Chế độ chăm sóc

5 thực phẩm gây teo não, ung thư nguy hiểm cho con người

Quẩy, bắp rang bơ, soda, mì chính… là những thực phẩm khá quen thuộc với mỗi người. Tuy nhiên, đây lại là những thực phẩm gây teo não, ung thư rất cao. Việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm này còn có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh nghiêm trọng khác như tim mạch, huyết áp, tiêu hóa… Do đó chúng ta cần phải đề phòng những thực phẩm này và hạn chế ăn uống chúng: 1, Quẩy, bắp rang bơ Quẩy có chứa chất độc gây teo não, mất trí nhớ, ung thư khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng. Quẩy là thực phẩm có chứa hợp chất nhôm vô cơ, hay được làm từ chất Ammonium aluminium sulfate anhydrous, đây là loại hóa chất dùng để làm thuốc nhuộm, mạ đồng, trong đó Alum là thành phần chính, nếu dùng Alum làm chất phụ gia thực phẩm thì sau khi vào cơ thể, nó sẽ không thải ra được, vĩnh viễn tích lại trong cơ thể. Ăn nhiều quẩy có thể khiến các tế bào thần kinh và tế bào não bị nhiễm độc dẫn đến việc mất trí nhớ (Alzheimer), mắc các bệnh về thần kinh do cơ thể tích tụ quá nhiều nhôm. Cũng giống như quẩy, bắp rang bơ là món ăn vặt khá ngon và được nhiều người yêu thích, tuy nhiên ăn quá nhiều chất này, con người dễ bị nhiễm độc chì. Hàm lượng chì trong bắp rang bơ chiếm tới 10 mg/500 g. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ tiêu hóa của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. 2, Thực phẩm hun khói, nướng, chiên xào Các loại thực phẩm chiên, nướng thường được rất nhiều người khoái khẩu vị hương vị thơm ngon đặc biệt của nó, tuy nhiên, khi chúng được nướng, chiên kỹ ở nhiệt độ cao (trên 200 độ C) thì những chỗ tiếp xúc trực tiếp với lửa, dầu ăn, đặc biệt là dầu được chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ phát sinh những chất amin dị vòng là nguyên nhân có khả năng cao gây nên bệnh ung thư. Các sản phẩm glycat hóa bền vững (viết tắt AGEs) được tạo ra trong quá trình đun cháy hay nướng thịt có liên quan đến các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, Alzheimer – bệnh mất trí nhớ ở người già. Ngoài ra thực phẩm hun khói như: thịt cá xông khói… cũng có chứa một lượng lớn benzopyrene gây ung thư. Do đó ăn nhiều các thực phẩm được nướng, chiên kỹ, hay được hun khói sẽ là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư thực quản, các bệnh ung thư vùng ruột kết và trực tràng. Vì vậy, đối với những thực phẩm này chúng ta chỉ nên thưởng thức ở mức độ có hạn chế, không nên ăn nhiều bởi trong chúng có chắc chất gây ung thư khá mạnh. 3, Soda Soda thành phần chính trong các loại nước uống có ga làm acid hóa cơ thể và nuôi dưỡng tế bào ung thư. Theo Trường Đại học Sức khỏe cộng đồng John Hopkins Bloomberg, việc uống hơn 1 ly soda mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bạn tích tụ và sản sinh ra nhiều 4-methylimidazole, đây là một chất có khả năng gây ung thư. Một trong những bệnh ung thư do uống nhiều soda gây nên là ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy, và mắc bệnh teo não, mất trí nhớ… 4, Hạt hướng dương Một sản phẩm gây teo não cho con người nữa đó là hạt hướng dương. Để giữ cho hạt hướng dương giòn và bảo quản được lâu hơn, nhà sản xuất đã cho thêm phèn. Phèn có chứa nhôm mà khi vào cơ thể sẽ rất khó bị đào thải ra ngoài, gây tổn hại cho não, tế bào thần kinh khiến trí nhớ giảm sút. Ngoài ra, để cho hạt hướng dương bóng đẹp, bắt mắt, nhà sản xuất sẽ cho thêm bột talc, loại bột này có chứa chất gây ung thư. Còn đối với vấn đề hạt hướng dương hay hạt dưa có sử dụng chất gây teo não, ung thư khi chế biến, TS.Phan Thanh Thảo – Viện Công nghệ hóa học cho biết, việc dùng các loại hóa chất công nghiệp như xút, phèn để tẩy sạch và bảo quản hạt hướng dương và hạt dưa là vô cùng nguy hiểm, xút (NaOH) là chất rắn màu trắng dùng trong tẩy trắng, dùng làm xà bông và xử lý nước thải trước khi cho ra môi trường… Tuy thuộc vào thời gian tiếp xúc mà tính độc hại của xút tác động nhiều