Suy giảm trí nhớ

Phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Để phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi một cách hiệu quả, chúng ta có thể tham khảo và thực hiện theo các phương pháp dưới đây: Mục lục1, Tập luyện thể dục2, Đọc các sách đòi hỏi tư duy3, Đi ngủ sớm và đủ giấc4, Ăn uống đầy đủ dưỡng chất5, Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài 1, Tập luyện thể dục Tập luyện thể dục thể thao là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe. Việc tập thể dục không chỉ cải thiện lưu lượng máu và cung cấp oxy đến não, nó còn có các công dụng khác như: giúp ngủ ngon, chống các bệnh tim mạch, giữ gìn vóc dáng. Theo các nhà khoa học thì cơ thể khỏe sẽ giúp cho não phát ra nhiều sóng năng lượng hơn, tăng cường khả năng làm việc của não tốt, giúp chúng ta tiếp thu kiến thức nhanh và nhớ lâu hơn. Theo một nghiên cứu của nhóm các tác giả thuộc Đại học Hoàng gia London gần đây cũng cho thấy: khi so sánh mức độ tập luyện thể chất của hơn 9.000 người tham gia khi ở độ tuổi 11, 16, 33, 42, 46 và 50, kết quả nhận được: những người tập luyện thể chất từ khi còn trẻ (3-4 lần/tuần) có những cải thiện đáng kể về chức năng nhận thức khi ở độ tuổi 50 và có thể chống được các căn bệnh nguy hiểm như: bệnh teo não, bệnh alzheimer, sa sút trí tuệ khi về già… 2, Đọc các sách đòi hỏi tư duy Trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay có rất nhiều thiết bị trợ giúp chúng ta đọc sách như: máy vi tính, máy tính bảng, smartphone… Nhưng tất cả đều không thể hiệu quả bằng đọc sách giấy. Bởi khi đọc sách trên các thiết bị đó, chúng ta thường bị gây nhiễu bởi rất nhiều ứng dụng, trò chơi, phần mềm khác. Khi cầm một cuốn sách đọc, không có những thứ gây nhiễu, chúng ta hoàn toàn có thể tập trung vào việc đọc. Nếu duy trì thói quen này thường xuyên, khả năng tập trung sẽ được nâng cao và điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong học tập cũng như trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Ngoài tác dụng mở mang kiến thức, nâng cao vốn từ hay giảm căng thẳng stress, việc đọc sách thường xuyên còn có thể giúp chúng ta tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích, cải thiện trí nhớ và kích thích tinh thần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kích thích tinh thần có thể làm chậm lại tiến độ (hoặc thậm chí có thể ngăn chặn) biến chứng nguy hiểm từ suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi sang căn bệnh Alzheimer và mất trí nhớ sau này. 3, Đi ngủ sớm và đủ giấc Thời điểm đi ngủ sẽ tác động nhất định đến tinh thần và sức khỏe của chúng ta. Những người đi ngủ lúc 2 giờ sáng và thức dậy lúc 10 giờ sẽ không thể có sức khỏe tốt như người ngủ từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Và với những người trẻ, để phòng tránh suy giảm trí nhớ thì thời điểm đi ngủ tốt nhất là khoảng 21-22h. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, việc ngủ đúng giờ và trước nửa đêm sẽ giúp cơ thể sản xuất và kiểm soát được chất serotonin – chất được sản sinh trong não và có khả năng điều tiết cảm xúc của mỗi người. Thiếu ngủ đồng nghĩa với việc lượng serotonin bị giảm xuống, tức là khả năng điều tiết cảm xúc của bạn bị kém đi. Chúng ta dễ bị trầm cảm, bực bội, lo âu… Còn ngược lại, khi ngủ đủ giấc, lượng serotonin được sản sinh đầy đủ sẽ giúp chúng ta làm chủ được mình và thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng những người bị mất ngủ sẽ phản xạ kém với những tín hiệu về hình ảnh và trình độ biểu đạt cảm xúc so với những người ngủ đúng giờ, đủ giấc. 4, Ăn uống đầy đủ dưỡng chất Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ là do chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến não bộ không được cung cấp đầy đủ và trở lên hoạt động kém hiệu quả hơn. Cách khắc phục tình trạng này là xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Một số nhóm dưỡng chất tốt cho não bộ là: Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B thường có nhiều trong ngũ cốc thô, các loại rau. Vitamin C có nhiều trong rau và trái cây tươi như cam, bưởi, táo… Magiê có nhiều trong rau xanh tươi và các loại hạt. Mangan có nhiều trong các loại hạt, trái cây, trà xanh… Axit folic có nhiều trong các loại rau có màu xanh thẩm. Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt, cá. Axit amin có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, pho mai, đậu phộng, tảo biển, hạt hướng dương, hạt bí đỏ,… Iod và sắt là hai chất dinh dưỡng rất cần thiết cho bộ não. Thiếu iod cơ thể sẽ thụ động, trì trệ, nhận thức kém và trí tuệ hạn chế. Do đó trong bữa ăn hàng ngày chúng ta phải bổ sung đầy đủ muối iod với hàm lượng phù hợp nhé. