Giải pháp điều trị

Tai biến mạch máu não có chữa được không?

Ngày nay, cùng với xu thế chung là các bệnh chuyển dần từ những bệnh nhiễm khuẩn sang những bệnh không nhiễm khuẩn như: bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tai biến mạch máu não, đặc biệt tai biến mạch máu não xảy ra với tỉ lệ mắc phải ngày càng cao. Và câu hỏi được quan tâm nhất là: Nếu không may bị tai biến mạch máu não, bệnh nhân có chữa trị được không? 1, Tai biến mạch máu não là gì? Tai biến mạch máu não chính là hiện tượng tắc mạch máu trong não làm giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp máu lên não, khiến cho các tế bào thần kinh bị tổn thương và chức năng họat động của các cơ quan này bị tê liệt trong một thời gian dài, gây ra các di chứng bại liệt, méo miệng, mất giọng …Tai biến mạch máu não xảy ra ở nam nhiều hơn nữ và gặp nhiều ở đối tượng trung niên, những người lớn tuổi, người có tiền sử đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường và hút nhiều thuốc lá. 2, Tai biến mạch máu não có chữa được không? Bệnh tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể chữa trị được nếu kiên trì và áp dụng đúng các biện pháp sau đây: Chế độ dinh dưỡng: bệnh nhân bị tai biến mạch máu não đang trong quá trình điều trị cần được bổ sung các chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ…; chất bột đường từ gạo, mì, bánh mì…; chất béo từ dầu mỡ…; rau củ quả và trái cây, tăng chế độ dinh dưỡng vitamin và khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và calo, điều trị huyết áp và giảm đường máu nếu bệnh nhân bị đái tháo đường. Chế độ ăn uống của người đột quỵ là rất quan trọng và phải kiên trì, cần phải có thời gian, thậm trí cho đến tận cuối đời. Người nhà bệnh nhân tai biến mạch máu não cần cho người bệnh ăn uống như bình thường, nếu ăn ít thì nên tăng thêm bữa trong ngày, thức ăn có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ phù hợp với việc nhai của bệnh nhân tai biến. Thực hiện lối sống khoa học: Liệu pháp thay đổi lối sống cũng bao gồm các biện pháp khác như: không hút thuốc lá, Ngoài ra, việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ( mỗi ngày bệnh nhân nên tập khoảng ít nhất 20 phút)  sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Bên cạnh đó, cần phòng ngừa tình trạng đông máu bằng thuốc, điều trị rối loạn lipid máu; kiểm soát trị số huyết áp (dưới 140/90mmHg). Người bị huyết áp cao nên tập thể dục phải kéo dài ít nhất 30 phút/ ngày. Cường độ luyện tập vừa phải, chỉ nên tập nhẹ nhàng, lấy dai sức làm chính, không phải thở hổn hển sau khi tập. Vì tim đã phải chịu gánh nặng thường xuyên do áp lực máu tăng cao nay lại phải chịu thêm gánh nặng mới do tập với cường độ cao hoặc quá cao thì mạch sẽ càng nhanh hơn, huyết áp sẽ càng tăng cao có thể sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não nhất là với mạch máu não hoặc làm cho cơ tim phải làm việc nhiều hơn, tim sẽ càng to ra nhanh hơn đồng nghĩa với đó là những hậu quả càng phức tạp. Về chế độ ngủ nghỉ thì người bị tai biến cần điều độ, không làm việc nặng, tốt nhất là sinh hoạt trong không gian gia đình, không nên đi xa. Buổi tối nằm ngủ từ 10h đến 6h sáng. Khi ngủ dậy không nên bỏ hết chăn ngay mà bỏ chăn và dậy từ từ để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Trong quá trình chữa trị bệnh tai biến mạch máu não, quan trọng nhất là giai đoạn chăm sóc phục hồi cho người bệnh tại nhà. Người thân cần kết hợp giúp bệnh nhân luyện tậm, vận động và một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chi phí chữa trị bệnh tai biến mạch máu não không quá cao bởi quan trọng nhất là ý thức của bệnh nhân với sự kiên trì của người thân giúp bệnh nhân vượt qua cú sốc về tinh thần, có ý phối hợp để điều trị. Chia sẻ

