có thể là nguyên nhân gây hạ huyết áp Điều trị suy thất trái, thiếu máu Loại bỏ lợi niệu và alphuyết áp – betablocker Loại bỏ sự mất nước Bù đủ khối lượng dịch, máu căn cứ theo các xét nghiệm. Chống phù não: Phù não xuất hiện 3 giờ sau khi tắc mạch và tiến tới tối đa trong 24 giờ, tồn tại và lan toả trong 72 giờ. Chiến thuật chống phù não tích cực bao gồm: Kê đầu giường cao 25 – 30 độ Hạn chế kích thích Hạn chế dịch truyền Tăng thông khí, PCO2 đạt 25 – 35 mmHg (ngay lập tức) Phẫu thuật giảm ép, dẫn lưu Thuốc: Manitol 20%, dùng 1g/kg, tĩnh mạch trong 5-30 phút, nhắc lại: 0,25 -0,5g/kg mỗi 2 – 6 h (dùng ngay sau 30 phút) Glyxerol 40%, 0,25 – 1g/kg, mỗi 4 – 6h, dùng sau khởi phát 8 – 12h, dùng toàn bộ 24 – 48h Lợi tiểu (furosemid) có thể cho với các tác nhân tăng thẩm thấu nhất là suy tim Khuyến cáo, không dùng glucoza dưới bất cứ hình thức nào trong đột quỵ Duy trì đường máu hợp lý: Các tác giả khuyên nên giữ glucoza máu ở mức < 160 – 180 mg% hoặc 5,5 – 8 mmol/lít. Lưu thông đường thở: Ở các bệnh nhân có rối loạn chức năng hô hấp, thiếu ôxy vùng tranh tối – tranh sáng càng rõ rệt, cần cho thở ôxy và làm thông thoáng đường thở, hút đờm rãi và chống nhiễm trùng phế quản ngay lập tức, triệt để. Nên tránh cho ăn đường miệng sau đó hoặc để sau 2 -3 ngày, phòng viêm phổi do trào ngược. Giảm thân nhiệt: Sẽ làm giảm nhu cầu chuyển hoá các nơron, tăng sức chịu đựng của nơron với sự giảm ôxy tới 20 – 30%. Nên giữ nhiệt độ phòng khoảng 22 – 26 oC. Tăng cường chuyển hoá, nuôi dưỡng: Nuôi dưỡng qua đường sonde dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, giúp tăng cường chuyển hoá cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột. Phục hồi sau đột quỵ não Mục tiêu của điều trị đột quỵ não dài hạn là phục hồi chức năng cơ thể và ngăn ngừa sự tái phát của các cơn đột quỵ não. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người bệnh. Quá trình phục hồi chức năng bắt đầu trong bệnh viện sau cơn đột quỵ càng sớm càng tốt. Và những biện pháp được thực hiện nhằm phục hồi chức năng sau đột quỵ não là: Phục hồi các chức năng vận động tại phần cơ thể bị liệt: tập ngồi, đứng, đi bộ… Phục hồi các chức năng khác: ăn uống (chức năng nuốt), ngôn ngữ giao tiếp, tự thuyết ápy quần áo, tắm rửa… Cải thiện các rối loạn về mặt tâm thần, cảm xúc. Chăm sóc đường ruột và ống thông tiểu để tránh tình trạng mất kiểm soát chức năng bàng quang và ruột. Khám bệnh thường xuyên nhằm phát hiện và kiểm soát tốt các nguyên nhân gây đột quỵ não như: bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, tăng cholesterol trong máu, béo phì… Loại bỏ các thói quen xấu có hại cho sức khỏe như: hút thuốc lá, uống rượu, căng thẳng, mất ngủ thường xuyên… Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn nhiều chất béo, cholesterol và muối, bởi chúng có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ não. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đột quỵ não mà bác sĩ cho dùng loại thuốc nào và liều dùng phù hợp để quá trình điều trị đột quỵ não nhanh chóng hồi phục. Do đó bệnh nhân và người nhà cần tuyệt đối phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc. Tóm lại, đột quỵ não là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không nhận biết và điều trị đột quỵ não kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề với sức khỏe, thậm chí tử vong. Đột quỵ não cũng có thể tái phát lần hai và lần ba sau đó. Do vậy, để phòng tránh đột quỵ não tái phát, mọi người cần thực hiện lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc phòng và điều trị đột quỵ não hợp lý. Chia sẻ

Đột quỵ não: Những điều cần biết để xử trí đúng & kịp thời

