Tai biến - Đột quỵ

Cách phòng chống đột quỵ não

Hàng năm Việt Nam có khoảng hơn 200.000 người bị đột quỵ não. Trong số đó, gần 50% trường hợp tử vong, 90% người sống sót phải gánh chịu các di chứng nặng nề do đột quỵ não gây ra như: tàn phế, liệt nửa người, mất trí nhớ… Do đó việc phòng chống đột quỵ não ngay từ khi còn trẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chế độ dinh dưỡng phòng chống đột quỵ Não là một bộ phận trung ương điều khiển mọi chức năng sống trong cơ thể, do đó nếu bị tổn thương sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Do đó để phòng chống bệnh đột quỵ não thì xây dựng một chế độ ăn khoa học là vô cùng cần thiết, nhất là những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đột quỵ não cao. Cụ thể: Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất omega – 3 là một axit béo có lợi cho sức khỏe giúp ngăn ngừa đột quỵ và tai biến mạch máu não. Mỗi tuần vài 3 lần thu nhận acid béo hệ omega-3 từ cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu, các loại quả và hạt như quả óc chó… sẽ có tác dụng rất tốt để bảo vệ mạch máu. Sử dụng các loại chất béo tốt là các loại chất béo tự do, không bão hòa như dầu oliu nguyên chất, dầu canola, dầu đậu phộng…vì chúng đều có tác dụng phòng ngừa máu đông. Nên ăn nhiều thực phẩm cung cấp cacbohydrat phức tạp như tinh bột, chất xơ có trong các nguồn thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu,… Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folicđược khuyến khích sử dụng nhằm phòng ngừa đột quỵ và tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm,… có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn lên não. Hạn chế muối và thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao:giảm tối đa lượng muối cho vào thực phẩm, hạn chế các đồ ăn được chế biến sẵn vì các đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao. Ăn nhiều muối sẽ dễ mắc bệnh cao huyết áp –  đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ não. Do đó những bệnh nhân tăng huyết áp nếu giảm bớt lượng muối ăn khoảng 40mg/ngày sẽ giảm được nguy cơ đột quỵ não hoặc các biến chứng tim mạch khác. Đặc biệt nên bổ sung nhiều hoa quả hằng ngày. Các loại trái cây giàu kali, vitamin C như: chuối, cam, bưởi,… Chuối có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và hạ huyết áp. Mỗi ngày nên ăn từ 1-2 quả, hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30-60g sắc uống thay trà giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng phòng ngừa đột quỵ não Đọc thêm: Bệnh đột quỵ não là gì? Chế độ sinh hoạt phòng tránh đột quỵ não Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, thì việc áp dụng lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn chặn các cơn đột quỵ não nguy hiểm xảy ra: Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, mỡ máu… là các nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ não. Do đó việc khám định kỳ sức khỏe để sớm phát hiện các bệnh và chữa bện là cách tốt nhất để phòng chống đột quỵ não. Thường xuyên tập thể dục,tăng cường vận động giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và đột quỵ não. Mỗi ngày hãy dành 30 phút hoạt động – chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, chạy bộ tùy theo tình trạng sức khỏe của mình sẽ khiến bộ não ngày càng khỏe mạnh và minh mẫn hơn. Loại bỏ thuốc lá bởi những người hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá nhiều sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ não, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Đồng thời không uống bia rượu và sử dụng ma túy bất hợp pháp. Bởi uống rượu nặng làm tăng nguy cơ huyết áp cao, thiếu máu cục bộ và xuất huyết. Một số loại ma túy, chẳng hạn như cocaine và methamphetamine, được cho là các yếu tố nguy cơ của TIA hay đột quỵ. Luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, tránh căng thẳng, stress hay lo âu buồn bã. Trên đây là những biện pháp phòng tránh đột quỵ não. Với những người bắt đầu vào độ tuổi trung niên, ngoài việc áp dụng các phương pháp trên cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, đặc biêt là kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ gây vữa xơ động mạch, tim mạch, hệ thống mạch máu não… nhằm phát hiện sớm các yếu tố thúc đẩy cho đột quỵ não có thể xảy ra. Đây được xem là những biện pháp dự phòng hiệu quả và chủ động nhất. Chia sẻ

Bệnh đột quỵ não có nguy hiểm không?