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu trong cơ thể và thiếu máu não do sắt là vi chất cần thiết để tạo máu, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung, hay có cảm giác buồn ngủ, mất tỉnh táo khi bị thiếu sắt. Những thực phẩm giàu sắt là: thịt bò, gan, các loại đậu, rau có màu xanh đậm… Ngoài ra, Omega 3 và Omega 6 cũng lànhững chất dinh dưỡng tốt cho trí não mà chúng ta nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình, giúp cấu tạo nên tế bào thần kinh. Tuy nhiên, những chất dinh dưỡng này cơ thể không thể tự tổng hợp được, nên cần bổ sung cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống như cá, trứng, bắp cải, đậu phụ… 5, Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan là một trong những phương pháp phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi rất hiệu quả. Chất lượng của suy nghĩ tạo nên chất lượng của cảm xúc. Như vậy nếu như chúng ta không quản lý những suy nghĩ này, và việc suy nghĩ, căng thẳng, stress quá nhiều sẽ làm chúng ta cạn kiệt năng lượng. Và nếu chúng ta suy nghĩ tiêu cực thì nó sẽ còn tạo ra những cảm xúc xấu, hủy diệt cơ thể của chúng ta. Như vậy chúng ta phải học cách tạo nên những suy nghĩ tích cực về bản thân mình, về người khác, về cuộc sống để đem lại niềm vui, hạnh phúc, sức mạnh, sự tự tin cho chúng ta. Thật may mắn chúng ta là con người, chúng ta có suy nghĩ, chúng ta cũng có khả năng kiểm soát suy nghĩ, lựa chọn suy nghĩ để có kết quả tốt hơn. Vì vậy hãy luyện tập thường xuyên để giúp bộ não của chúng ta trở thành “bộ lọc” tốt, biết “chắt lọc tinh hoa” từ những người và sự vật xung quanh. Hiểu rõ chính mình và làm việc phù hợp sẽ giúp chúng ta cảm thấy luôn hạnh phúc. Tóm lại, trên đây là những phương pháp phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi. Việc áp dụng những phương pháp này trong cuộc sống không chỉ giúp những người trẻ có một bộ não sáng suốt, minh mẫn mà còn ngăn chặn được các biến chứng và bệnh lý nguy hiểm sau này. Chia sẻ

Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi – Nguyên nhân và cách điều trị

   Những năm trở lại đây, tỷ lệ suy giảm trí nhớ ở người trẻ đang có dấu hiệu tăng cao. Đây là tình trạng đáng báo động, cho thấy các vấn đề về thần kinh không hề “né tránh” bất kỳ độ tuổi nào cả. Việc hiểu rõ nguyên nhân hình thành chứng bệnh này và nắm bắt được cách điều trị là cách hữu ích nhất để phòng ngừa bệnh. (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Tổng quan về hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổiII – Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến người trẻ tuổi như thế nào?III – Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ là gì?IV – Cách khắc phục, điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ I – Tổng quan về hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi    Suy giảm trí nhớ ở người trẻ là hội chứng liên quan đến các chức năng truyền thông tin và lưu giữ trí nhớ ở não bộ có dấu hiệu bị suy giảm, ngừng trệ. Theo thời gian, trí nhớ của người bệnh sẽ bị sa sút theo thời gian. Chứng bệnh này có nhiều tên gọi khác nhau như chứng suy giảm trí nhớ, chứng suy giảm chức năng nhận thức,…     Thông thường, hội chứng này thường xuất hiện ở người cao tuổi nên hay được mệnh danh là bệnh tuổi già. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, độ tuổi mắc bệnh đang dần được trẻ hóa, đối tượng thanh niên và trung niên đang ngày một nhiều.     Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi thường không bộc lộ rõ rệt như đối tượng người cao tuổi. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những biểu hiện thường gặp dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo:  Mất tập trung: Khả năng tập trung bị suy giảm, thường xuyên lơ đãng trong công việc cũng như học tập.  Khó ghi nhớ một thông tin mới cũng có thể là dấu hiệu của chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.  Khả năng tư duy, phán đoán và nhìn nhận vấn đề bị hạn chế.  Rối loạn hành vi: Hay nhắc đi nhắc lại một câu nói, diễn đạt vòng vo, dễ nóng giận và bị kích động.  Khó khăn trong nhận thức thời gian, địa điểm không gian.  … II – Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến người trẻ tuổi như thế nào?    