Giải pháp điều trị

Tai biến mạch máu não: Cách cấp cứu và điều trị

Tai biến mạch máu não là một căn bệnh gây tổn thương thần kinh và não bộ nghiêm trọng. Nếu bệnh nhân không được xử lý và điều trị tai biến mạch máu não kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra những di chứng vô cùng nặng nề. Ảnh minh họa: Điều trị bệnh nhân tai biến mạch máu não 1, Cấp cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não Khi phát hiện bệnh nhân bị mắc bệnh tai biến mạch máu não, người nhà bệnh nhân cần thực hiện phương pháp xử trí dưới đây để cấp cứu cho bệnh nhân: B1: Đỡ ngay người bệnh để không bị ngã chấn thương. B2: Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết nhớt dãi cho bệnh nhân dễ thở hơn. B3: Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời. Càng cấp cứu càng sớm thì người bệnh càng có cơ hội sống sót cao. Lưu ý: Không tự ý cho uống bất kỳ loại thuốc nào vì có thể xảy ra biến chứng gây nguy hại cho bệnh nhân. 2, Cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não Bệnh tai biến mạch máu não có 2 loại, vỡ mạch máu não và nhồi máu não. Do đó cách điều trị 2 loại bệnh tai biến này cũng được thực hiện khác nhau: Cách điều trị xuất huyết não Cách điều trị nhồi máu não Xử lý chung: Đảm bảo đường thở và thông khí Đặt tư thế nằm nghiêng an toàn Đặt canuyn miệng, hút đờm dãi Đặt nội khí quản: ứ đọng, điểm Glasgow < 8 điểm Các phương pháp can thiệp nội mạch và phẫu thuật: Phẫu thuật kẹp túi phình và can thiệp nội mạch đặt coil nên thực hiện càng sớm càng tốt Phẫu thuật kẹp túi phình nên thực hiện ở Bn có kèm chảy máu nhu mô não lớn (> 50ml), và các túi phình ĐM não giữa. Đặt coil nên thực hiện ở bệnh nhân cao tuổi (> 70), lâm sàng nặng (điểm WFNS: IV/V), và các túi phình ở đỉnh động mạch thân nền. Xử trí co thắt mạch não Xử trí giãn não thất Xử trí co giật liên quan đến chảy máu dưới nhện Bệnh nhận được dùng thuốc tiêu sợi huyết làm tan cục máu đông đường tĩnh mạch khi bệnh nhân đến sớm nhỏ hơn 3 giờ kể từ khi có triệu chứng khởi phát đầu tiên.Phương pháp điều trị chống đông và chống ngưng tập tiểu cầu: Bn không có điều kiện kinh tế: Dùng Aspirin có hiệu quả hơn. Bệnh nhân dị ứng Aspirin    dùng Plavix Liều Aspirin: 100-300mg/ngày uống Không nên kết hợp Aspirin và Plavix để điều trị dự phòng Chỉ kết hợp Plavix + Aspirin ở nhóm bệnh nhân nhồi máu não có bệnh lý mạch vành kèm theo Chỉ dùng Heparin TLPT thấp trong dự phòng tắc tĩnh mạch sâu. Dự phòng cấp hai chung cho các loại tai biến mạch máu não: Kiểm soát huyết áp: theo JNC VII Kiểm soát đường máu Kiểm soát mỡ máu Kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác 3, Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não Sau tai biến mạch máu não, bệnh nhân cần được chăm sóc kỹ lưỡng để hồi phục sức khỏe và phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não tái phát xảy ra: Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não: Các bệnh nhân tai biến mạch máu não được điều trị, tập luyện theo một chương trình phục hồi chức năng toàn diện như vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu tại bệnh viện hoặc các trung tâm phục hồi chức năng. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình nên chú ý thường xuyên thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân, xoa bóp các vị trí tì đè chống loét tránh gây nhiễm trùng, và châm cứu để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi hơn Chế độ dinh dưỡng: Tăng cường bổ sung các chất đạm, omega3, kẽm, rau củ quả và trái cây, nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo và calo trong quá trình điều trị cho bệnh nhân tai biến mạch máu não. Tốt nhất nên cắt nhỏ thức ăn, băm nhuyễn hay ninh nhừ để người bệnh dễ nhai và hấp thụ hơn. Lối sống khoa học: Bệnh nhân nên được đi khám bệnh định kỳ để phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh. Mỗi ngày bệnh nhân nên tập luyện thể dục thể thao ít nhất là khoảng 20 phút/ngày, tùy theo thể trạng của mình để giúp cải thiện tim mạch, hạn chế rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Ngoài ra, cần lưu ý phòng ngừa tình trạng đông máu bằng thuốc, kiểm soát trị số huyết áp (dưới 140/90mmHg). Không uống rượu bia, hút thuốc lá cũng giúp cho quá trình điều trị bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả hơn. Tóm lại, tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể chữa trị khỏi nếu bản thân người bệnh kiên trì và được áp dụng đúng các biện pháp điều trị khoa học. Tuy rằng khả năng hồi phục hoàn toàn sức khỏe như ban đầu là rất khó, nhưng quan trọng nhất là ý thức của bệnh nhân, cùng với sự giúp sức của người thân, người bệnh có thể vượt qua cú sốc về tinh thần và tích cực phối hợp để điều trị bệnh tai biến mạch máu não, thì việc hồi phục sẽ sớm xảy ra. Chia sẻ

Huperzine A - Chất tăng cường dẫn truyền thần kinh

Não bộ của chúng ta được tạo thành bởi một mạng lưới hơn 80 tỷ tế bào thần kinh khác nhau mà chúng có thể giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng một loạt các hóa chất thần kinh, đó chính là các chất dẫn truyền thần kinh. 1, Chất dẫn truyền thần kinh là gì? Các dẫn truyền thần kinh là những chất hóa học cho phép các nơ-ron gửi tín hiệu qua các khớp thần kinh synapse tới nơ-ron khác. Chúng được đóng gói trong các cúc synapse, tập trung thành nhóm nằm dưới màng của đầu tận cùng sợi trục, ở vùng trước synapse và được giải phóng, khuếch tán qua khe synapse, nơi chúng gắn với các thụ thể chuyên biệt nằm ở màng sau synapse. Sự giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh thường theo sau một điện thế hoạt động được lan truyền đến synapse, nhưng cũng có thể theo sau một điện thế chọn lọc. 2, Phân loại các chất dẫn truyền thần kinh Các nhóm lớn của chất dẫn truyền thần kinh là: Các axit amin: glutamat, aspartat, D-serin, axit gamma-aminobutyric (GABA), glycin… Các monoamin: dopamin (DA), norepinephrin (noradrenalin; NE, NA), epinephrin (adrenalin), histamin, serotonin (SE, 5-HT)… Các peptid: somatostatin, chất P, các peptid opioid… Các chất khác: acetylcholin(ACh), adenosin, anandamid, nitric oxid… Trong đó có khá nhiều các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng có liên quan tới các rối loạn tâm lý và tâm thần, bao gồm dopamine, serotonin, norepinephrine, và gaba. Serotonin và dopamin có thể dính lứu tới trầm cảm, hưng cảm (mania), và tâm thần phân liệt (schizophrenia). Khi nồng độ của chất truyền thần kinh serotonin là quá thấp, cá nhân có thể bị trầm cảm, tâm trạng thất thường, rối loạn giấc ngủ, lo âu, và không có khả năng tập trung. Norepinephrine là chất dẫn truyền thần kinh đảm nhận vai trò giao tiếp với hệ thần kinh cường giao cảm, mà được cho rằng có liên quan tới việc sản sinh ra các trạng thái bồn chồn, kích thích cao độ mà