Tai biến - Đột quỵ

Đột quỵ não có mấy loại?

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu thế giới. Đột quỵ não có hai loại, khác nhau về tổn thương, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và cách điều trị. Đó là đột quỵ xuất huyết não (hay còn gọi là chảy máu não) và đột quỵ nhồi máu não (hay còn gọi là tắc mạch máu não). Mục lục1, Xuất huyết não và nhồi máu não là gì?2, Nguyên nhân gây ra hai loại đột quỵ não3, Phân biệt triệu chứng của xuất huyết và nhồi máu não4, Phân biệt cách điều trị xuất huyết não và nhồi máu não 1, Xuất huyết não và nhồi máu não là gì? Trước tiên, chúng ta cần phân biệt được khái niệm xuất huyết não và nhồi máu não là gì: Định nghĩa đột quỵ xuất huyết não Định nghĩa đột quỵ nhồi máu não Đột quỵ chảy máu não: ít phổ biến hơn (chiếm 15% bệnh đột quỵ não), xảy ra khi bị vỡ mạch máu não, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh nhô máu não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh. Nhồi máu não: là dạng phổ biến của đột quỵ não (chiếm 80% đột quỵ não), xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối hoặc hẹp xơ vữa động mạch. Tình trạng tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối. 2, Nguyên nhân gây ra hai loại đột quỵ não Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ não thường rất nhiều, và được chia ra cụ thể như sau: Nguyên nhân gây ra xuất huyết não Nguyên nhân gây ra nhồi máu não Nguyên nhân: Chảy máu trong não: vỡ các mạch máu trong não do các mạch này bị tổn thương bởi tăng huyết áp, tiểu đường và tuổi cao Chảy máu não thất: do vỡ các mạch máu sát thành não thất, phồng mạch hoặc chảy máu nhu mô não máu tràn vào trong não thất, tăng huyết áp… Chảy máu dưới nhện: do yếu hoặc vỡ các động mạch máu não (phồng mạch, dị dạng tĩnh mạch não…), máu bao bọc xung quanh não. Các yếu tố nguy cơ: Tăng huyết áp Vỡ bất thường mạch máu não: thường là nguyên nhân gây xuất huyết ở người trẻ tuổi Phình động mạch Dị dạng động – tĩnh mạch U tĩnh mạch xoang hang Rối loạn đông máu, cầm máu Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (do vỡ các phình mạch nấm) Xuất huyết não chuyển dạng sau nhồi máu. Nguyên nhân: Tắc mạch máu não: các cục máu đông di chuyển từ tim hoặc các mạch máu ở cổ di trú lên não Huyết khối: cục máu đông hình thanh trong các mạch máu não, thường do xơ vữa động mạch Nhồi máu não ổ khuyết: do tắc các mạch máu nhỏ trong não, thường do tăng huyết áp hoặc bệnh tiểu đường. Các yếu tố nguy cơ: Xơ vữa mạch Bệnh tim gây huyết khối: rung nhĩ, hẹp hai lá, viêm nội tâm mạc Phình tách động mạch chủ Tăng huyết áp Hút thuốc lá Đái tháo đường Dùng thuốc tránh thai Đa hồng cầu Tiền sử gia đình tai biến thiếu máu cục bộ não. 3, Phân biệt triệu chứng của xuất huyết và nhồi máu não Những triệu chứng dưới đây có thể giúp các bác sĩ và bệnh nhân phân biệt được đâu là đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ nhồi máu não. Từ đó có phương pháp điều trị đột quỵ não thích hợp nhất: Triệu chứng của đột quỵ xuất huyết não Triệu chứng của đột quỵ nhồi máu não Đột quỵ xuất huyết não thường diễn ra đột ngột ở bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Các triệu chứng thường rầm rộ, bệnh nhân vật vã, bị nôn mửa, rối loạn cơ tròn, đau đầu, trong cơn thấy huyết áp tăng đột ngột, có dấu hiệu hội chứng màng não. Thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi, có tiền sử huyết áp hoặc không, thường xảy ra vào ban đêm hoặc gần sáng, khi nghỉ ngơi. Các dấu hiệu thần kinh khu trú có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ tăng dần, có thể rối loạn ý thực hoặc