Điều trị chứng suy giảm trí nhớ

Những rối loạn về trí nhớ không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi mà ở những người trẻ cũng xảy ra hiện tượng này, do sự tác động của nhiều bệnh lý khác nhau. Sự suy giảm trí nhớ của người trẻ tuổi không chỉ gây khó khăn cho chính bệnh nhân mà còn khiến gia đình và người thân lo lắng, thất vọng. Với những biện pháp điều trị hiện nay các rối loạn này hoàn toàn có thể chữa trị được.   Ảnh minh họa: Suy giảm trí nhớ ở người trẻ 1, Biểu hiện của rối loạn trí nhớ Giảm nhớ: Hay gặp giảm hiệu quả của quá trình nhớ và quá trình lưu giữ tài liệu trong quá trình lão hóa, trong tổn thương não và trong những trạng thái đặc biệt như khi sợ hãi, khi xúc động… hay gặp giảm hiệu quả quá trình tái hiện. Tăng nhớ: Hiệu quả nhớ của người bệnh tăng một cách bệnh lý, cao hơn hẳn so với những người khác. Đa số các bệnh nhân này chỉ nhớ đến một loại kích thích nhất định, liên quan đến những ký ức sâu sắc, đến điều kiện nghề nghiệp, mà họ không thể có cách gì để không nhớ đến kích thích đó. Mất nhớ: Trong những thời điểm, hoàn cảnh nhất định, người bệnh không thể nhớ được cái gì đã xảy ra trong quá khứ. Loạn nhớ: Trong rối loạn nhớ, không có sự gián đoạn các thông tin đưa vào, không có sự suy giảm khả năng nhớ, mà là sự lệch lạc về chất lượng các “dấu ấn” được tạo ra, là sự thay đổi bệnh lý về chất lượng, thuộc tính của quá trình nhớ. Người ta thường gặp các loại rối loạn nhớ sau: nhớ sai, nhớ dị biệt, nhớ bịa, nhớ ảo, viễn tưởng giả. 2, Một số nguyên nhân gây rối loạn trí nhớ ở người trẻ Do ảnh hưởng của bệnh lý tâm thần: Đó là các bệnh như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu… làm giảm tập trung chú ý; bệnh tâm thần phân liệt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở người trẻ, bệnh làm cho biểu hiện cảm xúc ngày càng cùn mòn, khô lạnh, tư duy ngày càng nghèo nàn, ý chí ngày càng suy giảm, hoạt động ngày càng yếu đuối đi đến chỗ không thiết làm công việc gì, khả năng lao động và học tập, chú ý, trí nhớ đều giảm. Sau chấn thương sọ não: Chấn thương sọ não (CTSN) là một hình thái tổn thương sọ não ngoại sinh. Hậu quả của CTSN rất khác nhau, từ hồi phục hoàn toàn đến để lại các di chứng nặng nề về thần kinh và tâm thần. Rối loạn tâm thần do CTSN bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cấp tính và giai đoạn muộn. Các rối loạn tâm thần là hậu quả muộn của CTSN, thời gian tùy thuộc vào từng bệnh nhân, nhưng thường là sau 6 tháng bị CTSN. Do các bệnh nhiễm khuẩn: Các bệnh lý hay gặp là viêm não, màng não do vi khuẩn, virut, viêm màng não lao, sốt rét ác tính thể não, giang mai não, HIV/AISD… Do nhiễm độc: Các chất độc thâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ra tổn thương thần kinh và các rối loạn tâm thần rất đa dạng, cấp tính hoặc kéo dài. Các triệu chứng rối loạn tâm thần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại chất độc, liều lượng, thời gian, mức độ nhiễm độc và các yếu tố mang tính cá thể như: nhân cách, thể tạng, sức đề kháng… Do nghiện rượu và thuốc phiện: Nghiện rượu làm ảnh hưởng đến hiệu suất công tác, đến sức khỏe tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội. Người nghiện thuốc phiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và trí nhớ. Do stress: Tình trạng stress không chỉ gây ra những tác động xấu đối với cơ thể mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trí