Chế độ chăm sóc

Cách phòng chống bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não, là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay, và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Vậy tai biến mạch máu não là gì? Cách phòng chống bệnh tai biến mạch máu não ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: 1, Tai biến mạch máu não là gì? Tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi dưỡng lên não gây ra. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các giác quan, các vùng cơ thể do vùng não bị thiếu máu, chảy máu não chi phối cũng bị tổn thương, thậm chí bị hủy hoại nghiêm trọng. 2, Tai biến mạch máu não gây ra hậu quả gì? Nghiên cứu cho thấy, khoảng 20% bệnh nhân tai biến mạch máu não tử vong trong vòng 1 tháng, gần 10% số bệnh nhân còn lại tử vong trong vòng 1 năm; khoảng 10% phục hồi không di chứng; 30% có thể tự đi lại phục vụ bản thân; 25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt và gần 25% phải nhờ hoàn toàn vào sự giúp đỡ của người khác. Trong số những người may mắn thoát khỏi “lưới hái tử thần” thì phải đối mặt với nhiều di chứng của bệnh tai biến mạch máu não là các rối loạn chức năng kèm theo như: Rối loạn về ngôn ngữ: nói ngọng, nói khó, miệng méo. Rối loạn thị giác: mắt mờ, thị giác sụt giảm. Rối loạn cảm giác: tê bì hoặc mất cảm giác nửa người hoặc toàn thân. Rối loạn nhận thức: suy giảm trí nhớ, không nhận biết được không gian, thời gian, người thân hay chính bản thân mình. Rối loạn cơ tròn: tiểu tiện không tự chủ. Sau đó là các biến chứng lâu dài do liệt nửa người gây ra như (loét do tì đè, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, teo cơ, co rút cơ…) ảnh hưởng đến chất lượng  sống của người bệnh, có thể khiến cho bệnh nhân tàn tật suốt đời nếu không được phòng ngừa, chăm sóc và phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não đúng cách. Chưa kể chi phí điều trị và nguy cơ tái phát bệnh là rất cao. Điều đó làm gia tăng gánh nặng lên người bệnh, gia đình và toàn xã hội. 3, Phòng chống tai biến mạch máu não ra sao Tai biến mạch máu não có thể để lại những di chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, việc phòng chống tai biến mạch máu não cần được thực hiện ngay từ ban đầu. Trong đó, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt có tác động không nhỏ đến việc ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh: Chế độ dinh dưỡng: Một số loại thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não là: Các loại gia vị như: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu là những loại gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng đột quỵ, tai biến. Các loại trái cây giàu kali, vitamin C: chuối, cam, bưởi,… giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng phòng ngừa đột quỵ. Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folic:được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm… có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn máu lên não. Các chất béo bão hòa: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi… đều có tác dụng phòng ngừa máu đông. Bên cạnh đó cũng có một số loại thực phẩm không nên dùng, vì khi ăn nhiều những thực phẩm này sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não rất cao: Muối và thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao:giảm tối đa lượng muối cho vào thực phẩm, hạn chế các đồ ăn được chế biến sẵn vì các đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao. Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm, chất béonhư các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật,… Chế độ sinh hoạt: Thay đổi lối sống là biện pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia y tế về việc xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh: Điều trị sớm các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì… Không uống rượu bia, không hút thuốc lá. Cần khám tại các trung tâm y tế nếu đột ngột thấy xuất hiện triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não như đau đầu, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi, sau đó mất đi mà không rõ nguyên nhân để được kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời. Không nên suy nghĩ căng thẳng, làm việc nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột. Tăng cường các hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Tóm lại, bệnh tai biến mạch máu não là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh. Một khi đã mắc căn bệnh này thì tổn thương sức khỏe là rất lớn mà việc điều trị sẽ rất khó khăn, tốn kém, kết quả đem lại thì hầu như không đáng mong đợi. Do đó việc phòng chống tai biến mạch máu não cần được thực hiện ngay từ sớm. Chia sẻ

Cả đời khỏi lo TEO NÃO, LÚ LẪN nhờ 1 nắm lá cây này....

