Suy giảm trí nhớ

Dấu hiệu nhận biết bệnh hay quên?

Nói trước – quên sau, không khóa cửa khi ra ngoài, quên đồ đạc, quên lịch làm việc… là những biểu hiện của bệnh hay quên. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển thành sa sút trí tuệ và gây ra những hậu quả khó lường cho người bệnh, gia đình và toàn xã hội. 1, Bệnh hay quên là gì? Bệnh hay quên hay còn gọi là bệnh đãng trí, chỉ hiện tượng con người bỗng dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Nó có thể được gây ra bởi tổn thương các khu vực của não nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ. Tùy vào nguyên nhân mà chứng đãng trí có thể xuất hiện một cách từ từ hoặc dồn dập, có thể tạm thời hoặc kéo dài vĩnh viễn…. 2, Triệu chứng nhận biết bệnh hay quên Những dấu hiệu ban đầu của chứng hay quên thường là quên đồ đạc, quên tên, quên lịch làm việc… Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh có thể gây ra những biểu hiện sau: Rối loạn về hành vi như hay đi lang thang, lạc đường, quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp… Gặp khó khăn về ngôn nhữ như: khó tìm từ ngữ để diễn đạt, nói lặp, hay nhắc lại chuyện đã nói, kể chuyện không có trình tự. Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng: Người bệnh gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm; hay nổi cáu, la hét, đôi lúc lại rất nghe lời. Tư duy của người mang dấu hiệu bệnh hay quên cũng có vấn đề như tính toán sai, phản ứng chậm, kém sáng tạo… Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè, hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật; nghe âm thanh. Ít ngủ ban đêm, sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay than phiền, mệt mỏi và ngủ ngày. Đọc tiếp: Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên? 3, Khắc phục bệnh hay quên như thế nào? Ở mức độ nhẹ, bệnh hay quên không gây ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên nếu kéo dài tình trạng đãng trí sẽ gây ra căn bệnh sa sút trí tuệ vô cùng nguy hiểm, bệnh nhân lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân và mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Dần dần, cơ thể mất đi một số chức năng về hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết. Dưới đây là một số biện pháp nhằm cải thiện bộ nhớ, khắc phục chứng đãng trí và điều trị bệnh hay quên như: Nghỉ ngơi, thư giãn: Thư giãn là cách lấy lại năng lượng và sự minh mẫn cho tất cả mọi người. Vì vậy chúng ta cần ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và thư giãn đúng cách. Đi dạo ở nơi có nhiều cây xanh sẽ tốt hơn nhiều việc nằm dài trên sofa xem tivi vì trong khi dạo chơi, não được cung cấp thêm ôxy giúp chúng khỏe và linh hoạt hơn. Vận động thể thao: Khi tập thể dục, não của con người sẽ sản sinh ra những chất tăng cường sức khỏe thần kinh, đẩy mạnh mức độ lưu thông máu, oxy sẽ đến não nhiều hơn sẽ giúp bộ não của chúng ta làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn dẫn đến mất trí nhớ. Những môn thể thao ngoài trời như bơi, đi bộ, đạp xe cũng tốt cho trí nhớ hơn những môn thể thao trong nhà. Thiền, yoga, khí công dưỡng sinh cũng là những hoạt động hữu hiệu ngăn chặn tình trạng lão hóa của não bộ và cải thiện trí nhớ tuyệt vời. Chế độ dinh dưỡng: Cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, giá đỗ, bắp cải, trứng… là những thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E và khoáng chất giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ. Trong các bữa ăn hàng ngày chúng ta cũng nên chú ý tăng cường ăn nhiều hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa và giúp não bộ minh mẫn, sáng suốt hơn. Trên đây là những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh hay quên. Để cải thiện sức khỏe và bảo vệ não bộ, chúng ta nên có một chế độ dinh dưỡng khoa học và chế độ sinh hoạt lành mạnh. Chúng ta cũng nên thường xuyên đến các trung tâm y tế để thăm khám và kiểm tra sức khỏe toàn diện nhằm biết được tình trạng của bản thân và nhận lời khuyên hữu ích từ các bác sĩ, chuyên gia. Chia sẻ