Người trẻ tuổi khi gặp các vấn đề về trí nhớ có thể khiến cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng rất nhiều. Và đương nhiên, chúng sẽ mang ảnh hưởng theo hướng tiêu cực:  Ảnh hưởng đến cuộc sống: Việc nhớ nhớ quên quên khiến cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày có nhiều thứ bị đảo lộn. Đôi khi, những việc như quên khóa cửa khi đi ra ngoài, đi chợ nhưng quên ví,… cũng đã là những bất tiện rất lớn. Thậm chí, khi chứng bệnh tiến triển nặng hơn còn có thể khiến tính cách thất thường, dễ cáu gắt. Điều này vô tình khiến cho các mối quan hệ xã hội của bạn xuất hiện những vết nứt.  Ảnh hưởng đến công việc: Chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ thường xuyên rơi vào trạng thái mất tập trung, dẫn đến việc nhận thức và tư duy giải quyết vấn đề không được triệt để. Do đó, tình trạng phản ứng chậm có thể khiến cho công việc không được trôi chảy, kết quả không cao.  Ảnh hưởng đến sức khỏe: Các chuyên gia cho biết, chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ để lâu dài có thể dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ, nặng nhất là bệnh Alzheimer. Không chỉ não bộ bị mất nhận thức mà còn khiến sức khỏe bị suy giảm, không thể hồi phục được. Người bệnh dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như bị teo não, chết não, tổn thương mạch máu não,… III – Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ là gì?    Có nhiều nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Tuy nhiên, phần lớn do tác động từ chế độ sinh hoạt và thói quen sống:  Tác động bởi các gốc tự do trong quá trình chuyển hóa: Các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa tác động lên mô chứa lipid nên khiến cho nguy cơ hư hỏng của tế bào thần kinh xảy ra mạnh hơn. Do trầm cảm và stress: Thần kinh căng thẳng quá độ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho người trẻ bị suy giảm trí nhớ. Trung tâm thần kinh sẽ bị tác động trực tiếp khi cơ não bộ stress, khiến cho tốc độ phản ứng với sự vật bị suy giảm. Từ đó, người trẻ rơi vào trạng thái khó tập trung suy nghĩ, giải quyết các vấn đề chậm chạp. Để tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho chức năng ghi nhớ bị sa sút dần.  Giấc ngủ bị rối loạn: Ngủ đủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng và giúp sóng não lưu trữ các thông tin tại vỏ não trước trán. Khi ngủ không đủ giấc sẽ khiến cho hoạt động lưu trữ bị gián đoạn và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến mọi người rơi vào trạng thái nhớ nhớ quên quên. Hiện nay, đa số người trẻ đều có xu hướng ngủ ít hoặc thức quá khuya khiến cho hoạt động của não bộ bị gián đoạn.  Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Sắt, vitamin nhóm B là những chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của não bộ. Khi thiếu hụt những chất này có thể khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt và tình trạng suy giảm trí nhớ xảy ra, đặc biệt là thiếu vitamin B1.     Việc xác định được nguyên nhân khiến cho tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi xuất hiện cũng là một trong những cách giúp cho quá trình khắc phục và điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Thông qua nguyên nhân, các bác sĩ chuyên môn có thể đưa ra giải pháp khắc phục đúng – trúng hơn. IV – Cách khắc phục, điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ    Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được nguy cơ khiến bệnh chuyển biến nặng. Dưới đây là một số cách khắc phục hội chứng suy giảm trí nhớ mà người trẻ có thể áp dụng:  Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và oxy lên não bộ, thúc đẩy hệ hô hấp và tuần hoàn như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng.  Giảm căng thẳng mệt mỏi bằng cách ngồi thiền, tập yoga,… cũng là giải pháp rất tốt với những người đang gặp vấn đề về não bộ, suy giảm trí nhớ.  Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là sắt và vitamin B1. Cụ thể như nấm, ngũ cốc, sữa, trứng gia cầm, cá biển,… Tham gia nhiều hoạt động giải trí, tránh trường hợp căng thẳng, stress.  Rèn luyện trí nhớ mỗi ngày bằng cách chơi các trò chơi mang tính trí tuệ và tư duy như giải chữ, chơi cờ,… Bên cạnh đó, việc tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần là việc làm cần thiết, giúp mọi người nhanh chóng phát hiện ra những vấn đề về sức khỏe nói chung và có được biện pháp điều trị mang lại kết quả tối ưu nhất.     Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi là hội chứng nguy hiểm và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm nên mọi người tuyệt đối không được chủ quan. Hy vọng với những thông tin trong bài viết nêu trên có thể giúp ích cho quý vị hiểu hơn về hội chứng này.  Chia sẻ

5 thực phẩm tốt cải thiện giảm trí nhớ mất tập trung?