không. Thường bệnh nhân ít có trạng thái kích thích vật vã, ít nôn và hiếm rối loan cơ tròn, không có hội chứng màng não Nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh tim thì càng gợi mở ra nguyên nhân dẫn đến nhồi máu não. 4, Phân biệt cách điều trị xuất huyết não và nhồi máu não Cách thức điều trị xuất huyết não và nhồi máu não là khác nhau: Cách điều trị đột quỵ xuất huyết não Cách điều trị đột quỵ gây ra nhồi máu não Thuốc và phẫu thuật: Xuất huyết dưới nhện: Nimotop truyền tĩnh mạch 1-2mg/giờ trong tuần đầu, sau đó 30mg x 10-12 viên/ngày uống Phẫu thuật lấy máu tụ Phẫu thuật dẫn lưu não thất Phẫu thuật kẹp túi phình hoặc nút mạch Lưu ý: Khi cấp cứu đột quỵ não, người nhà bệnh nhân cần chú ý không cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự cho phép của các bác sĩ. Bởi nếu uống thuốc không đúng có thể gây biến chứng khiến bệnh nhân tử vong ngay. Thuốc điều trị: Dùng thuốc tiêu sợi huyết làm tan cục máu đông đường tĩnh mạch khi bệnh nhân đến sớm nhỏ hơn 3 giờ kể từ khi có triệu chứng khởi phát đầu tiên. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ. Dự phòng tái phát: Thuốc chống ngưng tập tiểu cần: Aspirin 300mg – 325mg/ngày uống dài ngày Trong trường hợp có chống chỉ định dùng aspirin hoặc đã dùng aspirin mà thất bại : Ticlopidin (Ticlid) Trên đây là các thông tin nhằm phân biệt đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ nhồi máu não. Nắm được kiến thức về khái niệm, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hai loại trên sẽ giúp chúng ta có biện pháp để phòng ngừa đột quỵ não một cách hiệu quả và khoa học nhất. Đọc thêm: Bài thuốc chống đột quỵ não gia truyền Chia sẻ

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não

Bệnh nhân sau khi bị bệnh đột quỵ não thường sức khỏe rất yếu và mắc một số di chứng nặng nề như: liệt nửa người, rối loạn nhận thức, ngôn ngữ, gặp khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt. Do đó vấn đề chăm sóc cho bệnh nhân sau đột quỵ não rất quan trọng, giúp bệnh nhân sớm hồi phục và nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống, cộng đồng. Mục lụcChăm sóc bệnh nhân đột quỵ não tại bệnh việnMục đích:2, Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não tại nhàChế độ dinh dưỡng:Chế độ sinh hoạt: Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não tại bệnh viện Mục đích: Duy trì chức năng sống: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa và bài tiết. Phòng ngừa các biến chứng: viêm phổi do trào ngược, tụt kẹt não, loét nằm, nhiễm khuẩn tiết niệu… giúp người bệnh vệ sinh cá nhân Phục hồi ý thức và vận động, hạn chế các di chứng, cải thiện chất lượng sống. Hướng dẫn cho người bệnh và gia đình hiểu biết về đột quỵ để tự theo dõi và dự phòng tái phát Do đó người nhà và bệnh nhân đột quỵ não cần tuân thủ các yêu cầu chăm sóc do bệnh viện đề ra. Nhờ sự hướng dẫn của các bác sĩ về cách chăm sóc sau ra viện, cũng như cách phục hồi chức năng sau đột quỵ não của các chuyên gia tư vấn. Khi ra viện bệnh nhân cần phải có hồ sơ tối thiểu cần thiết về bệnh, toa thuốc và các phác đồ điều trị tiếp theo nhằm đảm bảo cho quá trình hồi phục được nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa cơn đột quỵ tái phát. Đọc chi tiết: Tổng quan về bệnh đột quỵ não 2, Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não tại nhà Để quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ não hiệu quả thì việc ăn uống và thay đổi lối sống hàng ngày sẽ giúp người bệnh hồi phục và giảm nguy cơ đột quỵ não tái phát trở lại: Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đột