Suy giảm trí nhớ

Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi có cần chữa không?

Nhiều người cho rằng: Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi sẽ tự phục hồi, không cần phải chữa trị. Quan điểm đó đúng hay sai, chúng ta hãy cùng tham khảo và suy ngẫm về bài viết dưới đây nhé: Triệu chứng của bệnh hay quên ở người trẻ Những triệu chứng của bệnh hay quên ở người trẻ tuổi thường là: Mệt mỏi, stress, tức giận, lo lắng, hồi hộp… là những cảm xúc tăng đột biến, không kiểm soát dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi Nói trước quên sau hay muốn nói một vấn đề gì đó nhưng quên mất phải dùng câu từ gì. Thiếu tập trung trong công việc. Vận động chậm chạp, đọc chữ khó khăn, không lưu loát Khả năng tư duy và ghi nhớ kém dần đi Mất ngủ và ngủ không sâu giấc Đau nửa đầu và chóng mặt Đãng trí: đôi khi chưa làm mà tưởng mình đã làm rồi, thậm chí quên đường mà mình từng đến, quên những việc mới xảy ra gần đây. Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi – Chủ quan dễ bệnh nặng Chúng ta có thể nhận thấy, ban đầu bệnh hay quên ở người trẻ tuổi thường chỉ có triệu chứng mệt mỏi, thiếu tập trung, quên đồ hay một số công việc cần làm… không có biểu hiện rõ rệt với tần suất lớn. Nhưng thật đáng tiếc là chính điều đó đã khiến hầu hết những người phải đối mặt với chứng hay quên ở giai đoạn đầu trở lên chủ quan và lầm tưởng cho rằng đó là chuyện thường, không đáng lo ngại, cũng không cần phải gặp bác sĩ cho mất thì giờ, mất sức. Theo bác sỹ Nguyễn Minh Tâm, khoa Thần kinh Bệnh viện Hòa Hảo (Tp.HCM), cho biết: Nhiều người cho rằng  trí nhớ có thể tự phục hồi mà không hiểu rằng cùng với tuổi tác và các tác nhân ngoại cảnh khác (rượu, thuốc lá, stress…) trí nhớ ngày càng rời xa họ với tốc độ nhanh hơn và di chứng mà chúng để lại cũng ngày một tồi tệ hơn. Bà Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý S.D.C (Q. Tân Bình) lại cho rằng khái niệm gặp bác sỹ hay chuyên gia tư vấn thường xuyên và kịp thời với người Việt nói chung còn rất xa lạ, nếu không muốn nói là xa xỉ. “Hầu hết họ đều sợ mang tiếng mắc bệnh tâm thần”. “90% những người phát hiện ra mình hay quên thường không đủ can đảm đến gặp bác sỹ tư vấn hoặc đi khám mong tìm ra gốc bệnh. Con số này dường như đang tỷ lệ thuận với số người buộc phải nhập viện để điều trị những bệnh như trầm cảm, hoang tưởng hàng ngày”, bác sỹ Thanh Thủy, trưởng Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng I, người đang nghiên cứu chuyên khoa về phục hồi trí nhớ và điều trị tâm lý cho hay. Đây cũng chính là những nguyên nhân khiến cho việc phát hiện bệnh hay quên ở người trẻ tuổi trở nên muộn mằn, thường vào giai đoạn giữa hoặc cuối. Mà chứng bệnh hay nếu điều trị kịp thời ở giai đoạn nhẹ thì còn khá đơn giản và không tốn kém nhưng khi đã chuyển sang bệnh lý tâm thần thì việ điều trị vừa cực kỳ phức tạp lại cho kết quả vô cùng khiêm tốn. Vì thế, đừng coi thường bệnh hay quên ở người trẻ tuổi nếu phát hiện ra trí nhớ của mình ngày càng có dấu hiệu suy tàn. Xem thêm: Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên? Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi có cần chữa không? Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi có cần chữa không? Đây là một câu hỏi có ý nghĩa rất lớn đối với những người mắc bệnh hay quên. Và câu trả lời của hầu hết các chuyên gia y tế là: Không chỉ phát hiện và điều trị bệnh hay quên kịp thời, chúng ta còn phải thực hiện các phương pháp chăm sóc, bảo vệ não khoa học để tránh trường hợp bệnh hay quên tái phát và biến chứng thành các căn bệnh khác nguy hiểm, khó chữa trị hơn. Bởi khi đã sa sút trí tuệ, bệnh nhân lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân hàng ngày. Người bệnh thường không thọ, tử vong sau khoảng 8-10 năm kể từ khi phát bệnh. Tóm lại, có thể thấy bệnh hay quên ở người trẻ tuổi sẽ trở lên vô cùng nguy hiểm nếu chúng ta vẫn giữ thái độ thờ ơ, coi thường, thiếu thiện chí trong việc chữa trị căn bệnh. Chỉ đến khi bệnh trở lên trầm trọng, chúng ta mới hốt hoảng đến gặp bác sĩ, và cảm thấy ân hận khi nhận cái lắc đầu của bác sĩ cùng tiếng thở dài lo lắng của những người thân trong gia đình. Để điều trị bệnh hay quên ở người trẻ tuổi hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo đường link sau: Đẩy lùi bệnh hay quên ở người trẻ tuổi Chia sẻ

Đừng coi thường bệnh hay quên ở người trẻ tuổi

Cuộc sống bận rộn nhiều áp lực đã khiến bệnh hay quên nhanh chóng trở thành một căn bệnh thời đại. Đặc biệt những năm gần đây bệnh hay quên ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến. Ước tính có khoảng 20-30% người mắc bệnh hay quên dưới 35 tuổi. Biến chứng nguy hiểm của bệnh hay quên ở người trẻ Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi chủ yếu là học sinh, sinh viên hoặc nhân viên văn phòng, nhân viên giao dịch thường chịu áp lực trong công việc, học tập gây chứng nhức đầu, mất ngủ, thiếu ngủ, stress thường xuyên…  Trong giai đoạn đầu của bệnh hay quên, bệnh nhân có biểu hiện quên ở múc độ nhẹ như quên đồ, quên lịch làm việc, thiếu tập trung, lơ đãng… Những hoạt động đó chưa bị ảnh hưởng nhiều nên họ không nghĩ là mình có bệnh. Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi rất nguy hiểm, nếu bệnh không được điều trị kịp thời hay gặp thêm những cảm xúc tăng đột biến, không kiểm soát như tức giận, bức xúc, lo lắng, hồi hộp… bệnh sẽ nặng dần lên và chuyển sang giai đoạn giữa: giảm khả năng thực hiện những công việc hàng ngày, không thể nhớ được những thông tin mới và mất khả năng định hướng về không gian, thời gian, suy giảm khả năng phán đoán. Khả năng vận động của người bệnh trở lên chậm chạp, đọc chữ khó khăn, không lưu loát, tăng nguy cơ té ngã và mất dần khả năng nhận thức. Đặc biệt những người này rất dễ cáu kỉnh và thiếu kiềm chế trong ứng xử, giao tiếp. Bệnh nhân mắc bệnh đãng trí, hay quên nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực có thể tiến triển thành bệnh alzheimer, sa sút trí tuệ chỉ trong vòng một vài năm sau đó. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ hoàn toàn bị mất trí nhớ, mất khả năng vận động, phản xạ và cơ thể phát sinh các biến chứng: mất nước, kém dinh dưỡng, viêm phổi, loét da… Kết cục là họ sẽ tử vong vì những bệnh nhiễm trùng. Hậu quả của việc coi thường bệnh hay quên ở người trẻ tuổi Tại sao người trẻ lại mắc bệnh hay quên? Lý giải cho hiện tượng người trẻ mặc dù đang trong độ tuổi sung mãn cũng mắc bệnh hay quên, đãng trí, Bs Mạnh Quân, BV Tâm thần Trung Ương cho biết: Phần lớn do nhịp sống quá căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống, cộng với thói quen thức khuya, hay sử dụng nhiều bia rượu, lạm dụng thuốc, chất kích thích… mà giới trẻ hiện nay phải hứng chịu một căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại rình rập các biến chứng đầy nguy hiểm. Việc suy giảm trí nhớ, nhất là ở người trẻ, người đang trong độ tuổi lao động rất nguy hiểm. Bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả công việc bởi bệnh nhân bị giảm năng lực làm việc, giảm khả năng tư duy, sáng tạo. Đặc biệt, việc lơ đãng, thiếu tập trung hay bỏ sót các thông tin, dữ liệu trong công việc dẫn tới nguy cơ gây tổn thất kinh tế cho không chỉ bản thân mà còn cho cả doanh nghiệp. Làm gì để cải thiện bệnh hay quên ở người trẻ tuổi Khi thấy có dấu hiệu đãng trí, hay quên, việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh hay quên bằng các phương pháp sau: Thu xếp công việc có tổ chức, khoa học, nên sắp xếp đồ đạc gọn gàng, có trật tự để dễ nhớ, dễ tìm. Hạn chế tối đa bia rượu, thuốc lá. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: bổ sung các dưỡng chất dinh dưỡng cho não bộ như cá, trứng, rau xanh, trái cây như quả bơ, ngũ cốc, yến mạch,…. Tập luyện thể dục thường xuyên: Rèn luyện thân thể làm cho năng lực làm việc của não tốt hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Cơ thể khỏe mạnh thì não bộ sẽ sáng suốt và tỉnh táo. Theo các nhà khoa học thần kinh thì cơ thể khỏe sẽ giúp cho não phát ra nhiều sóng năng lượng hơn. Đi ngủ sớm và dậy sớm mỗi ngày, tốt nhất nên ngủ trước 11h đêm, ngủ đủ 7-8 tiếng sẽ giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, phục hồi và khỏe mạnh vào sáng hôm sau. Theo các chuyên gia về thần kinh để tăng khả năng nhớ và giảm tình trạng suy giảm trí nhớ mỗi người cần giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh ôm đồm nhiều việc cùng lúc. Tóm lại, bệnh hay quên ở người trẻ tuổi tưởng như đơn giản nhưng lại đang trở nên rất đáng lo ngại. Nếu không có ý thức tự bảo vệ và chăm sóc tốt cho não bộ của mình, thì chắc chắn não bộ sẽ ngày càng suy yếu. Mà khi não bộ cũng như hệ thần kinh bị suy giảm thì hầu hết mọi chức năng trong cơ thể con người bao gồm cả chức năng tĩnh và chức năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề theo. Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hay cố gắng ăn uống khoa học, rèn luyện sức khỏe để bộ não ngày càng minh mẫn và sáng suốt hơn nhé! Xem thêm: 10 phương pháp chữa bệnh hay quên ở người trẻ tuổi Chia sẻ

10 phương pháp đẩy lùi bệnh hay quên ở người trẻ tuổi

Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi có thể điều trị khỏi nếu chúng ta phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dưới đây là 10 phương pháp đẩy lùi bệnh hay quên ở trẻ tuổi rất đơn giản mà vô cùng hiệu quả. Mời bạn đọc cùng tham khảo và chia sẻ: Mục lục1, Ghi chép2, Ngăn nắp, khoa học3, Ăn uống đầy đủ4, Tránh xa chất có hại cho cơ thể5, Ngủ đúng giờ và đủ giấc6, Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh xa stress7, Rèn luyện trí nhớ8, Tập thể dục thường xuyên 9, Thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe10, Uống sản phẩm bổ não 1, Ghi chép Ghi chép sẽ giúp bộ não giảm tải khả năng ghi nhớ. Nếu bận rộn nhiều việc và hay quên thì ghi chép được coi là biện pháp an toàn nhất và tạm thời đẩy lùi bệnh hay quên ở người trẻ tuổi trong thời gian ngắn nhất. Nó là công cụ ép buộc não bộ phải “nhập tâm”, giúp chúng ta kiểm soát và bao quát công việc tốt nhất. Ghi từng công việc cụ thể ra giấy, thực hiện như thế nào, thời gian ở đâu, việc nào quan trọng được ưu tiên trước… Như thế chúng ta có thể nhớ được gần như 100% những việc cần làm, dễ dàng giải quyết và không bỏ sót bất kỳ một thông tin cần thiết nào về chúng. 2, Ngăn nắp, khoa học Trong cuộc sống, chúng ta nên sắp xếp đồ vật ngăn nắp, có trật tự để dễ nhớ, dễ tìm không chỉ bớt được thời gian tìm kiếm khi cần mà còn tránh trường hợp bị thất lạc, rối tung và đầu óc bị phân tán tư tưởng. Ngoài ra, để giúp não không phải chịu nhiều áp lực từ hoạt động hàng ngày, chúng ta hãy luôn có kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần cụ thể để thực hiện và đánh giá nhằm tránh bỏ sót các công việc đã được giao phó. Nên tránh ôm đồm nhiều việc cùng lúc, hãy cố gắng làm xong một việc rồi mới đến việc khác. Khi làm việc nhớ tập trung, chú ý, không nên lơ đãng, phân tâm bởi những chuyện vặt khác. 3, Ăn uống đầy đủ Để đẩy lùi bệnh hay quên ở người trẻ tuổi thì việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Các chuyên