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ, đồng thời ngăn ngừa tình trạng giảm trí nhớ mất tập trung. Dưới đây là 5 thực phẩm rất tốt được các bác sĩ khuyến khích bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày: Mục lục1, Cá2, Các loại quả mọng3, Các loại hạt và ngũ cốc4, Cafe và trà xanh5, Các loại rau lá xanh 1, Cá Cá là một thực phẩm chứa lượng Omega-3 dồi dào – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não bộ và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh giảm trí nhớ mất tập trung hiệu quả. Trong cá có chứa rất nhiều axít béo omega – 3, là thành phần đặc biệt cần thiết đối với quá trình phát triển não bộ ở con người, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền nhận tín hiệu giữa các tế bào. Ngoài ra, theo nghiên cứu của các nhà khoa học còn cho thấy trong khẩu phần ăn mỗi tuần có từ 2-3 lần ăn cá sẽ làm giảm cơ hội mắc bệnh teo não, alzheimer vô cùng nguy hiểm khi về già. 2, Các loại quả mọng Các loại quả như quả việt quất, quả óc chó, các loại quả mọng… có thể ngăn chặn tình trạng giảm trí nhớ mất tập trung. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại quả mọng có thể tăng cường sự tập trung và trí nhớ tốt hơn đến 5 tiếng đồng hồ. Do trong những siêu thực phẩm này này có chứa một chất chống oxy hóa – anthocyanin rất lành mạnh cho bộ não. Nghiên cứu gần đây của Đại học Tufts (Mỹ) cho thấy, anthocyanins có thể vượt qua hàng rào máu não, bảo vệ tế bào não khỏi quá trình ôxy hóa và thúc đẩy quá trình truyền đạt giữa các tế bào thần kinh. Một nghiên cứu khác cũng được công bố vào năm 2010 trên Tạp chí Nông nghiệp và Thực phẩm hóa học cho thấy sau 12 tuần uống nước ép quả việt quất mỗi ngày, một nhóm chín người cao tuổi đã bắt đầu có tiến bộ trong học tập và khả năng ghi nhớ tốt hơn một nhóm khác không uống nước ép việt quất. Những người uống nước ép việt quất cũng giảm dần các triệu chứng trầm cảm và tăng khả năng minh mẫn, sáng suốt lên nhiều lần. 3, Các loại hạt và ngũ cốc Một số loại hạt như hạt điều, hạt lanh, hạnh nhân, óc hó, hồ đào, hạt bí ngô, hạt hướng dương và các loại hạt khác đều tốt cho não bộ. Trong các loại hạt có đầy đủ các chất dinh dưỡng như omega-3, omega-6, folate, vitamin E, vitamin B6, thiamine và magiê… rất cần thiết cho bộ nhớ, nâng cao khả năng nhận thức, và nuôi dưỡng tế bào não. Tất cả các chất dinh dưỡng này cho phép việc suy nghĩ trở lên rõ ràng, tích cực hơn. Ngoài ra, các thực phẩm thuốc nhóm ngũ cốc như gạo nâu, bột yến mạch… cũng là những loại thực phẩm tăng cường trí nhớ rất tốt. Những loại thực phẩm này có tác dụng làm tăng lượng máu, cung cấp oxy cho não và giúp não được cung cấp đầy đủ glucose hơn. 4, Cafe và trà xanh Cà phê là thức uống khá phổ biến hiện nay, nhất là giới văn phòng, bởi chúng được biết đến với khả năng giúp não bộ tỉnh táo và tinh thần minh mẫn hơn. Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, uống cafe một cách điều độ, hợp lý hàng ngày sẽ giúp cải thiện được trí nhớ. Để tăng thêm hiệu quả làm việc và duy trì sự tập trung, giảm ức chế thì nên kết hợp thêm một vài miếng quế với cà phê. Trà xanh cũng là thực phẩm có rất nhiều lợi ích về sức khỏe, bao gồm cả việc tăng cường trí nhớ. Thành phần của trà xanh gồm polyphenols, flavonoids là những loại chất giúp hạn chế hiện tượng mất các tế bào thần kinh, Flavonoids sản xuất là một loại chất giúp loại bỏ các mảng bám trong não của các bệnh nhân Alzheimer. Trà cũng có những tác dụng tương tự trong bảo vệ trí não. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên uống trà làm các bài kiểm tra về trí nhớ và xử lý thông tin tốt hơn người không uống trà. Tuy nhiên, lưu ý là không nên uống cafe, trà xanh vào buổi chiều, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc lạm dụng uống café, trà xanh quá nhiều, bởi chúng sẽ gây phản tác dụng, làm mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên và gây ra tình trạng đãng trí, hay quên,  mệt mỏi, giảm trí nhớ mất tập trung dần dần. 5, Các loại rau lá xanh Thiếu máu não là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh giảm trí nhớ mất tập trung. Để khắc phục tình trạng này, thực phẩm xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu máu. Các loại rau có lá màu xanh đậm như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ và rau bina… thường cung cấp lượng vitamin A, C, K, vitamin B6, B12, sắt non-heme và folate cực kỳ dồi dào. Các hợp chất này cần thiết để não giảm mức độ homocysteine, nguyên nhân gây nên hiện tượng hay quên, đãng trí, suy giảm trí nhớ, thậm chí là bệnh sa sút trí tuệ khi về già. Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp bộ não hoạt động tốt hơn, khỏe mạnh và sáng suốt hơn. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý thì việc tập thể dục thường xuyên, tham gia các hoạt động cộng đồng, chơi các trò chơi ô chữ, cờ tướng hay sudoku cũng là cách tuyệt vời để tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ ngày càng phổ biến hiện nay. Chia sẻ

6 nguyên nhân chính dẫn đến giảm trí nhớ mất tập trung