từ đó có thể gây ra chứng rối loạn lo âu và các tình trạng liên quan tới căng thẳng khác. GABA cản trở các xung thần kinh chạy khắp não bộ và có liên quan tới rối loạn lo âu. Riêng acetylcholine, đây là một chất trung gian quan trọng trong bộ nhớ và sự giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Nó đóng vai trò trong việc hình thành những ký ức, khả năng tập trung và suy luận logic. Chức năng của acetylcholine trong não dường như cũng để cung cấp lợi ích bảo vệ và có thể hạn chế sự suy giảm thần kinh. Mức acetylcholine có xu hướng giảm trong quá trình lão hóa bình thường và việc giảm này được cho là đóng một vai trò trong sự suy giảm trí nhớ gắn liền với tuổi và người già. 3, Huperzine A – Chất tăng cường dẫn truyền thần kinh Trong y học hiện đại, người ta đã sử dụng chất alcaloide – Huperzine A được chiết xuất từ cây thạch tùng thân gập (hay còn gọi là cây thông đất) có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành các mảng bám, đám rối trong não, nuôi dưỡng tế bào não từ đó có đáp ứng rất tốt với các bệnh Alzheimer, teo não và sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ. Hoạt chất này có khả năng xuyên qua hàng rào mạch máu não và tác động trực tiếp lên não bộ với liều lượng rất thấp tính bằng microgram. Sau khi xâm nhập vào não, Huperzine A sẽ ức chế việc sinh ra acetylcholinesterase – là một enzyme phá hủy chất trung gian dẫn truyền thần kinh acetylcholine, giúp trí nhớ được phục hồi và các chức năng nhận thức được cải thiện.   Chia sẻ

Bí quyết giúp thầy giáo 87 tuổi giữ lại trí tuệ sau 2 đợt tai biến

“Tám mươi bảy tuổi chẳng phải già, Vẫn ham đọc báo vẫn thích ca Rảnh rỗi làm thơ, chăm vườn tược Vui cháu vui con, ấm cửa nhà…” Đọc những vần thơ đầy niềm vui và nghị lực sống ấy, không ai tin được viết ra bởi một người đã trải qua hai lần tai biến. Ấy vậy mà, câu chuyện thực của thầy giáo Trần Thế, 87 tuổi, hiện đang sống tại Thôn Toàn Tiến, xã Thiện Phiến, Huyện Tiên Lữ, Hưng Yên lại sinh động như cổ tích giữa đời thường. Vốn là một giáo viên Văn – Sử có tiếng, thầy Trần Thế dạy ở trường THPT Tiên Lữ. Hai vợ chồng có 7 người con, khi con gái út mới tròn 2 tháng tuổi, người bạn đồng hành bỏ thầy đi vì bệnh hiểm nghèo không cách cứu chữa. Kể từ đó,một mình thầy gà trống nuôi con.Năm dài tháng cực trôi qua, giờ các con đều đã khôn lớn, thành đạt, yên bề gia thất, cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy…Đã đến lúc thầy lui về an nhàn với con gà, vườn bưởi, vườn rau quanh nhà… nhưng trời không có thuận lòng người. Cuối năm 2008, thầy bị tai biến.  Não trái bị tổn thương. “Chữa lành được vài năm thì đến  2013 cơn tai biến khác lại ập tới. Tính mạng ngàn cân treo sợi tóc, thật may lúc đóhọc trò của thầy thành đạt ở khắp nơi. Mỗi người 1 tay cùng nhau góp sức cứu chữa. Đưa thầy đi khắp mọi nơi từ 108, Việt Đức đến các viện lớn ở Sài Gòn, Đà Nẵng. Áp dụng mọi phương pháp tiên tiến nên may mắn giữ lại được tính mạng.” – Thầy kể trong sự xúc động vì nghĩa cử của học trò. “Nhưng cũng từ đây khả năng ghi nhớ, tư duy của thầy không còn được như trước đây nữa. Đỉnh điểm là 1 năm gần đây trí nhớ sa sút đi nhiều, quên rất nhanh. Đang làm việc gì lại quên ngay sau đó, vừa cất cái bút, cuốn sách lại đi tìm khắp nhà. Những sự việc nhỏ, chi tiết mới không tài nào nhớ nổi…Rồi cả tên những học trò cưng nữa cứ lần lượt ra khỏi những nếp