gia y tế khuyên: Trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, giá đỗ, bắp cải, trứng…v ào khẩu phần ăn, đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E và khoáng chất giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ. Đồng thời chúng ta nên chú ý tăng cường ăn nhiều hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa và giúp não bộ minh mẫn, sáng suốt hơn. 4, Tránh xa chất có hại cho cơ thể Uống quá nhiều rượu bia và các chất kích thích có thể ngăn cản việc chuyển ký ức từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh về não như teo tiểu não, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ… Ngoài ra, tránh lạm dụng thuốc quá nhiều: thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc ngủ… sẽ ngày càng khiến trí nhớ chúng ta bị suy giảm và chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên. Đó là những lời cảnh báo cho tất cả mọi người, nó rất nguy hiểm nhưng chúng ta lại thường chủ quan không quan tâm đến. Vì vậy hãy hạn chế tránh xa các nguy cơ gây bệnh này để bảo vệ bộ não, duy trì sức khỏe tốt và tăng cường tuổi thọ cho bản thân. Xem thêm: Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên 5, Ngủ đúng giờ và đủ giấc Mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên khá liên quan với stress dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ thường do căng thẳng stress trong công việc, thói quen uống café, uống trà nhiều, xem phim bạo lực, kinh dị…Việc ngủ quá ít hoặc mất ngủ thường xuyên vào ban đêm không chỉ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung mà còn gây khó khăn cho việc tiếp thu và củng cố thông tin dữ liệu trong não. Các nhà khoa học từ lâu đã khuyến cáo việc thiếu ngủ về lâu dài sẽ gây ra sự lãng quên. Vì vậy, ngủ đủ giấc là điều kiện đầu tiên giúp chúng ta cải thiện trí nhớ và ngăn chặn suy giảm nhận thức. Để có giấc ngủ tốt chúng ta nên tập thói quen ngủ đúng giờ, không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào buổi chiều, tránh ngủ nhiều vào ban ngày, tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe loa đài quá to, đọc sách quá hay, xem những phim đòi hỏi phải chú ý theo dõi sát sao… Nên tập những bài thể dục nhẹ có tính chất thư giãn trước khi ngủ và nhớ để phòng ngủ thoáng khí, ít ánh sáng nhé. 6, Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh xa stress Thư giãn là cách lấy lại năng lượng và sự minh mẫn cho tất cả mọi người. Vì vậy chúng ta cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và thư giãn đúng cách. Đi dạo ở nơi có nhiều cây xanh sẽ tốt hơn nhiều việc nằm dài trên sofa xem tivi vì trong khi dạo chơi, não được cung cấp thêm ôxy giúp chúng khỏe và linh hoạt hơn. 7, Rèn luyện trí nhớ Có rất nhiều trò chơi và những bài tập tăng cường sức khỏe cho bộ não như: rubic, cờ tướng, xếp hình, chơi nhạc cụ… Đây là những trò chơi giúp não liên tục tư duy, sáng tạo, tìm tòi và học hỏi những cái mới. Ngoài ra chúng ta có thể đọc sách hoặc xem tivi, khám phá, trò chuyện với ai đó hay học một ngôn ngữ mới… Hãy tập cách không giới hạn suy nghĩ của mình và tăng trí tưởng tượng để có được những thông tin mới hữu ích mà đầy thú vị. 8, Tập thể dục thường xuyên Khi tập thể dục, não của con người sẽ sản sinh ra những chất tăng cường sức khỏe thần kinh, đẩy mạnh mức độ lưu thông máu, oxy sẽ đến não nhiều hơn sẽ giúp bộ não của chúng ta làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn dẫn đến mất trí nhớ. Những môn thể thao ngoài trời như bơi, đi bộ, đạp xe cũng tốt cho trí nhớ hơn những môn thể thao trong nhà. Thiền, yoga, khí công dưỡng sinh cũng là những hoạt động hữu hiệu ngăn chặn tình trạng lão hóa của não bộ và cải thiện trí nhớ tuyệt vời. Đây