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm trí nhớ mất tập trung. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh giảm trí nhớ mất tập trung chúng ta cần lưu ý: Mục lục1, Thiếu máu lên não2, Suy tuyến giáp3, Stress, căng thẳng kéo dài4, Lười vận động cơ thể5, Mất ngủ thường xuyên6, Các tế bào thần kinh bị thoái hóa và tổn thương 1, Thiếu máu lên não Thiếu máu lên não còn gọi là suy giảm tuần hoàn não hay thiểu năng tuần hoàn não. Thiếu máu lên não làm não bộ không được cung cấp đầy đủ máu và dưỡng chất để hoạt động gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ mất tập trung. Nếu để tình trạng nhức đầu, chóng mặt và mất ngủ diễn ra thường xuyên sẽ khiến người bệnh suy giảm dần trí nhớ, nói trước quên sau, từ việc này nhảy sang việc khác nên giải quyết công việc không triệt để, khả năng tập trung tư tưởng rất kém. Ngày nay, thiếu mãu lên não không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn thường gặp ở phổ biến ở giới trẻ, đặc biệt là những người lao động trí óc. Tình trạng thiếu máu cung cấp cho não nếu xảy ra lâu dài mà không chú trọng cải thiện sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, tai biến mạch máu não và bệnh teo não. 2, Suy tuyến giáp Suy tuyến giáp được biết như là tác nhân gây ra bệnh giảm trí nhớ mất tập trung ở con người. Nguyên nhân do khi suy chức năng tuyến giáp sẽ dẫn tới giảm sản sinh hormone tuyến giáp và làm cho hoạt động tế bào não bị thay đổi. Từ đó làm chậm quá trình trao đổi chất, gây mệt mỏi, phản ứng chậm, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và làm giảm trí nhớ mất tập trung. Nếu trong gia đình chúng ta có người từng mắc các bệnh về tuyến giáp thì khả năng chúng ta bị di truyền và nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Nếu không may gặp phải vấn đề suy giáp hay cường giáp thì cách duy nhất để tăng cường trí nhớ là đến khám tại các phòng khám chuyên khoa để được kê đơn chữa bệnh triệt để. Khi các tuyến giáp hoạt động ổn định trở lại thì trí nhớ của chúng ta cũng sẽ được dần được cải thiện hơn. 3, Stress, căng thẳng kéo dài Cuộc sống bận rộn, công việc bộn bề, nhiều trăn trở, môi trường ô nhiễm và thực phẩm thiếu an toàn … cũng là nguyên nhân khiến bệnh suy giảm trí nhớ ngày càng phổ biến. Trong đó, căng thẳng, stress dễ khiến người ta mất tập trung nhất. Giới chuyên môn cho biết, “stress” tác động trực tiếp lên các trung tâm thần kinh nhận thức – nơi chịu trách nhiệm cho ra những suy nghĩ sắc bén, nhanh nhạy. Stress làm ảnh hưởng đến khu vực nhận thức ở não, giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến chúng ta khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và việc giải quyết một vấn đề nào đó bị chậm đi một cách đáng kể. Các chuyên gia khuyên rằng, nếu gặp phải tình trạng trên thì nghỉ ngơi, thư giãn sẽ là liệu pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng giảm trí nhớ mất tập trung này. 4, Lười vận động cơ thể Lười vận động cũng có thể khiến chúng ta dễ bị giảm trí nhớ mất tập trung. Bởi việc ít hoạt động sẽ khiến quá trình lưu thông máu và cung cấp oxy cho não trở lên kém hiệu quả hơn. Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tập luyện thường xuyên có thể giúp đầu óc trở nên nhanh nhẹn, sắc bén, tăng khả năng học hỏi và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, vận động thường xuyên còn giúp tiêu hao bớt năng lượng dư thừa, chống thừa cân, béo phì, tiêu hóa tốt, nhờ thế cơ thể khỏe mạnh, trí não sáng suốt, minh mẫn hơn. 5, Mất ngủ thường xuyên Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Thời gian ngủ trung bình của một người khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy… Nếu ngủ không đủ giấc sẽ gây tình trạng buồn ngủ. Đồng thời cơ thể trở lên mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, dẫn đến bệnh đãng trí, hay quên. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống. Vì vậy để không bị mất ngủ, chúng ta cần loại bỏ những yếu tố bất lợi cho giấc ngủ như: gạt bỏ những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống; không uống cà phê, rượu bia vào buổi tối; duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động như bơi lội, đi bộ, chơi cầu lông… Khi giấc ngủ được đảm bảo, các chức năng của não bộ cũng được phục hồi; trạng thái stress, căng thẳng được giải tỏa và các nguy cơ tổn thương não, đột quỵ não cũng được giảm thiểu tối đa. 6, Các tế bào thần kinh bị thoái hóa và tổn thương Các tế bào thần kinh cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể đều bị lão hóa bởi thời gian, tuổi tác và các tác nhân gây oxy hóa. Khi mắc các căn bệnh đi kèm như bệnh tiểu đường, alzheimer, viêm não, teo não… có thể gây hư hại não. Hay một cú đánh trúng đầu khi chơi thể thao, một tai nạn giao thông không may mắn có thể gây rối loạn trí nhớ tạm thời hoặc làm tổn thương vĩnh viễn. Những bệnh lý và tổn thương này đều có thể khiến chức năng của não bộ hoạt động kém hiệu quả đi rất nhiều, thậm chí tử vong sớm. Tóm lại, trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh giảm trí nhớ mất tập trung ở con người. Ngoài những nguyên nhân kể trên thì các yếu tố như: uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, lạm dụng thuốc cũng như sử dụng chất kích thích… cũng đều có tác động không nhỏ đến khả năng tập trung. Hy vọng khi nắm được những thông tin này, bạn đọc sẽ có những phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh suy giảm trí nhớ mất tập trung kịp thời bởi mối nguy hại đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người từ căn bệnh này gây ra. Chia sẻ

Giảm trí nhớ mất tập trung là căn bệnh gì?

Giảm trí nhớ là hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự thoái hóa không ngừng của não bộ. Nhưng giảm trí nhớ mất tập trung là gì? Đâu là nguyên nhân gây ra giảm trí nhớ mất tập trung? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé: Mục lục1, Giảm trí nhớ mất tập trung là gì?2, Nguyên nhân gây ra giảm trí nhớ mất tập trung3, Giảm trí nhớ mất tập trung gây ra hậu quả gì?4, Làm gì để khắc phục giảm trí nhớ mất tập trung? 1, Giảm trí nhớ mất tập trung là gì? Mất tập trung là một trong những dấu hiệu của suy giảm trí nhớ. Biểu hiện của chứng mất tập trung phổ biến là: khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, trí nhớ suy giảm, rối loạn hoạt động hàng ngày và mất dần khả năng ghi nhớ trong công việc. 2, Nguyên nhân gây ra giảm trí nhớ mất tập trung Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm trí nhớ mất tập trung. Trong đó, các nguyên nhân dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh giảm trí nhớ mất tập trung: Gốc tự do là nguyên nhân hàng đầu làm cho não hoạt động kém và gây rối loạn cho các mạch máu não. Gốc tự do tấn công làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây rối loạn và thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh, làm suy yếu chức năng của não. Mặt khác, mạch máu bị gốc tự do tấn công, làm hẹp lòng mạch, cản máu vận chuyển oxy và dưỡng chất lên đến não. Khi não bị thiếu máu, các hoạt động của não cũng sẽ bị suy giảm, dẫn đến tình trạng đãng trí, hay quên, lú lẫn… Nhịp sống gấp gáp, môi trường ô nhiễm và cường độ làm việc nhiều áp lực là cho người trẻ hiện nay dễ rơi vào tình trạng stress, mất ngủ, trầm cảm… Đó là những yếu tố dẫn đến nguy cơ giảm trí nhớ mất tập trung ngày càng nhiều. Suy nhược thần kinh: Mất tập trung cũng là một trong những triệu chứng của suy nhược thần kinh. Nguyên nhân của suy nhược thần kinh có thể do mất ngủ, thiếu chất dinh dưỡng, áp lực… quá nhiều có thể khiến cơ thể không thể làm việc hoặc học hành hiệu quả được. Các yếu tố khác như tuổi tác, di truyền, rối loạn tuyến giáp, thay đổi hoocmon, lạm dụng rượu và thuốc hoặc mắc phải các bệnh lý khác của não như: các khối u, các khối dị dạng mạch não … cũng ít nhiều tác động đến chứng mất tập trung. Đọc tiếp: Giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi 3, Giảm trí nhớ mất tập trung gây ra hậu quả gì? Giảm trí nhớ mất tập trung thường gặp ở những người hoạt động trí óc nhiều. Nhiều nhân viên văn phòng thường xuyên than phiền với các bác sĩ về khả năng tập trung, đôi lúc cảm thấy đầu óc trống rỗng, lơ mơ và tư duy kém sáng tạo đi. Họ gặp khó khăn trong công việc mà trước đó vẫn làm bình thường, căng thẳng trong suy nghĩ, thời gian hoàn thành công việc chậm chạp hơn cũng như hiệu quả giảm sút rõ rệt. Bởi khi stress hoặc căng thẳng, tâm trí sẽ bị phân tán do những kích thích quá mức cần thiết dẫn đến khả năng ghi nhớ bị chèn ép, lâu dần sẽ hủy hoại cơ thể về nhiều mặt, đặc biệt là việc tác động đến não bộ khiến trí não ngày càng suy giảm và mất tập trung hơn. Stress, mệt mỏi thường xuyên xảy ra có tác hại cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của con người. Nếu không được giải quyết được vấn đề này thì chúng ta sẽ kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác, mất tập trung chú ý, mất tự tin, mất động cơ làm việc, học tập dẫn đến cảm giác thất vọng, trầm cảm, thậm chí tử vong sớm… Bên cạnh đó các chuyên gia còn cảnh báo, ngoài tác động xấu tới sức khỏe, công việc và cuộc sống, giảm trí nhớ mất tập trung còn khiến con người có nguy cơ cao mắc các bệnh sa sút trí tuệ như bệnh teo não, Alzheimer, Parkinson khi về già. Do vậy, cần theo dõi các biểu hiện ban đầu của bệnh giảm trí nhớ mất tập trung để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. 4, Làm gì để khắc phục giảm trí nhớ mất tập trung? Giảm trí nhớ mất tập trung như là một “sát thủ” âm thầm tấn công vì hầu hết người bệnh đều không thể hiện triệu chứng rõ ràng mà chỉ ảnh hưởng nhiều đến năng suất và hiệu quả làm việc, lâu dần dẫn đến các bệnh như Alzheimer, sa sút trí tuệ… Vì vậy chúng ta cần phải có biện pháp nhằm ngăn chặn và điều trị giảm trí nhớ mất tập trung kịp thời như sau: Chế độ ăn uống hợp lý giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, nhiều sắt, canxi, vitamin,… Đây là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhất là não bộ, không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn giúp tinh thần luôn sảng khoái, thoải mái và yêu đời. Không