Ai rồi cũng phải già… Già rồi đều bị mắc chứng đãng trí, hay quên, khó nhớ…. Nặng hơn nữa là bị teo, thoái hóa não khiến họ lẫn đến ngây dại, mất hết tự chủ… Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng tương tự trên, tin bài này thật đáng giá Lẫn, suy giảm trí nhớ tuổi già là hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự suy thoái không ngừng của não bộ. Như có bác lớn tuổi đi chơi không biết đường về nhà, cụ già ăn rồi lại trách móc con cái chưa dọn cơm hay ông bà đột nhiên quên mặt con cháu, chỉ ngồi hồi tưởng chuyện xa xưa…Cụ Minh, 90 tuổi cũng là một trường hợp điển hình trong số đó… Bệnh teo não, lẫn tuổi già không tha một ai  Khổ muôn nẻo vì chứng Lẫn tuổi già…  Ngoài 65 tuổi, cụ Minh đã bắt đầu có biểu hiện nhớ nhớ, quên quên. Nhớ thì ít, quên thì nhiều… Theo thời gian bệnh càng nặng, những hành động bất thường, những câu nói vô nghĩa, thiếu Logic xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt, cụ ngủ rất ít, giấc ngủ chập chờn, thấy đám đông là sợ sệt, bỏ trốn, thu mình vào một góc… Đi khắp nơi, khám tất cả các bệnh viện đâu đâu cũng kết luận “cụ bị lẫn tuổi già”, không có cách nào chữa khỏi. Anh Cường  (cậu con trai út) ngậm ngùi chia sẻ: “ Nhà có 6 anh em nhưng ông hợp tính anh nhất, chiều nào 2 bố con cũng đánh cờ, vui đùa, tâm sự cùng nhau… mà giờ ông không nhận ra anh. Mang cơm ông không chịu ăn vì sợ có thuốc độc. Ông còn tố với công an thằng Cường giết người, buôn ma túy. Nghĩ mà buồn quá e ạ…” Đỉnh điểm trước Tết Bính Thân vừa rồi cả nhà được phen hú vía. Nửa đêm, trời lạnh giá, áo mỏng manh cứ thế cụ phá cửa trốn “đi chơi”. Khuyên không được, ngăn không xong, cụ như người mất hồn, cứ đi thôi, không biết đi đâu… Mãi sau mấy anh em mới cưỡng chế đưa cụ về được. Đêm nào cũng vậy, lúc nào cụ cũng trong trạng thái hoảng loạn, sợ sệt và muốn bỏ trốn… Hết cách, vợ anh cầu cứu cô bạn thân ở Viện Việt Xô, cô bạn động viên và cho chị 2 vỉ thuốc ngủ, an thần. Hướng dẫn lúc nào kích động quá thì cho cụ uống. Uống mới được mấy viên mà cụ ngủ ly bì, người đờ đẫn, mơ màng… không nhận thức được gì nữa. Mọi sinh hoạt trong nhà anh đều bị đảo lộn, vợ chồng anh không thể rời cụ nửa bước. Suy nghĩ, lo lắng nhiều khiến anh già đi và gầy thấy rõ. Ánh sáng cuối con đường… Đọc trên mạng, chị Nga_ vợ anh vô tình đọc được bài báo về bác Tương 75 tuổi ở Thái Nguyên cũng nhớ nhớ, quên quên, bỏ nhà đi, không biết đường về nhà…đã trở lại bình thường nhờ bài thuốc từ cây Thông Đất  kết hợp với lá Dâu tằm. Qua tìm hiểu anh được biết bài thuốc này đã được bào chế thành dạng viên rất tiện dùng bán rộng trên thị trường mang tên Lohha Trí não. Hình ảnh Lá Dâu- thành phần trong  Lohha Trí Não  Không nghĩ ngợi nhiều, anh cùng vợ ra ngay cửa hàng Lohha 79 Núi Trúc, Ba đình, Hà Nội mua 2 hộp cho ông dùng thử. Thật không ngờ, uống đến vỉ đầu tiên của hộp thứ 3 tức hơn 2 tuần sau khi sử dụng tinh thần ông dần ổn định, không quấy, không nổi nóng, ít nói nhảm, ánh mắt có thần không còn vô hồn như trước nữa… Đến hết hộp thứ 4 ông đã bỏ hẳn được thuốc an thần mà vẫn ngủ ngon, không mơ sảng và không còn tỉnh giấc giữa đêm. (*) Đến nay cụ đã uống Lohha Trí Não được gần 3 tháng, bệnh tình 10 phần đã giảm được gần 8-9 phần. Đã nhớ lại hết con cháu, ăn ngon, ngủ tốt… Cả nhà đã có thể yên tâm làm việc, không cần người túc trực thường xuyên. Mọi chuyện cứ như một giấc mơ vậy. Chia tay gia đình cụ chúng tôi ra về. Anh Cường vẫn không ngừng nhắn nhủ đến mọi người: “Chỉ có những người trong cuộc mới hiệu được nỗi khổ tâm, vất vả khi có bố mẹ bị lẫn. Chỉ thực sự trải qua mình mới tin là thật. Nếu ai có bố mẹ đang gặp phải trường hợp như ông nhà anh nên dùng Lohha Trí Não. Khi dùng bạn nên dùng thử một thời gian đủ dài để sản phẩm phát huy hiệu quả, tránh trường hợp suýt bỏ lỡ cơ hội như anh”. Những ai mới ngoài 30, 40 đã xuất hiện biểu hiện đãng trí, hay quên. Não như để quên mất đâu đó hãy dùng ngay để dự phòng, bảo vệ não tránh trường hợp khi về già lẫn nặng như cụ Minh trong bài viết nhé. Mua sản phẩm cụ Minh đang dùng:  mua tại đây Nhà thuốc bán LOHHA TRÍ NÃO gần NHÀ BẠN:     XEM TẠI ĐÂY Chia sẻ