Đột quỵ não là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay bởi nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Đặc trưng của bệnh đột quỵ não là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não và xuất huyết não. Vậy bệnh đột quỵ não là gì? Nguyên nhân và hậu quả để lại của bệnh đột quỵ não ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: Mục lục1, Đột quỵ não là gì?2, Nguyên nhân gây đột quỵ não?3, Triệu chứng của đột quỵ não4, Hậu quả để lại của đột quỵ não như thế nào?5, Cách phòng chống đột quỵ não ra sao? 1, Đột quỵ não là gì? Bệnh đột quỵ não hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não đột ngột xảy ra do tắc nghẽn mạch máu đi nuôi não gây đột quỵ nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não gây đột quỵ xuất huyết não. Lúc này, não bộ không được cung cấp oxy đủ để có thể hoạt động được nên một vùng não nào đó sẽ ngưng hoạt động và kéo theo không điều khiển các cơ quan khác hoạt động, có thể gây liệt nửa người, tay, chân, rối loạn ngôn ngữ, mất ý thức và có thể đi vào hôn mê… và nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách thì vùng não sẽ chết và người bệnh có thể tử vong. 2, Nguyên nhân gây đột quỵ não? Tùy theo từng thể đột quỵ não mà nguyên nhân khác nhau, trong đó: Thiếu máu cục bộ: Chiếm tỷ lệ phổ biến trong các trường hợp đột quỵ (80%). Bệnh thường gặp sau một cơn đau hoặc cục máu đông có thể hình thành trong các mạch máu của não, hoặc trong mạch máu dẫn đến não, hay trong các mạch máu ở những nơi khác của cơ thể đi đến não; những cục máu đông chặn lưu lượng máu đến các tế bào của não, dạng này chiếm tỉ lệ cao trên 80% các ca đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân chính do xơ vữa động mạch não, bệnh tim, tắc mạch do nguyên nhân khác. Chảy máu não: Chiếm 15% các trường hợp bị đột quỵ. Nguyên nhân do tăng huyết áp hoặc vỡ phình mạch hoặc dị dạng mạch máu não gây xuất huyết dưới màng nhện, xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não, hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh, do rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông. Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân chính đó, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc đột quỵ như: yếu tố di truyền, stress căng thẳng, ăn mặn, nhiễm khuẩn, chế độ dinh dưỡng kém và thiếu luyện tập… Các nhà nghiên cứu còn phát hiện thêm 5 yếu tố khác là tiểu đường, dư thừa chất cồn, stress và trầm cảm, rối loạn tim và mỡ máu, họ nhận thấy chúng có thể giải thích cho 90% các trường hợp đột quỵ. Xem chi tiết: Nguyên nhân gây đột quỵ não 3, Triệu chứng của đột quỵ não Triệu chứng của đột quỵ não phổ biến là: Bất ngờ có cảm giác tê – mất cảm giác hoặc yếu liệt cơ mặt, tay hay chân, kèm theo cứng cổ, đặc biệt ở một bên của cơ thể. Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân Thị lực mất hoặc giảm ở một hoặc cả hai mắt Tê cứng miệng lưỡi, người bệnh trở nên khó nói, nói ngọng, phải gắng sức mới phát âm được. Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể. 4, Hậu quả để lại của đột quỵ não như thế nào? Đột quỵ não không chỉ nguy hiểm đối với bản thân bệnh nhân mà còn là gánh nặng của gia đình và xã hội. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy  có trên 4 triệu người đang sống với nhiều khó khăn về sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày sau khi bị đột quỵ não. Bên cạnh đó, con cái, gia đình và các bệnh viện, tổ chức xã hội cũng khá vất vả để giải quyết, khắc phục những hậu quả của đột quỵ não gây ra. Yếu nhẹ nửa người hoặc liệt hoàn toàn nửa người (liệt hẳn một bên cơ thể). Giảm và mất cảm giác một bên cơ thể. Mất thăng bằng cơ thể đi đứng không vững Không diễn tả được ý nghĩ, lời nói, không hiểu chữ viết và lời nói người khác. Khó nuốt hoặc nuốt sặc. Giảm thị lực và hoặc giảm thị trường (tầm nhìn xung quanh bị hạn chế). Mất khả năng kiểm soát cảm xúc và thay đổi tâm trạn. Trí nhớ, khả năng nhận thức, đánh giá, giải quyết vấn đề bị suy giảm Không tự chăm sóc được bản thân, cần có người giúp đỡ, hỗ trợ. Đa số bệnh nhân sau khi đột quỵ sức khỏe yếu, sa sút tinh thần, không tự chăm sóc cho bản thân và để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu trường hợp đột quỵ do xuất huyết não, không được cấp cứu kịp thời, đúng cách thì nguy cơ tử vong rât cao. Đọc tiếp: Cách điều trị đột quỵ não 5, Cách phòng chống đột quỵ não ra sao? Dưới đây là những cách phòng chống đột quỵ mà đã được chứng minh là giảm thiểu tối đa nguy cơ bị đột quỵ Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên. Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt, nhất là ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình cao áp huyết và bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, rung nhĩ, bệnh van tim… Kiểm soát đường huyết, phòng và điều trị tiểu đường, vì khi bị bệnh tiểu đường, có thể gây xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não, gây bệnh đột quỵ não. Kiểm soát cholesterol rong máu, phòng và điều tị bệnh mỡ máu cao, bệnh đa hồng cầu vì những bệnh này có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não. Điều trị rối loạn nhịp tim. Không hút thuốc lá, vì thuốc lá là nguy cơ chính dẫn đến bệnh đột quỵ não dù chỉ ở tuổi trung niên. Hạn chế uống rượu và không dùng các chất kích thích hoặc ma túy. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Không ăn nhiều mỡ, nhiều chất ngọt, tinh bột; nên ăn nhiều rau, củ, trái cây giàu các chất chống oxy hóa, chống gốc tự do giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động của não và tim. Ngủ là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tuần hoàn máu lên não, tránh các tác nhân gây mất ngủ, nên ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng/ngày. Thường xuyên vận động và tập luyện đều đặn, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, thiền, yoga… Giữ tinh thần thoải mái, không âu lo, tránh căng thẳng và stress. Tránh sự thay đổi khí hậu và thời tiết vì chúng có tác động rất nhạy cảm, khởi phát cơn thiếu máu não nhất là khoảng thời điểm giao mùa, thay đổi đột ngột từ môi trường không khí giữa lạnh và nóng với khoảng cách quá cao cũng là yếu tố thuận lợi gây tái phát cơn thiếu máu não. Tóm lại, bệnh đột quỵ là căn bệnh rất nguy hiểm, khó cấp cứu và chữa trị, nên khả năng hồi phục sức khỏe như ban đầu là rất khó, đa số bệnh nhân đột quỵ đều gặp phải những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh, tốn chi phí điều trị của gia đình và xã hội. Vì vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời có vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân tránh những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong mà căn bệnh gây ra. Chia sẻ

Mối quan hệ nguy hiểm giữa bệnh xơ vữa động mạch và đột quỵ

Đột quỵ – được xem là biến chứng nguy hiểm và dễ gặp nhất ở những người bị xơ vữa động mạch. Theo thống kê tại Việt Nam, có xấp xỉ 50% số bệnh nhân bị đột quỵ tử vong, những người may mắn sống sót, có đến 90% để lại di chứng tàn tật tùy theo mức độ tổn thương của não. Vậy mối quan hệ giữa xơ vữa động mạch và đột quỵ là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Xơ vữa động mạch là bệnh gì? Xơ vữa động mạch: Là tình trạng động mạch bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn do các mảng xơ vữa động mạch, ngăn cản máu đi đến tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Các mảng xơ vữa được tạo thành từ các chất béo, cholesterol