cũng là cách đẩy lùi bệnh hay quên ở người trẻ tuổi rất hiệu quả.  9, Thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe Việc khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ rất tốt cho sức khỏe con người, nhất là đối với những bệnh nguy hiểm nhưng diễn tiến âm thầm như bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Việc phát hiện bệnh hay quên ở người trẻ tuổi sớm sẽ giúp bệnh nhân có phương pháp bảo vệ sức khoẻ như thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, làm việc, cải tạo môi trường sống… cũng như cách theo dõi, phương pháp điều trị trong trường hợp mắc bệnh. 10, Uống sản phẩm bổ não Phòng ngừa và ngăn chặn các biểu hiện suy giảm trí nhớ ngay từ đầu là yếu tố tiên quyết để chữa bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn não, hạn chế lão hóa và bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh. Những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược sẽ phát huy tác dụng ổn định và an toàn trong thời gian dài. Lohha Trí Não là một trong những sản phẩm bổ não đó, có công dụng hỗ trợ điều trị các chứng quên, đãng trí thông thường, đã và đang được đông đảo người sử dụng hiện nay tin dùng. Tóm lại, với những trường hợp mắc bệnh hay quên ở người trẻ tuổi, ban đầu sẽ không có triệu chứng rõ ràng, nên nếu không được khám phát hiện và chăm sóc kịp thời đến khi bệnh vào giai đoạn muộn không thể điều trị được hoặc việc điều trị rất khó khăn, phức tạp thì sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây tổn thất về sức khoẻ, tinh thần, kinh tế cho bản thân người bệnh, cho gia đình và toàn xã hội. Mua Lohha Trí Não TẠI ĐÂY Chia sẻ

Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

Cuộc sống ngày nay với bộn bề lo âu, tính toán và áp lực khiến nhiều người trẻ mắc phải một căn bệnh tưởng chừng rất đơn giản nhưng rình rập đầy nguy hiểm. Đó là bệnh hay quên ở người trẻ tuổi.   Ảnh minh họa: Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến Mục lục1, Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi do đâu?2, Biểu hiện của bệnh hay quên ở người trẻ tuổi3, Làm thế nào để phát hiện bệnh hay quên ở người trẻ tuổi4, Điều trị bệnh hay quên ở người trẻ tuổi như thế nào?5, Phòng tránh bệnh hay quên ở người trẻ tuổi ra sao? 1, Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Trong đó, căng thẳng tâm lý do áp lực học hành, việc làm hay kiếm tiền là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm trí nhớ. Cùng với chế độ ăn công nghiệp nhiều đồ ngọt được chế biến từ đường hóa học, thực phẩm nướng, chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia, thiếu chất… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ. Ngoài ra thói quen vô tổ chức, không ngăn nắp, gọn gàng, sắp xếp công việc không khoa học dẫn đến tình trạng hay quên, căng thẳng và giảm trí nhớ. Sự xuất hiện của nhiều thíêt bị CNTT như smartphone, máy tính bảng, ipad thông minh… cũng dẫn đến sự phụ thuộc của người dùng vào các vật dụng này, mọi người thích tất cả các loại thông tin được lưu trữ trong điện tử thiết bị hơn là bộ não của mình và ít vận động não bộ dẫn đến tư duy chậm chạp hơn. 2, Biểu hiện của bệnh hay quên ở người trẻ tuổi Một số dấu hiệu của bệnh hay quên ở người trẻ tuổi phổ biến là: Mệt mỏi, stress, tức giận, lo lắng, hồi hộp… là những cảm xúc tăng đột biến, không kiểm soát dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi Nói trước quên sau hay muốn nói một vấn đề gì đó nhưng quên mất phải dùng câu từ gì. Thiếu tập trung trong công việc. Vận động chậm chạp, đọc chữ khó khăn, không lưu loát Khả năng tư duy và ghi nhớ kém dần đi Mất ngủ và ngủ không sâu giấc Đau nửa đầu và chóng mặt Đãng trí: đôi khi chưa làm mà tưởng