Tổng hợp 15 Món ăn cho người bị tai biến mạch máu não

Chế độ dinh dưỡng sau tai biến mạch máu não là rất quan trọng và có ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh nhân. Dưới đây là tổng hợp 15 món ăn người bị tai biến có thể tham khảo: 1, Hoàng kỳ nấu đại táo Tác dụng: Bài thuốc này có tác dụng bổ hư trợ dương, tăng cường khí huyết, sinh huyết. Thích hợp với người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như teo chân tay, tê liệt, bán thân bất toại… Chú ý những người mắc chứng ngoại cảm nóng, gan dương đều thịnh thì không được dùng bài thuốc này. Nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ, táo tàu, đương quy, kỷ tử, thịt lợn nạc Cách làm: Hoàng kỳ 10g, táo tầu 10 quả, đương qui 10g, kỷ tử 10g, thịt lợn nạc 100g thái lát. Tất cả cho vào ninh nhừ, nêm nếm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, có thể dùng liên tục trong 1 tháng. 2, Thiên ma hấp óc lợn Tác dụng: Món ăn này có tác dụng trừ phong khai huyết, thông kinh lạc, sinh huyết. Bài thuốc này thường dùng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực rất tốt cho những người sau tai biến mạch máu não. Nguyên liệu gồm: Óc lợn và thiên ma Cách làm: 1 bộ óc lợn cùng với 100g thiên ma cho vào bát, đổ 1 ít nước sau đó hấp cách thủy cho chín. Bệnh nhân nên ăn 3-4 lần một liệu trình, ăn cách ngày một lần. 3, Cháo trai, sò Tác dụng: điều trị có hiệu quả chứng tăng huyết áp tai biến mạch máu não, nhức đầu chóng mặt, gan dương thịnh. Nguyên liệu gồm: 50g trai, 50g con hàu (sò), 100g gạo tẻ Cách nấu: gạo 100g, thịt trai 50g, thịt sò 50g. Tất cả làm sạch cho vào cùng gạo nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Lưu ý: những người mắc chứng hư hàn không được dùng. 4, Vừng đen hòa đường Tác dụng: Kinh nghiệm dân gian dùng bài thuốc này chữa bán thân bất toại, có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, giúp phục hồi những di chứng của bệnh nhân sau tai biến. Tuy nhiên không được dùng bài thuốc này cho người bị xuất huyết não. Nguyên liệu gồm: Vừng đen rang chín, đường trắng Cách làm: Vừng đen 2 thìa, rang chín, hòa với ít đường trắng quấy đều, cho thêm nước sôi vào để uống. 5, Cháo hoa cúc Tác dụng: Món cháo này phù hợp với những người mắc chứng trúng phong, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt. Chú ý những người cao tuổi, tỳ hư, đái đường không được dùng. Nguyên liệu gồm: Hoa cúc, gạo tẻ. Cách làm: Hoa cúc bỏ cuống, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 100g gạo tẻ nấu cháo, khi cháo chín, cho 15g bột hoa cúc vào quấy đều, đun sôi vài phút là được, ăn vào hai bữa sáng, chiều. Hoặc có thể lấy mầm cây cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100g gạo tẻ, nấu thành cháo để ăn cũng được. 6, Tôm nõn nấu hoàng kỳ Tác dụng: ích khí, thông kinh, hoạt lạc. Nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ, tôm nõn Cách làm: Tôm nõn 200g, hoàng kỳ 50g. Hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước rồi dùng nước này cho tôm nõn vào nấu canh, thêm các gia vị. 7, Cháo hoàng kỳ, bạch thược Tác dụng: Ngoài tôm nõn, hoàng kỳ có thể được kết hợp với thực phẩm khác như bạch thược dùng liên tục sẽ có hiệu quả chữa những di chứng sau khi trúng phong như tay chân tê liệt. Những người huyết áp cao, xuất huyết não đã từng khám chẩn đoán bị tắc mạch máu não có thể dùng bài thuốc này. Nguyên liệu: Hoàng kỳ, bạch thược, quế, gừng tươi, gạo tẻ, táo