Tai biến - Đột quỵ

Thuốc chống đột quỵ - thực hư có hay không?

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm phân nhiễu trên thị trường và rất nhiều người với mong muốn phòng tránh đột quỵ đã truyền tai nhau loại “thuốchống đột quy”. Vậy thực khư có hay không loại thuốc thần dược này? Thuốc chống đột quỵ – dùng 1 lần chống cả đời Trên facebook đang rầm rộ chia sẻ nhau về bài thuốc của lương y Đỗ Thị Xuyến (84 tuổi). Bài thuốc này được chia sẻ từ một người phát tán trên face với nội dung “bài thuốc phòng chữa đột quỵ, tai biến cả đời chỉ bằng một lần duy nhất đắp thuốc bàn chân”. Cũng theo đó nguyên liệu bài thuốc rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như hạnh nhân, chi tử, đào nhân và phụ liệu gồm gạo nếp, hạt tiêu so trắng, lòng trắng trứng gà… Theo hướng dẫn của người đăng bài thì các nguyên liệu, phụ liệu trên sau khi được tán nhỏ sẽ trộn thật đều với lòng trắng trứng gà, đặt lên một miếng nilon rồi đắp vào gan bàn chân người bệnh một đêm. Khi tháo ra thấy lòng bàn chân có màu xanh mực Cửu Long là kết quả tốt. Càng xanh đậm càng tốt.
- Một thời gian sau (5 -7 ngày) màu xanh sẽ mờ dần đi. Bài thuốc không chỉ có tác dụng chống đột quỵ, tai biến mà còn có những tác dụng khác rất tốt cho sức khỏe, nhất là người cao tuổi. Bài thuốc được giới thiệu đó là sử dụng cho những người từ 29, 30 tuổi trở lên, người gặp vấn đề huyết áp, tim mạch, người mắc bệnh tim mạch, tuổi tác cao. Ngoài ra những người thường xuyên sử dụng bia rượu, chất kích thích. Tìm hiểu rõ hơn về bài thuốc này, cụ Xuyến cho hay cụ có đọc được bài viết của ông Trịnh Vinh Pha, đại tá – cựu chiến binh, giới thiệu bài thuốc đắp chân phòng ngừa đột quỵ, tai biến trên báo chí. Thấy bài thuốc chỉ có lợi, không có hại nên cụ Xuyến đã kế thừa và cải tiến bài thuốc trên rồi biếu các cụ cao tuổi ở quê nội, quê ngoại. Sau đó “Mọi người dùng thấy rất tốt bèn khuyên tôi nên bán để họ mua về dùng và đi biếu. Qua 2 năm, tôi đã biếu 3.000 gói thuốc, trong đó có 200 người sử dụng đắp vào 2 chân và đắp 2 – 3 lần, kết quả rất tốt. Có 2 trường hợp đắp 1 lần bị nhức thêm, tôi cho đắp tiếp lần 2 thì khỏi hẳn và dễ chịu. Vì vậy, thông tin cả đời chỉ đắp 1 lần, 1 chân như trên mạng lan truyến là chưa chính xác” – cụ Xuyến chia sẻ. Nguyên nhân gây đột quỵ Và thực khư là? Trái với những gì trên mạng chia sẻ và lời của cụ Xuyến, BS Nguyễn Đức Thắng (Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền) cho biết, trong Đông y không có bài thuốc tương tự như trên, chỉ có các bài thuốc có tác dụng hỗ trợ, nâng đỡ sức khỏe , góp phần kiểm soát các yếu tố nguy cơ tốt hơn, giúp bệnh nhân giảm thiểu khả năng xảy ra tai biến mạch máu não với điều kiện phải sử dụng đúng theo sự giám sát của thầy thuốc và được kiểm tra kỹ lưỡng các xét nghiệm cận lâm sang. BS.ThS. Hoàng Khánh Toàn (Khoa Đông y, Bệnh viện Quân đội 108) cũng khẳng định, trong y học cổ truyền, không có một bài thuốc nào chỉ cần đắp lòng bàn chân một lần lại có khả năng chữa hay chống những chứng bệnh cấp tính, nguy hiểm như trúng phong. BS Toàn cho biết thêm, ở Nhật, người ta đã bào chế các miếng dán có tẩm dược liệu thiên nhiên nhằm giúp cơ thể đào thải các chất độc qua da ở lòng bàn chân nhưng cũng phải sử dụng với liệu trình nhiều tuần, nhiều tháng mới đạt hiệu quả ở mức độ nhất định. Từ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm khám, chữa bệnh lâu năm, cả BS Toàn và BS Thắng đều khuyến cáo người bệnh phải thực sự tỉnh táo, khi có bệnh phải tìm đến các cơ sở khám, chữa bệnh uy tín, không nên nghe theo những bài thuốc truyền miệng, thiếu cơ sở khoa học khiến bệnh tiến triển nặng và có thể dẫn đến tử vong. Vậy đột quỵ có phòng ngừa được không? Ai cũng có thể phòng ngừa nguy cơ đột quỵ cho bản thân mình. Hạn chế nguy cơ xảy ra nhưng không thể nói được là tuyệt đối. Để phòng chống đột quỵ, bản thân mỗi người phải tự ý thức bảo vệ sức khỏe của mình. Kiểm soát tốt các bệnh lý: Tim mạch, huyết áp, đường huyết, cholesterol trong máu và béo phì là các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ. Chính vì vậy cần kiểm soát tốt các bệnh lý này nếu đang mắc bệnh. Không sử dụng thuốc lá, rượu bia: Thuốc lá, rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy việc giảm rượu bia và ngưng hút thuốc lá làm giảm rõ rệt nguy cơ dẫn đến đột quỵ Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Suy nghĩ tích cực,thoải mái giải tỏa căng thẳng stress, ngủ đủ giấc, cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội… không chỉ nâng cao sức khỏe mà đồng thời còn giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh như đột quỵ não. Thay đổi chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh hoa quả tươi; hạn chế sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn, các loại thực phẩm đồ ăn nhanh; chuyển sang chế độ ăn nhạt. Thay đổi chế độ ăn uống tốt cho tim mạch và huyết áp, góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ. Luyện tập thể dục thể thao: Tăng cường vận động thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nên chọn các loại vận động như: đi bộ, bơi lội, yoga,… Kiểm tra sức khỏe định kỳ: để có thể phát hiện sớm và được bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách để phòng những biến chứng nguy hiểm của các bệnh. Teonao.vn tổng hợp Chia sẻ