mình đã làm rồi, thậm chí quên đường mà mình từng đến, quên những việc mới xảy ra gần đây. Xem thêm: Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên? 3, Làm thế nào để phát hiện bệnh hay quên ở người trẻ tuổi Ngoài dấu hiệu nhận biết bệnh hay quên ở người trẻ tuổi, để biết thêm cụ thể bản thân có mắc chứng hay quên, đãng trí đơn thuần hay liên quan đến một bệnh lý khác, các bạn trẻ nên đến các Bệnh Viện Thần Kinh để kiểm tra bằng những phương pháp và thủ thuật của bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng không tốt nếu kéo dài tình trạng bệnh lâu. Để chẩn đoán bệnh hay quên ở người trẻ tuổi, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bệnh nhân bằng những thông tin tổng quát như thông tin cá nhân và các sự kiện gần đây và trong quá khứ. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán hình ảnh bằng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) và electroencephalogram (EEG) để xem xét tổn thương hoặc bất thường trong não. Xét nghiệm máu có thể kiểm tra xem có nhiễm trùng, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc các vấn đề khác. Ngoài ra một nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ tuổi có thể là căn bệnh suy tuyến giáp. Vì thế bệnh nhân có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu, bao gồm: định lượng hormone tuyến yên (TSH), định lượng hormone tuyến giáp (FT3, FT4) nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có liên quan đến căn bệnh suy tuyến giáp này. 4, Điều trị bệnh hay quên ở người trẻ tuổi như thế nào? Không chỉ phát hiện sớm và chữa bệnh hay quên kịp thời, hiện nay các nhà nghiên cứu còn phát minh ra các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên kết hợp với các thành phần có lợi cho não bộ tiêu biểu là: Thạch tùng thân gập. Thạch tùng thân gập tên khoa học: Huperzia Hamiltonii phân bố chủ yếu ở núi cao Việt Nam và Trung Quốc, mọc trên thân cây có rêu trên núi đá. Đây là cây thuốc quý hiếm, chất Huperzine A trong cây có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh, chống lại sự tổn thương tế bào thần kinh do thiếu máu cục bộ, có đến 58 % bệnh nhân được điều trị bằng Huperzine A cải thiện rõ rệt về trí nhớ, nhận thức và hành vi. 5, Phòng tránh bệnh hay quên ở người trẻ tuổi ra sao? Vậy để ngăn chặn bệnh hay quên ở người trẻ tuổi như thế nào? PGS. BS Nguyễn Thi Hùng đã khuyến cáo bạn trẻ cần thay đổi lối sống, dẹp bỏ áp lực, quên đi phiền muộn, tạo điều kiện thư giãn, nghỉ ngơi và ngủ đúng giờ, đủ giấc, giảm cân nếu béo phì, hạn chế rượu bia cùng các loại thực phẩm nướng, chiên xào, có hại cho sức khỏe. Đồng thời, những người trẻ tuổi cần rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc sách, thường xuyên giao tiếp xã hội, sắp xếp cuộc sống logic, gọn gàng. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cũng rất tốt cho não bộ, bởi nó thúc đẩy khí huyết lưu thông, tăng cường chuyển hóa và gia tăng tuần hoàn não, cân bằng tâm trạng. Những môn thể thao ngoài trời như bơi, đi bộ, đạp xe sẽ rất tốt cho trí nhớ. Bên cạnh đó, nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, đạm và nguyên tố vi lượng để ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào não. Tóm lại, bệnh hay quên, đãng trí ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Ở giai đoạn sớm bệnh hay quên có thể điều trị khỏi giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Nhưng khi cố tình kéo dài tình trạng hay quên, đãng trí trong một thời gian dài sẽ khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng, khó chữa và nhiều biến chứng khó lường có thể xảy ra như: teo não, sa sút trí tuệ, thậm chí là mất trí nhớ. Chia sẻ

Tại sao người trẻ lại mắc bệnh hay quên?