và các hợp chất khác có trong máu. Khi máu không được lưu thông đến tim, não trong một khoảng thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng như các cơn đau ngực, hoa mắt, chóng mặt,… Nguy hiểm hơn, theo thời gian các mảng xơ vữa lớn dần lên khiến cho thành động mạch bị dày lên và xơ cứng. Khi các mảng xơ vữa nứt vỡ tạo ra các cục máu đông, lấp kín động mạch gây nên các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Cho đến nay, nguyên nhân gây xơ vữa động mạch chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chứng minh rằng sự hình thành các mảng xơ vữa có liên quan đặc biệt đến sự tổn thương của các tế bào nội mạc. Nội mạc là lớp tế bào mỏng trong cùng của thành mạch, có vai trò bảo vệ thành mạch và sinh ra các chất chống lại xơ vữa động mạch. Do vậy, ta có thể hiểu đơn giản, căn nguyên gây xơ vữa động mạch chính là do tổn thương lớp nội mạc, các yếu tố tác động làm lớp nội mạc bị tổn thương được xếp vào nguyên nhân gây xơ vữa động mạch bao gồm: Rối loạn lipid máu Tăng huyết áp Béo phì Hút thuốc Lượng đường trong máu cao 2. Xơ vữa động mạch nguy hiểm như thế nào? Xơ vữa động mạch được ví như “sát thủ âm thầm” bởi nó không có biểu hiện cụ thể ở những giai đoạn đầu. Chỉ đến khi bệnh trở nặng mới xuất hiện biến chứng nguy hiểm đe dọa đến cuộc sống và tính mạng của con người. Các biến chứng nguy hiểm của xơ vữa động mạch mang lại phụ thuộc vào vị trí động mạch bị tổn thương: Xơ vữa động mạch vành: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột tử,… Xơ vữa động mạch cảnh: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thiếu máu lên não, độ quỵ,… Xơ vữa động mạch ngoại biên: Tê bì chân tay, đau khi vận động nhiều, hoại tử chân, cụt chi,… Theo báo cáo của Tổ chức Y Tế thế giới, mỗi năm toàn cầu có 7 triệu người tử vong vì nhồi máu cơ tim và 5 triệu người chết vì đột quỵ. Đây là hai trong những bệnh gây tử vong hàng đầu hiện nay và đều xuất phát từ một nguyên nhân đó là xơ vữa động mạch. Với những số liệu đáng báo động trên, xơ vữa động mạch được coi là một bệnh vô cùng nguy hiểm, căn nguyên gây ra các hệ lụy nghiêm trọng về tim mạch, đột quỵ, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 3. Thế nào là đột quỵ? Đột quỵ là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Tình trạng này có thể do sự tắc nghẽn mạch máu não.Khi dòng máu không thể đi đến não dẫn đến tình trạng thiếu máu não, khiến các mô não hoại tử và bắt đầu chết đi trong vài phút. Vì lý do đó, đột quỵ được coi là một bệnh nghiêm trọng cần cấp cứu y tế và điều trị kịp thời. Có 2 dạng đột quỵ chính bao gồm: Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Hầu hết các trường hợp này là do xơ vữa động mạch gây ra. Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não. Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn. Đột quỵ do xuất huyết: Những đột quỵ này gây ra bởi vết nứt trên bề măt não khiến chảy máu vào não mà nguyên nhân thông thường là so huyết áp cao làm động mạch nhỏ vỡ ra hay các mạch máu bất thường như phình động mạch và mạch máu não dị dạng cũng có khả năng vỡ cao. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ. Bệnh đột quỵ não là một chứng bệnh nguy hiểm lại tiềm ẩn xảy ra ở nhiều đối tượng, nhưng nó đáng sợ khi bạn bước sang tuổi lão hõa. Chúng có thể xuất hiện đột ngột với nguy cơ tử vong cao. Trong số những ca đột quỵ, số ca tử vong chiếm hơn 50%, chỉ có 10% trong số những người sống sót là có thể bình phục hoàn toàn, số còn lại sẽ để lại những biến chứng nặng nề như: liệt toàn thân, mất khả năng nhận thức, mất khả năng nói, rối loạn thị lực,… Do đó, đột quỵ được xếp vào nguyên nhân gây tử vong cao thứ 3 sau các bệnh lý tim mạch và ung thư, nhưng