tàu. Cách làm: Lấy hoàng kỳ 15g, bạch thược 15g sao vàng và quế  15g, gừng tươi 15g. Đem sắc (nấu) kỹ nguyên liệu trên để lấy nước, bỏ bã. Rồi cho 100g gạo tẻ, và 4 quả táo tàu, cùng lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo. Khi cháo chín cho nước thuốc trên vào khuấy đều. Mỗi ngày ăn 1 lần… 8, Thịt thỏ nấu hoàng kỳ Tác dụng: ích khí hoạt huyết, thông kinh lạc Nguyên liệu: Thịt thỏ, hoàng kỳ, xuyên khung, gừng tươi. Cách làm: Thịt thỏ 250g, hoàng kỳ 60g, xuyên khung 10g, gừng tươi 4 lát. Thịt thỏ rửa sạch, loại bỏ mỡ, thái miếng, xuyên khung và hoàng kỳ rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm chừng 2 giờ cho thật nhừ, nêm nếm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, thường 2 ngày dùng 1 lần. Xem thêm: Cách phục hồi sau tai biến khoa học 9, Hoàng kỳ nấu địa long Tác dụng: ích khí hoạt huyết, thông lạc. Nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ, địa long khô, hoa hồng, đương quy, xích thược, xuyên khung đào nhân, bột ngô, bột mì và đường trắng. Cách làm: Hoàng kỳ 100g, địa long khô (tẩm rượu) 30g, hồng hoa 20g, xích nhược 20g, đương quy 50g, xuyên khung 10g, đào nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn, sao qua) 15g, bột ngô 400g, bột mì 100g, đường trắng lượng vừa đủ. Hoàng kỳ, hoa hồng, đương quy, xích thược và xuyên khung đem sắc kỹ lấy nước. Địa long tán thành bột, trộn đều với đường trắng, bột ngô và bột mì rồi cho vào nước thuốc trên nhào kỹ, nặn thành những chiếc bánh nhỏ, đặt đào nhân lên trên, bỏ vào lò nướng chín, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 2 cái. 10, Móng giò lợn, sơn tra Tác dụng: Móng giò bổ thận tinh, mạnh gân cốt, sơn tra không chỉ tiêu hóa thịt (tiêu thực), còn tán ứ huyết. 2 vị hợp lại tác dụng trị huyết áp cao, di chứng tai biến mạch máu não và bán thân bất toại. Nguyên liệu gồm: móng giò lợn 3 cái, sơn tra 5 quả, gia vị vừa đủ. Cách làm: Móng giò rửa sạch, thái nhỏ xào cùng gia vị, đổ ngập nước cho sơn tra vào hầm 2 giờ, chín nhừ, chia vài lần ăn trong ngày. 11, Xương sống heo nấu đỗ trọng Tác dụng: bổ can thận, làm mạnh gân cốt. Nguyên liệu gồm: Đỗ trọng 30g, ngưu  tất 15g, xương sống heo nửa ký, đại táo 4 quả. Cách làm: Đại táo bỏ hạt, đỗ trọng và ngưu tất rửa sạch, xương sống heo chặt miếng, chần qua nước sôi cho hết huyết dịch. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 2 – 3 giờ, nêm nếm gia vị, dùng làm canh ăn hằng ngày. Ngoài những món ăn trên, bệnh nhân có thể dùng trà hoặc một số loại nước ép có tác dụng phục hồi cơ thể sau các di chứng của bệnh tai biến mạch máu não như: 12, Trà đảng sâm Đảng sâm 15g, đào nhân 15g, trà mạn 15g. Các vị sấy khô, tán vụn, trộn đều, mỗi lần lấy 3g bột thuốc này hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Tác dụng: bổ khí, hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh mạch. 13, Trà kỳ tử, mạch môn đông Tác dụng: Đây là một loại trà có thể dùng để uống thay nước hằng ngày, được kết hợp từ kỷ tử và mạch đông môn. Nó có tác dụng trị chứng nhức đầu, chóng mặt, nhìn không rõ, tăng huyết áp, đỏ mặt. Tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng loại trà này cho những người mắc chứng hư hàn, đi ngoài phân lỏng. Nguyên liệu gồm: 30g kỳ tử, 30g mạch môn. Cách làm: Dùng 30g kỳ tử, 30g mạch môn đông sắc lấy nước uống hằng ngày. 14, Nước ép trái lê Tác dụng: Với kinh nghiệm của dân gian thì bài thuốc này có tác dụng chữa trị di chứng của bệnh tai biến mạch máu não, giúp sinh huyết, khai thông đường mạch. Nguyên liệu: nước ép lê và sữa tươi. Cách làm: Bài thuốc này rất dễ chế biến, chỉ cần dùng 100ml nước ép lê trộn với 100ml sữa tươi hấp cách thủy cho bệnh nhân uống hàng ngày. 15, Trà cúc hoa, kỷ tử Tác dụng: Trị di chứng trúng phong rất tốt. Nguyên liệu: Kỷ tử 30g, cúc hoa 10g. Cách làm: Hai thứ hãm nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng làm nước uống hằng ngày cho bệnh nhân dụ di chứng trúng phong rất tốt. Trên đây là tổng hợp 15 món ăn cho người bị tai biến mạch máu não. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bản thân mà người bệnh lựa chọn món ăn phù hợp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bồi bổ cho cơ thể. Ngoài việc dùng các mòn ăn – bài thuốc để giúp điều trị tai biến mạch máu não thì bệnh nhân cũng cần có các biện pháp đề phòng ngừa tai biến mạch máu não có thể tái phát xảy ra. Chia sẻ

Uống nhiều rượu, bia làm tăng nguy cơ teo não gấp đôi

Những người uống quá nhiều rượu, bia lúc còn trẻ khi về già nguy cơ teo não, mất trí nhớ tăng gấp đôi người bình thường. Các nhà khoa học của Trường Đại học Y khoa Exeter (Anh) vừa tiến hành nghiên cứu trên 6.542 người Mỹ ở độ tuổi trung niên về thói quen uống rượu, bia của họ trong quá khứ.  Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những người ở độ tuổi trung niên với một lịch sử uống nhiều rượu bia sẽ tăng gấp đôi nguy cơ suy giảm trí nhớ ở độ tuổi lớn hơn. Rượu bia tăng nguy cơ bị teo não gấp 2 lần khi về già Tác hại của bia, rượu với não bộ Bia, rượu làm tăng hoạt động của GABA – chất ức chế và giảm hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh khiến thông tin truyền đi trong não bộ chậm hơn bình thường. Từ đó, gây ra các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát và liều lĩnh hơn. Đặc biệt  rượu, bia còn làm cho trí nhớ của bạn bị suy giảm nghiêm trọng. Do cồn trong rượu dễ dàng xâm nhập vào hệ thống thần kinh, chúng ra sức tàn phát, giết chết những tế bào não của bạn. Có đến 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly rượu. Và trong một cơn say rượu bí tỷ con số tế bào não chết đi có thể lên đến vài triệu tế bào. Không chỉ vậy, hậu quả của rượu bia sẽ ẩn giấu và ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Và người gánh chịu không ai khách chính là bạn và chính những người thân bên cạnh. Tác hại của bia rượu với Não thường biểu hiện âm thầm. Đầu tiên chỉ là đãng trí, hay quên, trí nhớ kém, tư duy kém. Hoặc nặng hơn là tinh thần không ổn định, dễ cáu gắt, kích động, mất ngủ thường xuyên… Và khi về già biểu hiện của nó trầm trọng hơn nhiều. Con số mới nhất vừa công bố, có đến 70% trường hợp người thường xuyên uống bia rượu nhiều lúc trẻ mắc phải các bệnh lý như: Teo não, Alzheimer, Sa sút trí tuệ, Lẫn … khi về già Lời khuyên cho trường hợp bị suy giảm trí nhớ do bia, rượu Hạn chế uống rượu bia ít nhất có thể Sống lành mạnh: chăm chỉ tập thể dục, ăn ngủ khoa học. Hãy thúc dục bộ não làm việc, tích cực tư duy, sáng tạo để giảm sự chây lười của não. Và hãy bảo vệ bộ não của bạn Thông tin mới nhất vừa mới được công bố, bài thuốc quý từ cây Thông Đất kết hợp với Thành Ngạnh… có tác dụng rất tốt trong việc nuôi dưỡng, bảo vệ và ngăn chặn thoái hóa các tế bào não.  Sản phẩm đã được ứng dụng hỗ trợ điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân bị Teo não, sa sút trí tuệ tuổi già. Cụ thể:   1. Cụ Điền: 90 tuổi – Hà Nội Lẫn, sa sút trí tuệ tuổi già 10 năm, biểu hiện: quên hết con cháu, không chịu ngủ, sợ đám đông, sợ ánh sáng, mê sảng, ảo tưởng, chỉ ngồi lảm nhảm chuyện xưa, mất hết ý thức… Uống sau 1 tháng: tinh thần ổn định trở lại, có thể ngủ ngon giấc không cần dùng thuốc ngủ, có thể ngồi đánh cờ cùng con trai… Hành trình chữa bệnh của Cụ Điền: Xem tại đây 2. Cụ Năm: 75 tuổi – Hải Phòng Teo tiểu não 2 năm: mất thăng bằng, không điều khiển được chân tay, đi lại vận động khó khăn Dùng sau 1 tháng: điều khiển được vận động, đi lại được bình thường Hành trình chữa bệnh của cụ Năm: Xem tại đây  3. Ông Ma Viết Tương: 75 tuổi – Thái Nguyên Triệu chứng: đi không vững, díu chân, khép tay, nói khó, quên nhiều, khó tiếp nhận thông tin, đau đầu. MRI hình ảnh teo não. Điều trị sau 1 năm đã có thể đi lại bình thường, trí nhớ đã khôi phục Hành trình chữa bệnh của ông Tương:  Xem tại đây Đối với bạn, việc sử dụng phòng ngừa ngay là thực sự rất cần thiết ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Xem hướng dẫn mua sản phẩm có Thông Đất:   CLICK ĐỂ XEM TÌM điểm bán LOHHA TRÍ NÃO gần NHÀ bạn NHẤT:  TẠI ĐÂY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Chia sẻ