Đột quỵ não là gì? Đột quỵ não là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn gây thiếu máu não, xảy ra một cách đột ngột, không báo hiệu trước. Đột quỹ não có thể khiến một người đang khỏe mạnh bỗng dưng gục xuống, liệt nửa người, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc sống với các di chứng nặng nề. Mục lục1, Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ nãoCó 2 dạng đột quỵ não thường gặp hiện nay:2, Điều gì xảy ra khi bệnh nhân bị đột quỵ não?3, Hậu quả của bệnh đột quỵ não?4, Bệnh đột quỵ não có chữa được không? 1, Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ não Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não, nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau đây: Tình trạng mỡ trong máu cao kéo dài, từ đó hình thành các mảng xơ mỡ động mạch. Các mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch máu, ngày càng dày lên làm lòng mạch hẹp dần lại, máu ứ lại và đóng thành cục máu đông gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển làm tắc động mạch ở nơi khác. Đây có thể là hậu quả của thói quen sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, ít vận động… Khi mắc các bệnh lý tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, béo phì, mỡ máu… cũng có thể gây đột quỵ não. Thường xuyên căng thẳng, lo âu, stress… trong công việc và mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài Ít vận động Có 2 dạng đột quỵ não thường gặp hiện nay: Dạng thứ nhất là đột quỵ não do thiếu máu cục bộ: bệnh thường gặp sau một cơn đau hoặc cục máu đông có thể hình thành trong các mạch máu của não, hoặc trong mạch máu dẫn đến não, hay trong các mạch máu ở những nơi khác của cơ thể đi đến não; những cục máu đông chặn lưu lượng máu đến các tế bào của não, dạng này chiếm tỉ lệ cao trên 80% các ca đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Dạng thứ hai là đột quỵ do xuất huyết não: xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não, hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh, do rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông. 2, Điều gì xảy ra khi bệnh nhân bị đột quỵ não? Khi bị đột quỵ não, não bộ sẽ hững chịu những ảnh hưởng nguy hiểm sau: Xuất huyết não hoặc vỡ mạch máu não gây cắt đứt nguồn máu nuôi các tế bào não làm gián đoạn việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxygen cần thiết cho sự sống còn của chúng. Không có sự cung cấp này, tế bào não không thể hoạt động và sẽ chết trong vòng vài phút Không giống như những tế bào khác của cơ thể, một khi tế bào não chết đi, thường sẽ không có tế bào khác thay thế chúng. Vùng não có những tế bào não bị chết do đột quỵ não được gọi là vùng nhồi máu não. Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất của đột quỵ não, gây liệt nửa người, hôn mê hoặc tử vong… Những tế bào xung quanh vùng nhồi máu có thể nhận máu nuôi không đầy đủ. Vùng này được gọi là vùng quanh nhồi máu. Những tế bào trong vùng này bị thiếu oxy và dưỡng chất. Điều này sẽ dẫn đến việc phóng thích các hóa chất độc hại có thể gây tổn thương hoặc giết các tế bào não khỏe mạnh và do đó làm tăng kích thước vùng nhồi máu. Kích thước vùng nhồi máu sẽ ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của bệnh nhân sau đột quỵ và việc điều trị chậm trễ sẽ làm tăng kích thước vùng nhồi máu. 3, Hậu quả của bệnh đột quỵ não? Đột quỵ làm tổn thương nhu mô não, tùy thuộc vào vị trí nhu mô não tổn thương mà bệnh nhân sẽ có những sự suy giảm tương ứng về chức năng vận động, cảm giác, khả năng suy nghĩ và diễn đạt. Theo viện Sức Khoẻ Quốc Gia Hoa Kỳ, năm dạng tàn tật chính của đột quỵ là: Liệt hay những vấn đề kiểm soát vận động: Liệt có xu hướng xảy ra ở đối bên với bên não tổn thương. Nếu người tổn thương bên trái não sẽ gây ảnh hưởng bên phải, và ngược lại. Liệt hay yếu nửa người có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại hay cầm nắm Sự mất kiểm soát cơ cũng có thể gây ra các vấn đề về nuốt và nói, phối hợp và giữ thăng bằng. Các rối loại cảm giác bao gồm cả đau: Cảm giác đau, tê, và đau nhói hay kim châm có thể xảy ra ở chi yếu hay liệt. Những bệnh nhân sau đột quỵ khác có đau mạn tính. Cứng cơ và co thắt cơ thường gặp. Rối loạn cảm giác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiểu và đại tiện. Các vấn đề hiểu và dùng ngôn ngữ: Nhiều bệnh nhân sau đột quỵ có suy giảm về ngôn ngữ, làm ảnh hưởng đến khả năng nói, viết, và hiểu ngôn ngữ nói và viết. Đột quỵ có ảnh hưởng đến trí nhớ làm suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ tạm thời. Điều này có thể làm suy giảm khả năng lập kế hoạch, học hỏi nhiệm vụ mới, theo sự hướng dẫn hay hiểu nghĩa. Vài bệnh nhân sau đột quỵ không thể nhận ra hay hiểu tình trạng bệnh của họ hay không nhận thức được cảm giác bị ảnh hưởng ở phần cơ thể bị đột quỵ. Thay đổi tính cách và cảm xúc: Vài thay đổi nhân cách và cảm xúc do tổn thương não sau đột quỵ não gây ra như trầm cảm, lo âu, căng thẳng, sợ sệt, cáu bẳn… 4, Bệnh đột quỵ não có chữa được không? Việc điều trị đột quỵ não rất khó khăn và phức tạp. Nếu may mắn được cứu sống thì người bệnh phải trải qua một quá trình luyện tập trong nhiều tháng, nhiều năm để phục hồi các chức năng, tốn rất nhiều công sức và tiền của. Do đó, người chưa mắc bệnh cần phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Đối với người từng bị đột quỵ não, cần dự phòng bệnh tái phát. Chia sẻ

Những xét nghiệm cần thiết phát hiện bệnh đột quỵ não

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một căn bệnh nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, đòi hỏi phải được theo dõi kỹ lưỡng, chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý mới hy vọng giúp bệnh nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Mục lục1, Triệu chứng của đột quỵ não2, Các thăm dò hỗ trợ chẩn đoán bệnh đột quỵ nãoChụp CT sọ ( Computed Tomography Scan )Chụp MRI sọ ( Magnetic Resonance Imaging )3, Các xét nghiệm cơ bản bệnh đột quỵ não4, Siêu âm mạch cảnh5, Chụp động mạch não6, Điều trị cấp cứu đột quỵ nãoBảo đảm thông khí Làm ngay các xét nghiệm cơ bản:Chống phù não ( nếu có)Kiểm soát huyết áp  Chăm sóc toàn diện Thuốc chống đông và các thuốc ức chế tiểu cầu (với bệnh nhân nhồi máu não)Thuốc tiêu huyết khốiPhẫu thuật lấy khối máu tụ (với bệnh nhân xuất huyết não ) 1, Triệu chứng của đột quỵ não Các triệu chứng của đột quỵ não phổ biển là: Rối loạn cảm giác hoặc vận động của một vùng cơ thể ( tê, liệt ) ở mặt, chân, tay đặc biệt nhất là liệt 1/2 người. Rối loạn thị lực (nhìn mờ hoặc mù đột ngột). Rối loạn về ngôn ngữ (nói ngọng hoặc thất ngôn). Rối loạn tri giác ( lẫn lộn, kích thích vật vã, hôn mê) Các triệu chứng rất thay đổi tuỳ thuộc vào đột quỵ não do tắc mạch hay xuất huyết não, vị trí não bị tổn thương và độ rộng của vùng não bị tổn thương… Xem thêm: Tổng quan về bệnh đột quỵ não 2, Các thăm dò hỗ trợ chẩn đoán bệnh đột quỵ não Hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh não và mạch máu não hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay là chụp cắt lớp (CT và CTA) bằng máy cắt lớp đa dãy và chụp cộng hưởng từ (MRI và MRA) bằng máy có cấu hình từ 1.5 Tesla trở lên: Chụp CT sọ ( Computed Tomography Scan ) Là thăm dò đầu tiên nên được lựa chọn ở bệnh nhân đột quỵ não, nó giúp người thầy thuốc phân biệt được đột quỵ não là do xuất huyết hay nhũn não, ngoài ra còn giúp phát hiện được u não hay các bất thường khác trong não có thể gây ra các triệu chứng giống đột quỵ não. Tuy nhiên, chụp CT sọ có thể bỏ sót nhiều trường hợp, đặc biệt là khi chụp trong 12 h đầu ở những bệnh nhân nhũn não, hơn nữa đây không phải là phương pháp tối ưu để phát hiện các ổ nhũn não nhỏ … Chụp MRI sọ ( Magnetic Resonance Imaging ) Có độ nhậy cao hơn hẳn so với chụp CT sọ trong giai đoạn cấp đặc biệt là với ổ nhồi máu nhỏ, hoặc tổn thương ở vùng thân não. Tuy nhiên ở nước ta chụp MRI sọ đắt hơn nhiều so với chụp CT sọ do vậy phải tuỳ từng trường hợp cụ thể mà chỉ định phương pháp thăm dò cho thích hợp. 3, Các xét nghiệm cơ bản bệnh đột quỵ não Các xét nghiệm dưới đây rất có ích trong việc hỗ trợ đánh giá tình trạng chung cũng như tình trạng bệnh tim mạch của người bệnh như: Xét nghiệm đái tháo đường,  XQ tim phổi, Siêu âm tim Các xét nghiệm máu: Sinh hoá, đông máu, huyết học 4, Siêu âm