nhăn. Những cái mặt rất quen nhưng không thể nào nhớ nổi tên là gì, có khi chỉ nhớ ra vần chứ không nhớ được tên. Trằn trọc, thao thức 3 ngày cũng không thể nhớ ra…” – Thầy buồn bã kể.Là lính bộ đội cụ Hồ, từng trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp-Mỹ cứu nước, lại được phong là “Vua Sử” thời còn đi dạy mà những câu hỏi đơn giản về lai lịch quê hương, con người, đạo lý thời xưa mà không thể nào trả lời nổi. Những sự kiện, dấu mốc cứ lấp lửng, lờn vờn không thể nào nhớ chính xác được. Học trò gửi về cho thầy rất nhiều hoạt huyết dưỡng não, Ginko biloba nhưng uống không có tác dụng gì nhiều. Một hôm vô tình đang nghe đài thầy được giới thiệu về sản phẩm từ cây Thông Đất có tác dụng nuôi dưỡng bảo vệ, ngăn ngừa thoái hóa não. Rất tốt cho người bị Teo não, sa sút trí tuệ tuổi già. Thầy gọi ngay cho anh học trò ở Hà Nội nhờ tìm hiểu giúp. Đọc trên mạng thấy nhiều người sử dụng và thấy tốt,anh học trò liền mua ngay và gửi về cho thầy. Thông Đất_ cây thuốc giúp nuôi dưỡng, cải thiện chức năng não rất tốt Uống mấy hộp đầu thầy chỉ thấy đầu óc nhẹ nhàng, tinh thần thoải mái, trí nhớ chỉ cải thiện được chút ít không đáng kể. Nhưng đến hộp thứ 8, thầy  Thếbắt đầu thấy có cải thiện rõ ràng. Lúc này thầy không còn quên nhiều  nữa. Để đâu nhớ đấy, có những việc nhất thời không nhớ nhưng chỉ cần ngồi hồi tượng 1 lúc lại nhớ ra. Cũng không còn bị quên tên, nhầm tên như trước nữa. Đến nay sau khi uống gần 3 tháng trí nhớ tạm ổn định, 10 phần lấy lại được 7-8 phần. Thầy hân hoan kể: “ Sướng lắm con ạ! Ký ức giờ được dựng lại rõ mồn một. Mọi dấu mốc, sự kiện rõ ràng không lấp lửng, lờn vờn như trước nữa. Nói về phố này về làng Tiên Lữ này, không văn bản gì thầy có thể nói nửa tiếng không hề vấp  đấy” Không những trí nhớ được cải thiện, tinh thần thoải mái mà khả năng vận động, phối hợp động tác của thầy cũng tốt hơn rất nhiều. Trước đây, thầy không cầm bút viết được do tay cứng thì bây giờ có thể ngồi viết được cả trang giấy. Dạo bộ ra sân, ra vườn chăm cây bưởi, cây cam. Mọi việc cứ như là mơ vậy! Chia tay thầy chúng tôi ra về, thầy vẫn cố gọi với theo “ Sản phẩm tốt lắm, thầy chỉ mong nhiều người hơn nữa biết đến sản phẩm để họ giữ lại được ký ức, được may mắn như thầy. Cảm ơn những người đã nghiên cứu chế tạo ra một sản phẩm tốt như thế rất nhiều”. Để tìm gặp thầy, để nghe thầy kể chuyện kim cổ, về lịch sử đó đây có thể đến tìm gặp thầy Thế tại địa chỉ Thôn Toàn Tiến, xã Thiện Phiến, Huyện Tiên Lữ, Hưng yên. Tìm mua sản phẩm Thầy Thế đang dùng:  TẠI ĐÂY TÌM điểm bán LOHHA TRÍ NÃO gần NHÀ bạn NHẤT:  TẠI ĐÂY Nhắn tin qua Facebook: CLICK TẠI ĐÂY Tổng đài tư vấn miễn cước: 18001265.  Chia sẻ

PHỤC HỒI LIỆT CHI DƯỚI DO TEO NÃO KỲ DIỆU Ở CỤ BÀ 75 TUỔI

Bệnh teo não ở người già là quá trình diễn tiến tự nhiên ở người có tuổi, với biểu hiện bắt đầu xuất hiện lú lẫn, hay quên, hay nặng hơn là liệt một vùng chức năng như ngôn ngữ, vận động. Bà Nguyễn Thị Năm, 75 tuổi, ở thôn Tiểu Bàng, phường Bàng La, Đồ Sơn, Hải Phòng là một trường hợp trong số đó… Tổ ấm bình yên Không khó để tìm được nhà của vợ chồng ông bà Năm – Nghính. Ngay từ cổng làng Tiểu Bàng, hỏi thăm là được chỉ đến ngôi nhà nhỏ có vườn rộng, với hàng dừa cao chót vót. Bà Năm trước đây vốn là đội trưởng đội sản xuất muối của thôn, được Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông bà sinh được 6 người con nhưng đều thoát ly, lâu lâu mới về thăm nhà. Ngôi nhà bình yên, đầm ấm, nơi hai ông bà cùng nhau vui hưởng tuổi già, tưởng như không có gì vui hơn thế… Ngôi nhà nhỏ bé, yên bình, ấm áp nơi 2 cụ đang sống Bỗng dưng đổ bệnh … Cách đây chừng 2 năm, chân tay bà Năm tự nhiên bắt đầu có biểu hiện cứng nhắc, vụng về, khó điều khiển. Đi khám thì bác sỹ kết luận bà bị giảm chức năng vận động do teo não tuổi già. Bác sĩ còn dặn dò bà phải rất cẩn thận trong đi lại, nếu để bị ngã thì khả năng bị bại liệt rất cao. Biết bệnh khó chữa nhưng các con bà không bỏ cuộc, đi tìm thầy tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Nhưng trời không thuận lòng người. Bệnh chưa tiến triển nhiều thì đột nhiên tháng 10 năm 2015, do bất cẩn bà bị ngã sóng soài từ bậc thềm xuống sân. Hậu quả là hai chân bà gần như bị liệt, rất khó cử động, luôn phải nằm một chỗ. Mọi công việc từ ăn uống, vệ sinh, tắm rửa… đều phải do chồng con giúp đỡ. Khả năng ghi nhớ, tư duy của bà cũng từ đó giảm sút rất nhanh. Từ một người nói chuyện rất thông minh, hóm hỉnh bà dần bị cạn từ, ấp úng không nói nổi một câu trọn vẹn. Bà còn bị nặng đầu, dễ cáu gắt, đau đầu thường xuyên và rất khó đi vào giấc ngủ. Bác sỹ cũng nói khó có khả năng phục hồi vì bệnh là bệnh người già, không có thuốc đặc trị để chữa được. Cụ Năm bên người bạn đồng hành của mình (Ô. Nghính) Ảnh chụp ngày 17/1/2016 Và ước mơ nhỏ bé… Nằm một chỗ, bà Năm chỉ ước có một ngày có thể tự ngồi dậy đi lại, tự vệ sinh cá nhân, tự mặc quần mặc áo … mà tưởng như vô cùng xa vời, không biết ngày nào có thể làm được… May có cô con dâu út làm ở bệnh viện huyện An Lão, Hải Phòng, có lần được người bạn ở Vũng Tàu giới thiệu cho một sản phẩm có chứa cây Thông đất chuyên dành cho bệnh nhân teo não, mẹ cô này bị teo não sau tai biến đã dùng thử và thấy tác dụng rất tốt. Vốn là người trong ngành Y, cô tìm hiểu và thấy hoàn toàn bị thuyết phục, thế là cô mua về mẹ chồng dùng. Lúc đầu bà Năm chỉ dùng với liều 2 viên/ngày (liều điều trị là 4 viên/ngày) vì đang có nhiều bệnh nên sợ tương tác bất lợi. Nhưng thật bất ngờ:“sau hộp đầu tiên, tôi đã cảm thấy đầu óc nhẹ nhàng, thoải mái hơn, giấc ngủ sâu hơn. Và đặc biệt chân tay đã bắt đầu có cảm giác nhúc nhích được.” – bà Năm cho biết. Mừng quá, bà ngưng các loại thuốc khác và sử dụng Lohha Trí Não (tên sản phẩm có chứa cây Thông đất) đều đặn hàng ngày. Ông Nghính cũng tích cực giúp bà luyện tập đi lại, vận động nhẹ trong nhà: “Tính đến nay mới được hơn một tháng, mà bà nhà tôi đã có thể tự bước đi, không cần người dìu dắt mà chỉ cần thêm cái gậy chống chân. Tôi thật vui mừng không kể xiết” Không chỉ có thế, ông còn nhận thấy rằng không chỉ khả năng vận động, phối hợp hành vi của bà tốt lên mà khả năng ghi nhớ, tư duy cũng cải thiện đáng kể. Bà không còn nói lắp, không còn bị bí từ khi diễn đạt, không nói gì quên ngay như trước đây nữa. Giờ ai đến chơi bà Năm cũng mang Lohha Trí não ra khoe, bà còn bắt ông phải uống cùng để “dự phòng vẫn là hơn, phải bảo vệ não của mình không là già nó hỏng mất” – bà vui vẻ pha trò. Hy vọng rằng một ngày không xa, ước mơ đơn sơ của bà – thoát khỏi cái gậy chống và đi lại, vận động được bình thường – sớm trở thành sự thật…. Nguyễn Lan.  Để được chuyên gia tư vấn và hướng dẫn mua sản phẩm Lohha Trí Não – có thành phần cây Thông Đất bạn click :  VÀO ĐÂY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Chia sẻ