Những xét nghiệm, chẩn đoán phát hiện bệnh hay quên

Để biết bản thân có mắc chứng hay quên đơn thuần hay liên quan đến một bệnh lý khác, chúng ta nên đến các Bệnh Viện chuyên khoa Thần Kinh để  kiểm tra bằng những xét nghiệm, chẩn đoán của bác sĩ và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng không tốt nếu kéo dài tình trạng đãng trí lâu. Ảnh: Bác sĩ khám và kiểm tra bệnh nhân mắc bệnh hay quên 1, Chuẩn bị quá trình chẩn đoán phát hiện bệnh hay quên Cho dù khám tại đâu thì mục đích cuối cùng đều là phát hiện ra bệnh lý có nguy cơ mắc phải. Thông thường các cuộc hẹn đều có rất nhiều vấn đề cần trao đổi và chuẩn bị trước những thông tin cần thiết là một ý tưởng tốt để bác sĩ hiểu về chúng ta và đưa ra những kết quả chính xác hơn. Đồng thời, bản thân chúng ta cũng có cơ hội được giải đáp những thắc mắc, băn khoăn về chính sức khỏe của mình. Một số thông tin bệnh nhân nên chuẩn bị trước như: Ghi thông tin cá nhân và sự thay đổi cuộc sống gần đây có thể nhớ lại. Ghi lại thuốc, cũng như bất kỳ loại vitamin bổ sung đang dùng. Ngay cả trong các trường hợp tốt nhất, có thể khó khăn để ghi nhớ tất cả các thông tin cung cấp trong thời gian khám bệnh. Một người thân gắn bó trong gia đình đi kèm có thể giúp chúng ta nhớ tất cả những gì đã được nói. Đối với chứng hay quên, một số câu hỏi cơ bản có thể yêu cầu bác sĩ trả lời bao gồm: Bệnh đãng trí là gì? Chứng hay quên có chữa được không? Những loại xét nghiệm cần làm để phát hiện bệnh lý này? Có phương pháp nào điều trị bệnh đang mắc phải không? Ngoài những câu hỏi chuẩn bị sẵn sàng để yêu cầu bác sĩ trả lời, chúng ta đừng ngần ngại đặt câu hỏi nếu chưa thực sự hiểu vấn đề đã được giải thích nhé! 2, Phân loại bệnh nhân mắc bệnh hay quên Khi tiếp nhận bệnh nhân có triệu chứng hay quên, bác sĩ sẽ sàng lọc ra những bệnh nhân quên lành tính theo tuổi và những bệnh nhân quên có bệnh lý bằng cách đề nghị họ trả lời một bộ câu hỏi. Ví dụ: Thời điểm đầu tiên có hiện tượng hay quên, đãng trí vào lúc nào? Còn biểu hiện nào khác ngoài dấu hiệu hay quên không ? Có bị áp lực trong công việc, cuộc sống hay gặp phải chuyện buồn nào không? Có đang mắc một căn bệnh gì khác hoặc gia đình có ai gặp phải tình trạng như thế này không? Có liên quan đến vụ chấn thương nào khác? Như: tai nạn xe hơi, bị thương ở đầu, bạo lực… Hay quên có xảy ra một cách liên tục không hay thỉnh thoảngdư Dựa vào câu trả lời của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chia ra các trường hợp bệnh nhân bị quên lành tính hay quên bệnh lý. Nếu bệnh nhân bị quên lành tính, thông thường nguyên nhân là do thiếu tập trung, mất ngủ hay stress trong cuộc sống. Từ những nguyên nhân tìm được, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh không nên quá lo lắng và đưa ra lời khuyên hợp lý để bộ nhớ được cải thiện dần dần. Còn những trường hợp được bác sĩ chẩn đoán quên do bệnh lý sẽ được làm thêm những test chuyên sâu đánh giá xem bệnh nhân bị giảm trí nhớ thiên về loại gì. Nếu bệnh nhân bị quên nặng dần, sau này có thể diễn tiến thành bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ), còn nếu bệnh nhân bị giảm trí nhớ về việc lập kế hoạch làm việc hoặc rối loạn hành vi (dễ bị kích động, hung hãn) thì có thể bị ảnh hưởng ở thùy trán. Như vậy, tùy từng nhóm bệnh, bác sĩ sẽ có các hướng điều trị khác nhau. Bệnh hay quên thuộc nhóm bệnh lý sẽ có diễn tiến ngày càng quên nhiều hơn nên cách điều trị của bác sĩ là sẽ làm cho tốc độ quên diễn tiến chậm đi. 3, Quá trình xét nghiệm, chẩn đoán phát hiện bệnh hay quên Sau khi bác sĩ kiểm tra kiến thức của bệnh nhân bằng những thông tin tổng quát như thông tin cá nhân và các sự kiện trong quá khứ, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán hình ảnh bằng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) và electroencephalogram (EEG) để xem xét tổn thương hoặc bất thường trong não. Xét nghiệm máu có thể kiểm tra xem có nhiễm trùng, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc các vấn đề khác. Ngoài ra một nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên có thể là căn bệnh suy tuyến giáp. Vì thế bệnh nhân có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu, bao gồm: định lượng hormone tuyến yên (TSH), định lượng hormone tuyến giáp (FT3, FT4) nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có liên quan đến căn bệnh suy tuyến giáp này. Trên đây là tổng hợp những xét nghiệm và chẩn đoán nhằm xác định liệu bệnh nhân có mắc chứng hay quên không, hay mắc một bệnh lý khác gây ra hiện tượng hay quên này. Từ đó bác sĩ sẽ có những lời khuyên cũng như phương pháp điều trị để bệnh nhân cải thiện bộ nhớ và biết cách chăm sóc sức khỏe tốt cho bản thân mình. Xem chi tiết: Cách trị bệnh hay quên hiệu quả nhất. Chia sẻ