Triệu chứng đột quỵ não

Đột quỵ não còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não, xảy ra đột ngột chỉ xuất hiện các triệu chứng trong thời gian ngắn và để lại hậu quả di chứng nặng nề. Phát hiện nhận biết sớm dựa vào triệu chứng đột quỵ não có thể giúp bệnh nhân hạn chế tối đa mức độ nguy hiểm cũng như ngăn chặn các di chứng được sớm nhất. Mục lụcNhững triệu chứng nhận biết đột quỵ nãoMờ mắtMéo mặtTê mỏi, yếu chân tayNói ngọngChóng mặt hoặc mất thăng bằngNhức đầu dữ dộiCách xử lý khi gặp triệu chứng đột quỵ nãoCách phòng tránh đột quỵ não Những triệu chứng nhận biết đột quỵ não Đột quỵ não thường xảy ra đột ngột vì vậy mà các triệu chứng báo hiệu đột quỵ thường xảy ra rất gần với đột quỵ chính vì vậy người bệnh không thể lường trước được lúc nào mình bị đột quỵ. Vì vậy việc hiểu biết nhận dạng dấu hiệu triệu chứng sớm dưới đây sẽ giúp người bệnh được cấp cứu kịp thời: Mờ mắt Triệu chứng này mặc dù ai bị đột quỵ cũng gặp phải nhưng lại biểu hiện không rõ ràng chính vì vậy chính người bệnh và người thân đều khó nhận ra. Mờ mắt ở hai mắt hoặc có thể mất thị lực một mắt. Khi đươc hỏi về các triệu chứng xảy ra trong một cơn đột quỵ não, chỉ có 44% trong số 1.300 người Anh biết rằng mờ mắt là triệu chứng của đột quỵ não. Méo mặt Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt. Khi thấy triệu chứng hoặc nghi ngờ có dấu hiệu này hãy hỏi lại bệnh nhân yêu cầu bệnh nhân cười để xác định có đúng là có triệu chứng hay không. Tê mỏi, yếu chân tay Khi gặp phải cơn đột quỵ não thì người bệnh sẽ có cảm giác tay hoặc chân bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng khó vận động hoặc bị liệt. Kiểm tra chân tay bằng cách mở rộng hai cánh tay trong vòng 10 giây. Nếu một cánh tay trôi xuống, cho biết bạn đang bị yếu cơ và chính là một dấu hiệu của cơn đột quỵ não. Nói ngọng Hiện tượng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được có thể là dấu hiệu của đột quỵ não. Đột quỵ não làm giảm khả năng thể hiện bản thân hoặc hiểu được lời nói. Chóng mặt hoặc mất thăng bằng Không giữ được thăng bằng hoặc chóng mặt buồn nôn mà không phải do say thì cũng đang cảnh báo cho người bệnh biết có thể sắp gặp phải cơn đột quỵ. Theo TS. Chaturvedi, giám đốc chương trình Wayne State University/Detroi của Trung tâm Y tế đột quỵ, lưu ý rằng triệu chứng chóng mặt đột ngột là do hội chứng virus và có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ não, tuy nhiên, nó rất dễ nhầm lẫn và khó phân biệt trong nhiều trường hợp. Nhức đầu dữ dội Đây là một dấu hiệu thần kinh cũng khá phổ biến đối với người bị đột quỵ. Một nghiên cứu được thực hiện trên 588 người cho thấy những người đã từng có triệu chứng đau đầu khi bị đột quỵ thường là những người trẻ và có tiền sử đau nửa đầu. Phụ nữ có khả năng có triệu chứng đau đầu khi đột quỵ nhiều hơn nam giới. Cơn đau đầu báo hiệu đột quỵ thường đến ất ngờ và dữ dội. Nên biết: “Nguyên nhân gây đột quỵ não bộ” Cách xử lý khi gặp triệu chứng đột quỵ não Người bệnh khó có thể tự xử lý khi gặp các triệu chứng vì vậy người thân thường là người phát hiện ra người bệnh sớm nhất. Nếu nghi ngờ ai đó có thể đang gặp phải nguy cơ đột quỵ thì cần kiểm tra 3 điều sau và hành động càng sớm càng tốt, mỗi 1 giây đều quý giá đối với người bệnh: Mặt: Yêu cầu bệnh nhân cười. Kiểm tra để phát hiện nếu một bên mặt rũ xuống Tay: Yêu cầu bệnh nhân đưa cả hai tay lên. Kiểm tra để phát hiện nếu một tay rơi xuống Nói chuyện: Yêu cầu bệnh nhân lặp lại một câu đơn giản. Kiểm tra để phát hiện nếu nói những từ không trôi chảy và kiểm ta sự lặp lại chính xác câu Nếu thực hiện 3 điều trên mà kiểm tra xác định người bệnh bị đột quỵ cần nhanh chóng gọi 115. Không tự ý chở người bệnh bằng xe máy đến bệnh viện bởi nhân viên y tế hiểu rõ những việc cần làm hơn bạn và họ có thể bắt đầu việc điều trị cho bệnh nhân ngay trên xe cấp cứu trên đường đến bệnh viện. Trong lúc chờ đợi hãy hỏi nhân viên y tế các việc cần làm. Nên đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không. Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Mỗi phút giây đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mạng sống của bệnh nhân đột quỵ. Xem thêm: “Cấp cứu cho người đột quỵ não” Cách phòng tránh đột quỵ não Đột quỵ não xảy ra đột ngột nhưng bản thân mỗi người có thể tự phòng tránh nguy cơ bị đột quỵ cho chính mình bằng cách loại bỏ nguy cơ có thể gây đột quỵ não: Ngừng hút thuốc lá, vì thuốc lá là nguy cơ chính của bệnh mạch máu não. Người hút thuốc lá nhiều có thể bị đột quỵ dù chỉ ở tuổi trung niên. Phòng và chữa tăng huyết áp, cần kiểm tra huyết áp thường xuyên, giữ huyết áp khoảng 120/70mmHg,tránh những cảm xúc bất lợi như: vui, buồn, giận dữ, thất vọng, stress hằng ngày Điều trị tốt bệnh huyết áp cao (nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não). Cần giảm ăn chất béo có nguồn gốc động vật, ăn nhiều rau và trái cây các loại. Giảm cân nặng, chống béo phì bằng tiết chế khẩu phần ăn hằng ngày. hòng và điều trị tiểu đường (yếu tố nguy cơ gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não). Cần giảm cholesterol trong máu, cố gắng duy trì cholesterol dưới 200mg/100ml. Phòng và trị bệnh đa hồng cầu (có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não). Tăng cường hoạt động thể lực như: tập thể dục đều đặn, đi bộ, chơi một môn thể thao thích hợp . Trên đây là những triệu chứng đột quỵ não cũng như cách xử lý và phòng ngừa đột quỵ não. Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc. Chia sẻ

Các loại thuốc điều trị đột quỵ não

Đột quỵ não nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao, đứng thứ 2 sau tim mạch. Chính vì vậy các loại thuốc dùng trong điều trị đột quỵ não được rất nhiều người và bệnh nhân quan tâm. Có 3 nhóm thuốc đáng lưu ý trong điều trị đột quỵ não là nhóm chống đông máu, nhóm chống tập kết tiểu cầu và nhóm bảo vệ tế bào thần kinh. Nhóm thuốc chống đông máu Là nhóm thuốc làm giảm sự tạo thành thrombin và giảm cục máu đông giàu fibrin trong đột quỵ cấp tính: Heparin: Thuốc chống đông máu được dùng để dự phòng các bệnh tim mạch, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ tắc mạch, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Trong thực tế điều trị hiện nay có 2 loại heparin: heparin thường (trọng lượng phân tử trung bình 12.000 – 15.000) và heparin trọng lượng phân tử thấp (trọng lượng trung bình 5.000). Heparin không hấp thu qua đường uống và bị phân hủy ở đường tiêu hóa. Do vậy các heparin phải tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, không tiêm bắp. Thuốc kháng vitamin K: Là chất chống đông máu tổng hợp, dẫn xuất của coumarin (Coumadin, Sintrom) và indandion (Pindione, Prerviscan). Thuốc chống đông máu đường uống, thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa nhưng tác động chậm, chỉ có tác động sau khi uống 48 – 120 giờ. Xem thêm: “Có hay không loại thuốc chuống đột quỵ?” Các thuốc chống kết tập tiểu cầu Nhóm thuốc này có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và bảo vệ tế bào thần kinh. Là thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch: Aspirin: với các bệnh nhân có tiền sử gia đình có nguy cơ mạch máu cao (tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại vi, đái tháo đường), dùng aspirin giảm được nguy cơ xảy ra đột quỵ não và tim xấp xỉ 19%. Với các bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoảng qua hoặc đột quỵ thiếu máu não trước đó, dùng aspirin giảm được  xấp xỉ 19-23% đột quỵ tái phát trong 3 năm (placebo là 13%). Tác dụng không mong muốn chủ yếu của aspirin là gây biến chứng chảy máu đường tiêu hóa (0,5%/năm). Dypiridamol: giảm nguy cơ đột quỵ ở các bệnh nhân có tiền sử gia đình có nguy cơ mạch máu khoảng 10% và ở các bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoảng qua hoặc đột quỵ trước đó xấp xỉ 13%. Dypiridamol không gây biến chứng chảy máu tiêu hóa nhưng gây đau đầu (xấp xỉ 8%), trong một số trường hợp, người bệnh không tiếp tục điều trị thuốc này được. Aggrenox: Là thuốc kết hợp aspirin + dypiridamol làm giảm tác dụng không mong muốn của aspirin và tăng hiệu quả điều trị dự phòng gấp 2 lần dùng aspirin đơn độc (xấp xỉ 37%). Nghiên cứu dự phòng đột quỵ châu Âu (ESPS-2) cho rằng phác đồ kết hợp giữa aspirin và dypiridamol là sự lựa chọn dược lý hứa hẹn để giảm nguy cơ tái phát đột quỵ. Clopidogrel: Clopidogrel làm giảm có ý nghĩa nguy cơ tái phát đột quỵ ở các bệnh nhân có tiền sử thiếu máu não thoảng qua hoặc đột quỵ thiếu máu não cục bộ trước đây đạt xấp xỉ 30% và ít gây biến chứng chảy máu tiêu hóa so với aspirin. Xem thêm: “Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não” Thuốc bảo vệ tế bào thần kinh Đây là nhóm thuốc có tác dụng kéo dài cửa sổ điều trị giúp cho quá trình dinh dưỡng, chuyển hóa, hồi phục các tế bào thần kinh ở vùng bán ảnh tốt hơn. Một số loại thuốc bao gồm: Nguồn gốc hoá học như duxil, nootropin, cavinton, stugeron. Thuốc có nguồn gốc thực vật:  tanakan, gingko biloba… Thuốc thuộc nhóm citicolin giúp tái tạo tế bào thần kinh thông qua việc tổng hợp photpholipid màng tế bào và tổng hợp acetylcholin (là chất tăng dẫn truyền thần kinh). Chất có nguồn gốc sinh học để tăng trưởng và dinh dưỡng tế bào thần kinh (như Cerebrolysin) có tác dụng tương tự như yếu tố tăng trưởng thần kinh được chỉ định trong các giai đoạn của thiếu máu não cục bộ và chấn thương sọ não càng sớm càng tốt. Để sử dụng các loại thuốc, người bị đột quỵ não cần được khám chuẩn đoán và dựa trên các chuẩn đoán, kết quả xét nghiệm y bác sĩ sẽ tiến hành lập phác đồ điều trị từ đó chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp nhất. Chia sẻ