hay ít. Hiện nay, hầu hết các loại hạt hướng dương, hạt dưa đều có màu sắc rực rỡ, bóng nhẫy, trông rất bắt mắt thường dùng phẩm màu công nghiệp có chứa chất Rhodamine B thường được dùng để nhuộm vải, cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm vì có khả năng gây ung thư, ảnh hưởng đến não. Ăn các sản phẩm nhuộm Rhodamine B có khả năng tích tụ các chất độc trong gan, thận, gây dị ứng da. Đặc biệt, việc rang hạt hướng dương, hạt dưa nhưng dùng dầu thực vật loại thải, đã bị hydro hoá cũng không tốt bởi loại dầu ăn này gây nên bệnh tim mạch nếu dùng nhiều và lâu dài. Bên cạnh đó, các axit béo không bão hòa trong hướng dưỡng sẽ gây hiện tượng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, do cơ thể hấp thụ một lượng choline khi ăn hướng dương. Chất béo tích tụ trong gan sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan gây hiện tượng gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan thậm chí ung thư gan… 5, Mì chính Theo các nhà khoa học, mỗi người không được dùng quá 6g mì chính mỗi ngày. Việc lạm dụng quá nhiều mì chính sẽ gây ra các triệu chứng như: nhức đầu, mệt mỏi, hồi hộp, buồn nôn… đồng thời ăn nhiều mì chính còn gây ra bệnh suyễn, khó thở, và nhiều nguy hại đến các tế bào thần kinh. Các thí nghiệm trên chuột, bò và khỉ cho uống bột ngọt cho thấy bột ngọt dùng liều cao đã phá hủy các tế bào thần kinh của ngững sinh vật này. Hiện nay, nhiều hàng bán đồ khô, gia vị thường lấy mì chính của các hãng nổi tiếng, pha thêm những chất có hình dáng tương tự như hàn the, phèn… rồi đóng gói lại bán cho người tiêu dùng. Hàn the, phèn là tác nhân gây tổn hại cho dạ dày, gan, làm cho con người kém ăn, khó chịu toàn thân và có thể gây ung thư bàng quang. Nếu sử dụng thường xuyên, hàn the còn dẫn đến hiện tượng teo tinh hoàn và nhiều chứng bệnh khác. Tổ chức Y tế Thế Giới WTO khuyên rằng, chúng ta nên hạn chế mì chính chừng nào hay chừng ấy và không nên dùng mì chính cho trẻ dưới 6 tuổi. Trên đây là 5 thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên lại gây hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh teo não. Ngoài 5 thực phẩm kể trên, một số thực phẩm như dưa chua, cá khô, cà phê, kẹo cao su… cũng là những thực phẩm có hại cho trí não. Do đó người tiêu dùng nên hạn chế ăn uống hoặc sử dụng với liều lượng vừa phải đối với những loại thực phẩm này. Chia sẻ

Cảnh giác với nguy cơ tai biến mạch máu não tái phát

Dù đã được điều trị tai biến mạch máu não qua cơn nguy kịch nhưng khi về nhà, bệnh nhân vẫn cần được lên kế hoạch chăm sóc và có biện pháp phòng ngừa tránh căn bệnh tái phát. Bởi một khi tai biến mạch máu não tái phát trở lại thì bệnh nhân phải đối mặt với các di chứng nặng nề hơn so với những lần trước, thậm chí khả năng tử vong là rất cao. Tai biến mạch máu não tái phát có nguy hiểm không? Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM, bệnh nhân tai biến mạch máu não phải đối mặt với nguy cơ tái phát rất cao, nhất là trong năm đầu tiên. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỷ lệ tái phát sau khi bị đột quỵ lần đầu chiếm khoảng 20%trong một năm đầu và từ 10% đến 50% trong 5 năm sau. Cũng theo một nghiên cứu của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương tại thành phố Hồ Chí Minh, sau tai biến mạch máu não não, khoảng 30% người bệnh bị rối loạn nhận thức, gần 50% bệnh nhân đột quỵ sinh hoạt, vận động khó khăn hoặc không thể tự chăm sóc bản thân mình, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Số lượng bệnh nhân tử vong do tai biến tái phát lần 2 cũng cao gấp 2,67 lần so với bệnh nhân bị tai biến lần đầu. Và thực tế cho thấy, cơn tai biến mạch máu não sau thường để lại di chứng nặng nề, chi phí điều trị cao hơn rất nhiều so với những lần trước đó. Xem thêm: Tổng quan về bệnh tai biến mạch máu não Bệnh nhân cần được chăm sóc thế nào sau tai biến mạch máu não? Để giảm bớt các di chứng sau tai biến mạch máu não, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, ngoài