là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ nhất. 4.Xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính gây đột quỵ Một trong những nguyên nhân gây nên đột quỵ không thể không kể đến xơ vữa động mạch. Một nghiên cứu cho thấy, trong số các cơn đột quỵ, có 50% là do xơ vữa động mạch. Đây là một căn bệnh tiến triển âm thầm có thể kéo dài hàng chục năm, và không có triệu chứng cảnh báo nào trong những giai đoạn đầu cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng, do đó nó thành nguy cơ đối với các tổn thương não bộ. Đột quỵ xảy ra khi động mạch cảnh ( động mạch dẫn máu từ tim lên nuôi não ) bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn, lưu lượng máu tuần hoàn não giảm trầm trọng gây hoại tử khiến não bị tổn thương. Cơ chế gây đột quỵ ở người xơ vữa động mạch là do nghẽn mạch bởi các mảng xơ vữa hay các cục huyết khối được giải thích như sau: Trường hợp động mạch bị hẹp do các mảng xơ vữa: Cản trở máu lưu thông lên não gây nên các triệu chứng như hoa mắt, đau đầu, chóng mặt,… Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên này được coi như một cơn đột quỵ nhỏ. Chúng làm lưu lượng máu lên não tạm thời bị gián đoạn và sau đó lại được phục hồi trở lại bình thường. Do tính chất phục hồi nhanh chóng cùng với các triệu chứng tương tự các bệnh cảm cúm thông thường khiến nhiều người chủ quan, mà không biết rằng những tình trạng thiếu máu thoáng quá này là biểu hiện cho cơn đột quỵ trong tương lai gần. Trường hợp nặng hơn, đột quỵ xảy ra do các cục máu đông: Các cục máu đông có thể xuất phát từ tim ở bệnh nhân rung nhĩ hay nhồi máu cơ tim, hoặc bất thường van tim, mặt khác cục huyết khối cũng có thể xuất phát từ những mảng vữa xơ của động mạch cảnh vùng cổ hoặc từ quai động mạch chủ. Các cục máu đông này được hình thành từ những mảng xơ vữa vỡ ra kết dính với tiểu cầu. Đôi khi chúng cũng có thể từ một mảnh u nhầy, mảnh can xi hoá, mỡ hoặc khí. Thông thường các cục máu đông theo hướng dòng chảy tới các mạch máu não có đường kính nhỏ hơn gây tắc như động mạch não giữa. 5. Cần làm gì để ngăn ngừa đột quỵ ở bệnh nhân xơ vữa động mạch? Cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ ở bệnh nhân bị xơ vữa động mạch là cầ kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây bệnh này. Các biện pháp phòng ngừa cụ thể còn phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn trong động mạch cảnh của bạn. Trong đó các biện pháp tự nhiên như thay đổi lối sống bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và từ bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe luôn được các bác sĩ khuyên dùng. Thay đổi lối sống Nguyên nhân gián tiếp gây ra xơ vữa động mạch hầu hết đến từ những thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh. Thay đổi lối sống có thể làm chậm tiến triển của xơ vữa động mạch và làm giảm nguy cơ đột quỵ. Những biện pháp phòng ngừa tự nhiên này bao gồm: Chế độ ăn lành mạnh: Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh và trái cây. Hạn chế sử dụng chất béo không lành mạnh như mỡ động vật, nội tạng, đồ chiên xào, thay thế các chất béo bão hòa bằng các chất béo lành mạnh từ thực vật tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, dầu hướng dương,… Loại bỏ các đồ ăn chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật, thị mỡ động vật, các đồ  ăn chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,… Lựa chọn các nguồn đạm ít béo như trứng, cá béo, thịt ức gà bỏ da,… Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thải độc cơ thể, tiêu hao mỡ thừa, làm cơ bắp của bạn sử dụng oxy hiệu quả hơn, cũng như cải thiện lưu thông máu. Nó cũng có thể làm giảm huyết áp cao và phòng ngừa đột quỵ. Bạn nên tập luyện thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày và 5 lần /tuần. Các bài tập nhẹ nhàng mà người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga,… Cần duy trì thể dục ngay cả khi cơ thể bạn khỏe mạnh, điều này giúp bạn hình thành thói quen tốt, có lợi đối với cơ thể và sức khỏe của bạn. Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm hại các mạch máu của bạn. Khói thuốc lá có chứa nicotin làm tăng nhịp tim và co dãn mạch, dẫn đến tăng huyết áp gây nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch, nó cũng làm tăng tình trạng viêm trong động mạch và làm cho tiểu cầu trong máu đông lại (cục máu đông) dễ dàng hơn – đây chính là nguyên nhân gây đột quỵ não. Nếu bạn hút thuốc, bỏ thuốc là bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch và các yếu tố nguy cơ đột quỵ liên quan. Giảm cân nếu bạn béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ làm tăng mỡ máu gây nên các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao – những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Theo một số nghiên cứu, người bị thừa cân có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn 22% so với người có trọng lượng bình thường, trong đó những người bị béo phì có nguy cơ cao hơn tới tận 64%. Do đó, hãy giảm cân nếu bạn béo phì bằng cách kết hợp chế độ an uống khoa học và luyện tập thể dục đều đặn để đảm bảo an toàn sức khỏe của bạn. Theo dõi các chỉ số cơ thể: Khi bị xơ vữa động mạch có 4 chỉ số bạn cần theo dõi thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ đó là: cân nặng, huyết áp, nồng độ cholesterol máu, chỉ số đường huyết. Bạn có thể tự kiểm tra các chỉ số này ở nhà hoặc gặp bác sĩ thường xuyên nếu bạn không có đủ các dụng cụ đo hoặc kiến thức về chúng. Hãy ghi chép cẩn thận để theo dõi xem các chỉ số trên có xu hướng tăng hay giảm, từ đó có phương pháp khắc phục kịp thời. Sử dụng thuốc Ngoài việc ăn uống khoa học và luyện tập thể thao thường xuyên, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng thêm một số loại thuốc để kiểm soát huyết áp và giảm cholesterol như aspirin – để làm loãng máu, hay statins – để kiểm soát mỡ máu. Thuốc được sử dụng trong trường hợp việc thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát tình trạng tiến tiển của xơ vữa động mạch. Lưu ý: Nếu thực sự muốn dùng thuốc, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn. Tất cả các loại thuốc cần được sử dụng theo liều lượng và đúng theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Nắng nóng kéo dài nguy cơ đột quỵ tăng cao

Nắng nóng kéo dài cả nước khiến số ca đột quỵ tăng cao các bệnh viện bắt đầu dấu hiệu quá tải, bộ y tế đã đưa ra lời cảnh báo. Với đà nắng nóng còn tiếp tục, đột qụy đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người đặc biệt là người lớn tuổi, trẻ nhỏ và người làm việc ngoài trời.  Mục lụcNóng nắng và đột quỵĐối tượng dễ đột quỵ khi nắng nóngDấu hiệu cảnh báo tiền đột quỵXử lý khi gặp người đột quỵ do nắng nóngCách phòng đột quỵ khi trời nắng nóng Nóng nắng và đột quỵ Đột quỵ là căn bệnh gây tử vong đứng thứ 2 sau tim mạch. Đây là căn bệnh không còn lạ lẫm gì ở Việt Nam và hiện đang có xu hướng trẻ hóa người mắc bệnh. Có đến 80% người mắc đột quỵ là do tắc mạc máu não bởi cục máu đông gây ra và 20% còn lại là do xuất huyết não. Với tình hình nắng nóng khắp cả nước lên tới 40 độ C, sự mất nước thông qua việc đổ mồ hôi của cơ thể khiến các mạch máu có khuynh hướng trở nên lồi lõm, độ kết dính trong máu tăng cao dễ dẫn đến khả năng xuất hiện các cục máu đông – nguyên nhân chủ yếu gây ra tử vong vì đột quỵ. Đặc biệt đáng lưu ý, nguy cơ tử vong do nhồi máu não của người cao tuổi ở mức nhiệt độ 