nhớ, đặc biệt là phản ứng stress cấp tính. Một trong những nguyên nhân gây stress ở người trẻ là áp lực học tập. Nhiều trường hợp do bố mẹ đòi hỏi quá mức kết quả học tập ở con cái so với khả năng mà chúng có thể đạt được hoặc sự ngộ nhận về năng lực học tập của con em mình. Do rối loạn phân ly: Các rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Các rối loạn phân ly hay phát sinh ở tuổi trẻ, nữ nhiều hơn nam. Trong các điều kiện không thuận lợi về tinh thần cũng như thể chất, các rối loạn có thể phát thành “dịch” trong một tập thể. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của các rối loạn phân ly rất đa dạng và hầu hết có rối loạn trí nhớ. Chậm phát triển tâm thần và động kinh: Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) là một nhóm bệnh lý có biểu hiện sự sa sút tâm thần bẩm sinh hay mắc phải trong những năm đầu thời kỳ thơ ấu. CPTTT không phải là một bệnh mà là một trạng thái rối loạn của một bệnh nào đó để lại sự thiếu sót trong các hoạt động trí tuệ và khả năng thích ứng Động kinh: Động kinh là một bệnh mạn tính, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại của các cơn do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh não bộ, dù cho triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng có thể khác nhau. Trong cơn, người bệnh có thể có những rối loạn vận động. Những hành vi đó có tính chất tự động, không mục đích và người bệnh sau đó không nhớ những gì xảy ra. 3,  Giải pháp cho chứng suy giảm trí nhớ Chế độ ăn uống: Có nhiều phương pháp để tăng sức khỏe của bộ não trong đó bổ sung dưỡng chất là phương pháp cực kỳ hiệu quả. Chúng ta hãy chú ý tới các thực phẩm giúp bồi bổ trí não như: cá ngừ, cá hồi (giàu omega 3), rau lá xanh, các loại đậu, hạt và thực phẩm có hàm lượng protein cao. Những loại thực phẩm này không chỉ làm cho bộ não khỏe mạnh mà còn có tác dụng tăng cường trí nhớ rất tốt. Chế độ sinh hoạt: Vấn đề cốt lõi để duy trì một tinh thần và trí nhớ tốt là loại bỏ các tác nhân gây bệnh như hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá; tập trung khi học tập, làm việc nhưng đừng quá sức để tránh căng thẳng. Trong cuộc sống hàng ngày, nên sắp xếp công việc, đồ đạc ngăn nắp, có trật tự để dễ nhớ, dễ tìm. Tập thể dục thường xuyên không chỉ duy trì thể lực mà còn giúp trí não hoạt động ở trạng thái tốt. Chú ý, đừng nói và làm quá nhanh cũng như tăng cường quan sát, so sánh và ghi chú lại những việc cần thiết để rèn luyện khả năng ghi nhớ. Bổ sung bằng thực phẩm chức năng: Có thể dùng thực phẩm chức năng để bổ sung thêm dưỡng chất cho não như sản phẩm LOHHA TRÍ NÃO. Lohha Trí Não với thành phần Thạch Tùng thân gập kết hợp cùng các thảo dược Thành ngạnh, Cao Bạch Phục Linh, Cao Lá Dâu, Cao Câu Kỷ Tử, Cao Hoài Sơn… có tác dụng giúp tăng cường hoạt động của trí não, bảo vệ và giảm sự lão hóa của các tế bào thần kinh. Lohha trí não sử dụng hiệu quả cho các trường hợp sau tai biến, sau chấn thương sọ não, người già bị Alzheimer, sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, lú lẫn do tuổi già…   Lohha Trí Não – Giúp phòng ngừa teo não sau tai biến, chấn thương sọ não Để hiểu rõ hơn về sản phẩmLohha Trí Não, các bạn có thể truy cập VÀO ĐÂY . Để gặp dược sĩ tư vấn trực tiếp bạn vui lòng gọi vào số TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC 1800 1265 Chia sẻ

Loading...