việc tuân thủ điều trị của bác sĩ thì bệnh nhân vẫn cần phải được chăm sóc sức khỏe cẩn thận hàng ngày: Uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Tái khám đúng hẹn để được điều trị liên tục, điều chỉnh thuốc phù hợp với tình trạng bệnh nhân lúc đó. Cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị lúc xuất viện để chọn nơi tái khám tốt nhất và thuận tiện nhất. Về chế độ ăn, bệnh nhân cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như: cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi và hạn chế ăn mặn. Bên cạnh đó nên tránh cho người bệnh ăn các thực phẩm chứa chất béo và tránh một số chất kích thích như cà phê, trà, rượu, bia, nước uống có cồn… Cho bệnh nhân tập vận động tại nhà hoặc tại phòng tập vật lý trị liệu. Việc vận động sớm có thể làm giảm các biến chứng khác như viêm phổi, nhiễm trùng do loét tì đè… gây ra. Người nhà cần hướng dẫn, động viên, khuyến khích bệnh nhân tập luyện. Tránh một sai lầm thường mắc là tự ý ngừng điều trị khi thấy trong người khỏe khoắn và cho là đã hết bệnh. Ngoài chế độ dinh dưỡng và tập luyện hàng ngày, bệnh nhân tai biến mạch máu não có thể kết hợp thêm các biện pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, kết hợp dùng các loại thuốc dân gian để người bệnh nhanh chóng phục hồi cơ thể và đẩy lùi các di chứng. Với những bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc, tinh thần hoảng loạn sau tai biến cần thiết có thể kê thuốc chống trầm cảm, điều này giúp ích cho bệnh nhân sớm cân bằng được trạng thái và có tinh thần lạc quan, tích cực trong điều trị vận động sớm. Cách đề phòng tai biến mạch máu não tái phát? Tai biến mạch máu não tái phát sẽ để lại những hậu quả khó lường cho người bệnh. Do đó để phòng ngừa bệnh tai biến tái phát, bệnh nhân cần: Kiểm soát và điều trị triệt để các yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ não tiên phát như cholesterol cao, cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin C: rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt (đậu, hạnh nhân, gạo lứt…). Các thực phẩm tốt cho người tai biến mạch máu não là: dầu vừng, dầu đậu nành, cá thu, cá hồi… Không ăn nhiều mỡ béo, chất đường ngọt, tinh bột và thức ăn nhiều mắm muối. Thực hiện chế độ luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng. Không nên tập thể dục quá sức Kiểm tra huyết áp đều đặn, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress, xúc động mạnh… dẫn đến huyết áp tăng cao. Hạn chế hút thuốc, sử dụng rượu bia và chất kích thích Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè. Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa. Đối với các bệnh nhân chưa bị tai biến mạch máu não nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng để có thể phát hiện và phòng ngừa bệnh kịp thời. Khi các triệu chứng của tai biến mạch máu não xuất hiện trở lại, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Việc điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Đừng chờ đợi cho các triệu chứng mất đi. Thông báo cho các thành viên gia đình hoặc những người bạn xung quanh khi có những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Tóm lại, tai biến mạch máu não là một căn bệnh vốn đã rất nguy hiểm, nhưng khi tái phát trở lại, nó sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn và nặng nề hơn những lần trước. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát và tử vong của các bệnh nhân do bị tai biến mạch máu não lần 2 sẽ giảm đi nếu chúng ta có biện pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả. Chia sẻ

Nhờ cây Thông Đất: cụ ông 90 tuổi bị Lẫn nặng dần minh mẫn trở lại