Bệnh hay quên là gì?

Bệnh hay quên thường xuất hiện ở người cao tuổi khi mà tuổi tác cao khiến các cơ quan dần lão hóa và suy giảm trí nhớ. Nhưng chứng hay quên hiện nay còn gặp ở cả những người trẻ tuổi, thậm chí là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Vậy bệnh hay quên là gì? Dấu hiệu của bệnh hay quên ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé! Ảnh minh họa: Bênh hay quên, đãng trí ở người trẻ. Mục lục1, Bệnh hay quên là gì?2, Triệu chứng của bệnh hay quên3, Nguyên nhân mắc bệnh hay quên?4, Bệnh hay quên có nguy hiểm không? 1, Bệnh hay quên là gì? Bệnh hay quên hay còn gọi là bệnh đãng trí, chỉ hiện tượng con người bỗng dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Nó có thể được gây ra bởi tổn thương các khu vực của não nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ dẫn đến hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái không ngừng của não bộ. 2, Triệu chứng của bệnh hay quên Những dấu hiệu của bệnh đãng trí ban đầu thường là quên đồ đạc, quên tên, quên lịch làm việc… Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh có thể gây ra những biểu hiện sau: Rối loạn về hành vi như hay đi lang thang, lạc đường, quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp… Gặp khó khăn về ngôn nhữ như: khó tìm từ ngữ để diễn đạt, nói lặp, hay nhắc lại chuyện đã nói, kể chuyện không có trình tự. Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng: Người bệnh gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm; hay nổi cáu, la hét, đôi lúc lại rất nghe lời. Tư duy của người mang dấu hiệu bệnh hay quên cũng có vấn đề như tính toán sai, phản ứng chậm, kém sáng tạo… Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè, hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật; nghe âm thanh. Ít ngủ ban đêm, sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay than phiền, mệt mỏi và ngủ ngày. 3, Nguyên nhân mắc bệnh hay quên? Bệnh hay quên là căn bệnh thường gặp ở người có tuổi. Tuy nhiên hiện nay do áp lực công việc, học tập, cuộc sống… độ tuổi mắc bệnh hay quên ngày càng trẻ hoá. Theo thống kê mới nhất, có đến 20-30% trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ ở độ tuổi rất trẻ chỉ dưới 30 tuổi. Ở người trẻ, não bộ bình thường, nhưng mắc chứng hay quên có thể là do trạng thái tâm lý không ổn, lo âu, buồn rầu, mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên, làm nhiều việc cùng một lúc… khiến họ không thể tập trung, chú ý, không ghi nhớ hết sự việc cần phải nhớ dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, nguyên nhân chính dẫn đến chứng hay quên ở một người là do đang mắc phải hoặc chịu ảnh hưởng từ di chứng của một bệnh lý nào đó như đột quỵ não, thoái hóa não, viêm não hoặc khối u trong não… Các chấn thương não, tai biến mạch máu não, viêm não, thiếu ôxy não sẽ gây suy giảm trí nhớ. Khi có tổn thương não, tế bào não bị hư tổn khiến thông tin tiếp nhận không thể thu nạp, bảo lưu. Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến hiện tượng đãng trí, hay quên thường xuất hiện ở những người thiếu vitamin B1, người nghiện rượu, nghiện ma túy… Đặc biệt, một số thành phần trong thuốc có thể gây ra hiện tượng đãng trí ở người uống như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, thuốc giãn cơ, thuốc ngủ, và vài loại thuốc giảm đau, móc phin khác… Đọc tiếp: Bệnh hay quên: Nguyên nhân và cách điều trị 4, Bệnh hay quên có nguy hiểm không? Dấu hiệu của bệnh hay quên bước đầu chỉ là nói trước, quên sau, quên đồ đạc, quên việc cần làm… và không gây trở ngại lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Đây có thể là những dấu hiệu lành tính chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn một thời gian mọi thứ sẽ trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh sẽ tiến triển lên những giai đoạn nặng hơn như sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ… vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Dần dần, cơ thể mất đi một số chức năng về hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết. Trên đây là những tìm hiểu chung về bệnh hay quên, đãng trí. Chứng hay quên ở giai đoạn sớm có khả năng điều trị khỏi hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho bộ não phục hồi và người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, khi thấy có biểu hiện hay quên, khó ghi nhớ chúng ta nên đến các trung tâm y tế để được kiểm tra mức độ quên và nhận lời khuyên bổ ích từ các bác sĩ. Xem thêm: Phòng tránh bệnh hay quên như thế nào? Theo teonao.vn Chia sẻ