Giảm trí nhớ - Uống gì để chữa bệnh?

Bệnh giảm trí nhớ là tình trạng suy kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự thoái hóa không ngừng của não bộ, gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm thế nào để chữa khỏi căn bệnh giảm trí nhớ này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau: Ảnh minh họa: Giảm trí nhớ khiến sức khỏe, tinh thần sa sút 1, Triệu chứng của bệnh giảm trí nhớ Khi có những triệu chứng dưới đây thì chứng tỏ trí nhớ của chúng ta đang gặp những vấn đề rất lớn, đó chính là bệnh giảm trí nhớ: Hay quên, hay lo lắng, than phiền, căng thẳng, hay cáu giận vô cớ, khó tính hơn… Khó khăn về ngôn ngữ: Rất muốn nói về điều gì đó nhưng mà không thể nghĩ ra từ phù hợp hay là nói đúng ý mình. Khả năng giao tiếp kém đi, hay lặp lại câu chuyện và mất khiếu hài hước Không thể tập trung trong công việc hoặc làm một việc gì đó. Phản ứng chậm, khả năng tư duy, sáng tạo kém. Khó ngủ và ngủ không sâu giấc Thụ động, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh. Quên tên người, quên đồ vật, quên lịch làm việc hay quên thời gian, địa điểm đã hoặc sẽ làm một việc gì đó. Choáng váng và hay chóng mặt. 2, Tại sao cần chữa bệnh giảm trí nhớ Bệnh giảm trí nhớ là căn bệnh rất phổ biến, không chỉ ở người già, đặc biệt gần đây đối tượng mắc bệnh giảm trí nhớ xuất hiện nhiều trong giới trẻ – lực lượng lao động chính của đất nước. Và hậu quả của nó là: người bệnh gặp vô cùng khó khăn trong việc giải quyết công việc, khó có thể tập trung và mất rất nhiều thời gian để có thể thực hiện và hoàn thành công việc, ảnh hưởng đến chất lượng lao động và cuộc sống. Nguy hiểm hơn, giảm trí nhớ chính là triệu chứng sớm của suy giảm nhận thức và biểu hiện đầu tiên sa sút trí tuệ. Nhiều người thường chủ quan với chứng giảm trí nhớ, cho rằng theo thời gian và tuổi tác, trí nhớ giảm sút là chuyện bình thường. Tuy nhiên, khoảng 50% những người mắc bệnh giảm trí nhớ này đã bị chuyển sang thể sa sút trí tuệ (mất trí nhớ) sau một vài năm. Hậu quả của căn bệnh sa sút trí tuệ này là: Thoái hóa não bộ rất khó hồi phục, tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy, phán đoán, rối loạn định hướng và ngôn ngữ; Giảm khả năng thực hiện trong các công việc thường ngày (mặc quần áo, giặt rũ, nấu ăn…); Giảm cảm giác: Mất kiểm soát cảm xúc (dễ buồn, dễ khóc, dễ bị kích thích); Khó tự chăm sóc cho bản thân,… cuối cùng là mất trí nhớ và có thể tử vong. Vì vậy, khi phát hiện ra những triệu chứng giảm trí nhớ, điều đầu tiên cần làm là đến các trung tâm y tế để kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời tránh bệnh trở lên trầm trọng và nguy hiểm hơn. Xem thêm: Bệnh giảm trí nhớ liệu có tự khỏi? 3, Uống gì để chữa bệnh giảm trí nhớ Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm điều trị bệnh giảm trí nhớ nhưng người bệnh cần đến các trung tâm y tế, nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để có những loại thuốc thích hợp cho việc điều trị của mình. Thông thường, những người bị suy giảm trí nhớ, thường được bác sĩ cho uống thuốc điều trị suy thoái thần kinh hay các sản phẩm bổ não. Ảnh minh họa: Lohha Trí Não hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ hiệu quả Ngày nay các nhà nghiên cứu đã phát minh ra các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên kết hợp với các thành phần có lợi cho não bộ tiêu biểu là: Thạch tùng thân gập có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh, chống lại sự tổn thương tế bào thần kinh do thiếu máu cục bộ. Với tác dụng vô cùng ý nghĩa của thạch tùng thân gập kết hợp cùng các thảo dược khác như Cao Bạch Phục Linh, Cao Lá Dâu, Cao Câu Kỷ Tử, Cao Hoài Sơn… có tác dụng tăng cường hoạt động của trí não, bảo vệ và giảm sự lão hóa của các tế bào thần kinh. Ngoài việc bổ sung bằng các sản phẩm bổ não, để ngăn chặn tình trạng suy giảm trí nhớ, chúng ta cần có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh xa căng thẳng, stress và mất ngủ kéo dài, bởi chúng là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm trí nhớ. Chú ý vận động trí não, giao tiếp và tham gia vào các chương trình cộng đồng để não bộ luôn năng động và khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách tốt để duy trì khả năng tư duy vì nó thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường cung cấp ôxy và dinh dưỡng cho não giúp não bộ ngày càng minh mẫn, sáng suốt hơn. Chia sẻ

Điều trị suy giảm trí nhớ: Có dễ không?

Suy giảm trí nhớ là một căn bệnh khá phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như cuộc sống của người bệnh. Việc phát hiện và điều trị suy giảm trí nhớ kịp thời có thể giúp người bệnh có một sức khỏe tốt và duy trì một cuộc sống hạnh phúc hơn. Ảnh: Suy giảm trí nhớ là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu các căn bệnh nguy hiểm 1, Vì sao cần chữa bệnh suy giảm trí nhớ? Bệnh suy giảm trí nhớ là căn bệnh rất nguy hiểm và không hề đơn giản như suy nghĩ thông thường của chúng ta. Bởi quá trình suy giảm trí nhớ nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời sẽ phát triển thành bệnh lý sa sút trí tuệ sau một vài năm, gây ra những tổn hại nghiêm trọng và rất khó phục hồi cho não. Theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM từ tháng 11/2012 đến 4/2014 cho thấy, 100% bệnh nhân sa sút trí tuệ gặp những bất thường như teo não, tổn thương chất trắng, sang thương mạch máu, giãn não thất trong MRI não. Khi não bị teo, khả năng kết nối các tế bào thần kinh gặp trục trặc thì việc truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các bộ phận khác của cơ thể sẽ bị chệch choạc, gây ra sự rối loạn chức năng hoạt động. Cuối cùng bệnh nhân có thể bị tử vong. Chính vì vậy, ngay khi có những vấn đề về trí nhớ, người bệnh phải chú ý đi khám sớm để có biện pháp điều trị suy giảm trí nhớ một cách kịp thời nhất. 2, Điều trị suy giảm trí nhớ bằng phương pháp thông thường Khi đã biết bản thân mắc bệnh suy giảm trí nhớ, việc đầu tiên chúng ta cần làm là thay đổi lại chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt sao cho khoa học, hợp lý. Bởi chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ tiến triển và giúp cơ thể, nhất là não bộ khỏe mạnh, sáng suốt hơn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị suy giảm trí nhớ được các bác sĩ khuyến khích thực hiện: Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây bệnh suy giảm trí nhớ. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, trái cây, rau xanh và chất xơ luôn là lựa chọn hàng đầu để có một trí óc minh mẫn. Ngoài ra, chúng ta nên cố gắng lựa chọn những thực phẩm nhiều đạm ít mỡ như cá, trứng, thịt nạc và không nên ăn những thực phẩm nhiều đường, chiên, rán, bởi những thực phẩm đó về lâu về dài rất có hại cho não. Hơn nữa, khi cơ thể không đủ nước, hấp thụ quá nhiều chất cồn từ rượu, nicotin từ thuốc lá… sẽ gây hại cho não làm suy giảm trí nhớ và đãng trí hơn. Tăng cường hoạt động thể chất: Tập luyện thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày để tăng tuần hoàn máu lên não. Việc rèn luyện thân thể sẽ làm cho năng lực làm việc của não tốt hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Đặc biệt, theo một nghiên cứu cho thấy: Những người tham gia tập thể dục bốn lần/ tuần, mỗi buổi kéo dài 45 đến 60 phút, duy trì tập luyện trong sáu tháng thì có suy nghĩ rõ ràng hơn, giảm mức độ suy giảm trí nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh Azheimer so với những người chỉ tập trong khoảng thời gian ngắn và không đều. Giữ cho não bộ luôn hoạt động: Thường xuyên rèn luyện cho não bộ bằng cách đọc sách báo, chơi các trò chơi trí tuệ như cờ tướng, sudoku, hoặc một loại nhạc cụ nào đó. Việc não bộ liên tục hoạt động và làm việc sẽ giúp tăng cường trí nhớ vì tăng cường lưu thông máu lên não. Chúng ta cũng chú ý giao tiếp, nói chuyện nhiều, đồng thời tham gia vào các hoạt động xã hội để não bộ luôn năng động, và minh mẫn hơn. Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Điều đầu tiên cần giúp cho não bộ được nghỉ ngơi bằng cách đơn giản chính là ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, những giấc ngủ ngắn hay nghỉ ngơi lúc giữa giờ cũng làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái và giảm bớt căng thẳng. Một nghiên cứu gần đây của trường Đại học California (Mỹ) cho thấy: cũng giống như việc ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm, giấc ngủ trưa cũng có lợi trong việc phòng chống thoái hóa não.  Để có giấc ngủ tốt chúng ta nên tập thói quen ngủ đúng giờ, không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào buổi chiều, tránh ngủ nhiều vào ban ngày, tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe loa đài quá to, đọc sách quá hay, xem phim ám ảnh … Nên tập những bài thể dục nhẹ có tính chất thư giãn trước khi ngủ và nhớ để phòng ngủ thoáng khí, sạch sẽ, nhiều oxy nhé! 3, Uống gì để hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý và chế độ sinh hoạt khoa học, cách điều trị suy giảm trí nhớ tốt nhất là chúng ta nên sử dụng kết hợp với thực phẩm chức năng bổ não. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã tìm ra các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên kết hợp với các thành phần có lợi cho não bộ tiêu biểu là: Thạch tùng thân gập. Thạch tùng thân gập tên khoa học: Huperzia hamiltonii phân bố chủ yếu ở núi cao Việt Nam và Trung Quốc, mọc trên thân cây có rêu trên núi đá. Đây là cây thuốc quý hiếm, chất Huperzine A trong cây có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh, chống lại sự tổn thương tế bào thần kinh do thiếu máu cục bộ, có đến 58 % bệnh nhân được điều trị bằng Huperzine A cải thiện rõ rệt về trí nhớ, nhận thức và hành vi. Ảnh: Lohha Trí Não – Sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ Tóm lại, đa số những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị từ sớm. Chính vì vậy, khi thấy bản thân có những dấu hiệu đãng trí, hay quên, suy giảm trí nhớ, chúng ta nên đến các Trung Tâm Y Tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh những hậu quả xấu về lâu về dài của căn bệnh suy giảm trí nhớ gây ra. Chia sẻ

Loading...