Lẫn, suy giảm trí nhớ tuổi già là hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự suy thoái không ngừng của não bộ. Như có bác lớn tuổi đi chơi không biết đường về nhà, cụ già ăn rồi lại trách móc con cái chưa dọn cơm hay ông bà đột nhiên quên mặt con cháu, chỉ ngồi hồi tưởng chuyện xa xưa…Cụ Điền, 90 tuổi ở số nhà 86 đường cầu Vồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội là một trường hợp điển hình trong số đó… Ảnh cụ điền Khổ muôn nẻo vì chứng Lẫn tuổi già…  Ngoài 65 tuổi, cụ Điền đã bắt đầu có biểu hiện nhớ nhớ, quên quên. Nhớ thì ít, quên thì nhiều… Theo thời gian bệnh càng nặng, những hành động bất thường, những câu nói vô nghĩa, thiếu Logic xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt, cụ ngủ rất ít, giấc ngủ chập chờn, thấy đám đông là sợ sệt, bỏ trốn, thu mình vào một góc… Đi khắp nơi, khám tất cả các bệnh viện đâu đâu cũng kết luận “cụ bị lẫn tuổi già”, không có cách nào chữa khỏi. Anh Cường  (cậu con trai út) ngậm ngùi chia sẻ: “ Nhà có 6 anh em nhưng ông hợp tính anh nhất, chiều nào 2 bố con cũng đánh cờ, vui đùa, tâm sự cùng nhau… mà giờ ông không nhận ra anh. Mang cơm ông không chịu ăn vì sợ có thuốc độc. Ông còn tố với công an thằng Cường giết người, buôn ma túy. Nghĩ mà buồn quá e ạ…” Đỉnh điểm trước Tết Bính Thân vừa rồi cả nhà được phen hú vía. Nửa đêm, trời lạnh giá, áo mỏng manh cứ thế cụ phá cửa trốn “đi chơi”. Khuyên không được, ngăn không xong, cụ như người mất hồn, cứ đi thôi, không biết đi đâu… Mãi sau mấy anh em mới cưỡng chế đưa cụ về được. Đêm nào cũng vậy, lúc nào cụ cũng trong trạng thái hoảng loạn, sợ sệt và muốn bỏ trốn… Hết cách, vợ anh cầu cứu cô bạn thân ở Viện Việt Xô, cô bạn động viên và cho chị 2 vỉ thuốc ngủ, an thần. Hướng dẫn lúc nào kích động quá thì cho cụ uống. Uống mới được mấy viên mà cụ ngủ ly bì, người đờ đẫn, mơ màng… không nhận thức được gì nữa. Mọi sinh hoạt trong nhà anh đều bị đảo lộn, vợ chồng anh không thể rời cụ nửa bước. Suy nghĩ, lo lắng nhiều khiến anh già đi và gầy thấy rõ. Ánh sáng cuối con đường… Đọc trên mạng, chị Nga_ vợ anh vô tình đọc được bài báo về bác Tương 75 tuổi ở Thái Nguyên cũng nhớ nhớ, quên quên, bỏ nhà đi, không biết đường về nhà…đã trở lại bình thường nhờ bài thuốc từ cây Thông Đất (tên khác: Thạch tùng thân gập). Qua tìm hiểu anh được biết bài thuốc này đã được bào chế thành dạng viên rất tiện dùng bán rộng trên thị trường.  Không nghĩ ngợi nhiều, anh cùng vợ ra ngay cửa hàng Lohha 52 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy mua 2 hộp cho ông dùng thử. Thật không ngờ, uống đến vỉ đầu tiên của hộp thứ 3 tức hơn 2 tuần sau khi sử dụng tinh thần ông dần ổn định, không quấy, không nổi nóng, ít nói nhảm, ánh mắt có thần không còn vô hồn như trước nữa… Đến hết hộp thứ 4 ông đã bỏ hẳn được thuốc an thần mà vẫn ngủ ngon, không mơ sảng và không còn tỉnh giấc giữa đêm. (*)                                  Hình ảnh cây Thông Đất vị thuốc quý cho trong sản phẩm Lohha Trí Não Đến nay cụ đã uống Lohha Trí Não được gần 3 tháng, bệnh tình 10 phần đã giảm được gần 8-9 phần. Đã nhớ lại hết con cháu, ăn ngon, ngủ tốt… Cả nhà đã có thể yên tâm làm việc, không cần người túc trực thường xuyên. Mọi chuyện cứ như một giấc mơ vậy. Chia tay gia đình cụ chúng tôi ra về. Anh Cường vẫn không ngừng nhắn nhủ đến mọi người: “Chỉ có những người trong cuộc mới hiệu được nỗi khổ tâm, vất vả khi có bố mẹ bị lẫn. Chỉ thực sự trải qua mình mới tin là thật. Nếu ai có bố mẹ đang gặp phải trường hợp như ông nhà anh nên dùng Lohha Trí Não. Khi dùng bạn nên dùng thử một thời gian đủ dài để sản phẩm phát huy hiệu quả, tránh trường hợp suýt bỏ lỡ cơ hội như anh”. Xem hướng dẫn mua sản phẩm có Thông Đất:   CLICK ĐỂ XEM TÌM điểm bán LOHHA TRÍ NÃO gần NHÀ bạn NHẤT:  TẠI ĐÂY Chia sẻ

Cách phục hồi sau tai biến khoa học