Bệnh học đột quỵ não

Bệnh đột quỵ não là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Đột quỵ não và tai biến mạch máu não là 2 tên gọi của cũng một loại bệnh. Người bị đột quỵ não thường có những di chứng hết sức nặng nề nghiêm trọng nhất là tử vong. Dưới đây là thông tin bệnh học đột quỵ não. Mục lụcBệnh đột quỵ não là gì?Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nãoNguyên nhân dẫn đến đột quỵ xuất huyết não:Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ thiếu máu não:Các yếu tố nguy cơ gây bệnhTriệu chứng của bệnh đột quỵ nãoBiến chứng của bệnh đột quỵ nãoChuẩn đoánĐiều trị đột quỹ nãoĐối với đột quỵ thiếu máu nãoĐối với đột quỵ xuất huyết nãoPhục hồi đột quỵ và phục hồi chức năng Bệnh đột quỵ não là gì? Bệnh đột quỵ não được định nghĩa theo tổ chức y tế thế giới (OMS): “Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương”. Hiểu cách khác, đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là hiện tượng 1 phần hoặc nhiều phần của não bộ bị chết do không được cấp máu hoặc do chảy máu quá nhiều gây chèn ép. Khi dòng máu không thể đi đến não, các tế bào não sẽ ở trong tình trạng thiếu máu, không hoạt động được nữa, kế tiếp sẽ bị hoại tử và chết đi nếu sự cung cấp máu cho não không được phục hồi ngay sau đó. Bệnh đột quỵ não là một chứng bệnh nguy hiểm lại tiềm ẩn xảy ra ở nhiều đối tượng, là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 sau các bệnh lý tim mạch và ung thư, nhưng là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ nhất. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não Có 2 loại đột quỵ não là đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ thiếu máu não. Với mỗi dạng đột quỵ sẽ có nguyên nhân khác nhau: Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ xuất huyết não: Đột quỵ xuất huyết hay là xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc bị vỡ. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ thường là do vỡ các mạch máu não xảy ra ở những người tăng huyết áp không được điều trị, do vỡ các túi phình của mạch máu não hoặc do vỡ các bất thường của dị dạng động – tĩnh mạch não: Do mắc bệnh lý tăng huyết áp, bệnh động mạch thoái hóa dạng tinh bột, dị dạng mạch, bệnh máu, nhồi máu não, do thuốc ở người cao tuổi Do vỡ phình mạch ở trẻ em Do thiếu thiếu vitamin K, thiếu prothrombin xảy ra ở trẻ sơ sinh Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ thiếu máu não: Do các cục huyết khối hình thành ở các mạch máu cung cấp máu cho não làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lượng máu lên não. Do các cục huyết khối từ xa bắn lên não gây tắc mạch não, mà thường gặp nhất là do huyết khối từ tim. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh Hút thuốc lá Tăng cholesterol máu Đái tháo đường Béo phì Không vận động thể lực Bệnh tim mạch: suy tim, loạn nhịp tim Sử dụng các thuốc tránh thai đường uống, điều trị hormon, sử dụng các thuốc gây nghiện như cocain… Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đột quỵ não, nhồi máu cơ tim. Tuổi > 55 Triệu chứng của bệnh đột quỵ não Khi thấy một trong các triệu chứng đột quỵ não dưới đây hãy nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc ngay của y tế để được khám và điều trị: Gặp vấn đề với việc đi lại có thể vấp ngã hoặc chóng mặt đột ngột, mất cân bằng hoặc mất phối hợp. Nói và hiểu gặp vấn đề như có thể nói ngọng hoặc không thể tìm thấy những từ giải thích những gì đang xảy ra (mất ngôn ngữ). Hãy cố gắng lặp lại một câu đơn giản. Liệt một bên hoặc 1 phần cơ thể. Gặp phải vấn đề này hãy cố gắng nâng cao cả hai tay trên đầu cùng một lúc. Nếu một cánh tay bắt đầu rơi, có thể bị đột quỵ. Tương tự như vậy, miệng có thể sụp xuống khi cố gắng mỉm cười. Hạn chế tầm nhìn của mắt. Mắt đột nhiên nhìn mờ hoặc đen hoặc nhìn thấy nhưng nhìn thành đôi. Nhức đầu bất ngờ nghiêm trọng, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc bị thay đổi ý thức, có thể cho thấy đang bị đột quỵ. Với bệnh nhân mắc đột quỵ não bộ, mỗi giây phút đều rất quý giá chính vì vậy khi thấy các triệu chứng hãy lập tức nhờ sự giúp đỡ y tế bởi nếu chậm chễ  thì nguy cơ tổn thương não và khuyết tật càng tăng thậm chí tính mạng đang treo có thể rơi bất cứ lúc nào. Để tối đa hóa hiệu quả của các đánh giá và điều trị, tốt nhất là tới phòng cấp cứu trong vòng 60 phút từ các triệu chứng đầu tiên. Trong thời gian chờ cấp cứu hãy tự sơ cứu bằng cách: Bắt đầu hồi sức miệng – miệng nếu ngừng thở. Quay đầu sang một bên nếu bị ói mửa, có thể ngăn chặn ngạt thở. Không ăn uống. Biến chứng của bệnh đột quỵ não Một cơn bệnh đột quỵ não có thể gây ra nhiều biến chứng và các biến chứng có thể làm tạm thời hoặc vĩnh viễn. Việc điều trị các biến chứng do bệnh gây ra sự phục hồi còn tùy