quỵ não cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng với hàm lượng phù hợp. Khẩu phần ăn thường có khoai tây, cháo đặc, thịt nạc, cá biển, rau ngót hoặc rau cải cắt xay nhỏ nấu thành súp cho bệnh nhân, có thể cho thêm 1-2 thìa dầu thực vật vào súp. Các loại vitamin và chất khoáng có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa cũng giúp lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng mệt mỏi của cơ thể. Nhưng lưu ý, thức ăn phải được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ, xay súp để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ… Bệnh nhân bị đột quỵ não cũng cần tránh những thức ăn chứa nhiều gia vị cay, nóng hay gây kích thích như: Rượu bia, chè, cà phê, cacao… Chế độ ăn hàng ngày cần giảm muối và nước. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn và không an toàn như: Dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, xúc xích, đồ hộp… Chế độ sinh hoạt: Để phòng chống đột quỵ não tái phát, người nhà và bệnh nhân đột quỵ não cần tuần thủ chế độ sinh hoạt khoa học sau: Tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ não. Đồng thời điều trị theo đơn các bệnh lý mạn tính đang mắc như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch, rối loạn lipide máu… Phục hồi chức năng sống, chức năng vận động, hạn chế các di chứng loét mục, cứng khớp, teo cơ, đề phòng nhiễm khuẩn và loét mục thứ phát xảy ra. Với bệnh nhân đột quỵ não, không nên chỉ dùng thuốc tây, mà nên kết hợp giữa dùng thuốc và châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Người nhà nên thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân, điều đó sẽ giúp cho quá trình phục hồi nhanh hơn. Đồng thời sử dụng các liệu pháp tâm lý nhằm khôi phục trí nhớ và duy trì sự minh mẫn. Người bệnh cần uống thuốc đầy đủ theo đơn thuốc và tái khám đúng hẹn của các bác sỹ. Tất cả các bệnh nhân đột quỵ cần từ bỏ những thói quen như: hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, các bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm bổ não để não bộ nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh hơn. Xem thêm: Bài thuốc chống đột quỵ não Chia sẻ

Cứu sống người đột quỵ: Nguyên tắc vàng cần nhớ

Nguyên tắc vàng trong cấp cứu đột quỵ não sẽ giúp chúng ta nắm được kiến thức nhằm phát hiện và xử lý khi người thân bị đột quỵ não, cách quan tâm chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh trong việc phòng ngừa và điều trị đột quỵ não. “Giờ vàng” trong cấp cứu đột quỵ não là gì? Đột quỵ não là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, xếp hàng thứ 3 về tỷ lệ tử vong, sau ung thư và tim mạch, bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ bị đột ngột ngừng trệ. Nếu được cấp cứu sớm, trong vòng 3 giờ đầu kể từ khi có triệu chứng đột quỵ não đầu tiên thì bệnh nhân có khả năng phục hồi. Vì vậy, khoảng thời gian quý giá này thường được gọi là “Giờ vàng”. Cách sơ cứu đột quỵ não Khi thấy bệnh nhân có các dấu hiệu như: Đột ngột yếu, tê hay liệt mặt tay hoặc chân hay một phần nào đó của cơ thể Không nói được hoặc khó khăn trong nói hay hiểu ngôn ngữ. Mắt mờ, đặc biệt chỉ ở một mắt. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như nhức đầu dữ dội, chóng mặt, mất thăng bằng, mất khả năng phối hợp vận động. Hoặc có biểu hiện nôn mửa, sặc nước, thậm chí hôn mê… Hoặc chúng ta có thể nhận diện được bệnh đột quỵ não bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản: C. N. G. Yêu cầu người đó Cười Yêu cầu người đó Nói Yêu cầu người đó Giơ tay lên Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, người nhà bệnh nhân cần bình tĩnh thực hiện biện pháp sau: Đỡ người bệnh khỏi bị ngã và đặt xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu thấy bệnh nhân khó thở hay ngừng thở: thổi hơi vào miệng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị ngừng tim cần bóp tim ngoài lồng ngực Không tự ý cho bệnh nhân uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác. Không cạo gió, cắt lễ, cúng bái… Trong khoảng thời gian 3 giờ này nếu bệnh nhân được đưa đến các trung tâm cấp cứu đột quỵ hoặc các bệnh viện lớn có đủ khả năng điều trị thì cơ hội cho bệnh nhân sống sót và phục hồi là tốt. Việc điều trị đột quỵ não bằng thuốc tiêu sợi huyết là một trong những biện pháp tối ưu cho bệnh nhân đột quỵ. Khi thuốc tiêu sợi huyết được đưa vào bằng đường tĩnh mạch, nó sẽ làm tan cục máu đông, khơi thông dòng máu và cung cấp máu trở lại cho các vùng não đang bị thiếu máu. Chính vì thế, việc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết càng sớm càng tốt vì khi đó, cục máu còn chưa kịp bám chắc vào thành mạch thì hiệu quả sử dụng thuốc sẽ cao hơn, khả năng hồi phục sau điều trị sẽ thành công hơn. Vì vậy, cần khẩn trương đưa bệnh nhân tới nơi có thể điều trị nhanh chóng nhằm giảm thiểu các di chứng vô cùng nguy hiểm của đột quỵ não sau này. Xem thêm: Cách cấp cứu đột quỵ não Khi đột quỵ não đã qua thời điểm “giờ vàng” Đột quỵ não nhồi máu khi đã qua 3 giờ vàng, việc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch (dùng thuốc tiêu huyết khối qua truyền đường tĩnh mạch) không còn tác dụng. Có thể áp dụng biện pháp tiêu huyết khối đường động mạch nhưng kỹ thuật này rất phức tạp chỉ được thực hiện ở cơ sở chuyên khoa sâu. Khi đã bỏ qua khoảng “thời gian vàng”, người bệnh sẽ không có các biện pháp tối ưu để điều trị và do đó khả năng hồi phục của bệnh nhân sẽ rất kém có thể sẽ để lại di chứng nặng nề. Tóm lại, hệ thần kinh não bộ của nạn nhân đột quỵ và tai biến mạch máu não có thể bị tàn phá nhanh chóng và khủng khiếp khi những người xung quanh không phát hiện ra các triệu chứng của đột quỵ não. Do đó, việc nắm bắt được những kiến thức về dấu hiệu, các nguyên tắc vàng trong cấp cứu cũng như cách phòng chống đột quỵ não có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi cái chết đồng thời hạn chế các hậu quả nặng nề của đột quỵ não gây ra. Đọc tiếp: Bài thuốc chống đột quỵ não Chia sẻ

Đột quỵ não có chữa khỏi không?

Theo thống kê, trung bình cứ 100 người bị đột quỵ não thì có khoảng 15 người chết, khoảng 25 người liệt vận động luôn cần người phụ giúp, chăm sóc, chỉ 20 người khoẻ mạnh lại hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn và có thể làm việc trở lại được, còn lại là những người có hồi phục nhưng vẫn yếu hoặc bị liệt một phần nào đó trên cơ thể. Mục lụcBệnh đột quỵ não là gì?    Bệnh đột quỵ não để lại hậu quả gì?Bệnh đột quỵ não có chữa khỏi không?Làm thế nào để cải thiện bệnh đột quỵ não?Chế độ dinh dưỡng hợp lý:Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Bệnh đột quỵ não là gì?    Bệnh đột quỵ não còn được gọi là tai biến mạch máu não, dùng để chỉ sự tổn thương một phần não bộ do xuất huyết mạch máu não hoặc do tắc nghẽn mạch máu đi nuôi não. Bộ não cần được cung cấp oxy thường xuyên để có thể hoạt động được nên khi một động mạch dẫn máu đi nuôi não bị cản trở, máu không lên được thì vùng não đó sẽ ngưng hoạt động. Nghiêm trọng hơn, nếu đột quỵ não do vỡ mạch máu não không chỉ làm cho máu chảy tràn vào tổ chức não xung quanh mà còn chèn ép làm chết các tế bào thần kinh khác. Xem thêm: Nguyên nhân gây ra đột quỵ não Bệnh đột quỵ não để lại