Cuộc sống hiện đại nhưng ẩn chứa nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hay quên, đãng trí, suy giảm trí nhớ như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung dưới đây: Mục lục1, Stress, căng thẳng, mất ngủ kéo dài2, Bệnh lý tâm thần3, Lạm dụng thuốc và chất gây nghiện4, Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý5, Chế độ sinh hoạt không lành mạnh 1, Stress, căng thẳng, mất ngủ kéo dài Căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Áp lực học hành, thi cử, tìm việc hay kiếm tiền khiến đầu óc của họ luôn căng thẳng làm chức năng não bị rối loạn, hệ thống mạch máu bị suy yếu làm não kém tập trung và giảm khả năng ghi nhớ, đồng thời khiến họ dễ bị kích động, cáu gắt, mất tập trung. Thông thường sau tuổi 30, mỗi ngày có tới 3000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Trong khi đó, mỗi tế bào ở lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do làm hủy hoại các tế bào thần kinh khiến chức năng não  càng thêm rối loạn. Giấc ngủ rất quan trọng vì nó có tác dụng chăm sóc, tái tạo giúp não bộ được phục hồi và hoạt động trơn tru hơn. Khi bị thiếu ngủ, những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán dẫn đến việc lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn. Việc ngủ quá ít hoặc mất ngủ thường xuyên vào ban đêm không chỉ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung mà còn gây khó khăn cho việc tiếp thu và củng cố thông tin dữ liệu trong não. Các nhà khoa học từ lâu đã khuyến cáo việc thiếu ngủ về lâu dài sẽ gây ra sự lãng quên. Vì vậy, ngủ đủ giấc là điều kiện đầu tiên giúp chúng ta cải thiện trí nhớ và ngăn chặn suy giảm nhận thức. 2, Bệnh lý tâm thần Đó là các bệnh như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu… làm giảm tập trung chú ý. Bệnh tâm thần phân liệt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở người trẻ. Bệnh kéo dài khiến hoạt động ngày càng yếu đuối đi đến chỗ không thiết làm công việc gì, khả năng lao động và học tập, chú ý, trí nhớ đều giảm. Ngoài ra, chậm phát triển tâm thần cũng có biểu hiện sự sa sút tâm thần bẩm sinh hay mắc phải trong những năm đầu thời kỳ thơ ấu. Chậm phát triển tâm thần không phải là một bệnh mà là một trạng thái rối loạn của một bệnh nào đó để lại sự thiếu sót trong các hoạt động trí tuệ và khả năng thích ứng. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Xem thêm: Chứng hay quên có chữa được không? 3, Lạm dụng thuốc và chất gây nghiện Việc lạm dụng các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, nhóm thuốc corticoid, thuốc an thần, thuốc giảm đau… cũng như sử dụng các chất kích thích chính là nguyên nhân gây bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Ngoài ra, với những người trẻ nghiện rượu, chất độc sẽ thâm nhập vào cơ thể tác động lên hệ thần kinh trung ương dẫn đến suy giảm trí nhớ, làm ảnh hưởng đến hiệu suất công tác, sức khỏe tâm thần, thể chất và các mối quan hệ trong gia đình, xã hội. 4, Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý Một chế độ ăn với nhiều đồ ngọt được chế biến từ đường hóa học, thực phẩm nướng, chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia,… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ. Ngoài ra, vitamin B1, B12 có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh. Nếu trong khẩu phần ăn thiếu vitamin B1, B12, người trẻ sẽ gặp các vấn đề tâm lý nghiêm trọng như hay quên, đãng trí, hoang tưởng, trầm cảm, thậm chí là mất trí nhớ. Tổn thương thần kinh do thiếu hụt vitamin B12 trong nhiều trường hợp cũng không thể chữa lành. 5, Chế độ sinh hoạt không lành mạnh Trong xã hội hiện đại, khối lượng công việc ngày càng nhiều, ai cũng mong muốn hoàn thành sớm công việc nên thường có xu hướng làm nhiều việc trong cùng một lúc. Tuy nhiên, bộ não con người chỉ có thể điều khiển tốt một vấn đề tại một thời điểm. Cùng với đó là thói quen vô tổ chức, sắp xếp công việc không khoa học dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ. Ngoài ra, sự xuất hiện của nhiều thíêt bị CNTT như smartphone, máy tính bảng, ipad thông minh…. dẫn đến sự phụ thuộc của người dùng vào các vật dụng này, mọi người thích tất cả các loại thông tin được lưu trữ trong điện tử thiết bị hơn là bộ não của mình và ít vận động não bộ dẫn đến tư duy chậm chạp, kém sáng tạo hơn. Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Thông thường, bệnh hay quên ở người trẻ tuổi không nghiêm trọng như người già, nhưng hậu quả nó để lại cũng vô cùng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị bệnh hay quên kịp thời. Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy thực hiện 10 phương pháp đẩy lùi bệnh hay quên ở người trẻ tuổi nhằm giúp trí não mạnh khỏe và ngày càng sáng suốt hơn. Chia sẻ