thuộc vào từng người bệnh. Các biến chứng có thể gặp là: Tê liệt, mất vận động cơ bắp. Với biến chứng này cần điều trị bằng liệu pháp vật lý để cải thiện trong sự chuyển động cơ bắp hoặc tê liệt. Khó nói chuyện thậm chí mất ngôn ngữ hoặc khó nuốt. Biến chứng này được điều trị bệnh lý học và ngôn ngữđể cải thiện. Mất trí nhớ hoặc gặp rắc rối với sự hiểu biết. Đây là biến chứng phổ biến với biến chứng này cần điều trị với các liệu pháp phục hồi chức năng. Đau hoặc có cảm giác kỳ lạ ở trong cơ thể. Biến chứng này thường phát triển trong vài tuần sau khi đột quỵ, và nó có thể cải thiện theo thời gian. Nhưng vì cơn đau gây ra bởi một vấn đề trong não thay vì một chấn thương thể chất, có vài loại thuốc để điều trị CPS. Thay đổi hành vi và chăm sóc bản thân. Những người bị đột quỵ có thể trở nên bị ít nói và tương tác xã hội hay bốc đồng hơn. Họ có thể mất khả năng chăm sóc cho bản thân và có thể cần một người chăm sóc để giúp nhu cầu công việc hàng ngày. Chuẩn đoán Để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất thì việc chuẩn đoán bệnh là rất quan trọng. Các bác sĩ cần tìm ra loại đột quỵ bệnh nhân gặp phải và các phần đang bị ảnh hưởng, các nguyên nhân gây bệnh… Chuẩn đoán lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng đã có và lịch sử chấn thương đầu hoặc các loại thuốc dùng, lịch sử cá nhân và gia đình mắc bệnh tim, TIA hay đột quỵ… Kết hợp với việc kiểm tra huyết áp và nghe tim và nghe âm thanh trong động mạch cảnh (cổ), có thể chỉ ra xơ vữa động mạch. Bác sĩ cũng có thể sử dụng kính soi đáy mắt để kiểm tra các dấu hiệu của tinh thể hoặc cục cholesterol trong mạch máu ở phía sau mắt. Làm xét nghiệm máu: để cung cấp thông tin quan trọng như tốc độ đông máu và lượng đường trong máu cao hay thấp, các hóa chất trong máu, hoặc liệu có thể bị nhiễm trùng. Thời gian đông máu và mức đường và hóa chất quan trọng phải được quản lý như là một phần của việc chăm sóc đột quỵ. Nhiễm trùng cũng phải được xử lý. Vi tính cắt lớp (CT): đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cơn đột quỵ và loại gì. Chụp cắt lớp vi tính CTA, trong đó thuốc nhuộm được tiêm vào tĩnh mạch và chùm tia X tạo ra một hình ảnh 3D của các mạch máu ở cổ và não. Các bác sĩ tìm phình mạch hoặc dị dạng động tĩnh mạch và động mạch và đánh giá độ hẹp. CT được thực hiện mà không cần thuốc nhuộm, có thể cung cấp hình ảnh xuất huyết não, nhưng cung cấp ít thông tin chi tiết về các mạch máu. Chụp cộng hưởng từ (MRI) ddeer phát hiện mô não bị hư hại do một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ. Chụp cộng hưởng từ (MRA) sử dụng từ trường, sóng radio và thuốc nhuộm được tiêm vào tĩnh mạch để đánh giá các động mạch ở cổ và não. Siêu âm động mạch cảnh để xác định động mạch bị thu hẹp hoặc cục máu đông ở động mạch cảnh. Một thiết bị giống như cây đũa (bộ chuyển đổi) gửi sóng âm tần số cao vào cổ. Các sóng âm thanh đi qua mô và sau đó trở lại, tạo ra hình ảnh trên màn hình. Thông động mạch để cung cấp hình ảnh các động mạch trong não không thấy trong X-quang. Bác sĩ chèn mỏng, ống thông qua đường rạch nhỏ, thường là ở vùng háng. Ống thông này qua các động mạch chính và vào động mạch cảnh hay đốt sống. Sau đó bác sĩ tiêm một loại thuốc nhuộm qua ống thông để cung cấp hình ảnh X-quang động mạch. Siêu âm tim cho phép bác sĩ xem nếu có cục máu đông (embolus) từ tim có đi đến não và gây ra đột quỵ. Bác sĩ có thể cần phải sử dụng siêu âm tim qua thực quản (TEE) để kiểm tim rõ ràng hơn. Điều trị đột quỹ não Đối với đột quỵ thiếu máu não Điều trị cấp cứu bằng thuốc: dùng trong vòng 4,5 giờ và càng sớm càng tốt. Việc điều trị cấp cứu càng nhanh chóng thì càng tăng cơ hội sống sót đồng thời cũng làm giảm các biến chứng của đột quỵ. Các loại thuốc chỉ định: Aspirin:. Trong phòng cấp cứu, rất có thể sẽ được cấp một liều aspirin. Liều có thể khác nhau, nhưng nếu đã dùng aspirin hàng ngày để làm loãng máu có hiệu lực, có thể thực hiện lưu ý trên thẻ y tế để các bác sĩ biết đã dùng aspirin. Các thuốc làm loãng máu: Như warfarin (Coumadin), heparin và clopidogrel (Plavix) cũng có thể được chỉ định, nhưng chúng không được sử dụng điều trị thông thường như aspirin. Tiêm hoạt hóa plasminogen tĩnh mạch (TPA): TPA là một loại thuốc phá vỡ cục máu đông, giúp một số người đã bị đột quỵ phục hồi đầy đủ hơn. Tuy nhiên, tiêm tĩnh mạch TPA có thể được chỉ định chỉ trong 4,5 giờ cơn đột quỵ xảy ra. TPA liên quan đến một số rủi ro mà các bác sĩ sẽ xem xét trong việc đánh giá cho việc điều trị phù hợp. TPA không thể được chỉ định cho những người bị đột quỵ xuất huyết. Loại bỏ cục máu đông. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng ống thông, một thiết bị cực nhỏ vào trong não để lấy và loại bỏ các cục máu đông. Để giảm nguy cơ đột quỵ hoặc TIA, bác sĩ có thể đề nghị thủ tục để mở động mạch bị thu hẹp vừa phải bởi mảng bám. Các bác sĩ cũng khuyên các thủ tục để ngăn ngừa đột quỵ. Tùy chọn có thể bao gồm: Phẫu thuật cắt bỏ mảng bám động mạch cảnh. Bác sĩ phẫu thuật loại bỏ các mảng bám chặn động mạch cảnh chạy lên cả hai mặt của cổ đến bộ não. Các động mạch bị chặn được mở ra, những mảng được loại bỏ và phẫu thuật đóng mạch. Thủ tục có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, ngoài những rủi ro thông thường kết hợp với phẫu thuật, phẫu thuật cắt bỏ mảng bám động mạch cảnh cũng có thể gây ra một cơn đột quỵ hoặc đau tim do cục máu đông hoặc các mảnh vụn béo. Bác sĩ phẫu thuật cố gắng để giảm bớt nguy cơ này bằng cách đặt bộ lọc (thiết bị bảo vệ xa) tại một số điểm trong dòng máu để “bắt” các vật liệu có thể do thủ tục. Nong mạch và ống đỡ động mạch. Nong mạch là một kỹ thuật có thể mở rộng đoạn mạch mảng bám dẫn đến não, thường là động mạch cảnh. Trong tiến trình này, một quả bóng – ống thông vào khu vực động mạch tắc nghẽn. Bóng được bơm căng, ép mảng xơ vữa động mạch vào thành. Một ống lưới kim loại (stent) đặt vào trong động mạch để ngăn ngừa hẹp tái phát. Chèn stent động mạch trong não tương tự như stenting động mạch cảnh. Sử dụng một đường rạch nhỏ ở háng, bác sĩ đưa ống thông qua động mạch và vào trong não. Đôi khi sử dụng nong mạch để mở rộng động mạch đầu tiên. Đối với đột quỵ xuất huyết não Biện pháp khẩn cấp: uống warfarin (Coumadin), thuốc chống tiểu cầu như clopidogrel (Plavix) để ngăn ngừa cục máu đông, có thể dùng loại thuốc nhất định hoặc truyền các sản phẩm máu để chống lại tác động của chúng. Cũng có thể được cho thuốc để hạ huyết áp, ngăn chặn cơn động kinh, giảm phản ứng não chảy máu (vasospasm). Người bị đột quỵ xuất huyết không được dùng kháng đông như aspirin và TPA bởi vì các thuốc này có thể làm chảy máu trầm trọng thêm. Sau khi ngừng chảy máu trong não, điều trị thường liên quan đến nghỉ ngơi và chăm sóc y tế hỗ trợ. Nếu diện tích chảy máu lớn, phẫu thuật có thể được sử dụng trong trường hợp nhất định để loại bỏ máu và làm giảm áp lực lên não. Phẫu thuật sửa chữa mạch máu. Phẫu thuật có thể được sử dụng để sửa chữa mạch máu bất thường liên quan với đột quỵ xuất huyết. Bác sĩ có thể khuyên một trong các thủ tục này sau khi đột quỵ hoặc nếu có nguy cơ cao về chứng phình động mạch tự phát hoặc dị dạng động tĩnh mạch (AVM) vỡ: Kẹp phình mạch. Một cái kẹp nhỏ được đặt tại nơi phình động mạch này, cô lập lưu thông động mạch. Điều này có thể giữ phình động mạch không vỡ, hoặc có thể ngăn ngừa tái xuất huyết phình mạchvgần đây. Kẹp sẽ ở lại tại chỗ vĩnh viễn. Đỡ phình mạch. Thủ tục này thay thế kẹp phình mạch. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng một ống thông cuộn dây nhỏ vào phình động mạch này. Cuộn dây này tạo một giàn giáo nơi cục máu đông có thể hình thành và bịt kín vỡ phình mạch. Phẫu thuật loại bỏ AVM. Không luôn luôn có thể loại bỏ AVM nếu nó quá lớn hoặc nếu nó nằm sâu trong não. Phẫu thuật cắt bỏ AVM nhỏ hơn từ một phần dễ tiếp cận của não, mặc dù, có thể loại bỏ nguy cơ vỡ, làm giảm nguy cơ tổng thể của đột quỵ xuất huyết. Phục hồi đột quỵ và phục hồi chức năng Sau khi được điều trị khẩn cấp người bệnh sẽ được điều trị  tập trung vào việc giúp lấy lại sức mạnh, phục hồi chức năng nhiều nhất có thể và trở về sống độc lập Phục hồi đột quỵ của mỗi người khác nhau. Tùy thuộc vào các biến chứng, nhóm của những người giúp đỡ trong việc phục hồi có thể bao gồm các chuyên gia: Thần kinh học. Bác sỹ phục hồi chức năng (physiatrist). Y tá. Chuyên viên dinh dưỡng. Vật lý trị liệu. Lao động trị liệu. Giải trí trị liệu. Bài phát biểu trị liệu. Người làm việc xã hội. Nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần. Chia sẻ

Cách dự đoán trước đột quỵ não khoa học

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi đột quỵ não xảy ra là cực kỳ cần thiết và quan trọng, giúp người bệnh có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm mà đột quỵ não gây ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng về việc dự đoán đột quỵ não từ những triệu chứng đột quỵ: Mục lục1, Những triệu chứng tiền đột quỵ não?Cơn thiếu máu não thoáng qua:Những biểu hiện nguy hiểm khác:2, Truy tìm những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não3, Phòng tránh đột quỵ não bằng cách nào? 1, Những triệu chứng tiền đột quỵ não? Đột quỵ não thường xảy ra sau một thời gian ngắn khi có bệnh nhân có những triệu chứng tiền đột quỵ sau: Cơn thiếu máu não thoáng qua: Cơn thiếu máu não thoáng qua là tình trạng lưu lượng máu lên não giảm nên không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết cho một số vùng của não. Những trường hợp này rất dễ xảy ra vì hệ thống mạch máu não phần lớn là mạch máu tận, rất nhỏ và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên cơn thiếu máu thoáng qua này thường hồi phục nhanh, thời gian hồi phục vài phút hoặc vài giờ và không để lại dấu hiệu yếu liệt. Thiếu máu não thoáng qua xuất hiện khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết nó được coi là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não. Theo thông tin từ Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, khoảng 40% người từng thiếu máu não thoáng qua sẽ gặp phải một cơn đột quỵ. Nhiều người thiếu máu não thoáng qua lại cho rằng đó là do cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, hoặc thiếu máu thông thường, sau một hai lần không thấy có hậu quả nghiêm trọng thì dễ đâm ra coi thường, không chịu theo dõi và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Đến khi bị đột quỵ não thật sự thì đã quá muộn màng. Những biểu hiện nguy hiểm khác: Kết quả tìm thấy của nghiên cứu của “Tạp chí Thần kinh học, Ngoại thần kinh và Tâm thần học” cho thấy: Những triệu chứng thần kinh khó mô tả, nhiều cảm giác lạ như ngứa ran, mất thính lực, mất thị lực từng cơn, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, lú lẫn, vụng về hoặc khó khăn khi nói kéo dài chừng vài giây hoặc vài phút có thể đáng lo, nhưng sau đó rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể là biểu hiện của các cơn đột quỵ nhẹ hay cơn thiếu máu não thoáng qua – TIAs – trước một đột quỵ thực sự. Theo một khảo sát của CDC vào năm 2005, hơn 90% bệnh nhân biết rằng đau tức ngực là một nguy cơ lớn dẫn đến đột quỵ não. Tuy nhiên, chỉ gần 30% mới biết được ngoài tức ngực, còn 5 dấu hiệu khác chứng tỏ người có khả năng bị đột quỵ là: cảm lạnh kéo dà, mệt mỏi, chóng mặt, sưng phù, khó thở. Những triệu chứng này có thể xảy ra một tháng trước khi đột quỵ não xuất hiện. Vì thế, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào cần báo ngay với các bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ mình sớm nhất có thể. Xem thêm: “Nguyên nhân gây đột quỵ não” 2, Truy tìm những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não Ðột quỵ não không loại trừ lứa tuổi và giới tính, tuy nhiên đột quỵ sẽ tăng theo tuổi, phổ biến ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Ngoài ra, đối với mỗi thập niên sau 50 tuổi, nguy cơ đột quỵ tăng gấp hai lần. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não, nhưng phổ biến nhất là tình trạng mỡ trong máu cao kéo dài, từ đó hình thành các mảng xơ mỡ động mạch. Các mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch máu, ngày càng dày lên làm lòng mạch hẹp dần lại, máu ứ lại, khó lưu thông và đóng thành cục máu đông gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển làm tắc động mạch ở nơi khác. Một số yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ bao gồm cao huyết áp (chiếm khoảng 60-75%), vữa xơ động mạch (36%), bệnh lý van tim (khoảng 15%), đái tháo đường (15-20%), rối loạn lipid máu (45-57%), nghiện thuốc lá (35%), nghiện rượu (30%), béo phì, thiếu máu não thoáng qua (15%)… Vì vậy việc khám sức khỏe thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện ra các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ não, từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. 3, Phòng tránh đột quỵ não bằng cách nào? Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thi Hùng, Phó chủ tịch Hội thần kinh học TP HCM cho biết: “Muốn giảm nguy cơ đột quỵ não, mỗi người cần có chiến lược phòng bệnh cho mình ngay từ sớm. Theo đó, cần duy trì chế độ ăn uống và vận động khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: điều trị tốt cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, loạn nhịp tim…”. Ngoài ra, khi thấy các triệu chứng tiền đột quỵ não xuất hiện cần đến các trung tâm y tế để chuẩn đoán và xử lý kịp thời, tránh chủ quan, coi thường, bởi bệnh đột quỵ não một khi đã xảy ra thì nhẹ nhất là liệt vận động, mà nặng nhất sẽ gây ra tử vong. Đọc tiếp: Bài thuốc chống đột quỵ não hiệu quả Chia sẻ

5 Nhóm thực phẩm chống đột quỵ não tốt nhất nên biết

Chế độ dinh dưỡng khoa học có vai trò quan trọng trong việc phòng chống đột quỵ và tai biến mạch máu não. Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ não đã được các nhà khoa học trên thế giới chứng minh rất hiệu quả: chúc Mục lục1, Nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa2, Nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B3, Nhóm thực phẩm giàu kali4, Nhóm thực phẩm giàu magie5, Nhóm thực phẩm giàu omega-3 1, Nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa Chúng ta đều biết rằng chất chống oxy hóa có tác dụng giúp ngăn ngừa lão hóa sớm, thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm (Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng có mối tương quan tích cực giữa việc hấp thu chất chống oxy hóa với việc phòng chống, phục hồi chức năng não, cùng các rối loạn liên quan cho các bệnh nhân sau đột quỵ, tai biến mạch máu não. Những loại trái cây và rau củ quả giàu chất chống oxy hóa là: các loại quả mọng, nho khô, cam, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông, củ cải đường, hành, nho, dâu tây, quả việt quất, quả anh đào, mâm xôi, mận, sơ ri… Đây là