mạch cảnh Có thể giúp phát hiện và đánh giá tình trạng vữa xơ gây hẹp lòng hoặc bóc tách ở ĐM cảnh là nguyên nhân gây đột quỵ não. 5, Chụp động mạch não Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lý mạch máu não thường được chỉ định ở những bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ với nghi ngờ dị dạng mạch não hoặc tách thành động mạch não đặc biệt là trước phẫu thuật bóc tách nội mạc động mạch cảnh.. 6, Điều trị cấp cứu đột quỵ não Bảo đảm thông khí  Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng an toàn Loại bỏ các dị vật trong miệng ( răng giả) nếu có Đặt canuyn miệng hút đờm dãi khi cần. Nếu bệnh nhân hôn mê Glasgow< 8 điểm và có ứ đọng đờm dãi phải đặt NKQ và thở máy khi cần. Theo dõi sát các chỉ số sinh tồn (nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, tri giác…) để có biện pháp xử trí thích hợp kịp thời. Làm ngay các xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm (Xquang tim phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim, các xét nghiệm sinh hoá, huyết học, đông máu…) để đánh giá tình trạng chung cũng như các bệnh phối hợp khác của bệnh nhân. Chỉ định chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ sọ não ngay khi có thể để chẩn đoán phân biệt xuất huyết não hay nhồi máu não. Chống phù não ( nếu có) Nằm đầu cao 30° Bảo đảm thông khí tốt. Khống chế tốt huyết áp. Truyền Manitol 0,5-1g/ lần truyền TM trong 20-30 phút. Kiểm soát huyết áp   Với các bệnh nhân xuất huyết não, khi huyết áp tăng cao( HA ≥ 200/120 mmHg) hạ huyết áp là cần thiết. Các loại thuốc hạ huyết áp phù hợp với bệnh nhân và không có chống chỉ định đều có thể dùng tuy nhiên không nên hạ HA nhanh quá. Trong giai đoạn cấp cứu có thể sử dụng các thuốc: Labetalol Truyền TM với tốc độ 0,5 – 2 mg/p. Nicardipine truyền TM  5-15 mg/h Với các bệnh nhân nhũn não chỉ nên hạ huyết áp vừa phải để tránh làm giảm áp lực tưới máu não cần thiết. Với những bệnh nhân này nên duy trì huyết áp ở mức 150/90 mmHg. Chăm sóc toàn diện  Bảo đảm dinh dưỡng, chống loét, điều chỉnh nước, điện giải, đường máu, chống nhiễm trùng, điều trị phục hồi chức năng sớm… Thuốc chống đông và các thuốc ức chế tiểu cầu (với bệnh nhân nhồi máu não) Aspirin và các thuốc ức chế tiểu cầu nên cho sớm vì có tác dụng dự phòng TBMMN tái phát nhưng ít cải thiện về mặt tiên lượng trong giai đoạn cấp. Heparin tiêm tĩnh mạch không làm giảm độ nặng của đột quỵ đã xảy ra mà còn tăng nguy cơ xuất huyết não. Thuốc tiêu huyết khối Chỉ được dùng khi : Bệnh nhân đến sớm trước 3 giờ kể từ khi khởi phát Chẩn đoán chắc chắn là TBMMN do thiếu máu não và không có xuất huyết não ( có kết quả chụp CT hoặc MRI sọ ). Không có chấn thương sọ não hay đột quỵ trong vòng 3 tháng Không có xuất huyết đường tiêu hoá trong vòng 3 tuần Không có phẫu thuật trong vòng 2 tuần. Không có chọc động mạch trong vòng 1 tuần. Huyết áp tối đa < 180 mmHg, huyết áp tối thiểu < 110 mmHg. Không có rối loạn đông máu và tiểu cầu >100.000/ml …. Trong các loại thuốc tiêu huyết khối chỉ có t-PA (tissue Plasminogen Activator) được chỉ định với liều 0.9 mg/kg tiêm thẳng tĩnh mạch 10% tổng liều sau đó truyền TM 90% còn lại trong 1h. liều tối đa không quá 90 mg. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu tăng liều t-PA cao hơn và mở rộng thời gian dùng thuốc ( 6 h kể từ khi khởi phát ) thì không những không có lợi mà còn tăng thêm nguy cơ xuất huyết não ở nhóm bệnh nhân này. Phẫu thuật lấy khối máu tụ (với bệnh nhân xuất huyết não ) Thường chỉ được tiến hành trong trường hợp khối máu tụ lớn gây chèn ép và tiến triển bệnh nhân ngày càng nặng. Tóm lại, để chẩn đoán bệnh, ngoài việc theo dõi và căn cứ những biểu hiện lâm sàng do tắc mạch não hay do xuất huyết não, các bác sĩ cần phối hợp với các xét nghiệm cần thiết như X-quang sọ não, chụp CT não, cần thiết phải chụp cộng hưởng từ (MRI) não. Khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường như đã nêu trên, chúng ta cần đưa bệnh nhân đi khám càng sớm càng tốt để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não một cách kịp thời nhất. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Cách cấp cứu đột quỵ não đúng cách Chia sẻ