uống rượu, hútthuốc lá, hạn chế stress, căng thẳng, thức đêm và thường xuyên vận động như chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, làm vườn… Việc tập thể dục thường xuyên này không chỉ giúp lưu thông máu và oxy lên não còn ngăn chặn được các bệnh vô cùng nguy hiểm như đột quỵ não, tai biến mạch máu não sau này. Não bộ rất cần được hoạt động đều đặn, kể cả đối với người trẻ hay người cao tuổi. Thường xuyên luyện khả năng ghi nhớ của não bằng các trò chơi trí tuệ như cờ tướng, sudoku hoặc đăng ký học ngoại ngữ, tham gia các hoạt động cộng đồng, biến công việc thành sở thích và nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý cũng như cân bằng cuộc sống để bảo vệ tốt sức khỏe nhé. Hiện nay, để khắc phục và điều trị bệnh giảm trí nhớ mất tập trung hiệu quả và nhanh nhất, người bệnh thường áp dụng phương pháp sử dụng các sản phẩm được bào chế từ dược thảo với nguồn gốc thiên nhiên. Những sản phẩm này thường có tác dụng làm tăng cường tuần hoàn não, bảo vệ thần kinh và giúp phục hồi trí nhớ tốt. Tóm lại, giảm trí nhớ mất tập trung sẽ rất có hại cho não bộ và sức khỏe nếu chúng ta không quan tâm và cố tình kéo dài tình trạng bệnh. Do đó khi thấy các biểu hiện giảm trí nhớ mất tập trung chúng ta nên đến các chuyên khoa thần kinh để bác sĩ trực tiếp khám, chụp phim và làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn diễn tiến xấu của căn bệnh gây ra. Chia sẻ

Suy giảm trí nhớ - Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

   Suy giảm trí nhớ là tình trạng não bộ bị suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển thông tin về vỏ não bị ngưng trệ, dẫn đến các triệu chứng như hay quên, mất tập trung,… Nặng hơn có thể dẫn đến sa sút trí tuệ, Alzheimer. (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Bệnh suy giảm trí nhớ là gì?I.1 – Suy giảm trí nhớ ở người giàI.2 – Suy giảm trí nhớ ở người trẻI.3 – Suy giảm trí nhớ sau sinhI.4 – Suy giảm trí nhớ sau phẫu thuậtII – Dấu hiệu suy giảm trí nhớ phổ biến nhấtIII – Nguyên nhân suy giảm trí nhớ là do đâu?IV – Cách khắc phục suy giảm trí nhớV – Suy giảm trí nhớ uống thuốc gì? I – Bệnh suy giảm trí nhớ là gì?    Suy giảm trí nhớ là tình trạng các chức năng của não bộ bị suy giảm. Điều này kéo theo quá trình vận chuyển những thông tin và khả năng lưu trữ trí nhớ bị gián đoạn tại vỏ não.     Bên cạnh tên gọi suy giảm trí nhớ, căn bệnh này còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như suy giảm nhận thức, chứng suy giảm trí nhớ,… Bệnh này gặp ở hầu hết các đối tượng về giới tính  và độ tuổi. Ở mỗi người, sẽ có những biểu hiện điển hình riêng.  I.1 – Suy giảm trí nhớ ở người già    Người cao tuổi là đối tượng thường gặp chính của hội suy giảm trí nhớ. Độ tuổi phổ biến nằm trong khoảng từ 65 tuổi trở lên.     Sở dĩ đây là đối tượng chính, dễ mắc bệnh là bởi tuổi tác cao dẫn đến sự lão hóa và suy giảm các chức năng của cơ quan não bộ. Khi các tế bào thần kinh bị lão hóa, tình trạng rối loạn phản xạ ghi nhớ sẽ xuất hiện.     Ngoài ra, người cao tuổi cũng dễ gặp các bệnh lý về não hơn và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ký ức của đối tượng này dễ bị lãng quên bởi những ảnh hưởng nhất định.  I.2 – Suy giảm trí nhớ ở người trẻ    Người trẻ hiện đang có xu hướng bị trí nhớ giảm sút ngày càng nhiều. Đây là điều đáng báo động cho thế hệ trẻ hiện nay. Những nguyên nhân chủ yếu khiến người trẻ mắc phải căn bệnh này thường là:  Do tác động của các gốc tự do xuất hiện trong quá trình chuyển hóa.  Bị áp lực, căng thẳng, stress: thường là do công việc hoặc học tập quá tải dẫn đến áp lực.  Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, ngủ không đủ giấc Thiếu dinh dưỡng: Sắt và nhóm vitamin B đặc biệt quan trọng đối với não bộ, nếu để thiếu hai nhóm này có thể dẫn đến hiện tượng trí nhớ giảm sút.  I.3 – Suy giảm trí nhớ sau sinh    Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh rất dễ bị giảm trí nhớ. Nếu không can thiệp kịp thời, dưới áp lực chăm con ở giai đoạn đầu, đối tượng này rất dễ bị trầm cảm sau sinh. Nguyên nhân suy giảm trí nhớ sau khi sinh thường là:  Do mất cân bằng hormone Estrogen  Trầm cảm  Áp lực khi phải nhận nhiều trách nhiệm chăm con, chăm gia đình Thiếu hụt dinh dưỡng Thiếu ngủ I.4 – Suy giảm trí nhớ sau phẫu thuật    Đây là tình trạng khá nhiều người mắc phải, thường là do stress khi phải thực hiện phẫu thuật hoặc do bệnh về não trước đó khiến cho bệnh nhân phải phẫu thuật.  