Cách phát hiện bệnh hay quên ở người già
Bệnh hay quên ở người già là tình trạng suy giảm dần trí nhớ và nhận thức do quá trình thoái hóa liên tục của bộ não xảy ra sau nhiều năm. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh hay quên ở người già? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: Mục lụcTriệu chứng bệnh hay quên ở người giàXét nghiệm, chuẩn đoán phát hiện bệnh hay quên ở người giàLàm gì khi phát hiện bệnh hay quên ở người già?Về mặt dinh dưỡng:Về chế độ sinh hoạt: Triệu chứng bệnh hay quên ở người già Trong giai đoạn nhẹ, dấu hiệu đơn thuần của bệnh hay quên ở người già chỉ là quên đồ đạc, quên tên, quên ngày… Nhưng khi bệnh tình đã nặng hơn, triệu chứng của bệnh hay quên phổ biến là: Rối loạn về hành vi như hay đi lang thang, lạc đường, quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp… Gặp khó khăn về ngôn nhữ như: khó tìm từ ngữ để diễn đạt, nói lặp, hay nhắc lại chuyện đã nói, kể chuyện vòng vo, không có trình tự. Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng, hay nổi cáu, la hét. Tư duy của người mang dấu hiệu bệnh hay quên cũng có vấn đề như tính toán sai, phản ứng chậm, kém sáng tạo… Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè, hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật; nghe âm thanh. Ít ngủ ban đêm, sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay than phiền, mệt mỏi và ngủ ngày. Xét nghiệm, chuẩn đoán phát hiện bệnh hay quên ở người già Trong khoảng thời gian từ 20-80 tuổi, trọng lượng của não giảm 10 – 20% làm cho não bị teo dần, có thể thấy rõ nhất tại các vùng trán, đỉnh và thái dương. Khối lượng não bị giảm đi phản ánh số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít và teo đi, có thể giảm tới 50% ở một số khu vực của não, đặc biệt ở vỏ não. Các hồi não nhỏ đi và các rãnh não rộng ra, nhìn ngoài có thể thấy não teo khá đồng đều, đôi khi có các mang giả chứa đầy dịch não –tủy. Thường có hiện tượng xơ hoá nhẹ màng não trên mặt lồi của bán cầu não. Lớp màng cứng của màng não ở não cũng như ở tủy ngày càng dính vào xương và mỏng dần còn lớp màng nhện và màng nuôi ở trên dày và ngày càng mất độ trong. Cơ cấu mạng lưới của các thành mạch máu có thể nhìn thấy rõ hơn, tại các nhung mao màng nhện có hiện tượng xơ hoá, lắng đọng các muối canxi và còn thấy có các thể dạng tinh bột. Khi về già, vỏ não thường có màu vàng nhạt và bị teo, chất trắng cũng thu nhỏ lại, còn các khoang não thất bị giãn rộng do não ứ nước theo cơ chế khoang trống. Thân não và tiểu não cũng có thể bị teo ở mức độ vừa. Riêng thể trái đôi khi có thể bị mỏng đi tới 1/3 độ dày bình thường. Hiện nay đối với người cao tuổi, người ta thường chú ý tới các xét nghiệm như ghi điện não, điện thế khêu gợi (evoked potentials), ghi điện cơ, chụp não cắt lớp vi tính, MRI… để xác định cụ thể tình trạng hay quên của bệnh nhân. Ghi điện não: Điện não đồ thường thấy giảm tần số các sóng alpha từ mức trung bình là 10Hz đối với người 40 tuổi xuống 9Hz đối với người 80 tuổi sẽ ổn định ở mức 8,5Hz sau lúc 90 tuổi. Khi nhận xét kết quả của điện thế khêu gợi cần hết sức thận trọng các điện thế khêu gợi cảm giác thương thấy các thành phần chậm bị xuất hiện chậm và biên độ sũng giảm; các điện thế khêu gợi đối với các loại khác cũng có hiện tượng tương tự. Ghi điện cơ: Tốc độ dẫn truyền của các sợi thần kinh bị chậm lại. Tốc độ dẫn truyền cảm giác ghi ở chi trên bằng kích thích ngón tay có thể giảm từ 57 xuống 48m/giây còn biên độ hiệu thế sẽ giảm từ 43 xuống 21mV. Tốc độ dẫn truyền của các sợi vận đông cũng bị chậm lại như vậy và thường từ sau 24 tuổi cứ 10 năm lại giảm đi 1m/giây Chụp não cắt lớp vi tính: Có thể thấy hình ảnh các não thất và các rãnh ở vỏ não bị giãn rộng, những hiện tượng đó có thể xuất hiện không kèm theo triệu chứng lâm sàng hoặc biến đổi giải phẫu nào gợi hướng tới một bệnh cảnh tâm thần sa sút kiểu alzheimer. Làm gì khi phát hiện bệnh hay quên ở người già? Khi phát hiện người cao tuổi trong gia đình mắc bệnh hay quên, việc đầu tiên chúng ta cần làm là đưa bệnh nhân đến các Trung Tâm Y Yế để kiểm tra và phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh, cũng như mức độ nặng nhẹ nhằm có phương pháp điều trị bệnh hay quên hiệu quả và thích hợp nhất. Bên cạnh đó, chúng ta cần xây dựng lại thực đơn ăn uống, chế độ sinh hàng ngày để giúp bệnh nhân dần dần hồi phục, và có sức khỏe để chống chọi lại căn bệnh đãng trí, hay quên này. Cụ thể: Về mặt dinh dưỡng: Cần ăn uống đủ chất, nhưng hạn chế ăn mặn và thức ăn có nhiều đường, mỡ, không nên dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lào, thuốc lá, cà phê… Ăn nhiều rau quả, giảm các chế phẩm sữa, ăn ít thịt, giảm ăn muối. Ăn các chất chứa nhiều vitamin B1, B2, B12…có trong: sữa, bơ, trứng, ngũ cốc, thịt, sản phẩm thịt… Về chế độ sinh hoạt: Tập thể dục đều đặn, thường xuyên như tập dưỡng sinh, đi bộ. Thường xuyên đọc sách báo, tham gia các hoạt động xã hội, sinh hoạt các câu lạc bộ phù hợp với bản thân, tránh căng thẳng, stress, lo âu, trầm cảm… Điều trị tốt các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch. Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, thư thái. Tóm lại, bệnh hay quên ở người già rất nguy hiểm. Bởi 50% người có biểu hiện đãng trí, hay quên sẽ tiến triển thành bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ sau một vài năm. Và bệnh nhân chỉ sống trung bình 4-8 năm kể từ khi mắc bệnh. Vậy khi phát hiện thấy có triệu chứng đãng trí, hay quên ở người già, chúng ta hãy đưa bệnh nhân đến các chuyên khoa Thần Kinh để điều trị kịp thời. Xem thêm: Vì sao cần chữa bệnh hay quên? Chia sẻ