Tìm hiểu về bệnh đột quỵ não

Đột quỵ não bộ là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người, gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Vậy những kiến thức căn bản về bệnh đột quỵ não này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: Mục lục1, Bệnh đột quỵ não là gì?2, Các đối tượng có khả năng mắc bệnh đột quỵ não?3, Hoàn cảnh xuất hiện của bệnh đột quỵ não.4, Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ não?5, Đột quỵ não thường để lại những hậu quả nào?6, Người bị đột quỵ não có khả năng hồi phục không?7, Cách phòng ngừa đột quỵ não 1, Bệnh đột quỵ não là gì? Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não đột ngột. Tình trạng này có thể do sự tắc nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc; hoặc do sự vỡ mạch máu trong não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào trong mô não gây phá hủy và chèn ép mô não. Hậu quả là phần não có liên quan bị tổn thương không thể hoạt động được, dẫn đến phần của cơ thể mà phần não đó kiểm soát có nguy cơ bị liệt hoặc không hoạt động được cũng rất cao. 2, Các đối tượng có khả năng mắc bệnh đột quỵ não? Các nghiên cứu về dịch tễ trên thế giới ghi nhận rằng những người có một trong các yếu tố sau đây sẽ gia tăng khả năng mắc bệnh đột quỵ não (hoặc tái phát đột quỵ): Tăng huyết áp: là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ Đái tháo đường Bệnh tim mạch: đặc biệt là rung nhĩ, bệnh mạch vành, bệnh van tim. Tiền căn đột quỵ não hay có cơn thiếu máu não thoáng qua. Âm thổi động mạch cảnh không biểu hiện triệu chứng. Hút thuốc lá: đây là yếu tố làm tăng cao nguy cơ đột quỵ não cũng như các bệnh lý khác như xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp… Béo phì, tăng cholesterol, tăng mỡ máu Ít vận động Uống nhiều rượu Tuổi cao: khả năng bị đột quỵ não gia tăng theo tuổi, đặc biệt ở người trên 60 tuổi. Nam giới: nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ não hơn nữ giới Tiền căn gia đình có người bị đột quỵ não. Xem thêm: Nguyên nhân gây đột quỵ não 3, Hoàn cảnh xuất hiện của bệnh đột quỵ não. Các triệu chứng trên xuất hiện liên quan với một hoặc nhiều hoàn cảnh sau: Trong hoặc sau khi uống rựơu, bia. Thay đổi thời tiết, khí hậu. Căng thẳng tinh thần hoặc thể lực. Tắm nóng hoặc lạnh. Thời gian khi đêm về sáng. 4, Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ não? Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ não góp phần rất quan trọng trong chuẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Các dấu hiệu này bao gồm: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt. Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Cảm giác của người bị đột quỵ não là tay bị tê mỏi, chân khó cử động, khó thao tác, đi lại được Nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được. Nhức đầu, ù tai và rối loạn trí nhớ. 5, Đột quỵ não thường để lại những hậu quả nào? Đột quỵ não làm tổn thương nhu mô não, tùy thuộc vào vị trí nhu mô não tổn thương mà bệnh nhân sẽ có những sự suy giảm tương ứng về chức năng vận động, cảm giác, khả năng suy nghĩ và diễn đạt. Sau đột quỵ não, bệnh nhân có thể có một vài trong số các hậu quả sau đây: Yếu nhẹ nửa người hoặc liệt hoàn toàn nửa người (liệt hẳn một bên cơ thể) Giảm và mất cảm giác một bên cơ thể. Sao nhãng một bên cơ thể (bỏ qua hoặc quên nửa bên thân thể bị ảnh hưởng – điều này thường xảy ra khi vùng tổn thương ở bên phải của não). Loạn vận ngôn (nói năng khó khăn hoặc nói líu nhíu). Rối loạn ngôn ngữ (khó nói ra được từ hoặc khó hiểu được những điều đang nói). Khó nuốt hoặc nuốt sặc. Giảm thị lực và hoặc giảm thị trường (tầm nhìn xung quanh bị hạn chế). Mất khả năng kiểm soát cảm xúc và thay đổi tâm trạng. Thay đổi về nhận thức (các vấn đề về trí nhớ, khả năng đánh giá, giải quyết vấn đề hoặc kết hợp tất cả những khả năng này). Thay đổi hành vi (thay đổi tính cách, có ngôn ngữ và hành động không thích hợp) 6, Người bị đột quỵ não có khả năng hồi phục không? Những ảnh hưởng của đột quỵ não thường nặng nề nhất ngay sau khi bệnh xảy ra. Sau đó, phần lớn các trường hợp, bệnh nhân sẽ dần hồi