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não tại nhà

Tai biến mạch máu não có thể gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng như liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn tâm thần… Nên khi ra viện, để giảm bớt các di chứng sau tai biến mạch máu não và ngăn ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân cần được chăm sóc và điều trị theo chế độ phù hợp. Sinh hoạt, tập luyện Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh lở loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Đối với các di chứng sau tai biến mạch máu não khác nhau cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi. Về chế độ nghỉ ngơi thì ngủ nghỉ điều độ, không làm việc nặng, tốt nhất là sinh hoạt trong không gian gia đình, người bệnh không nên đi xa. Hàng ngày đi lại trong nhà và sân vườn, nếu đi ra ngoài thì đi gần và có người khoẻ mạnh đi cùng. Có thể làm những việc nhẹ nhàng trong nhà, cũng không nên nằm nhiều, buổi trưa nằm ngủ 30-60 phút. Buổi tối nằm ngủ từ 10h đến 6h sáng. Khi ngủ dậy không nên bỏ hết chăn ngay mà bỏ chăn và dậy từ từ để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Nên vận động nhẹ nhàng cơ thể bằng các bài tập khoảng 15 – 20 phút vào buổi sáng ở chỗ khuất gió, hết sức tránh gió lùa. Việc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp, làm giảm nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não tái phát. Bên cạnh đó, việc tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái cũng giúp người bệnh phấn chấn và nhanh chóng phục hồi hơn. Chế độ ăn Theo khuyến cáo của WHO thì thực đơn cho người sau đột quỵ cần cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbonhydrate: Các loại cá: Là thực phẩm có hàm lượng các loại a-xít béo không bão hoà, tham gia tích cực vào phản ứng sinh hoá trong cơ thể vì chúng chứa cholesterol tốt và làm giảm lượng cholesterol sấu, trong đó bao gồm cả những mảng xơ vữa thành mạch. Các loại rau củ quả tươi. Trái cây tươi: Chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxi hoá khác. Hạn chế muối: Đây là loại gia vị cần thận trọng, muối vào máu sẽ hấp thụ nước gây tăng huyết áp. Do vậy thức ăn cho người sau đột quỵ không nên dùng muối hoặc với lượng muối rất ít nhạt hơn với người khoẻ mạnh bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân tai biến mạch máu não nên tránh các chất bột đường, giảm lượng calo đưa vào, không nên ăn quá nhiều trứng, đồ chiên xào, không ăn quá nhiều mỡ động vật, không ăn các phủ tạng động vật (óc, tim, gan, bầu dục, lòng đỏ trứng gà), ăn dầu ăn (lượng vừa phải) thay mỡ, ăn thêm lạc, vừng trong chế độ ăn uống nếu bị bệnh cao huyết áp. Khi cho bệnh nhân tai biến ăn, nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Không nên sử dụng nhiều chất béo và các chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê)… vì chúng rất có hại cho sức khỏe người bệnh. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh Dưới đây là một số cách phòng chống bệnh tai biến mạch máu não khoa học cần biết: Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè. Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp. Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh; tránh mất ngủ. Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim. Tránh táo bón, kiêng rượu, bia và các chất kích thích. Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh… Điều trị bệnh tai biến mạch máu não Để điều trị bệnh tai biến mạch máu não, bệnh nhân nên được kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và dùng thuốc để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Có thể áp dụng một trong các bài thuốc khắc phục di chứng tai biến mạch máu não sau: Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma, chi tử, hoàng cầm mỗi thứ 8 g; câu đằng, ngưu tất, ích mẫu, hà thủ ô, bạch linh mỗi thứ 12 g; tang kí sinh, thạch quyết minh (sắc trước) mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày 1 thang Bổ dương hoàn ngũ thang: Sinh hoàng kỳ 40 g, quy vĩ 8 g, xích thược 6 g, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, địa long mỗi thứ 4 g. 
Sắc uống ngày 1 thang Thuốc Tây y: Điều trị duy trì theo đơn của thầy thuốc. Trường hợp bệnh nhân có tăng huyết áp, nên dùng thuốc hạ huyết áp và duy trì ở mức 140-150/90 mmHg. Tóm lại, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bệnh nhân tai biến mạch máu não. Ngoài việc duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, các bài tập phục hồi chức năng nhẹ nhàng cũng như chế độ nghỉ ngơi khoa học sẽ đẩy lùi được một số tác nhân gây bệnh và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh tai biến mạch máu não tái phát. Chia sẻ

Hướng dẫn bài tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến

Quá trình phục hồi sau tai biến mạch máu não phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ liệt, độ tuổi, sức khỏe người bệnh… Muốn tái hoà nhập bệnh nhân phải tự thực hiện được các loại vận động và chức năng tương ứng ở các vị thế. Dưới đây là một số bài tập phục hồi vận động chân ở vị thế đứng và vận động cánh tay nhằm giúp người bệnh sau tai biến có thể tự phục vụ cho những sinh hoạt cần thiết trong cuộc sống hàng ngày: 1, Bài tập phục hồi chân ở vị thế đứng cho bệnh nhân sau tai biến Bài tập 1: Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân Bệnh nhân tai biến mạch máu não đứng tựa hông bên lành cạnh mép bàn, hoặc vịn nhẹ tay lành lên mặt bàn, hai bàn chân ngang bằng nhau, cách nhau 15-20cm. Người tập hướng dẫn bệnh nhân đưa hông ra trước, gấp chân liệt lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang bên chân lành, giữ như vậy vài giây. Sau đó từ từ duỗi chân liệt ra. Rồi gấp chân lành lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang chân bên liệt. Giữ như vậy vài giây rồi làm lại như lúc bắt đầu. Có thể hướng dẫn bệnh nhân tập bằng cách đứng tựa nhẹ mông vào mép bàn, hai bàn chân ngang nhau, cách nhau 15-20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó bệnh nhân lần lượt chuyển trọng lượng sang chân bên lành, giữ như vậy vài giây rồi lại chuyển sang chân bên liệt luân phiên như vậy. Bài tập 2: Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân cách nhau khoảng 15-20 cm, chân lành ở trước chân liệt ở sau. Sau đó, bệnh nhân chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân bên lành. Khi toàn bộ trọng lượng cơ thể đã dồn lên chân lành ở phía trước, người tập yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối bên chân liệt. Lưu ý khi gấp khớp háng và khớp gối chỉ nâng gót chân bên liệt (không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn nhà. Hoặc người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân ngang nhau cách nhau khoảng 15-20 cm ,sau đó dồn trọng lượng lên chân bên lành rồi tập gấp, duỗi khớp gối và khớp háng bên liệt. Bài tập 3: Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, hai tay thả lỏng dọc theo thân, hai bàn chân cách nhau 15 – 20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó, yêu cầu bệnh nhân lần lượt lấy chân trái làm