Tai biến mạch máu não thường để lại những di chứng nguy hiểm khác nhau và là gánh nặng đối với bản thân người bệnh cả về thể chất và tinh thần. Do đó việc phục hồi sau tai biến cần được thực hiện một cách khoa học, kỹ lưỡng nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và an toàn. Dưới đây là một số biện pháp phục hồi sau tai biến: Ảnh minh họa: Phục hồi sau tai biến mạch máu não 1, Phục hồi chức năng vận động và nhận thức sau tai biến Di chứng sau tai biến mạch máu não mà bệnh nhân thường gặp phải là các vấn đề liên quan đến vận động đi lại, rối loạn thăng bằng, giảm hoặc mất khả năng lao động. Nếu không phục hồi sớm các chức năng này mà chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ sẽ dẫn tới cứng cơ, cứng xương, không những không vận động được mà còn gây ra các biến chứng khác như viêm loét da do nằm lâu, viêm phổi, nhiễm trùng… Do đó nếu được tham gia tại các trung tâm phục hồi chức năng uy tín, bệnh nhân có thể được áp dụng các phương pháp điện trị liệu giúp kích thích các vùng hoạt động trở lại, hay dùng đèn hồng ngoại có tác dụng làm máu lưu thông. Phương pháp xoa bóp giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cảm giác tiếp xúc ở bệnh nhân và tập theo tầm vận động giúp bệnh nhân tránh teo cơ, cứng khớp. Hoặc kết hợp châm cứu, bấm huyệt, và dùng thuốc để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Bên cạnh đó những người thân trong gia đình cũng có thể giúp bệnh nhân tự tập luyện tại nhà với các dụng cụ trợ giúp như thanh song song, khung tập đi để thuận tiện cho quá trình chăm sóc bệnh nhân hơn. Hầu hết các bệnh nhân sau tai biến sẽ gặp khó khăn về ngôn ngữ, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Chức năng nhận thức bị ảnh hưởng sẽ làm giảm khả năng giao tiếp xã hội của người bệnh khiến chất lượng cuộc sống của họ giảm đi. Với những trường hợp chức năng nhận thức bị ảnh hưởng nặng như mất hẳn nhận thức thì người bệnh sẽ cần được chăm sóc 24/24. Chức năng nhận thức ngoài việc cải thiện bằng các biện pháp vật lý thì việc tăng cường chức năng cho não bộ đóng một vai trò vô cùng lớn trong quá trình hồi phục của bệnh nhân. Để phục hồi não bộ, bệnh nhân có thể áp dụng chương trình tập luyện trí não khoảng 7 tháng sau cơn tai biến. Thời gian đầu, người bệnh chỉ nên tập trung không quá 30 phút, sau đó tăng dần thời gian lên. Khi tập luyện tới cường độ khoảng 40 giờ trong 8 tuần, người bệnh có thể hiểu dễ dàng hơn những gì người khác nói. Ngoài việc phục hồi chức năng vận động thì công tác tâm lí trị liệu đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh. Bệnh nhân vừa tập luyện, trị liệu, vừa trò chuyện tâm tình với y tá cũng là cách để họ giải tỏa sự lo âu phiền muộn. Với các di chứng liên quan đến thể chất sẽ cần sự kiên trì tập luyện của người bệnh cũng như sự giúp đỡ của gia đình. Gia đình cần nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tư tưởng người bệnh kịp thời, tránh gây ra tâm lý tiêu cực cho người bệnh. 2, Ăn gì để phục hồi sau tai biến mạch máu não? Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc phục hồi sau tai biến mạch máu não. Dưới đây là một số thực phẩm nên bổ sung cho bệnh nhân bị tai biến: Cung cấp đầy đủ protein: Tai biến mạch máu não thường dẫn đến giảm khả năng tổng hợp protein trong não, đặc biệt ở vùng xung quanh vị trí nhồi máu não. Do đó bệnh nhân sau tai biến cần được cung cấp đầy đủ protein trong các bữa ăn hàng ngày. Các thực phẩm giàu protein là thịt, cá, trứng, sữa có thể chế biến kỹ, nhuyễn để dễ dàng trong việc ăn uống của bệnh nhân. Việc bổ sung đủ lượng protein sẽ giúp não bộ nhanh phục hồi cũng như sức khỏe nhanh cải thiện. Lượng đạm cung cấp cũng cần cân bằng, ngoài đạm cần bổ sung tinh bột, chất xơ và các vitamin… Tăng cường các chất chống oxy hóa: Sau tai biến mạch máu não, lượng gốc tự do được sinh ra nhiều từ các tế bào viêm khiến tình trạng tổn thương càng nặng. Cho nên, trong khẩu phần người bệnh sau tai biến cần cung cấp đủ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa là: cam, bưởi, nho, cà chua, gấc, ớt, hạt lanh, hạt hướng dương… Bổ sung kẽm: Kẽm có tác dụng giảm viêm, sưng não hiệu quả sau tai biến mạch máu não. Người bệnh cần ăn thực phẩm giàu chất kẽm như thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà, đậu hà lan, đậu tương, sò, lòng đỏ trứng gà… và cá mỗi ngày trong thời gian hồi phục. Khi chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, người nhà bệnh nhân cần chú