phục. Mức độ hồi phục sẽ phụ thuộc vào vị trí của thương tổn trong não bộ, độ nặng của tổn thương, các bệnh lý đi kèm và tiến trình điều trị phục hồi chức năng. Đọc tiếp: Bài thuốc chống đột quỵ não gia truyền 7, Cách phòng ngừa đột quỵ não Đột quỵ não thường là hậu quả của quá trình không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có trước đó. Sau đây là một vài lời khuyên để phòng ngừa bệnh lý đột quỵ não: Phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh là yếu tố nguy cơ của đột quỵ não như: cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, mạch vành, van tim, gan nhiễm mỡ, nhiễm khuẩn… Không uống rượu, hút thuốc lá và các chất kích thích có hại cho cơ thể Duy trì một chế độ ăn lành mạnh ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối Tránh béo phì, giữ cân nặng trong tầm kiểm soát Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe Tập thể dục thường xuyên và giữ tinh thần cùng trái tim khỏe mạnh. Tóm lại, đột quỵ não là tình trạng bệnh lý thần kinh cấp tính có thể gây nên các triệu chứng như liệt nửa người, rối loạn cảm giác nửa người, nói khó, liệt nửa mặt, hôn mê…, là một trong những nỗi ám ảnh thường xuyên của mọi lứa tuổi, nhất là lứa tuổi trên 50. Trên đây là bài viết tổng quan về căn bệnh đột quỵ não, hy vọng với những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh teo não, bệnh nhân sẽ được phát hiện sớm và tiến hành xử trí, cấp cứu kịp thời để tránh nguy cơ tử vong và ảnh hưởng từ hậu quả của các di chứng nặng nề sau này. Chia sẻ

Dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ não

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh lý hệ thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch). Mục lục1, Bệnh đột quỵ não là gì?2, Các dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ nãoKhó nhìn hoặc nhìn mờ dầnKhó nói hoặc nhầm lẫnBị yếu cánh tay hoặc chânChóng mặt hoặc mất thăng bằngĐauNhức đầu dữ dộiKhuôn mặt ủ rũThay đổi trạng thái tinh thần và mệt mỏiCảm thấy bất ổnKhó thở hay tim đập nhanh3, Làm thế nào để phát hiện nhanh bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não?(F)ACE (mặt)(A)RMS (tay)(S)PEECH (nói chuyện)(T)IME (thời gian) 1, Bệnh đột quỵ não là gì? Đột quỵ não còn được gọi là tai biến mạch máu não, dùng để chung để chỉ sự tổn thương một phần não bộ do tắt nghẽn mạch máu đi nuôi não. Bộ não cần được cung cấp oxy thường xuyên để có thể hoạt động được nên khi một động mạch dẫn máu đi nuôi não bị cản trở, máu không lên được thì vùng não đó sẽ ngưng hoạt động. Đột quỵ não nếu không được cấp cứu kịp thời thì vùng não này sẽ chết, dừng chức năng vĩnh viễn, gọi là nhồi máu não. Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất của đột quỵ, gây liệt nửa người, hôn mê hoặc tử vong. Theo các thống kê, hơn 80% các ca đột quỵ là do nhồi máu não, để lại những di chứng nặng nề như tàn tật vĩnh viễn. Đây cũng được xem là chứng bệnh có tỉ lệ tử vong nhanh đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và các bệnh tim mạch. Trong số những người bị đột quỵ não thì chỉ có khoảng 50% là có thể phục hồi lại các chức năng bị liệt, 50% còn lại thường để lại di chứng nặng nề. Bệnh đột quỵ não thường xảy ra ở người cao tuổi và phần lớn là nam giới. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ não, thường là do cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh lý về tim mạch gồm xơ vữa động mạch, mỡ máu, bệnh mạch máu ngoại biên… Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh gồm lười vận động, béo phì, ăn nhiều thức ăn có cholesterol cao, nghiện bia rượu, căng thẳng thần kinh cũng là những nguyên nhân thường thấy của đột quỵ não. 2, Các dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ não Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ não như: Khó nhìn hoặc nhìn mờ dần Đột quỵ não có thể gây ra nhìn mờ ở hai mắt hoặc có thể mất thị lực một mắt, nhưng biểu hiện này không dễ được người bên cạnh nhận ra như các triệu chứng yếu tay chân, tái mặt hay không thể nói. Khi đươc hỏi về các triệu chứng xảy ra trong một cơn đột quỵ não, chỉ có 44% trong số 1.300 người Anh biết rằng mờ mắt là triệu chứng