hậu quả gì? Tại Việt Nam, số bệnh nhân bị đột quỵ não nhập viện không ngừng gia tăng. Hàng năm có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, chưa kể tái phát, khoảng 50% trong số đó tử vong. Hơn 90% bệnh nhân đột quỵ sống sót mắc các di chứng về vận động, liệt nửa người, suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, giảm thị lực, mất khả năng kiểm soát cảm xúc… Nếu năm 2005, Bệnh viện Nhân Dân 115 tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận khoảng 1.200 bệnh nhân đột quỵ não thì năm 2013 con số này lên tới gần 8.000 bệnh nhân. Tại khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, cứ 650 người nhập viện thì có 400 người bị đột quỵ não. Chính vì thực tế không ngừng gia tăng của bệnh cũng như những hậu quả nặng nề mà người bệnh phải gánh chịu sau cơn tai biến mà nhiều chuyên gia y tế đã nhận định, đột quỵ não chính là sát thủ thầm lặng. Thêm nữa, tỷ lệ tái phát sau đột quỵ não khá cao, khoảng 25% trong 5 năm đầu sau khi bị tai biến. Nguyên nhân gây đột quỵ não càng nguy hiểm thì tỷ lệ tái phát bệnh càng cao. Đa số bệnh nhân sau khi đột quỵ sức khỏe yếu, sa sút tinh thần, không tự chăm sóc cho bản thân và để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu trường hợp đột quỵ não do vỡ mạch máu não gây ra, nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách thì nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh đột quỵ não có chữa khỏi không? Bệnh đột quỵ não có chữa khỏi hay không còn tùy thuộc vào việc phát hiện và điều trị đột quỵ não sớm hay muộn. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể giúp ngăn chặn tổn thương và phục hồi di chứng. Mặt khác kết quả điều trị còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, nếu nhồi máu trên diện rộng và xuất huyết ở những động mạch lớn thì thường tiên lượng nặng và kết quả điều trị thường ít khả quan. Ngoài ra, tùy vào cách cấp cứu đột quỵ lúc bệnh nhân bị bệnh, khả năng dùng thuốc điều trị, chế độ ăn uống tập luyện cũng như phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ não… mà mỗi bệnh nhân tai biến có mức độ hồi phục khác nhau. Có những người khỏi hoàn toàn, có những người để lại di chứng nhẹ, có những người để lại di chứng nặng nề là tàn phế hoặc nặng nhất có thể tử vong… Bởi vì, tai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tử vong sau các bệnh lý tim mạch. Một số trường hợp có thể qua khỏi cơn nguy kịch, nhưng sẽ phải chịu di chứng nặng nề như: liệt một bên tay, chân, nói ngọng, mắt mờ, không nói được, không thể nhận biết được bản thân và người xung quanh… Như vậy để giúp bệnh nhân đột quỵ não vượt qua cơn nguy kịch, ít để lại di chứng và nhanh chóng hồi phục thì bản thân mỗi người cần nắm vững những triệu chứng, nguyên nhân và cách cấp cứu đột quỵ não nhanh, kịp thời và đúng quy trình. Khi thấy các dấu hiệu như: đau đầu đột ngột, dữ dội, nói ngọng, chân tay yếu… thì người nhà cần giữ bệnh nhân tránh ngã và va đập, sau đó đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được theo dõi và chữa trị kịp thời. Tại thời điểm đó, khả năng bình phục trở lại cuộc sống bình thường cho bệnh nhân là rất cao. Làm thế nào để cải thiện bệnh đột quỵ não? Đột quỵ não là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể chữa trị được nếu kiên trì và áp dụng đúng các biện pháp sau đây: Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bệnh nhân bị đột quỵ, tai biến mạch máu não đang trong quá trình điều trị cần được bổ sung các chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ…; chất bột đường từ gạo, mì, bánh mì…; chất béo từ dầu mỡ…; rau củ quả và trái cây, cùng các vitamin và khoáng chất khác. Đồng thời hạn chế chất béo, đồ ngọt, thức ăn nhiều mắm muối… Lưu ý, thức ăn cần được cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ. Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên và điều trị tích cực những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ não như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì… Người đang điều trị đột quỵ hoặc có tiền sử đột quỵ não nên vận động thường xuyên như đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần tùy theo thể trạng sức khỏe của mình sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch, ngăn ngừa rối loạn lipid máu, chống bệnh béo phì và bệnh tăng huyết áp. Hạn chế bia rượu, bỏ thuốc lá. Chú ý đảm bảo chất lượng và thời gian của giấc ngủ, giữ tinh thần thoải mái, tránh tâm lý kích động hoặc căng thẳng quá mức. Tuân thủ đúng các yêu cầu của bác sĩ về việc dùng thuốc. Tóm lại, bệnh đột quỵ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vì vậy tốt nhất chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa khi bệnh chưa xảy ra. Trong đó việc nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh đột quỵ não và bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên y tế trong chẩn đoán, điều trị là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Chia sẻ

Cấp cứu đột quỵ não đúng cách

Nếu chậm một phút trong cấp cứu đột quỵ não sẽ làm 2 triệu tế bào thần kinh chết đi, như thế tính mạng bệnh nhân sẽ như ngàn cân treo sợi tóc. Do đó việc nắm bắt được triệu chứng và cách xử lý khi bị đột quỵ não có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi những ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm từ căn bệnh này gây ra. Mục lụcTriệu chứng của bệnh đột quỵ nãoCấp cứu đột quỵ như thế nào?B1: Gọi xe cấp cứu 115B2: Trong lúc chờ xe đến cần cấp cứu đột quỵ như sau:B3: Cấp cứu đột quỵ tại bệnh việnCách phòng tránh đột quỵ não ra sao? Triệu chứng của bệnh đột quỵ não Triệu chứng của đột quỵ não có thể kín đáo, bao gồm các dấu hiệu sau: Đột ngột yếu hoặc tê bì mặt, tay hoặc chân, đặc biệt xảy ra ở một bên của cơ thể. Đột ngột rối loạn ý thức. Có bất thường về lời nói hoặc bất thường về hiểu lời nói. Chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc phối hợp động tác. Đau đầu dữ dội xảy ra đột ngột mà không rõ căn nguyên. Đọc tiếp: Nguyên nhân gây ra đột quỵ não Cấp cứu đột quỵ như thế nào? Khi thấy xuất hiện những triệu chứng của đột quỵ não, người nhà bệnh nhân cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để chữa trị. Lưu ý, tiêu chuẩn về “thời gian vàng” cho đột quỵ não là 3 đến 4 giờ sau cơn đột quỵ. Trong khoảng thời gian này sẽ cứu được những tế bào thần kinh ở quanh vùng nhồi máu, xuất huyết, còn gọi là vùng tranh tối tranh sáng. Nhờ đó giảm được tỷ lệ tử vong và mức độ tàn tật: B1: Gọi xe cấp cứu 115 B2: Trong lúc chờ xe đến cần cấp cứu đột quỵ như sau: Không tự ý cho uống bất kỳ loại thuốc nào khác. Khi di chuyển bệnh nhân, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng, tránh xóc khi di chuyển bệnh nhân. Đặt đầu người bệnh hơi nghiêng, để nếu dịch trong miệng chảy ra nhiều sẽ chảy ra bên mép mà không để chảy xuống đường thở gây ngạt thở. Nếu thấy bệnh nhân khó thở hay ngừng thở: thổi hơi vào miệng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị ngừng tim cần bóp tim ngoài lồng ngực Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ hạn chế được  tử vong hay di chứng liệt nặng, tàn phế do đột quỵ não gây nên. B3: Cấp cứu đột quỵ tại bệnh viện Khi bệnh nhân bị đột quỵ não đến khoa cấp cứu, bác