ý: Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu, như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Tránh các thức ăn to, cứng, nóng dẫn đến khó nuốt hoặc hóc sặc. Hạn chế ăn mặn để tránh tăng huyết áp. Năng lượng cần trong ngày là: 25-30kcal/kg cân nặng/ngày. Uống đủ nước: có thể tính theo 40ml/kg cân nặng/ngày. Thành phần dinh dưỡng trong ngày nên được phân chia đa dạng, đảm bảo đầy đủ và cân đối. 3, Ngăn ngừa bệnh tai biến mạch máu não tái phát Tai biến mạch máu não có thể tái phát nhiều lần sau đó, và có xu hướng nghiêm trọng hơn. Do đó để phòng tránh tai biến mạch máu não, bệnh nhân cần: Thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Điều trị triệt để các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân, béo phì, tiểu đường, rối loạn nhịp tim… Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, chất kích thích. Tránh căng thẳng thần kinh, kích động mạnh. Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Không vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh… Ngủ đúng giờ và đủ giấc Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan và thoải mái Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao… Tóm lại tai biến mạch máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nên việc phục hồi sau tai biến được thực hiện càng sớm càng tốt. Đây là cách duy nhất giúp bệnh nhân giảm các di chứng, biến chứng sau các cơn tai biến mạch máu não. Do đó người nhà nên động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và có thể tái nhập cộng đồng sớm hơn. Chia sẻ

Phương pháp phục hồi sau phẫu thuật não

Các khối u não có thể phát triển ở các bộ phận của não bộ và ảnh hưởng không nhỏ đến các chức năng như vận động, nhận thức, ngôn ngữ… của cơ thể. Do đó rất cần thiết có các biện pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật não nhằm đảm bảo ổn định sức khỏe và giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, sớm tái nhập trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 1, Những vấn đề thường gặp sau phẫu thuật não Sau phẫu thuật u não có thể xảy ra hiện tượng phù não và có các biểu hiện cơ thể như sau: Cơ thể suy yếu, rối loạn thăng bằng Khó khăn về giọng nói, cách diễn đạt và rối loạn nuốt Thay đổi về nhân cách Rối loạn về nhận thức như: Suy giảm trí nhớ… Co giật Nhưng các triệu chứng thường sẽ dần dần giảm bớt và biến mất khi hồi phục, có thể chỉ mất vài ngày. Nhưng đối với một số người, thời gian này sẽ kéo dài vài tuần hoặc đôi khi là vài tháng. Một số người có thể hồi phục lại hoàn toàn. Và có thể quay trở lại tất cả các hoạt động thông thường bao gồm cả làm việc nếu có. Tuy nhiên cũng có một số người thời gian phục hồi lâu hơn, cần phải theo dõi và điều trị dứt điểm một số biến chứng để lại sau phẫu thuật não bộ. Xem thêm: U não là gì? Cách phẫu thuật u não 2, Phục hồi sau phẫu thuật não Sau khi được phẫu thuật não, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hồi sức. Tại đây, đội ngũ y tá chăm sóc sẽ cố gắng hỗ trợ bệnh nhân để phục hồi lại các hoạt động thường ngày càng sớm càng tốt bằng cách thực hiện các biện pháp sau: Vật lý trị liệu: U não và điều trị u não có thể gây liệt. Có thể bị suy yếu và rối loạn thăng bằng. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân lấy lại sức lực và sự cân bằng. Chuyên gia điều trị giọng nói: giúp những bệnh nhân có khó khăn về giọng nói, cách diễn đạt và rối loạn nuốt. Các chuyên gia về điều trị bằng công việc: Họ sẽ giúp bệnh nhân phục hồi lại các hoạt động thường ngày như ăn, dùng nhà vệ sinh, tắm rửa và thay quần áo. Các chăm sóc hỗ trợ đặc biệt: Cần thiết ở trẻ em u não nhằm phục hồi và duy trì những hoạt động của não. Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một khi bệnh nhân có thể uống được nhiều nước mà không cảm thấy buồn nôn, không có vấn đề gì về nuốt, y tá sẽ tháo các ống thông mũi dạ dày ra. Dần dần, bệnh nhân có thể ăn được như bình thường trở lại. Khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật não, cách bổ sung dinh dưỡng chuyển vào cơ thể người bệnh cần được tham khảo và chỉ định bởi các bác sĩ, chuyên gia y tế. Một số dưỡng chất cần bổ sung trong quá trình điều trị và phục hồi sau phẫu thuật não thường là omega3, protein… Các axít béo omega-3 vốn rất quan trọng đối với tế bào não và có nhiều trong cá, dầu cá, đậu phụ, súp lơ, trứng… Việc bổ sung omega-3 sẽ giúp bảo vệ dây thần kinh khỏi bị hư hại và phục hồi nhiều hơn sau chấn thương. Có thể chọn các món cháo gạo, thịt gà, thịt lợn, ruốc thịt, cá, sữa, táo, nước cam quýt, cà chua… và chế biến thành các món mềm nhỏ dài, dễ nhai nuốt, thanh đạm hợp khẩu vị với người bệnh. Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Để quá trình phục hồi sau phẫu thuật não diễn ra tốt đẹp, ngay từ đầu các y tá sẽ khuyến khích người bệnh rời khỏi giường và ngồi lên ghế ngay sau khi bác sĩ phẫu thuật cho phép mặc dù việc đứng dậy và di chuyển xung quanh có vẻ rất khó khăn lúc ban đầu. Tuy nhiên, việc vận động sẽ làm giảm nguy cơ đông máu ở chân và khiến cơ thể thích nghi dần dần. Khi được xuất viện, bệnh nhân nên cần có ai đó hỗ trợ bên cạnh. Không chỉ giúp bệnh nhân các sinh hoạt hàng ngày mà còn theo dõi, phát hiện những bất thường sau quá trình điều trị để bệnh nhân được xử lý kịp thời, tránh để những biến chứng xảy ra quá lâu sau phẫu thuật não mà ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Chia sẻ

10 loại quả ngăn chặn bệnh giảm trí nhớ rất hiệu quả

Ăn gì để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp ngăn ngừa bệnh giảm trí nhớ là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người. Dưới đây là 10 loại quả rất ngon mà lại có công dụng vô cùng hiệu quả, giúp bộ não khỏe mạnh, sáng suốt hơn, chúng ta nên chọn để tăng cường sức khỏe cho mình và gia đình mình nhé! 1, Quả bơ Não chỉ có thể khỏe mạnh nếu máu lưu thông tốt trong khắp cơ thể. Tuy nhiên, ngày nay suy giảm tuần hoàn, thiếu máu lên não dẫn đến suy giảm trí nhớ là căn bệnh rất hay gặp, và trái bơ có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đó. Bởi trong quả bơ chứa một nguồn axit béo không bão hòa đơn, một chất thúc đẩy lưu thông máu đi khắp cơ thể và máu lên não. Ăn một trái bơ mỗi ngày sẽ giúp não bộ được cung cấp đầy đủ lượng oxy, phát huy được tối đa chức năng não bộ và tăng cường trí nhớ. Đó là lý do tại sao trái bơ rất được khuyến nghị cho cả người lớn và người già, vì nó có thể ngăn ngừa hoặc ít nhất là kìm hãm sự suy giảm khả năng nhận thức của con người. 2, Quả xoài Xoài là loại quả được rất nhiều người ưa thích, bởi chúng không chỉ ngon ngọt mà còn rất giàu các vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch như vitamin A và C, cộng với một lượng chất xơ và các chất chống oxy hóa đặc biệt, có tác dụng chống lại chứng viêm, một nhân tố gây ra lão hóa và bênh tật. Ngoài ra trong xoài còn chứa axit glutamine, một loại chất được biết đến với tác dụng cải thiện trí nhớ và giữ cho các tế bào não hoạt động. Ăn xoài thường xuyên là cách để chiến đấu với căn bệnh giảm trí nhớ ở những người thường xuyên bị suy nhược. Vì vậy hãy tăng cường ăn xoài để làn da luôn mịn màng và trí não sáng suốt nhé! 3, Quả nho Nho là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Trong nho có chứa resveratrol – là một hợp chất được tìm thấy nhiều trong nho tím, được biết đến với tác dụng ngăn ngừa thiệt hại cho các mạch máu, giảm cholesterol “xấu” và ngăn ngừa cục máu đông, làm giảm nguy cơ đột qụy và tai biến mạch máu não. Ngoài ra nho còn có vai trò rất lớn trong việc chống oxy hóa và lão hóa cho cơ thể nhờ chất flavonoid, giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhờ thư giãn mạch máu và tăng cường tuần hoàn tốt hơn. 4, Quả cam Trong cam chứa nhiều vitamin A, B1 và C và các kháng chất quan trọng rất tốt cho trí não. Việc ăn cam thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và giúp tinh thần minh mẫn, giảm sự căng thẳng mệt mỏi trong công việc và cuộc sống, chống lại căn bệnh giảm trí nhớ đang ngày càng phổ biến và tiến triển đầy nguy hiểm cho con người. 