của đột quỵ não. Khó nói hoặc nhầm lẫn Đột quỵ não làm giảm khả năng thể hiện bản thân hoặc hiểu được lời nói. Bị yếu cánh tay hoặc chân Khi ai đó đang trong cơn đột quỵ não thì một triệu chứng khá phổ biến là một cánh tay hoặc một chân sẽ dần yếu đi và bị tê liệt. Thường thì các chi bị liệt nằm ở phía đối diện của vùng não bị đột quỵ. Kiểm tra bằng cách mở rộng hai cánh tay trong vòng 10 giây. Nếu một cánh tay trôi xuống, cho biết bạn đang bị yếu cơ và chính là một dấu hiệu của cơn đột quỵ não. Chóng mặt hoặc mất thăng bằng Nếu bạn chóng mặt, buồn nôn hoặc gặp khó khăn khi đi bộ, nhiều người có thể nghĩ rằng bạn đang say nhưng thực tế là bạn đang trong một cơn đột quỵ. Theo TS. Chaturvedi, giám đốc chương trình Wayne State University/Detroi của Trung tâm Y tế đột quỵ, lưu ý rằng triệu chứng chóng mặt đột ngột là do hội chứng virus và có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ não, tuy nhiên, nó rất dễ nhầm lẫn và khó phân biệt trong nhiều trường hợp. Đau Đau không phải là triệu chứng đột quỵ não điển hình. Nhưng nếu bạn thấy đau đột ngột ở cánh tay, một chân, một bên mặt hay một bên ngực, bạn không nên chủ quan mà bỏ qua nó. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ có những triệu chứng đột quỵ não bất thường hơn nam giới, và phổ biến nhất là chứng đau. Nhức đầu dữ dội Một cơn đau đầu dữ dội và đột ngột có lẽ là triệu chứng nặng nhất và cũng khá phổ biến ở những người bị đột quỵ. Một nghiên cứu được thực hiện trên 588 người cho thấy những người đã từng có triệu chứng đau đầu khi bị đột quỵ thường là những người trẻ và có tiền sử đau nửa đầu. Phụ nữ có khả năng có triệu chứng đau đầu khi đột quỵ nhiều hơn nam giới. Khuôn mặt ủ rũ Đột nhiên khuôn mặt yếu dần và da nhợt nhạt chính là biểu hiện của một cơn đột quỵ. Để xác minh rõ ràng, nhân viên y tế sẽ thường yêu cầu bệnh nhân mỉm cười nếu khuôn mặt yếu dần, da chùng xuống, có nghĩa người đó đang ở trong cơn đột quỵ. Thay đổi trạng thái tinh thần và mệt mỏi Thiếu máu cục bộ trong não gây ra sự mệt mỏi tinh thần. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt về giới tính ở triệu chứng này. 23,2% phụ nữ thay đổi trạng thái tinh thần và cảm thấy mệt mỏi khi bị đột quỵ não, trong khi đó, con số này ở đàn ông chỉ là 15,2%. Cảm thấy bất ổn Thông thường, thì đây chỉ là một biểu hiện nhỏ. Nhưng khi đột quỵ ảnh hưởng đến trung tâm não nó có thể gây ra những bất ngờ khôn lường. Khó thở hay tim đập nhanh Ở người bị đột quỵ, tim thường đập nhanh hoặc loạn nhịp, và dấu hiệu này thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn. Đọc tiếp: Cách cấp cứu đột quỵ não 3, Làm thế nào để phát hiện nhanh bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não? Bất kể ai cũng có thể phát hiện ra triệu chứng cảnh báo đột quỵ não của bệnh nhân chỉ trong vòng 1 vài phút! Chữ viết tắt FAST là một cách để nhớ những dấu hiệu của đột quỵ và những điều nên làm nếu bạn nghĩ đột quỵ đã xảy ra. FAST có nghĩa là: (F)ACE (mặt) Yêu cầu bệnh nhân cười Kiểm tra để phát hiện nếu một bên mặt rũ xuống (A)RMS (tay) Yêu cầu bệnh nhân đưa cả hai tay lên Kiểm tra để phát hiện nếu một tay rơi xuống (S)PEECH (nói chuyện) Yêu cầu bệnh nhân lặp lại một câu đơn giản Kiểm tra để phát hiện nếu nói những từ không trôi chảy và kiểm ta sự lặp lại chính xác câu (T)IME (thời gian) CHÚ Ý: Nếu những người xung quanh bạn có bất kỳ triệu chứng nào của các triệu chứng trên, bạn nên đưa đến bệnh viện nhanh nhất nếu có thể. Hãy gọi cấp cứu 115. Xem thêm: Cách điều trị đột quỵ não Tóm lại, bài viết trên đây đã trình bày khá chi tiết những triệu chứng đột quỵ não phổ biến hay gặp nhất. Việc nắm rõ được các triệu chứng đột quỵ não để sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời cho bệnh nhân bị đột quỵ não là rất quan trọng, nếu không họ sẽ bị những di chứng nặng nề và có thể dẫn tới tử vong. Chia sẻ

Cảnh giác với nguy cơ đột quỵ não