các loại thực phẩm giúp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả bởi chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và ngăn ngừa mảng bám tích tụ trong động mạch. Bổ sung các loại thực phẩm này mỗi ngày sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của chúng ta. Xem thêm: Tổng quan về bệnh đột quỵ não 2, Nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B Các vitamin nhóm B, đặc biệt là B6, B9, B12 là những vi chất quan trọng giúp cải thiện lưu lượng máu lên não và duy trì hệ thần kinh não bộ khỏe mạnh. Chúng ngăn chặn sự sản sinh homocystein trong máu, tránh gây ra những tổn thương về động mạch, ngăn chặn sự hình thành và gây hại của các gốc tự do gây xơ vữa động mạch. Từ đó, giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não và tác động mạch ngoại vi. Theo nghiên của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, những người dùng khoảng 300 mcg vitamin B9 mỗi ngày giảm được hơn 20% nguy cơ đột quỵ và 15% nguy cơ bệnh tim so với những người dùng dưới 136 mcg một ngày. Do đó để phòng chống bệnh đột quỵ não, trong các bữa ăn hàng ngày chúng ta nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin nhóm B. Những thực phẩm có nhiều vitamin B1 là thịt và gan của bò, lợn, lòng đỏ trứng, rau tươi như rau dền cơm, diếp, xà lách, giá đậu xanh, tỏi… các loại đậu như đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, lạc, vừng… Vitamin B12 phổ biến trong các thực ăn có nguồn gốc động vật như thịt heo, cừu, bò, gia cầm, đặc biệt là bộ phận nội tạng như gan, tim, thận… Ngoài ra, B12 còn có trong trứng, sữa, sò ốc và một số hải sản như cua, cá hồi, tôm… Còn vitamin B9 thường có nhiều trong các thực phẩm như rau lá xanh, cà chua, các loại đậu, gạo, mỳ, và các sản phẩm từ hạt như bánh mì, ngũ cốc ăn sáng. 3, Nhóm thực phẩm giàu kali Theo nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây cho thấy kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng não bộ hoạt động. Nếu hàm lượng kali trong cơ thể cao sẽ cho phép oxy đến não nhiều hơn, kích thích hoạt động thần kinh, tăng khả năng nhận thức. Ngoài ra kali còn đóng vai trò như một chất giãn mạch, làm cho các mạch máu thư giãn, cho phép máu lưu thông, ít bị tắc mạch và khó có khả năng gây ra một cơn đột quỵ, tai biến. Ngoài ra kali rất hữu ích trong việc điều chỉnh huyết áp, cân bằng nồng độ natri, giảm nguy cơ bệnh tim và tăng huyết áp. Một chế độ dinh dưỡng giàu kali sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ 20%. Do đó trong các bữa ăn hàng ngày chúng ta có thể bổ sung thêm một số thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây, cà chua, măng tây… góp phần tăng cường trí nhớ, khả năng học tập, và thậm chí ngăn chăn một số bệnh liên quan đến động kinh. 4, Nhóm thực phẩm giàu magie Magiê là một trong những khoáng chất rất quan trọng với cơ thể. Nó có tác dụng duy trì nhịp tim, ổn định chức năng thần kinh và tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Đặc biệt, magiê được biết đến là chất có khả năng loại bỏ cục máu đông như sau các chấn thương, làm giãn mạch máu, giúp giảm thiểu và xóa dư thừa tích tụ, các mảng bám động mạch, giữ cho tim và hệ tuần hoàn khỏe mạnh. Nếu cơ thể thiếu hụt magiê có thể dẫn đến co thắt cơ, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lo âu, đau nửa đầu, loãng xương, và nhồi máu não. Vì vậy, chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm chứa magiê như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh, đậu…giúp phòng ngừa đột quỵ, tai biến mạch máu não rất hiệu quả. 5, Nhóm thực phẩm giàu omega-3 Axit béo omega-3 là những chất béo cần thiết cho cơ thể. Theo các nghiên cứu công bố trên Tạp chí thế giới về Thần kinh học phát triển (2007), việc hấp thu omega-3 sẽ giúp ngăn chặn quá trình lão hóa của não bộ. Các chất béo bão hòa trong thực phầm chế biến gây chứng xơ vữa động mạch, làm cản trở lưu thông máu trong cơ thể. Trong khi đó chất béo omega 3 từ cá đặc biệt là cá ngừ, cá thu, cá hồi giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, làm thành mạch máu vững chắc, ít có khả năng tạo cục máu đông. Do đó chún ta nên ăn nhiều các loại cá béo có chứa omega-3 gồm: cá ngừ Califoni, cá thu, cá mòi, các hồi… Việc bổ sung cá vào khẩu phần ăn 1-4 lần mỗi tuần có thể giảm nguy cơ đột quỵ 27%. Ngoài cá béo, các nguồn thực phẩm khác có chứa omega-3 như: quả óc chó, dầu hạt cải và hạt lanh… cũng là những thực phẩm giàu omega3 và đem lại dinh dưỡng tối ưu nhất cho cơ thể. Xem thêm: Bài thuốc chống đột quỵ não hiệu quả Trên đây là 5 nhóm thực phẩm ngăn chặn và phục hồi sau đột quỵ, tai biến mạch máu não tốt nhất. Bởi đột quỵ não là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn tật và tử vong nên việc tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích để có thể chăm sóc, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe bản thân và gia đình của mình. Chia sẻ

Loading...