sĩ và y tá cần đánh giá và xử trí ngay lập tức: 1, Bảo đảm chức năng hô hấp: làm thông đường thở, lau đờm dãi, tháo răng giả…thở oxy, hô hấp hỗ trợ, theo dõi trên máy tần số, biên độ thở để kịp thời xử lý. 2, Chống phù não: Manitol  liều 1g/kg/ 30 phút đầu, sau đó 0,5g/kg/6 giờ. Theo dõi áp lực thẩm thấu của huyết thanh. Nếu truyền quá 48 h,  giảm dần liều manitol. Không nên truyền quá 3 ngày, truyền nhiều hơn, phải có khoảng nghỉ. Glycerol (1mg/kg trong vòng 120 phút). NaCl ưu trương. Dung dịch glycerin uống. Kiềm hóa máu bằng tăng thông khí và truyền  THAM 60 mmol + 100 ml Glucose 5% truyền / 45 phút sau đó duy trì qua tĩnh mạch trung tâm 3 mmol/h. Nhằm  hạ và giữ  PaCO2ở mức 25- 35 mmHg để, có tác dụng làm giảm bớt phù nề não. Giảm áp nội sọ bằng phẫu thuật mở hộp sọ hoặc dẫn l­ưu não thất, tránh tụt não, giúp cứu sống bệnh nhân và ngăn ngừa các tổn thư­ơng không hồi phục. Tuy nhiên chỉ định và thời gian tối ­ưu để mở hộp sọ còn có nhiều tranh luận 3, Kiểm soát huyết áp động mạch: Thận trọng khi điều chỉnh huyết áp : Nếu huyết áp ≥ 200 / ≥ 120 mmHg, hạ áp ngay nhưng giảm không đột ngột. Giảm từ từ cho huyết áp ở mức 170- 180/ 95 -100 mmHg. Sau đó có thể hạ tiếp xuống còn 150-160 / 90- 95 mmHg. (Thận trọng hơn khi hạ huyết áp các ca dùng Heparin tĩnh mạch để giảm nguy cơ chuyển nhũn não thành xuất huyết não). Bắt buộc phải hạ huyết áp: Khi có suy tim nặng, tăng huyết áp ác tính, phình tách động mạch chủ và ở bệnh nhân điều trị tPA.. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ áp: Không hạ huyết áp đột ngột bằng Nifedipine ngậm sẽ làm tình trạng đột quỵ não nặng hơn. Không dùng Nitroglycerin, Hydralazin, Nitroprusside giãn mạch trực tiếp, sẽ làm tăng áp lực nội sọ. Không dùng các thuốc chẹn canxi, nhất là ở các ca nhồi máu diện rộng gây phù nề và doạ tụt não. Nên dùng nhóm ức chế men chuyển, chẹn bêta giao cảm như Enalapril, Labetalol, Esmolol IV hoặc Captopril uống. 4, Điều chỉnh nhịp tim, trợ tim khi cần. 5, Điều chỉnh các hằng số sinh lý khi cần: quan trọng nhất là đường huyết. 6, Dùng thuốc hay Defibrilator — shock điện Cách phòng tránh đột quỵ não ra sao? Để phòng tránh và điều trị đột quỵ não, quan trọng nhất là kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ não. Những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ não thường là tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường và hút thuốc lá. Do đó người bệnh cần phải thăm khám thường xuyên và điều trị tích cực các bệnh lý trên thì mới có thể ngăn chặn được căn bệnh đột quỵ não xuất hiện, tái phát. Bên cạnh đó cần thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch và đột quỵ não. Việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày và giữ tinh thần sảng khoái sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Ngoài ta, để phòng ngừa hiệu quả tổn thương tế bào thần kinh, mất trí nhớ, đột quỵ và tai biến mạch mãu não người bệnh có thể sử dụng kết hợp sản phẩm thực phẩm chức năng Tóm lại, đột quỵ não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không phát hiện và cấp cứu đột quỵ não kịp thời thì tỷ lệ tử vong là rất cao. Bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp được một phần nào kiến thức để bạn đọc lưu ý và áp dụng khi phải đối diện với thực tế cấp cứu đột quỵ não đầy cấp bách này. Chia sẻ

Uống gì để chống đột quỵ não