Đãng trí, hay quên thường gặp ở những bệnh nhân nào?

Ngoài những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đãng trí, hay quên như: suy tuyến giáp, stress, mất ngủ kéo dài… thì nguyên nhân chính khiến một người hay quên, đãng trí là bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý sau: đột quỵ não, thoái hóa não, viêm não hoặc khối u trong não… Mục lục1, Đột quỵ não2, Viêm não3, Thiếu oxy trong não và nhiễm khí độc4, Thiếu vitamin (vitamin B-1)5, Khối u ở các vùng của não bộ6, Các bệnh thoái hóa não 7, Chấn thương sọ não8, Tổn thương tình cảm 1, Đột quỵ não Đột quỵ não thường có hai nguyên nhân chính là nhồi máu não và xuất huyết não, làm giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp đến máu đến não. Các cơn đột quỵ thường gây mất trí nhớ ngắn hạn. Một người vừa bị đột quỵ có thể nhớ rất rõ về tuổi thơ xa xăm của mình nhưng lại chẳng nhớ nổi mình vừa ăn gì trong bữa trưa gần nhất. Đặc biệt, đột quỵ não có thể để lại những di chứng rất nguy hiểm như hay quên, đãng trí, suy giảm trí nhớ, méo miệng, liệt người… Vì vậy những người mắc bệnh hay quên có thể là do di chứng để lại của bệnh đột quỵ não. 2, Viêm não Viêm não là một tình trạng viêm của nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng thần kinh-tâm thần khu trú hoặc lan tỏa, do nhiễm một loại virus như herpes simplex virus (HSV) gây ra. Các nguyên nhân này có thể gây tổn thương vững bền ở não. Tùy theo mức độ tổn thương, người ta có thể mất trí nhớ ngắn hạn hay dài hạn hoặc cả hai. 3, Thiếu oxy trong não và nhiễm khí độc Nhu cầu sử dụng oxy của tế bào não là cao nhất trong các cơ quan của cơ thể. Bình thường não tiếp nhận chừng 15% cung lượng tim (50 ml máu/100 gr não/phút) và sử dụng 25% tổng lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Nếu các tế bào thần kinh tại các vũng não không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất sẽ trở nên suy yếu về cả số lượng lẫn chất lượng, làm suy nhược thần kinh trung ương, gây ra nhiều biểu hiện, trong đó phổ biến nhất là hay quên và đãng trí. Trong một số trường hợp nếu không may hít phải các khí độc trong không khí cũng sẽ tác động không nhỏ lên hệ thần kinh trung ương, gây ra tổn thương và rối loạn thần kinh rất đa dạng, cấp tính hoặc kéo dài. 4, Thiếu vitamin (vitamin B-1) Vitamin B1 có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa. Khi bị thiếu vitamin B1 cơ thể dễ bị mắc chứng mất trí nhớ mang tên là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Hội chứng này thường thấy ở người thiếu ăn kéo dài hoặc người nghiện rượu. Nếu không điều trị, bệnh có thể từ hay quên, đãng trí tiến tới mức suy giảm trí nhớ hay sa sút trí tuệ vô cùng nguy hiểm. Được điều trị tốt, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn, nhưng về sau thỉnh thoảng vẫn có thể có những khoảng thời gian ngắn bị mất trí nhớ tạm thời. Sử dụng các chất kích thích, nghiện rượu bia lâu năm, sử dụng chất gây nghiện như cocain cũng là nguyên nhân gây chứng hay quên. Xem thêm: Chứng hay quên có chữa được không? 5, Khối u ở các vùng của não bộ U não là sự phát triển bất thường của các tế bào bên trong hộp sọ, nó có thể là lành tính hoặc ung thư (ác tính). Khối u lành tính có thể đe dọa sự sống nếu nó gây tăng áp lực nội sọ, tràn dịch não. Khối u ác tính có thể phát sinh từ các tế bào não (như tế bào não hình sao), hoặc di căn từ các bộ phận khác qua đường máu/ hệ bạch huyết. Một số dấu hiệu chung bệnh nhân có khối u ở não thường gặp phải là suy giảm trí nhớ… 6, Các bệnh thoái hóa não Alzheimer là một trong những căn bệnh thoái hóa não bộ rất khó  có khả năng phục hồi ở người cao tuổi, gây nên chứng mất trí và sa sút trí tuệ. Những tổn thương ở tế bào thần kinh vỏ não và các cấu trúc xung quanh bước đầu làm người bệnh có dấu hiệu đãng trí, sa sút trí nhớ, suy giảm sự phối hợp vận động, giảm cảm nhận của các giác quan…, dần dần dẫn đến tình trạng mất trí nhớ và mất các chức năng tâm thần kinh.  7, Chấn thương sọ não Một cú va đập vào vùng đầu không may do ngã xe hoặc trượt ngã làm chấn thương não có thể gây mất trí nhớ tạm thời, lú lẫn và khó ghi nhớ các thông tin mới, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của phục hồi, nhưng thường không gây chứng hay quên nặng. Tuy nhiên, hậu quả của chấn thương sọ não mỗi trường hợp rất khác nhau, có thể hồi phục hoàn toàn nhưng sẽ để lại các di chứng nặng nề về thần kinh và tâm thần. 8, Tổn thương tình cảm Một loại hiếm của chứng hay quên, được gọi là chứng hay quên tâm thần, bắt nguồn từ sốc tình cảm, chấn thương tâm lý như nạn nhân của các vụ bạo động hay lạm dụng tình dục sẽ có nguy cơ dẫn đến đãng trí rất cao. Trong rối loạn này, một người có thể quên đi những kỷ niệm cá nhân, quá khứ của mình. Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đãng trí, hay quên. Đặc điểm chung của những nguyên nhân này không đơn thuần là bệnh hay quên lành tính mà hầu hết chúng đều liên quan đến một số bệnh lý làm tổn thương đến bộ nhớ nặng nề, từ đó gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ nếu không được điều trị nhanh chóng và kịp thời. Xem thêm thông tin: Cách điều trị bệnh hay quên hiệu quả nhất Theo teonao.vn Chia sẻ

