Phục hồi chức năng sau đột quỵ não

Đột quỵ não là thủ phạm gây tử vong và nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế nghiêm trọng, lâu dài. Nhiều người sống sót sau đột quỵ bị tàn phế cả về tinh thần và thể chất. Vậy làm thế nào để phục hồi chức năng sau đột quỵ não, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

Phục hồi chức năng sau đột quỵ não 1

Phục hồi chức năng sớm sau đột quỵ não

Hầu hết những chức năng mà một người phục hồi được trong vòng 30 ngày đầu sau đột quỵ não là do phục hồi tự phát. Sau đó, việc phục hồi chức năng là rất quan trọng. Phần lớn việc phục hồi chức năng thành công tùy thuộc vào:

  • Việc phục hồi chức năng được bắt đầu sớm sau đột quỵ não
  •  Mức độ tổn thương não
  •  Thái độ của người bệnh
  •  Kỹ năng của kỹ thuật phục hồi chức năng
  •  Sự hợp tác, chăm sóc của gia đình và bạn bè

Những người bị suy giảm chức năng ít thường phục hồi nhanh hơn. Nhưng ngay cả với những tổn thương nặng, chỉ một chút cải thiện nhỏ cũng có thể đem lại sự khác biệt trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Quy trình phục hồi chức năng sau đột quỵ não

Sau khi tình trạng sức khỏe ổn định, bệnh nhân sẽ bắt đầu các bài tập hỗ trợ tại bệnh viện hoặc đến một cơ sở phục hồi chức năng để có các liệu pháp chuyên sâu giúp hồi phục sức khỏe tốt hơn. Mục đích là giúp người bệnh phục hồi các chức năng cơ bản để có thể tự mình ăn uống hay mặc đồ. Trong suốt quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ não, người bệnh sẽ luyện tập với các nhóm chuyên gia vật lý trị liệu để có thể hồi phục càng nhiều càng tốt và học cách bù đắp lại mất mát. Bệnh nhân sẽ được trợ giúp để có thể đi lại không bị lệ thuộc, luyện tập để phục hồi các kỹ năng như ăn uống, mặc quần áo, tắm rửa. Các chuyên gia về ngôn ngữ sẽ giúp họ khắc phục khó khăn về trí nhớ, suy nghĩ, cách giao tiếp. Ngay khi  trở về nhà, người bệnh sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp tại nhà để hồi phục càng nhiều chức năng càng tốt.

Phục hồi chức năng thông thường sẽ mất từ 3 – 6 tháng. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra bệnh nhân đột quỵ nên tiếp tục luyên tập các kỹ năng họ hy vọng hồi phục chứ không chỉ dừng ở đó.

Người bệnh có nguy cơ mắc đột quỵ não lần hai không?

Nguy cơ mắc đột quỵ não lần hai là rất cao sau khi đã bị đột quỵ não. 3% những người sống sót sẽ bị đột quỵ não lần hai trong 30 ngày đầu tiên và 1/3 sẽ có nguy cơ mắc phải trong vòng 2 năm. Do vậy rất cần thiết để lên kế hoạch kiểm soát chúng. Để quá trình phục hồi chức năng đạt hiệu quả thì việc thay đổi lối sống hàng ngày và phòng chống đột quỵ não sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ đột quỵ não tái phát trở lại như: từ bỏ rượu bia, thuốc lá, có chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt cần phát hiện và điều trị các bệnh lý làm gia tăng đột quỵ não như: bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì, cholesterol cao hay tiểu đường…

Chế độ dinh dưỡng cho người sau đột quỵ não

Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc hồi phục chức năng sau đột quỵ não, cần đảm bảo ăn đủ chất và cân đối. Người bệnh nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu, như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Tránh các thức ăn to, cứng, nóng dẫn đến khó nuột hoặc dễ hóc sặc. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối ở bệnh nhân khi đã ổn định (7-14 ngày sau tai biến), có thể ăn bằng đường miệng hay nuôi qua ống thông dạ dày, cần được bổ sung bữa ăn nhiều chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa…). Năng lượng cần được cung cấp là khoảng 25 kcal/kg cân nặng, năng lượng từ đạm nên chiếm 20-25% và từ tinh bột chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu năng lượng.

Vì quá trình phục hồi chức năng có thể kéo dài 3-6 tháng nên người bệnh cần được chăm sóc một cách đầy đủ và giữ tinh thần lạc quan, khỏe mạnh. Có như vậy bệnh tình mới thuyên giảm và có cơ hội phục hồi, tránh những tổn thương, biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh gây ra.

Xem thêm: Bài thuốc chống đột quỵ não gia truyền

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
banner-lohha-tri-nao-750.png
Loading...