Đột quỵ não khiến phần não được cấp máu bởi động mạch rơi vào tình trạng thiếu ôxy và tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút. Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê thậm chí tử vong tùy thuộc vào diện não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương.  Mục lục1, Nguyên nhân gây đột quỵ não2, Triệu chứng bệnh đột quỵ não3, Sơ cấp cứu khi bị đột quỵ não4, Phòng ngừa đột quỵ não 1, Nguyên nhân gây đột quỵ não Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ não: do thiếu máu não cục bộ và do xuất huyết liệt thần kinh khởi đầu đột ngột, gây nên những dấu hiệu thần kinh khu trú, do xuất huyết vào mô não, không do chấn thương. Trong đó những yếu tố dưới đây sẽ gia tăng khả năng mắc bệnh đột quỵ não: Mắc các bệnh lý: tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, tăng cholesterol, tăng mỡ máu, bệnh tim mạch như rung nhĩ, mạch vành, van tim, nhiễm khuẩn… Đã từng bị đột quỵ não hay có cơn thiếu máu não thoáng qua. Hút thuốc lá: đây là yếu tố làm tăng cao nguy cơ đột quỵ cũng như các bệnh lý khác như xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp… Lười vận động Uống nhiều rượu bia và các chất kích thích có hại cho sức khỏe Tiền căn gia đình có người bị đột quỵ. Ảnh minh họa: Đột quỵ não là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột, gây thiếu máu não, do mạch não bị tắc hoặc vỡ  Đọc tiếp: Đột quỵ não là gì? 2, Triệu chứng bệnh đột quỵ não Triệu chứng đột quỵ não thường xảy ra đột ngột, với rất ít những triệu chứng báo trước. Những dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện như: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt. Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống Cảm giác của người bị đột quỵ não là tay bị tê mỏi, chân khó cử động, khó thao tác, đi lại được Nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được. Nhức đầu, ù tai và rối loạn trí nhớ. Các dấu hiệu này có thể chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút rồi người bệnh lại trở lại trạng thái bình thường. Hiện tượng này được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. Thiếu máu não thoáng qua là những dấu hiệu báo trước đặc biệt quan trọng của đột quỵ và người bệnh cần được nhập viện ngay. 3, Sơ cấp cứu khi bị đột quỵ não Khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ não trên, người nhà cần phải: Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Không tự ý cho uống bất kỳ loại thuốc nào khác. Khi di chuyển bệnh nhân, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng, tránh xóc khi chuyển bệnh nhân. Đặt đầu người bệnh hơi nghiêng, để nếu dịch trong miệng chảy ra nhiều sẽ chảy ra bên mép mà không để chảy xuống đường thở gây ngạt thở. Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Đọc tiếp: Cấp cứu đột quỵ não đúng cách 4, Phòng ngừa đột quỵ não Dưới đây là những cách phòng chống đột quỵ mà đã được chứng minh là giảm thiểu tối đa nguy cơ bị đột quỵ não: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Ngoài các thức ăn hàng ngày như cá, các loại ngũ cốc, rau củ quả, gia cầm và các sản phẩm từ sữa. Trong mỗi bữa ăn cũng nên bổ sung thêm khoai lang, nho khô, chuối và bột cà chua. Đây là những thực phẩm đều chứa kali và một chế độ dinh dưỡng giàu kali sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ 20%.                                             Thực hiện thói quen đi bộ tập thể dục nhẹ nhàng, chỉ cần mỗi ngày bỏ ra từ 20-45 phút tập thể dục thì nguy cơ bị đột quỵ não sẽ giảm gấp 2 lần. Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hơn 63% so với những người thường xuyên thiếu ngủ, mất ngủ. Phòng và chữa tăng huyết áp, cần kiểm tra huyết áp thường xuyên, giữ huyết áp khoảng 120/70mmHg, tránh những cảm xúc bất lợi như: vui, buồn, giận dữ, thất vọng, stress hằng ngày. Giảm cân nặng, chống béo phì bằng tiết chế khẩu phần ăn nhưng vẫn đảm bảo đủ chất. Lối sống lành mạnh kết hợp tập thể dục là một trong những cách phòng ngừa đột quỵ tốt nhất (Ảnh: Internet). Phòng và điều trị bệnh tiểu đường, giảm cholesterol trong máu, cũng như trị bệnh tim mạch, đa hồng cầu Để phòng ngừa hiệu quả tổn thương tế bào thần kinh, mất trí nhớ, đột quỵ và tai biến người bệnh có thể sử dụng kết hợp sản phẩm thực phẩm chức năng LOHHA Trí Não theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Xem thêm: Bài thuốc chống đột quỵ não Chia sẻ

Loading...