trụ, dạng chân bên phải ra, nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên trái. Người tập luôn đứng về phía bên liệt của bệnh nhân để hỗ trợ khi cần thiết và đề phòng bệnh nhân ngã về phía bên liệt. Tiếp đến lấy chân phải làm trụ, dạng chân bên trái ra, nhấc bàn chân trái lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên phải. Để đảm bảo an toàn nên cho bệnh nhân đứng bên cạnh một vật gì đó (bàn, tường, thanh song song…) để bệnh nhân có thể vịn đỡ khi cần thiết. Bài tập 4: Tập đứng thăng bằng Bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân (thăng bằng tĩnh), nếu cần trợ giúp người tập đứng về phía bên liệt. Hướng dẫn bệnh nhân tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành; đứng và vận động thân mình: cúi, ngửa, nghiêng, xoay; đứng và vận động tay: đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái (thăng bằng động). Bài tập 5: Tập dồn trọng lượng lên chân liệt Bệnh nhân đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Người tập đứng về phía bên liệt của bệnh nhân, giúp bệnh nhân duỗi thẳng tay sang ngang, khớp vai vuông góc. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó bên cạnh, cao 15-20cm. Có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng trong thanh song song, hai tay vị nhẹ lên hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó phía trước cao 15-20 cm. Khi khả năng thăng bằng và vận động của bệnh nhân đã tốt hơn, có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng thẳng, sau đó chuyển trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó cao 20- 30cm ở phía trước mặt để dồn trọng lượng  cơ thể lên chân bên liệt. Cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân đứng, bước và đặt bàn chân liệt lên một bục tập (hoặc vật gì đó cố định vững chắc) cao 15-20 cm  ở phía trước.  Sau đó nhấc chân lành lên rồi đặt xuống như cũ, hoặc đặt bàn chân lành lên bục tập cùng với chân liệt, hoặc bước chân lành qua bục tập sang phía bên kia. 2, Bài tập phục hồi vận động cánh tay cho bệnh nhân sau tai biến Không chỉ về bài tập về vị thế đứng, bệnh nhân tai biến mạch máu não cũng cần được phục hồi về tay, vai, khuỷu tay để trợ giúp cho những động tác như cầm, nắm và kéo. Để phòng ngừa khuỷu tay, cổ tay và ngón tay bị co rút, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập như: Bài tập 1: Tập duỗi thẳng khớp cổ tay hai bên Giúp bệnh nhân đứng cạnh bàn, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Xoay ngửa lòng bàn tay và áp lòng bàn tay xuống mặt bàn. Duỗi thẳng 2 tay, ngả người về phía trước để dồn trọng lượng lên 2 tay cho tới khi khớp cổ tay duỗi tối đa. Bài tập 2: Tập duỗi thẳng khớp cổ tay bên liệt Bệnh nhân ngồi. Dùng tay lành làm duỗi các ngón tay bên liệt và làm duỗi cổ tay rồi đặt xuống mặt giường cạnh thân. Dùng tay lành giữ khớp khuỷu bên liệt duỗi thẳng và nghiêng người sang bên liệt để dồn trọng lượng lên tay liệt. Bài tập 3: Tập duỗi tối đa khớp cổ tay Cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Đưa 2 bàn tay lên sát cằm, dùng lực của bàn tay làm duỗi tối đa cổ tay bên liệt. Có thể tựa vào má và cằm rồi giữ yên trong thời gian lâu. Ngoài biện pháp điều trị tai biến mạch máu não cùng các bài tập phục hồi chức năng trên thì tinh thần thoải mái vui vẻ là rất quan trọng đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não. Vì vậy, cần hạn chế tối đa những muộn phiền, bức xúc, sang chấn tâm lý cho bệnh nhân. Người nhà nên hiểu được vấn đề này để tránh gây áp lực lên bệnh nhân sau khi bị đột quỵ tai biến. Ngoài ra, bệnh nhân tai biến mạch máu não cũng tự tạo cho mình tâm lý thoải mái, lạc quan, không tự ti mặc cảm, điều này sẽ mang lại những lợi ích trong việc cử động tay và thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày. Chia sẻ

Loading...