5, Quả chuối Trong chuối có chứa Kali, chất này có tác dụng tăng cường sức mạnh cho não bộ, giúp não bộ hoạt động nhạy bén và linh hoạt hơn. Đồng thời, trong chuối còn chứa nhiều vitamin B, hỗ trợ thần kinh, làm dịu hệ thần kinh tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress. Ngoài ra, chuối còn có công dụng đẹp da, trị chứng thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa các bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch rất nguy hiểm với sức khỏe con người. 6, Táo xanh Ít ai biết rằng táo xanh lại có nhiều tác dụng trong việc phòng và chữa bệnh hiệu quả, nhất là với não bộ. Táo xanh có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa và làm đẹp da. Vitamin C, P có trong táo có thể chống các biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, và dễ cáu gắt và mất ngủ. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm trí nhớ. Theo một nghiên cứu tại Đại học Quebec (Canada), các chất chống oxy hóa gọi là “quercetin” được tìm thấy trong táo có thể làm giảm sự thiệt hại các tế bào do quá trình oxy hóa gây ra và tránh tình trạng viêm tế bào thần kinh. Điều này giúp cải thiện sức khỏe thần kinh một cách tổng thể… Ngoài chống bệnh giảm trí nhớ, táo xanh còn có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, chống trầm cảm, chữa cảm cúm và chữa chứng thiếu máu rất hiệu quả, an toàn mà tiết kiệm nữa. 7, Lựu Lựu là một loại trái cây rất giàu vitamin C, chứa chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do chống giảm trí nhớ làm ảnh hưởng tới não bộ.  Ngoài ra lựu còn có tác dụng giúp giải nhiệt và rất tốt cho máu, vị chua chua ngọt ngọt của quả lựu rất tốt cho tim mạch, làm mềm mạch máu và duy trì một làn da khỏe đẹp… 8, Việt quất Các loại quả mọng, nhất là quả việt quất luôn được ưa thích vì chứa nhiều vitamin và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, giúp tránh các bệnh béo phì, tim mạch, ung thư, cao huyết áp và loãng xương. Đặc biệt, phát hiện mới của các nhà khoa học còn cho thấy trong việt quất chứa nhiều anthocyanin tự nhiên có khả năng trung hoà gốc tự do cao, làm tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh. Nhờ đó, việt quất còn có tác dụng cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình lão hoá. Ngoài ra, việt quất đã được chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như: làm giảm các triệu chứng trầm cảm, làm giảm lượng đường glucose hay cholesterol và chữa bệnh giảm trí nhớ vô cùng hiệu quả tới sức khỏe con người. 9, Hạnh nhân Trong hạnh nhân chứa rất nhiều thành phần quý giá như carbohydrate, chất béo, chất xơ, protein, vitamin, chất khoáng. Chỉ với 25-30g hạt hạnh nhân đã có thể cung cấp 70% vitamin E cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, hạnh nhân có nhiều chất bổ dưỡng như Omega-3, folate, vitamin E và vitamin B6, đây là những chất dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trí não. Ăn hạt hạnh nhân mỗi ngày sẽ giúp cho đầu óc được tỉnh táo, minh mẫn và trí nhớ được cải thiện hơn. Với những người bị căng thẳng, lo lắng, stress thì nên ăn hạt hạnh nhân mỗi ngày. Điều đó sẽ giúp cho tinh thần, tâm lý được thoải mái hơn, bớt lo lắng, lạc quan hơn. 10, Dứa Dứa là một loại quả rất giàu vitamin C và mangan, vì thế nó cũng được coi là một trong những thực phẩm chống mắc bệnh giảm trí nhớ, có tác dụng thư giãn thần kinh, giúp các tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn. Việc ăn dứa hoặc uống nước dứa thường xuyên cũng sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau đầu, hay quên, đãng trí, khiến tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Trên đây là 10 loại quả có tác dụng ngăn chặn bệnh giảm trí nhớ vô cùng hiêu quả nhưng cũng rất dễ tìm nên thường xuyên được bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày để tăng cường dưỡng chất cần thiết cho não bộ. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học để bộ não được chăm sóc và phát triển một cách tốt nhất. Chia sẻ

Loading...