32°C trở lên tăng cao hơn nhiều so với mức nhiệt độ 27-29°C chưa cần nói đến tình trạng nóng nắng kéo dài như hiện nay. Đột quỵ do nắng nóng là tình trạng thân nhiệt trung tâm cao trên 40 độ C, da nóng, khô kèm theo các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật và thậm chí có thể hôn mê. Đối tượng dễ đột quỵ khi nắng nóng Nắng nóng kéo dài nguy cơ đột quỵ tăng cao, ai cũng có thể bị đột quỵ song các đối tượng dưới đây nguy cơ đột quỵ xảy ra cao hơn cả đó là: Người làm việc kéo dài trong môi trường có nhiệt độ cao như ở ngoài trời nắng nóng hoặc phải làm việc trong các lò gốm sứ, lò rèn, lò luyện kim… trong điều kiện độ ẩm không khí cao, không thông thoáng. Người làm việc liên tục với cường độ cao dưới trời nóng ẩm như các vận động viên chạy việt dã, đua xe đạp hoặc nông dân lao động chân tay trên những cánh đồng, đây được gọi là đột quỵ nắng nóng do gắng sức. Người già trên 60 tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ duới 4 tuổi Người mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường Người hút thuốc lá nhưng lại ít uống nước Người tiếp xúc đột ngột với môi trường nắng nóng, thiếu các trang bị bảo hộ ngăn ngừa nắng nóng. Dấu hiệu cảnh báo tiền đột quỵ Các dấu hiệu sau đều cảnh báo nguy cơ xảy ra đột quỵ: Đau đầu, chóng mặt, choáng váng. Không có mồ hôi, mặc dù cơ thể rất nóng Da đỏ, nóng và khô Chuột rút, tê chân tay người Buồn nôn và nôn Nhịp tim nhanh, kèm theo thở nông Thay đổi hành vi như rối loạn, mất phương hướng Phát cơn động kinh Ngất xỉu. Xử lý khi gặp người đột quỵ do nắng nóng Khi bắt gặp người có các triệu chứng đột quỵ do nắng, ngay lập tức hãy gọi cấp cứu 115, nếu gần bệnh viện hãy chuyển người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức. Trong lúc chờ đợi xe cấp cứu hãy đưa bệnh nhân vào nơi râm mát cởi bỏ bớt quần áo. Nếu có điều kiện hãy: Dùng quạt để làm mát, áp khăn ướt lên người nạn nhân. Có thể chườm nước đá ở các vùng bẹn, nách vì đây là những khu vực có nhiều mạch máu gần với da, khi làm mát chúng có thể giúp giảm nhiệt độ của cơ thể. Cho nạn nhân vào bồn tắm xả nước mát vào. Cấp cứu người đột quỵ đúng cách Cách phòng đột quỵ khi trời nắng nóng Để phòng chống đột quỵ khi nắng nóng kéo dài hãy lưu ý những điều sau: Người cao tuổi, trẻ nhỏ nên hạn chế ra ngoài trời đặc biệt là trong các giờ nắng cao điểm: 8h sáng – 5h chiều Người ngồi trong điều hòa nên khống chế nhiệt độ khoảng 27 độ C và không nên để chênh lệch giữ trong phòng điều hòa và ngoài phòng quá cao. Không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian vài phút để thích ứng với nhiệt độ ngoài trời Uống đủ nước, không khát cũng phải uống đủ nước. Có thể thay nước lọc bằng nước ép trái cây rau củ quả. Lượng nước cần bổ sung từ 1,5- 2lít nước cho cơ thể mỗi ngày. Nếu phải tập luyện nên uống 1 cốc nước trước khi tập và cứ sau 20 phút vận  đông mạnh nên bổ sung nước 1 lần. Đi ra ngoài trời cần mặc quần áo nhẹ rộng màu sáng dài tay, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang kính đầy đủ. Bôi kem chống nắng trước 30 phút. Hạn chế ra ngoài khi nắng nóng. Không sử dụng rượu bia hoặc cà phê bởi các chất cồn và caffein sẽ làm bạn bị mất nước nhiều hơn, làm bạn dễ bị đột quỵ do nắng nóng hơn. Kiểm soát lượng nước tiểu của bạn khi thời tiết nắng nóng. Nếu nước tiểu bỗng nhiên sẫm màu hơn bình thường, chứng tỏ bạn đang bị thiếu nước. Hãy bổ sung ngay nước cho cơ thể. Không hút thuốc lá Cải thiện môi trường làm việc: thông gió, thông khí đảm bảo; không làm việc hoặc có những hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi. Đảm bảo ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng tăng cường rau xanh và hoa quả tươi. Chia sẻ

Loading...