Phương pháp chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não
Bệnh nhân sau khi bị bệnh đột quỵ não thường sức khỏe rất yếu và mắc một số di chứng nặng nề như: liệt nửa người, rối loạn nhận thức, ngôn ngữ, gặp khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt. Do đó vấn đề chăm sóc cho bệnh nhân sau đột quỵ não rất quan trọng, giúp bệnh nhân sớm hồi phục và nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống, cộng đồng.
Mục lục
Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não tại bệnh viện
Mục đích:
- Duy trì chức năng sống: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa và bài tiết.
- Phòng ngừa các biến chứng: viêm phổi do trào ngược, tụt kẹt não, loét nằm, nhiễm khuẩn tiết niệu… giúp người bệnh vệ sinh cá nhân
- Phục hồi ý thức và vận động, hạn chế các di chứng, cải thiện chất lượng sống.
- Hướng dẫn cho người bệnh và gia đình hiểu biết về đột quỵ để tự theo dõi và dự phòng tái phát
Do đó người nhà và bệnh nhân đột quỵ não cần tuân thủ các yêu cầu chăm sóc do bệnh viện đề ra. Nhờ sự hướng dẫn của các bác sĩ về cách chăm sóc sau ra viện, cũng như cách phục hồi chức năng sau đột quỵ não của các chuyên gia tư vấn. Khi ra viện bệnh nhân cần phải có hồ sơ tối thiểu cần thiết về bệnh, toa thuốc và các phác đồ điều trị tiếp theo nhằm đảm bảo cho quá trình hồi phục được nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa cơn đột quỵ tái phát.
Đọc chi tiết: Tổng quan về bệnh đột quỵ não
2, Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não tại nhà
Để quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ não hiệu quả thì việc ăn uống và thay đổi lối sống hàng ngày sẽ giúp người bệnh hồi phục và giảm nguy cơ đột quỵ não tái phát trở lại:
Chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đột quỵ não cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng với hàm lượng phù hợp. Khẩu phần ăn thường có khoai tây, cháo đặc, thịt nạc, cá biển, rau ngót hoặc rau cải cắt xay nhỏ nấu thành súp cho bệnh nhân, có thể cho thêm 1-2 thìa dầu thực vật vào súp. Các loại vitamin và chất khoáng có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa cũng giúp lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng mệt mỏi của cơ thể. Nhưng lưu ý, thức ăn phải được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ, xay súp để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ…
Bệnh nhân bị đột quỵ não cũng cần tránh những thức ăn chứa nhiều gia vị cay, nóng hay gây kích thích như: Rượu bia, chè, cà phê, cacao… Chế độ ăn hàng ngày cần giảm muối và nước. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn và không an toàn như: Dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, xúc xích, đồ hộp…
Chế độ sinh hoạt:
Để phòng chống đột quỵ não tái phát, người nhà và bệnh nhân đột quỵ não cần tuần thủ chế độ sinh hoạt khoa học sau:
- Tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ não. Đồng thời điều trị theo đơn các bệnh lý mạn tính đang mắc như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch, rối loạn lipide máu…
- Phục hồi chức năng sống, chức năng vận động, hạn chế các di chứng loét mục, cứng khớp, teo cơ, đề phòng nhiễm khuẩn và loét mục thứ phát xảy ra. Với bệnh nhân đột quỵ não, không nên chỉ dùng thuốc tây, mà nên kết hợp giữa dùng thuốc và châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Người nhà nên thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân, điều đó sẽ giúp cho quá trình phục hồi nhanh hơn.
- Đồng thời sử dụng các liệu pháp tâm lý nhằm khôi phục trí nhớ và duy trì sự minh mẫn.
- Người bệnh cần uống thuốc đầy đủ theo đơn thuốc và tái khám đúng hẹn của các bác sỹ.
- Tất cả các bệnh nhân đột quỵ cần từ bỏ những thói quen như: hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
- Ngoài ra, các bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm bổ não để não bộ nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Bài thuốc chống đột quỵ não
Bài viêt liên quan
- Nguyên nhân mắc bệnh đột quỵ não & yếu tố gây nguy cơ cao
- "Bật mí" Bài thuốc gia truyền chống đột quỵ não hiệu quả
- Điều trị đột quỵ não "đúng cách, hiệu quả, phục hồi nhanh"
- Đột quỵ não: Những điều cần biết để xử trí đúng & kịp thời
- Mối quan hệ nguy hiểm giữa bệnh xơ vữa động mạch và đột quỵ
- Nắng nóng kéo dài nguy cơ đột quỵ tăng cao
- Thuốc chống đột quỵ - thực hư có hay không?