Đãng trí, hay quên: Chớ nên chủ quan

Chứng đãng trí hay mất trí nhớ là hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái não bộ, là căn bệnh thường gặp ở người có tuổi. Ngày nay, do áp lực công việc, học tập, stress… độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hoá. Theo thống kê mới nhất, có đến 20-30 % trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ ở độ tuổi rất trẻ chỉ dưới 30 tuổi. 20-30 % trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ ở độ tuổi rất trẻ, chỉ dưới 30 tuổi. (Ảnh minh họa) Mục lụcTriệu chứng “ TỐ CÁO”  bạn đang mắc chứng đãng tríCấp độ 1:Cấp độ 2:Cấp độ 3:Cấp độ 4:Chủ quan dễ tiến triển thành bệnh nặngLời khuyên, giải pháp đẩy lùi  đãng trí, hay quênThay đổi thói quen sinh hoạt:Sử dụng sản phẩm dự phòng Triệu chứng “ TỐ CÁO”  bạn đang mắc chứng đãng trí Triệu chứng và diễn biến của bệnh: Cấp độ 1: Quên đồ đạc, quên thời gian: hay quên đồ đạc, chìa khóa, điện thoại, quên tên bạn, đối tác ngay sau khi họ vừa giới thiệu…Quên lịch hẹn, quên ngày quan trọng và nguy hiểm hơn là quên luôn cả đón con… Cấp độ 2: Quên hành động, nhầm lẫn về phương hướng: như cắm nồi cơm quên bật nút nấu, gửi xe ở bãi mà cứ cắm nguyên chìa khóa, quên khóa cửa khi ra khỏi nhà, bảo rẽ trái thì rẽ phải, bảo rẽ phải lại quay ra rẽ trái… Cấp độ 3: Quên từ, khó diễn đạt, khó đưa ra quyết định: cạn từ, bí từ, không tìm được từ ngữ thích hợp để diễn đạt suy nghĩ, không tự tin khi giao tiếp, lăn tăn, suy nghĩ mãi vấn không đưa ra quyết định làm gì cho đúng…. Cấp độ 4: Mất trí nhớ ngắn hạn, lẫn: là quên sự việc xảy ra gần như ăn rồi bảo chưa ăn, bạn trả tiền rồi bảo chưa trả, sếp giao việc rồi bảo chưa giao… Chủ quan dễ tiến triển thành bệnh nặng Một thực tế, những người có các triệu chứng trên thường rất “thờ ơ” với bệnh đãng trí. Những người trẻ tuổi sẽ nghĩ rằng “Chỉ là nhớ nhớ quên quên thì có gì phải đi khám bệnh”, người có tuổi lại nghĩ cho rằng căn bệnh hiển nhiên của người già thì chẳng thể can thiệp được. Họ không biết rằng chứng đãng trí đơn giản ngày hôm nay nếu không được phòng ngừa, điều trị sẽ nặng dần lên rồi tiến triển thành bệnh mất trí nhớ trong tương lai (Alzheimer), lúc đó khả năng phục hồi là rất thấp và hầu như không thể. Người bệnh chỉ sống trung bình từ 4-8 năm từ khi phát hiện bệnh. Theo số liệu thống kê từ viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH, USD) có đến 50% các trường hợp đãng trí, hay quên chuyển thành Alzheimer, sa sút trí tuệ chỉ sau 1 đến vài năm. Chứng hay quên nếu điều trị kịp thời ở giai đoạn nhẹ thì khá đơn giản và không tốn kém nhưng khi đã chuyển sang bệnh lý thần kinh thì việc điều trị vừa cực kỳ phức tạp lại cho kết quả rất khiêm tốn. Theo NIH, 50% các trường hợp đãng trí, hay quên chuyển thành Alzheimer, sa sút trí tuệ chỉ sau 1 vài năm. (Ảnh minh họa) Lời khuyên, giải pháp đẩy lùi  đãng trí, hay quên Thay đổi thói quen sinh hoạt: Ghi chép: để nhớ tốt cả núi công việc cần làm và rất nhiều mối quan hệ phải quan tâm, hãy ghi chép chúng. Nó là công cụ ép buộc não bộ “nhập tâm” và giúp bạn có thể kiểm soát, bao quát công việc tốt nhất. Hãy ghi ra giấy từng công việc cụ thể, thời gian, địa điểm thực hiện, và xếp thứ tự ưu tiên, bạn sẽ dễ dàng giải quyết và không bỏ sót chúng. Hãy ghi chép lại những công việc cần làm, cần nhớ. (Ảnh minh họa) Ngăn nắp, khoa học: sắp đặt mọi thứ đúng vị trí của nó một cách ngăn nắp, gọn gàng không chỉ khiến bạn bớt được thời gian tìm kiếm khi cần mà còn tránh cho bạn bị rối tung lên và phân tán tư tưởng. Nghỉ ngơi, thư giãn: chứng sa sút trí nhớ có quan hệ mật thiết với tình trạng thiếu ngủ và stress vì vậy bạn cần ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi, thư giãn đúng cách. Đi dạo ở nơi có nhiều cây xanh sẽ tốt hơn nhiều việc nằm dài trên sofa xem tivi vì trong khi dạo chơi, máu được cung cấp thêm ôxy, giúp não hoạt động mạnh hơn. Tránh xa tác nhân gây bệnh: rượu, bia, thuốc lá, thức ăn nhanh, chất kích thích. Sử dụng sản phẩm dự phòng Phòng ngừa và “chặn đứng” các biểu hiện suy giảm trí nhớ ngay từ sớm là yếu tố tiên quyết để dự phòng và tránh các diễn tiến xấu, biến chứng nguy hiểm của bệnh sau này. Hãy sử dụng các sản phẩm có công dụng giúp tăng cường tuần hoàn não, hạn chế lão hóa và bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh. Những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược sẽ phát huy tác dụng ổn định và an toàn trong thời gian dài. Bạn nên sử dụng ngay khi bắt đầu xuất hiện biểu hiện đãng trí, hay quên, giúp hạn chế quá trình thoái hoá tổn thương não bộ, ngăn chặn các triệu chứng tiến triển thành bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ. Chia sẻ

Loading...