II – Dấu hiệu suy giảm trí nhớ phổ biến nhất    Nếu bạn đang gặp một trong những triệu chứng dưới đây, rất có thể cơ thể đang cảnh báo mắc chứng suy giảm trí nhớ:  Hay gặp tình trạng nói trước quên sau, quên vị trí để đồ đạc, quên các sự kiện gần chỉ vừa mới diễn ra.  Khó khăn trong việc ghi nhớ và tiếp nhận các thông tin, sự kiện mới.  Hay mất tập trung, lơ đãng trong công việc, học tập.  Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, stress Rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt và không kiểm soát được hành vi.  Khả năng phán đoán và ra quyết định.  III – Nguyên nhân suy giảm trí nhớ là do đâu?    Về nguyên nhân suy giảm trí nhớ, như bên trên cũng đã có đề cập đến ở từng đối tượng. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn có những nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh như sau:  Thoái hóa thần kinh: Sau tuổi 25, mỗi ngày có đến khoảng 3.000 tế bào thần kinh chết đi mà không có khả năng hồi sinh hoặc tự sinh sản thêm. Do đó, nguy cơ bị suy giảm trí nhớ tăng cao khi tuổi tác tăng.  Căng thẳng, áp lực: Đây là nguyên nhân khiến cho các gốc tự do sản sinh, tấn công vào các tế bào thần kinh và làm thoái hóa não bộ.  Mất ngủ: Thời gian ngủ là khi não hoạt động để đào thải độc tố, phục hồi chức năng của cơ thể và thực hiện nhiệm vụ lưu trữ thông tin của ngày hôm đó tại vỏ não.  Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn nhanh và thiếu chất có thể làm giảm khả năng ghi nhớ thông tin.     Việc xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ là rất cần thiết. Qua đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dễ dàng đưa ra được giải pháp khắc phục phù hợp nhất.  IV – Cách khắc phục suy giảm trí nhớ    Suy giảm trí nhớ hiện chưa có cách nào có thể trị được tận gốc căn nguyên. Tuy nhiên, thay vào đó mọi người vẫn hoàn toàn có thể khắc phục được các triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo và áp dụng:  Cải thiện lối sống, giải tỏa căng thẳng: Công việc, học tập và sinh hoạt thường ngày bạn nên sắp xếp sao cho phù hợp và thỏa đáng nhất để có thể loại bỏ được các áp lực, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Đồng thời, cần dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn như đi chơi, đi du lịch hoặc làm những công việc mà bản thân cảm thấy thích thú, thoải mái.  Rèn luyện tư duy: Duy trì các hoạt động cần đến sự tư duy của não và ghi nhớ như đọc sách, tham gia các trò chơi giải ô chữ, xếp hình,… có khả năng rất tốt trong việc tăng cường chức năng ghi nhớ và duy trì sự năng động của não.  Vận động điều độ: Tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, tập yoga,… giúp cho lượng oxy lên não cao hơn, đẩy mạnh máu lưu thông lên não. Đây là cách để tăng cường trí nhớ rất tốt.  Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn đủ chất và đa dạng chất là rất cần thiết cho não bộ. Bạn cần nạp đủ lượng protein, khoáng chất và các loại vitamin, sắt,…  V – Suy giảm trí nhớ uống thuốc gì?    Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân bị giảm trí nhớ:  Nhóm thuốc điều trị suy thoái thần kinh: Cho tác dụng làm gia tăng dẫn truyền thần kinh.  Nhóm thuốc giãn mạch ngoại biên và hoạt hóa não Nhóm thuốc bổ thần kinh giúp cân bằng lượng oxy huyết đến não, tăng cường khả năng tiêu thụ glucose ở não.  Vitamin D, A,, E giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.     Những loại thuốc trên không có khả năng cắt đứt tình trạng suy giảm trí nhớ mà chỉ có thể làm giảm phần nào các triệu chứng của bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo, tuyệt đối người bệnh không tự ý đi mua thuốc và sử dụng mà cần phải được chỉ định và kê đơn bởi bác sĩ có chuyên môn. Bởi nếu dùng không đúng thuốc, đúng cách, không những không giúp cải thiện bệnh mà còn có thể gây ra những hệ quả khôn lường đối với sức khỏe.     Nếu không, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường hoạt động trí não. Điển hình có thể kể đến Lohha Trí Não, đây là sản phẩm chăm sóc sức khỏe được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, vô cùng an toàn và lành tính, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng nên không cần thiết phải nhận chỉ định từ bác sĩ.     Bệnh suy giảm trí nhớ nhìn chung là căn bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu bạn đang có bất kỳ biểu hiện nào cho thấy mắc bệnh, cần tiến hành thăm khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn cách khắc phục, phòng ngừa hiệu quả.  Chia sẻ

Loading...