Đột quỵ não còn được gọi là “tai biến mạch máu não”. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, xảy ra một cách đột ngột khi máu cung cấp đến một vùng não bị chặn lại. Khi đó, các tế bào não không được cung cấp oxy và glucose cần thiết để tồn tại bị chết đi. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, tổn thương não vĩnh viễn có thể xảy ra. Mục lụcNguyên nhân gây ra đột quỵ nãoĐột quỵ não để lại hậu quả gì?Dự phòng sớm giúp phòng tránh đột quỵ nãoChế độ sinh hoạt lành mạnh: Nguyên nhân gây ra đột quỵ não Tùy theo từng thể đột quỵ não mà nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính gây ra đột quỵ não là: Đột quỵ não do thiếu máu cục bộ: Có thể do huyết khối hình thành tại chỗ ngay trong lòng các mạch máu lớn nuôi não. Hoặc do huyết khối từ nơi khác trong cơ thể theo dòng máu đến não gây thuyên tắc. Đột quỵ não do xuất huyết não: Máu chảy từ một mạch máu bị vỡ sẽ hình thành nên một khối máu tụ gây chèn ép bên trong não (xuất huyết não) hoặc chèn ép giữa não và xương sọ (xuất huyết dưới màng nhện). Các nguyên nhân khác: Những nguyên nhân gây đột quỵ não hàng đầu được cho là: hút thuốc, béo phì, thiếu luyện tập, chế độ dinh dưỡng kém và huyết áp cao. Ngoài ra với những bệnh nhân có thói quen, lối sống, cũng như có các tiểu sử bệnh như tiểu đường, dư thừa chất cồn, stress và trầm cảm, rối loạn tim và mỡ máu cũng có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ não rất cao. Đột quỵ não để lại hậu quả gì? Các di chứng mà bệnh đột quỵ não để lại cho người bệnh là hết sức nặng nề, đặc biệt là di chứng về vận động (liệt nửa người). Ngoài ra, đột quỵ não còn có thể gây nhiều rối loạn chức năng khác kèm theo như: Rối loạn về ngôn ngữ: nói ngọng, nói khó, miệng méo. Rối loạn thị giác: mắt mờ, thị lực giảm sút mạnh Rối loạn cảm giác: tê bì hoặc mất cảm giác nửa người hoặc toàn thân. Rối loạn nhận thức: không nhận biết không gian, thời gian hay bản thân mình. Rối loạn cơ tròn: tiểu tiện không tự chủ. Đa số bệnh nhân sau khi đột quỵ não sức khỏe trở lên suy yếu, sa sút tinh thần, không tự chăm sóc cho bản thân. Nhiều bệnh nhân nằm liệt giường bị lở loét các nơi bị tì đè nhiều, viêm phổi hay viêm nhiễm đường tiết niệu… Những biến chứng này có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, và để lại gánh nặng rất lớn cho gia đình cùng xã hội. Xem thêm: Cách điều trị đột quỵ não Dự phòng sớm giúp phòng tránh đột quỵ não Với những người đã bị đột quỵ não lần đầu thì thường phải đối mặt với nguy cơ tái phát đột quỵ não. Theo thống kê, cứ 3 người đã từng bị đột quỵ thì có 1 người bị tái phát, kéo theo tỷ lệ tử vong và di chứng tăng cao. Chính vì vậy, theo Phó Giáo sư, bác sĩ Vũ Anh Nhị – Phó chủ tịch hội Thần kinh học Việt Nam cho biết: phòng chống đột quỵ não tiên phát là điều cần thiết nhưng phòng chống đột quỵ thứ phát xảy ra lại là yếu tố sống còn nhiều hơn bởi vì đột quỵ não lần sau luôn nặng và khó điều trị hơn lần trước. Vì vậy, điều quan trọng là chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm bằng những phương pháp khoa học và sản phẩm hỗ trợ điều trị phù hợp: Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Thay đổi thói quen ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng Suy nghĩ tích cực, thoải mái, giải tỏa căng thẳng, stress Thường xuyên vận động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… Kiểm tra sức khỏe định kỳ để điều trị các bệnh lý có nguy cơ gây ra đột quỵ não cao như: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì, thừa cân… Đồng thời tránh mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên, hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá. Và chú ý dự phòng những thời điểm dễ xảy ra đột quỵ như thời tiết nắng nóng, lạnh giá, buổi sáng và đầu đêm là những cách phòng chống đột quỵ não rất hiệu quả… Chia sẻ

Loading...