Cách trị bệnh hay quên ở người già

Không hẳn cứ mắc bệnh hay quên ở người già cũng sẽ trở nên sa sút trí tuệ. Nhưng nếu không điều trị bệnh sớm thì có tới 50% người có biểu hiện đãng trí, hay quên sẽ tiến triển thành bệnh alzheimer, sa sút trí tuệ sau một vài năm và ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Chớ coi thường bệnh hay quên ở người già Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh đãng trí, hay quên ở người già trong giai đoạn sớm là giảm khả năng ghi nhớ những việc vừa xảy ra. Bệnh nhân có thể quên những vừa nói và lặp đi lặp lại câu nói này nhiều lần trong vài phút. Họ thường xuyên để quên đồ, quên việc cần làm và quên ngày tháng. Những biểu hiện khác của bệnh hay quên trong giai đoạn này là thay đổi cá tính, hay lo âu, cáu gắt, tính toán sai và phản ứng chậm chạp. Nặng hơn một chút, bệnh nhân giảm khả năng tự chăm sóc bản thân, giao tiếp khó khăn, không có từ để diễn đạt. Họ không thể nhớ sự việc mới xảy ra, mất định hướng không gian thời gian, thậm chí họ có thể quên nhà vệ sinh, phòng ngủ ở đâu và không phận biệt được buổi sáng, buổi chiều. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh đãng trí, hay quên sẽ biến chứng thành bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ sau một vài năm. Và trong giai đoạn đầy nguy hiểm này, bệnh nhân sẽ trở lên mất khả năng tự chăm sóc bản thân và sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, vệ sinh, đi lại… phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Cũng trong giai đoạn này bệnh nhân rất dễ xảy ra các tai biến như suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi, loét da, nhiễm trùng đường tiểu… Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở người bệnh. Xem thêm: Chứng hay quên có chữa được không? Uống gì để hỗ trợ điều trị bệnh hay quên ở người già Hiện nay các nhà nghiên cứu đã tìm ra các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên kết hợp với các thành phần có lợi cho não bộ tiêu biểu là: Thạch tùng thân gập. Thạch tùng thân gập tên khoa học: Huperzia hamiltonii phân bố chủ yếu ở núi cao Việt Nam và Trung Quốc, mọc trên thân cây có rêu trên núi đá. Đây là cây thuốc quý hiếm, chất Huperzine A trong cây có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh, chống lại sự tổn thương tế bào thần kinh do thiếu máu cục bộ, có đến 58 % bệnh nhân được điều trị bằng Huperzine A cải thiện rõ rệt về trí nhớ, nhận thức và hành vi. Làm gì để trị bệnh hay quên ở người già Để bộ não ngày càng khỏe mạnh hơn, ngoài việc uống bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh hay quên, người cao tuổi cần có chế độ ăn uống hợp lý và chế độ sinh hoạt khoa học như sau: Thường xuyên vận động cơ thể như tập thể dục, đi bộ, đạp xe… sẽ giúp tinh thần phấn chấn, sảng khoái và tăng cường sức khỏe. Để bộ não hoạt động hiệu quả, hãy tham gia làm các câu đố trò chơi ô chữ như Sudoku, hay đọc sách, viết văn, chơi cờ tướng, tham gia tích cực các hoạt động xã hội… Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần khoan khoái, lạc quan, vui vẻ. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng khoa học là điều kiện tiên quyết và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bộ não như cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, giá đỗ, bắp cải, trứng… sẽ giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ. Trong các bữa ăn hàng ngày chúng ta cũng nên chú ý tăng cường ăn nhiều hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa và giúp não bộ minh mẫn, sáng suốt hơn. Ở người cao tuổi có nhiều vấn đề về sức khỏe như tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, đái tháo đường… nên dễ bị tai biến mạch máu não. Cho nên ngay cả với rượu thuốc cũng tránh sử dụng đều đặn hàng ngày. Với người cao tuổi khỏe mạnh có thể dùng bia hay rượu nhẹ lên men như rượu vang đỏ trong những ngày vui với liều nhỏ và hạn chế. Tóm lại, khi có biểu hiện của việc trí nhớ giảm sút như hay quên, đãng trí… thì người già cần được đi khám ngay để có thể xử lý kịp thời cũng như phục hồi lại trí nhớ tốt hơn. Ngoài ra người già cũng có thể sử dụng sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ chứa Huperzine A để tăng cường Acetylchoine, ngăn ngừa Cholinesterase phân hủy Acetylcholine, giúp não bộ thông suốt, các tế bào nói chuyện với nhau, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ gia tăng và diễn biến nặng dẫn đến sa sút trí tuệ, sa sút hành vi. Để tìm mua sản phẩm chứa hoạt chất Huperzine A vui lòng XEM TẠI ĐÂY Xem bệnh nhân trị bệnh hay quên hiệu quả TẠI ĐÂY Chia sẻ

Loading...